Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Quy nguyên trực chỉ »» 29. Những lời cốt yếu trong sách Tông kính »»

Quy nguyên trực chỉ
»» 29. Những lời cốt yếu trong sách Tông kính

(Lượt xem: 4.445)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quy nguyên trực chỉ - 29. Những lời cốt yếu trong sách Tông kính

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Sách Tông kính của ngài Vĩnh Minh dạy rằng: Tâm có thể làm Phật, có thể làm chúng sanh; tâm tạo ra thiên đường, tạo ra địa ngục. Tâm phân biệt thì muôn điều sai lệch đua nhau sanh khởi, tâm phẳng lặng thì toàn cõi pháp giới lặng yên. Tâm phàm thì ba độc buộc trói, tâm thánh ắt có đủ thần thông tự tại. Tâm rỗng không thì một bề thanh tịnh, tâm chấp có ắt muôn cảnh rối tung. Quả thật là: Tâm sanh thì muôn pháp sanh, tâm diệt thì muôn pháp diệt.

Như âm thanh vang dội trong hang, âm càng lớn thì tiếng dội càng to; như soi hình trong gương sáng, hình cong thì ảnh chiếu trong gương cũng lệch. Cũng giống như nghe nhắc đến me chua thì trong miệng tự nhiên chảy nước miếng; nghe tả cảnh vách núi cao sừng sững thì dưới lòng bàn chân tự nhiên có cảm giác rờn rợn. Lại như sợi dây trong đêm tối nằm yên không động đậy mà lòng sanh nghi liền thấy hệt như con rắn; trong căn nhà tối vốn trống không mà lòng sợ sệt liền nghĩ là có ma. 

Thế nên phải biết rằng: “Muôn pháp tại tâm, hết thảy đều do nơi chính mình.” Trong lòng hư dối thì cảnh ngoài không thật; cảnh ngoài tinh tế là nhờ trong tâm không thô thiển. Gieo nhân lành ắt sẽ gặp duyên lành, làm việc dữ khó thoát khỏi cảnh dữ. Chỉ do nơi một niệm ban đầu mà đẩy ta vào cảnh thăng trầm như hôm nay.

Này các vị! Nếu muốn cảnh ngoài được an hòa, chỉ cần giữ cho trong lòng yên tĩnh. Tâm rỗng không thì cảnh vắng lặng, niệm vừa khởi thì pháp liền sanh. Nước đục thì sóng đậm màu, hồ trong veo thì màu nước sáng. Chỗ cốt yếu của việc tu hành chỉ do nơi ý nghĩa này. Muốn dứt hẳn dòng nước chảy, phải lấp ở đầu nguồn; muốn trừ tuyệt mầm chồi, phải đốn tận gốc rễ. Đó là phương cách giản lược cốt yếu nhất, không cần phải mất nhiều công sức.

Vì vậy, trong Thông tâm luận có nói: “Buộc trói là do tâm nên tháo gỡ phải từ nơi tâm. Việc tháo mối trói buộc là ở nơi tâm, chẳng liên quan đến nơi nào khác. Điểm cốt yếu của pháp giải thoát chỉ riêng có một việc quán tâm. Quán tâm được tỏ ngộ thì hết thảy mọi việc đều sáng rõ.”

Nếu không lìa cảnh giới chân thật duy nhất, tâm chân thành thì biến hóa ra trăm cảnh tượng. Vì vậy mà bắn tên xuyên cọp đá, đâu phải do sức thường làm được? Một hũ rượu đãi ba quân say khướt, đâu phải do men rượu gây ra? Măng tre mọc nơi hang lạnh, đâu phải nhờ khí trời ấm áp?... Những việc ấy đều là do tâm chân thành cảm ứng mà có. Nên biết rằng, hết thảy mọi hành vi lớn nhỏ đều là do năng lực của tự tâm. Nếu người tu hành tin nhận mình có đầy đủ năng lực ấy thì cửa chướng ngại tự mở thông, biển nghiệp báo phải khô kiệt.

Lại nói rằng: Do nơi tâm mà lập các pháp, tùy theo pháp mà đặt thành tên. Cũng là tâm ấy mà ở nơi bậc thánh thì gọi là chân, ở nơi phàm phu thì gọi là tục. Khác nào như dùng vàng làm ra đủ món, rồi tùy món mà đặt tên: món đeo ở ngón tay thì gọi là nhẫn, món đeo ở cổ tay thì gọi là xuyến... Như thế, vẫn là một tâm chẳng động, chỉ do vướng chấp vào tên gọi khác nhau mà muôn pháp thành sai biệt; vẫn là một thứ vàng ròng không thay đổi, chỉ do nhận lấy tên gọi riêng mà thành nhiều món khác nhau!

