Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Quy nguyên trực chỉ »» 25. Lý và sự tức thời trọn vẹn »»

Quy nguyên trực chỉ
»» 25. Lý và sự tức thời trọn vẹn

(Lượt xem: 4.581)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quy nguyên trực chỉ - 25. Lý và sự tức thời trọn vẹn

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Phật Thiên chân chẳng từ bên ngoài đến, hết thảy chúng sanh đều sẵn có đầy đủ, chỉ vì vọng niệm hư dối trôi lăn, hai điều chướng ngại che lấp nên không thể rõ biết.

Cho nên, Bồ Tát tu Sáu ba-la-mật và muôn công hạnh, chứng được sự giác ngộ sáng suốt tròn đầy, với trí huệ không phân biệt, soi tỏ lý chân như; ở trong đạo kim cang dứt sạch hai điều chướng ngại phiền não và sở tri; ở trong đạo giải thoát hiển bày pháp thân trong sạch, như dùng thuốc mà lau kính.

Thiền sư Vĩnh Minh Thọ nói rằng: “Tâm là nguồn cội của pháp giới; đối với các pháp, tâm là quan trọng nhất. Nếu rõ biết được tâm ắt có thể rõ biết tất cả các pháp.”

Kinh Đại quán đỉnh nói: “Tỳ-kheo Thiền Tư không tưởng niệm điều chi khác, chỉ giữ lấy một pháp, rồi sau thấy được tâm.”

Pháp sư Anh ở Đồng Giang nói: “Này tâm, này tâm! Vốn là tự nhiên, sừng sững đứng riêng, vắng lặng thanh tịnh vững chắc, mầu nhiệm nhất trong các sự mầu nhiệm, huyền diệu hơn cả trong các sự huyền diệu; không đến không đi, không đổi không dời, do thể minh giác mà sanh ra các duyên, như gương soi hàm chứa muôn hình tượng, như biển lớn dung nạp trăm dòng sông. Thâu tóm lại, thần khí ẩn trong gang tấc; trải rộng ra, soi chiếu khắp thế giới Đại thiên; tự do biến hóa, tác dụng vô cùng; là chúng sanh, mà cũng là Phật; là chân thật, mà cũng là quyền biến; khi mê trôi lăn mãi trong chốn mông mênh; lúc ngộ thường rõ biết trong từng giây phút.”

Đạo Phật dạy: “Chỉ một pháp là chính yếu, các pháp không nương vào; duyên bên ngoài tự dứt, tánh mầu nhiệm hiển bày; tâm ý quay về một mối thì trí tuệ nào lại không sáng rõ? Theo dòng tìm được nguồn cội thì chỗ nghi nào lại không thấu suốt? Về ý nghĩa cốt yếu, không còn gì hơn điểm này.”

Kinh Thư nói: “Chỉ một chỗ tinh chuyên, không có hai. Tinh chuyên là quan trọng nhất. Trước phải sửa trị thân tâm, sau mới sửa trị được việc nhà, việc nước.”

Kinh Phật dạy rằng: “Thường giữ tâm chân chánh, chẳng học điều gì khác.”

Mạnh tử nói: “Cái đạo của sự học hỏi không phải gì khác, chỉ tìm lại được cái tâm lạc lối của mình là xong.”

Người xưa nói: “Biết được tâm mình đang lạc lối, đó chính là chỗ công phu. Không sợ niệm tưởng sanh khởi, chỉ sợ chậm rõ biết. Rõ biết sớm thì dừng lại sớm, hai việc ấy tương quan khéo léo với nhau; biết sai liền sửa lỗi, có thể học theo Cừ, Nhan.”

Kinh Lăng-già dạy rằng: “Phật dạy tâm là chính yếu. Hàng phục được tâm là thành đạo, muôn hạnh đều thành tựu. Lý duy tâm ấy không thể quên được. Mới biết rằng, từ nơi đất mà muôn vật đều sanh sôi; từ nơi lý mà muôn hạnh đều thành tựu.”

Bùi Tướng quốc nói: “Cái tâm bao gồm hết thảy muôn vật, phân chia ra thành giới, định, huệ; mở thông thành sáu ba-la-mật; chia nhỏ ra thành muôn công hạnh. Muôn hạnh chưa từng lìa khỏi tâm chuyên nhất; tâm chuyên nhất chưa từng trái với muôn hạnh. Cho nên nói rằng muôn hạnh hiển bày tông chỉ chân thật.”

