Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Quy nguyên trực chỉ »» 43. Lâm chung chánh niệm được vãng sanh »»

Quy nguyên trực chỉ
»» 43. Lâm chung chánh niệm được vãng sanh

Donate

(Lượt xem: 6.194)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quy nguyên trực chỉ - 43. Lâm chung chánh niệm được vãng sanh

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Ông Tri Qui tử thưa hỏi hoà thượng Thiện Đạo rằng: “Việc lớn ở thế gian không gì hơn chuyện sống chết. Một hơi thở ra không trở vào đã chuyển sang đời khác; một niệm tưởng sai lầm liền đọa ngay trong chốn luân hồi. Con từng được Thầy chỉ dạy pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh, việc ấy đã sáng rõ. Chỉ sợ đến khi lâm bệnh, cái chết gần kề, tâm thức tán loạn, lại bị người khác làm cho rối loạn chánh niệm, mất đi cái nhân lành thanh tịnh. Vậy cúi xin Thầy chỉ dạy cho một lần nữa pháp môn nhanh chóng thẳng tắt này, để con thoát khỏi nỗi khổ trầm luân.”

Hòa thượng Thiện Đạo nói: “Thật khéo hỏi thay! Nói chung tất cả mọi người, khi lâm chung muốn vãng sanh về Tịnh độ thì không nên sợ chết. Nên quán tưởng rằng thân xác này là nơi tụ họp, vấn vít lẫn nhau của nhiều nỗi khổ, của những thứ bất tịnh cùng đủ mọi nghiệp ác. Nếu được buông bỏ xác thân nhơ nhớp này mà siêu sanh Tịnh độ, hưởng vô số những điều khoái lạc, giải thoát khỏi chốn sanh tử khổ não, đó mới điều thỏa lòng hợp ý, cũng như cởi bỏ cái áo xấu mà mặc vào y phục quý giá. Chỉ nên buông xả thân tâm, đừng sinh lòng luyến ái, vướng mắc.

“Mỗi khi có bệnh, nên quán niệm lẽ vô thường, sẵn sàng chờ đợi cái chết. Phải căn dặn kỹ những người nhà, người nuôi bệnh cũng như những kẻ tới lui thăm viếng, rằng mỗi khi gặp mặt chỉ nên vì mình niệm Phật, đừng nhắc đến những chuyện thế sự hỗn tạp, những việc tốt xấu trong nhà... cũng không nên dùng những lời mềm yếu mà an ủi, hay cầu chúc được yên vui. Đó đều là những lời sáo rỗng, chẳng có ích gì.

“Nếu gặp cơn bệnh nặng sắp qua đời, những người thân thuộc không được rơi lệ khóc than, cũng không được nói những lời ai oán, khóc kể buồn thảm, làm cho người sắp chết phải rối loạn tâm thần, để mất chánh niệm. Chỉ nên cùng nhau cất tiếng niệm Phật để giúp thêm cho việc vãng sanh. Đợi khi đã tắt hơi hồi lâu mới được than khóc.

“Nếu chỉ còn một mảy may tâm luyến ái thế gian cũng là chướng ngại, không được giải thoát. Nếu được những người hiểu rõ pháp môn Tịnh độ thường đến khích lệ thì đó là điều may mắn rất lớn.

“Nếu y theo như trên mà làm, chắc chắn sẽ vãng sanh, không còn nghi ngờ gì nữa.”

Lại hỏi rằng: “Có nên mời thầy đến dùng thuốc điều trị chăng?”

Hòa thượng Thiện Đạo đáp: “Việc mời thầy đến dùng thuốc điều trị với việc cầu sanh Tịnh độ hoàn toàn không có gì trở ngại cho nhau. Nhưng dùng thuốc chỉ có thể trị được bệnh, không cứu được mạng. Nếu mạng đã dứt, thuốc có làm gì được? Còn như việc giết hại vật mạng để làm thuốc thì dứt khoát không nên làm.”

Lại hỏi: “Còn như việc cầu khấn, cúng vái thần linh thì thế nào?”

Hòa thượng Thiện Đạo nói: “Mạng người dài ngắn đã định sẵn từ lúc sanh ra, làm sao nhờ quỉ thần kéo dài thêm được? Nếu mê lầm tin theo tà mỵ, giết hại chúng sanh cúng tế quỉ thần, chỉ tăng thêm tội nghiệp, sẽ tác dụng ngược lại làm giảm bớt tuổi thọ. Mạng lớn nếu đã dứt thì đám quỷ nhỏ có làm gì được? Bỗng không sinh lòng sợ sệt thật chẳng có ích gì, cho nên phải hết sức thận trọng. Nên chép lại văn này treo ở nơi dễ thấy để thường xem lại, tránh trường hợp đến lúc khẩn thiết lại quên mất.

Lại hỏi: “Như người cả đời chưa từng niệm Phật, có thể theo pháp này được chăng?”

Hòa thượng Thiện Đạo đáp rằng: “Pháp tu này dù là người xuất gia hay tại gia, nam hay nữ, người chưa từng niệm Phật, nếu làm theo đều được vãng sanh, chắc chắn không phải nghi ngờ.

“Tôi từng thấy nhiều người lúc bình thường niệm Phật, lễ bái, phát nguyện cầu sanh Tây phương, nhưng khi mắc bệnh lại sợ chết, không còn nói gì đến việc giải thoát vãng sanh. Chờ đến lúc người chết thần khí tiêu tan, mạng sống đã dứt, thần thức sa vào cảnh giới tối tăm, bấy giờ mới đánh chuông niệm mười tiếng Phật, khác nào như đợi kẻ cướp đi rồi mới đóng cửa, có ích gì đâu?

“Cửa chết là việc lớn, nên tự mình gắng sức mới được. Chỉ một niệm sai lầm phải chịu khổ trong nhiều kiếp, có ai chịu thay cho mình được? Hãy suy xét kỹ, suy xét kỹ!

“Trong khi còn được bình an vô sự, nên tinh tấn niệm Phật, hết sức thọ trì, đó là lo cho việc lớn lúc lâm chung.

“Đó gọi là:

Một đường lồng lộng đến Tây phương,
Thẳng tắt về nhà không vấn vương.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.236.86.184 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (20 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...