Nếu biết rằng hết thảy muôn pháp đều do tâm tạo, cũng như hết thảy những món trang sức kia đều do vàng làm ra, thì tên gọi với thể tướng thật chẳng can hệ gì với nhau, những chuyện phải quấy làm sao có thể khiến ta lầm lạc? Cũng như món đồ chứa tròn hay vuông thì tên gọi chẳng giống nhau, loại vàng thô hay vàng luyện thì danh xưng cũng khác biệt. Nhưng nếu cứu xét đến tận cùng thể tánh thì muôn pháp đều không. Nắm được ý chỉ mà buông bỏ các duyên thì gặp việc không vướng mắc!

Tên gọi là do nơi thể tánh mà đặt; thể tánh lại tùy theo tên gọi mà sanh. Nếu thể tánh rỗng không thì tên gọi không do đâu mà có; tên gọi đã không có thì thể tánh chẳng tùy nơi đâu mà sanh. Chỉ có một tâm chân thật duy nhất, ngoài ra không có gì nữa.

Nhân có phàm mới đặt tên gọi thánh, thật ra thánh không có tên gọi; theo nơi tục mà hiển lộ chân, thật ra chân cũng vốn là không có. Hết thảy đều do nơi tên gọi của thế tục, đối đãi mà sanh ra. Tên gọi cũng là không thì nghĩa không cũng chẳng có chỗ nương vào. Nếu thật là bậc đại sĩ căn cơ vượt trội, lẽ nào dựa vào danh tự và thể tướng để phát triển tuyên dương? Khi tiếp xúc với trần cảnh, lúc nào cũng nắm được tông chỉ; gặp duyên đến thì trong tâm vẫn luôn phù hợp với đạo. Đó gọi là Đệ nhất nghĩa, là Tối thượng thừa. Người đạt được tông chỉ ấy trong đời rất hiếm!

Người xưa dạy rằng: Tông chỉ trọn vẹn rất ít gặp, như hạt cải nơi đầu kim; chánh pháp khó tìm, như rùa mù gặp bộng cây nổi. Nếu chẳng nhờ hạt giống huân tập từ nhiều đời trước, căn lành tích lũy đã lâu, làm sao có thể gặp được văn này, lại tự mình nhận được sự truyền thọ?

Chính vì thế mà người xưa trân trọng Chánh pháp, xem nhẹ tài vật, mang vàng cho không giữa chợ; vì pháp quên thân, đứng giữa sân tuyết phủ. Vàng bạc chỉ là vật chất hư dối bên ngoài, sao bằng giáo pháp tột cùng? Thân mạng là nghiệp báo một đời, sao sánh được với chân lý rốt ráo?

Nên biết rằng, đối với những lời dạy dỗ uốn nắn chân thật không lúc nào được xao lãng, phải ghi tạc vào xương cốt, khắc sâu trong tâm thức. Chính vì vậy mà xưa kia Trang vương nước Sở xem nhẹ nước lớn ngàn cỗ xe, chỉ trọng một lời của Thân Thúc; Phạm Hiến khinh thường muôn mẫu ruộng tốt mà quí nửa câu của người lái thuyền. Đó chỉ là việc thế gian, người ta còn xem nhẹ vật chất, trân trọng lời hay, huống chi đối với sách Tông kính này, lời lời hợp lẽ vô sanh, nghĩa lý giúp chứng thành đạo quả, há nên xem nhẹ hay sao?


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tư tưởng Tịnh Độ Tông


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Đức Phật và chúng đệ tử


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.






DONATION

Quý vị đang truy cập từ IP 44.200.171.156 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong Rộng Mở Tâm Hồn Van Tran Thu Huyen Rộng Mở Tâm Hồn nguyen ba tho Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Tâm Lương Rộng Mở Tâm Hồn lamtrinh Rộng Mở Tâm Hồn đức Lâm Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Nhĩ Như Thị Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn thái quân Rộng Mở Tâm Hồn Tịch Nguyệt Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thanh01 Rộng Mở Tâm Hồn Thu Loan Rộng Mở Tâm Hồn Davidlam Rộng Mở Tâm Hồn Leanbinh Rộng Mở Tâm Hồn Ngọc Châu Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn 釋祥厳 Rộng Mở Tâm Hồn Tăng Văn Y Rộng Mở Tâm Hồn ĐẶNG THỊ THU AN Rộng Mở Tâm Hồn Văn Dũng Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn Lâm Thành Được Rộng Mở Tâm Hồn Quảng Thúy Rộng Mở Tâm Hồn phuctan Rộng Mở Tâm Hồn Thích Thện Tâm ... ...

Hoa Kỳ (1.152 lượt xem) - Việt Nam (235 lượt xem) - Senegal (69 lượt xem) - Central African Republic (46 lượt xem) - Australia (10 lượt xem) - Greece (7 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...