Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 »» 61. NGUYỄN VĂN MỸ (1910 - 1991, 81 tuổi) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
»» 61. NGUYỄN VĂN MỸ (1910 - 1991, 81 tuổi)

(Lượt xem: 4.469)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 - 61. NGUYỄN VĂN MỸ (1910 - 1991, 81 tuổi)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Dù nghèo vẫn chẳng lo riêng mình,
Luôn giúp hương thôn an với bình.
Thuận hòa vui đẹp tình người thắm,
Đời đã tốt tươi đạo thêm xinh!
Một khi đức trọng quỷ thần khâm,
Nhờ sự tu hành rất “thật tâm”.
Kết cuộc lâm chung siêu hay đọa,
Lấy thước này đo ắt chẳng lầm!
/
Ông Nguyễn Văn Mỹ sinh năm 1910, cư ngụ tại Rạch Chùa, ấp Trung Bình Nhứt, xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Khỏe; thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Nương. Ông là người con thứ sáu trong gia đình có bảy anh em.

Năm 20 tuổi ông kết hôn với bà Trần Thị Sáu, sanh được bốn trai ba gái. Gia đình ông sống bằng nghề làm ruộng và thợ mộc.

Tính tình ông vui vẻ, cởi mở, chân thật và nhân hậu.

Năm 1945 ông có đi nghe Thầy thuyết pháp ở sân vận động An Giang một lần và ở Cái Vồn một lần. Sau đó ông phát tâm dùng chay kỳ, sáng chiều lễ bái trở thành người cư sĩ tại gia, tận hết sức thực hành theo tôn chỉ: “Học Phật Tu Nhân”.

Mặc dù kinh tế gia đình rất khốn đốn, eo hẹp, thiếu trước hụt sau, phải cam go vất vả lắm trong phương kế sinh nhai, tảo tần một nắng hai sương mới duy trì được sự sinh hoạt đời sống gia đình, nhưng ông vẫn tùy phần san sớt gạo tiền cho những người đói khổ xung quanh!

Ông thường vận động cây cối để cất nhà tình thương, hay đóng hòm cho tang sự… Đặc biệt là ông có khiếu ăn nói, biện luận hợp tình, trình bày hợp lý, nên đã khéo léo hòa giải được rất nhiều vụ tranh chấp xích mích giữa lối xóm láng giềng, hay vợ chồng bất hòa xung đột lẫn nhau. Vì vậy đã đem lại bầu không khí tươi vui cho hương thôn và sự yên bình trong gia đình!

Đối với các con cháu trong nhà ông rất có uy đức. Và ông cũng thường răn dạy các con rán lo làm ăn chơn chất thật thà, cố gắng làm lành lánh dữ, tu thân hành thiện, trau sửa nhân phẩm, hạnh đức tốt đẹp!

Năm gần 60 tuổi ông phát tâm trường trai, chuyên nghiên cứu pháp môn Tịnh độ, một lòng niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Khi các con đã trưởng thành, ông giao phó hết chuyện nhà và cất một cái thất ở gần nhà, ban ngày ông ra đó để niệm Phật và nghỉ trưa. Kể từ dạo ấy ông giảm bớt các công việc từ thiện xã hội, ưu tiên thời gian niệm Phật nhiều hơn và cũng thường khuyên con cháu phải cố gắng ăn chay niệm Phật để cầu vãng sanh về thế giới Cực Lạc của Đức Từ Phụ A-di-đà. Thỉnh thoảng ông cũng viếng thăm chư vị đồng tu ở nơi xa. Phương tiện giao thông thời điểm ấy thuần là đi bộ, nên có khi ông đi cả tháng mới về.

***

Vào khoảng năm 1970, Hội Quán của Ban Trị Sự tại địa phương nhà chuẩn bị tổ chức Đại lễ, vì ngày lễ đã cận kề mà nguồn nhiên liệu và cơ sở vật chất quá ư khô khan eo hẹp. Ông bèn đến nhà ông Năm trong vùng để xin cây gừa. Cây gừa này rất to lớn, cành lá sum sê rậm rạp, cái gốc của nó mấy người ôm không giáp, được ông Năm cho biết tuổi thọ của nó là đã trải qua ba đời người. Trước đây đã xuất hiện một sự kiện hết sức đặc biệt lạ lùng!