Sách Tông kính lục nói rằng: “Lý thuyết và thực hành hỗ trợ cho nhau, không thể thiếu đi một. Pháp hữu vi tuy là hư dối, nhưng nếu bỏ đi thì đạo Phật khó thành; pháp vô vi tuy là chân thật, nhưng nếu vướng chấp vào đó thì tánh trí huệ không thể sáng.

“Cho nên đức Văn-thù y theo lý mà thực hành các hạnh, nhờ đó đạo sai biệt không thiếu; đức Phổ Hiền y theo hạnh mà hiểu được lý, nhờ đó pháp môn căn bản chẳng mất.

“Nếu trái với sự mà suy ra lý, ắt rơi vào chỗ thiếu trí của hàng Thanh văn. Nếu lìa khỏi lý mà thực hành sự việc, tức đồng với sự vướng chấp của phàm phu. Việc làm có đủ cả lý và sự, chính là hàng Bồ Tát Đại thừa.”

Lại nói rằng: “Nếu muốn thành bậc Đại giác, ắt phải làm theo Trung đạo. Trung đạo nghĩa là không thiên lệch, không dựa vào. Không thiên lệch về chỗ không, không dựa vào chỗ có; đối với chỗ có không vướng mắc; đối với chỗ không cũng không cho là không. Như thế gọi là Trung đạo.”

Trong bài Tâm phú có câu:

Có ai muốn viếng ao trong mát,
Mắt nhìn, chân bước mới đến nơi.

“Ao trong mát, đó là chỉ biển tánh Nhất thừa tức thời trọn đủ. Mắt nhìn mà chân không bước thì không đến được ao trong mát ấy. Mắt là gì? Là sự thấu hiểu được lý. Lý ấy là gì? Là tâm chuyên nhất. Chân là gì? Là thực hành sự việc. Sự việc đó là gì? Là muôn công hạnh.”

Quả thật là: “Đạt thấu lý chân thật thì dù một mảy bụi trần cũng không nhận lấy, nhưng trong các pháp môn Phật sự thì dù một pháp cũng không buông bỏ.”

Vì sao vậy? Phải biết rằng tâm chuyên nhất là gốc của muôn pháp; trong tâm chuyên nhất có đủ cả muôn pháp. Pháp là pháp của cái tâm trọn vẹn; tâm là tâm của tất cả các pháp. Tâm là pháp; pháp là tâm. Đó chính là thể với dụng chẳng phải hai; lý với sự đều sáng rõ. Tu tập trọn vẹn ba phép quán liền thẳng vào cảnh giới Như Lai.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Vầng sáng từ phương Đông


Vì sao tôi khổ


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.






DONATION

Quý vị đang truy cập từ IP 44.201.94.236 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong Rộng Mở Tâm Hồn Van Tran Thu Huyen Rộng Mở Tâm Hồn nguyen ba tho Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Tâm Lương Rộng Mở Tâm Hồn lamtrinh Rộng Mở Tâm Hồn đức Lâm Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Nhĩ Như Thị Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn thái quân Rộng Mở Tâm Hồn Tịch Nguyệt Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thanh01 Rộng Mở Tâm Hồn Thu Loan Rộng Mở Tâm Hồn Davidlam Rộng Mở Tâm Hồn Leanbinh Rộng Mở Tâm Hồn Ngọc Châu Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn 釋祥厳 Rộng Mở Tâm Hồn Tăng Văn Y Rộng Mở Tâm Hồn ĐẶNG THỊ THU AN Rộng Mở Tâm Hồn Văn Dũng Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn Lâm Thành Được Rộng Mở Tâm Hồn Quảng Thúy Rộng Mở Tâm Hồn phuctan Rộng Mở Tâm Hồn Thích Thện Tâm ... ...

Hoa Kỳ (1.195 lượt xem) - Việt Nam (237 lượt xem) - Senegal (69 lượt xem) - Central African Republic (46 lượt xem) - Australia (10 lượt xem) - Greece (7 lượt xem) - ... ...