Số là có người đến mua, ông Năm đồng ý và cũng ngã giá xong xuôi. Khi người mua dẫn nhân công sang để hạ cây xuống, đột nhiên xảy ra sự cố nên đình lại, quỷ thần nhập vào thân quyến làm dữ, buộc ông này phải cúng cho họ ba đầu heo, ba con gà và ba con vịt! Ông mua cây sợ quá đành phải vâng theo. Trải qua hai tuần lễ sau đó quỷ thần lại đạp đồng ép buộc cúng thêm một con heo nữa, lý do là vì đã phá nhà của họ làm mất hết một cây cột, cho nên lần thứ hai này ngoài cúng ra còn phải trồng bù lại một cây gừa nhỏ gần cây gừa lớn! Người mua cây sợ quá thôi không dám hạ.

Khi thấy ông đến xin thì ông Năm nói:

- Trời ơi! Chú đốn được thì chú đốn!... Làm phước được thì cứ đốn. Tui cho chú đó!... Chứ tui để làm gì?... Hơn nữa bán thì tui không dám bán!

Thế là ông về nhà kêu con cháu tổng cộng là năm cậu thanh niên đem cưa búa theo. Tới nơi ông trèo lên chảng ba ngồi chắp tay niệm Phật, ở dưới năm vị kia cũng niệm theo. Qua hơn mười phút niệm Phật ông ngưng lại, rồi nói lớn:

- Nếu ai mà ở đây thì kính mời quý vị dọn đi nơi khác! Cho tui xin cái cây này để tui bố thí củi đuốc, làm phước làm duyên cho người ta. Thôi bây giờ mấy ông cho tui xin nghen!

Nói xong ông trèo xuống tự tay cầm búa đốn trước, kế đó con cháu kẻ cưa người chặt tiếp theo, lần hồi hạ hết trọn cây. Lúc ấy ông Năm và bà con lối xóm đứng xa xa hiếu kỳ quan sát, trong lòng thì rất hồi họp lo lắng cho đoàn người công quả nầy, nhất là lo lắng cho ông, vì ông đóng vai chủ chốt.

Suốt thời gian đốn cây xong, rồi mang về Hội Quán, cành nhánh dùng làm củi, thân cây thì xẻ ván đóng bàn, ghế, tủ… và những thứ gia dụng khác cho Hội Quán, thế mà thấy đâu cũng vào đấy, đều im ru, mọi người vẫn bình an vô sự, không hề có xảy ra chuyện gì!

***

Bác Tư (Nguyễn Văn Tư) là một trong số bạn đạo của ông, hai nhà cách nhau vài ba cây số, ông thường chống gậy đến để trao đổi Phật Pháp và kinh nghiệm hành trì. Có lần nọ ông nói:

- Mình muốn tu giải thoát thì phải cát ái (dứt ái dục) nghen cháu! Nói thật với cháu, chú đã cát ái mà chú rớt hai lần. Lần này chú quyết phải đi đến mức rốt ráo mới được!

Dần dà năm tháng qua nhanh, vào khoảng tháng 2 - 1991 ông bị bí tiểu, sự đau đớn dường như rất dữ dội nhưng ông không hề rên than, các con đưa ông đến y tá để xử lý. Xưa nay hễ bị bệnh là ông chỉ dùng thuốc Nam, chưa hề biết biệnh viện là gì!

Từ đó cơ thể của ông bắt đầu suy kiệt dần, ăn uống sút kém, thường hay lên cơn mệt. Các con đòi đưa đi bệnh viện, ông nói:

- Cây khô rồi tưới nước cách mấy cũng khô... Thôi! Mình rán niệm Phật để Phật cứu. Chớ bác sĩ không có cứu mình được đâu!

Rồi từ đó ông chỉ uống “Thang Thuốc Thường”: lá xoài, lá ổi, lá mít, lá bưởi, bông trang hay bông vạn thọ; đồng thời một lòng chuyên nhất niệm Nam Mô A-di-đà Phật.

Ông thường nằm trên chiếc ghế bố ở nhà trước, đôi mắt luôn hướng thẳng về ngôi Tam Bảo để nhiếp hết tâm ý trong lúc trì niệm. Bởi vì Cổ Đức hằng khuyên chúng ta luôn nhớ rằng:

“Lẽ sống chết trọng đại,

Vô thường đuổi sau gáy.

Kiếp người duy có hạn,

Sớm chăm lo hối cải.

Bớt nói chuyện ớt cà,

Vơi đi bao gánh ác.

Niệm thêm câu Di Đà,

Tạo nhiều duyên giải thoát.

Tây Phương là quê nhà,

Ta bà là quán trọ.

Cả đời tự chuốc đau thương,

Lạc lầm tự mình đày đọa!

Bấy lâu đắm cõi mê,

Cha hiền chờ đầu ngõ.

Hãy mau quay gót trở về,

Dừng bước lữ hành sương gió!

Hẹn gặp nhau nơi Tây Phương,

Bạn bè đều là thượng trí.

Chốn ấy chân thật an vui,

Quê nhà của ta đấy nhỉ!

Niệm Phật vãng sanh Liên trì,

Là nhờ chuyên nhất: đứng, đi, nằm, ngồi.

Biết bao người đã đến rồi,

Lấy đây làm tấm gương soi đời mình!”

Thời gian này ông dặn dò hậu sự của mình cho con cháu. Ông mua một cái băng nhựa ghi âm lại, chỉ dẫn từng ly từng tí để mọi người làm theo, kinh sách băng đĩa loại nào, xử lý ra sao… ngay cả những lời đáp tạ trong tang lễ và tuần thất ông cũng đều chỉ dạy cặn kẽ, bởi vì ông nhận thấy các con của ông ai cũng lâm vào hoàn cảnh nghèo khó, chỉ chân thật lo làm ăn nên chẳng am tường lắm đối với chuyện nghi lễ tang tế bao giờ!

Hay tin bệnh tình của ông chuyển sang giai đoạn nguy kịch, đồng đạo xa gần liên tục ghé thăm, các con ông đều hết sức lấy làm lạ là ông ngồi tiếp chuyện, vui vẻ bàn luận Phật pháp như người bình thường không chút gì bệnh hoạn cả; có khi người này vừa về thì người khác tiếp tới, liên tục như thế suốt cả ngày, đôi lúc cả đêm, mà chưa hề nghe ông rên than mỏi mệt gì hết!

Ngày mùng 2 - 5- 1991 ông bảo người nhà đi mời bà con lối xóm cùng đồng đạo đến hộ niệm cho ông ba ngày. Các con y theo lời, đến đêm mùng 4 là đêm hoàn mãn, hôm ấy ông vẫn còn nói chuyện đạo lý với mọi người cho đến khuya.

Sáng ra, người con rể thứ Ba đến thăm trong khi các con đều chuẩn bị đi làm công việc như thường lệ, ông đang nằm trên chiếc võng vừa trông thấy bèn kêu lại. Rồi cho mời thân quyến tập trung lại cầu nguyện cho ông, và còn cho biết rằng hôm nay ông sẽ ra đi, người con rể thứ Ba ngồi bên cạnh, nói với ông nửa thật nửa đùa:

- Bữa nay mùng 5 xấu lắm ba ơi! Ngày mai mùng 6, ba hãy đi!

Ông đáp:

- Ngày nào cũng là ngày của Trời của Phật!

Khi làm lễ cầu nguyện xong, ông bảo xúm lại niệm Tây Phương Tiếp Dẫn cho ông. Ai cũng ngỡ ngàng vì thấy ông còn khỏe, nhưng không dám trái lời của ông, mọi người đồng thanh niệm Tây Phương Tiếp Dẫn lần thứ nhứt, do ai cũng e ngại nên âm thanh hơi nhỏ. Ông ra lệnh phải niệm lớn lên. Niệm lần thứ hai lớn hơn lần đầu. Đến lần thứ ba, vừa dứt câu A-di-đà Phật thì ông cũng đồng thời nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng. Nhằm ngày mùng 5 - 5 - 1991, ông hưởng thọ 81 tuổi.

(Thuật theo lời: Nguyễn Văn Niệm, Nguyễn Văn Giềng, hai con của ông và đồng đạo Tư Dưa).

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 52.91.84.219 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...