Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 »» 68. NGUYỄN THỊ TRỊ (1924 - 2004, 80 tuổi) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
»» 68. NGUYỄN THỊ TRỊ (1924 - 2004, 80 tuổi)

Donate

(Lượt xem: 4.256)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 - 68. NGUYỄN THỊ TRỊ (1924 - 2004, 80 tuổi)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Bà là một người bình thường, vóc dáng thon nhỏ, lưng hơi khòm, chân thấp chân cao, đi đứng chậm chạp, ăn mặc giản dị.

Đạo tràng của bà là một cái chòi lá không có cửa, căng một sợi dây, vắt ngang cái áo tràng giả làm tấm chắn cho trẻ không chạy vào đùa giỡn. Hai tư thế: ngồi niệm Phật và đi kinh hành tay lần chuỗi cứ thay phiên nhau. Hễ đủ số là bà ngồi nhai trầu nghỉ giải lao...

Thế mà bà vãng sanh còn lưu lại xá lợi!


Bà Nguyễn Thị Trị sinh năm 1924, cư ngụ phường Cái Khế, khu vực 5, hẻm 114, đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Đến tuổi trưởng thành bà lập gia đình với ông Nguyễn Văn Kỹ, khi đứa con trai đầu lòng chào đời chưa bao lâu thì ông chồng mất, bà thủ tiết nuôi con.

Vóc dáng bà thấp nhỏ, lưng hơi khòm, chân thấp chân cao vì bị té gãy từ lâu, thế nên bà đi đứng chậm chạp. Bà có đức tính thuần hậu, miệng thường nhai trầu đỏ chót. Bà không biết chữ lại lãng tai. Bà ít nói, trang phục bình dị, ăn uống đạm bạc không khen chê ngon dở. Duy có món trầu thì con cháu phải có cho bà mỗi ngày.

Bà biết chút ít thuốc gia truyền nên hay làm phước cứu giúp chữa trị cho những người bị bệnh: quai bị, đau cổ, dời ăn, ung nhọt… Hơn 10 năm trước khi mất, bà được Phật tử Minh Chất và Diệu Nguyệt hướng dẫn cho bà mến đạo, và dần dà khuyến khích bà quy y Tam Bảo, thọ trì ngũ giới, được Hòa thượng Chơn Đức chùa Hội Linh đặt pháp danh là Diệu Thạnh. Từ đó bà phát tâm ăn chay trường, giữ giới tinh nghiêm. Bà lại được Hòa thượng Thiện Cung và thầy Đức Toàn khuyến tấn pháp môn Tịnh Độ, và bà thường theo Minh Chất đi hộ niệm cầu an cho các bệnh nhân và cầu siêu cho các đám tang. Dù trời có mưa gió hay lụt lội cũng không thiếu vắng bà. Nhờ duyên lành này mà bà nỗ lực tu tạo phước đức, và khi chứng kiến cảnh kẻ giã từ trần thế ra đi về cõi vĩnh hằng đã để lại bao nỗi sầu thương tuôn theo dòng lệ, bỗng chợt nghĩ đến thân phận mình, bà tỉnh ngộ được phần nào về lời khai thị của chư Tôn Đức:

“Người mê đắm đuối tiền tài,

Đến khi dứt thở hình hài ra tro.

Còn kẻ trí toan lo xét kỹ,

Cái thân này có tí nào vui.

Trải qua một cuộc tới lui,

Lưng còm gối mỏi rồi chui vào hòm!

Để mắt ngó gò hoang nghĩa địa,

Cỏ xanh rì mai mỉa người đời!

Giàu nghèo tuy khác hiện thời,

Mãn phần rồi cũng về nơi chốn này!

Kẻ sang với ăn mày hèn hạ,

Cuối cuộc đời mồ mả chung đây!

Người già, trẻ, kẻ dở, hay,

Cũng đồng gởi xác ra ngoài bãi hoang!

Kìa phụ nữ, nọ chàng nam tử,

Lúc chung qui đều ngự cỏ xanh!

Kẻ xấu xí, người đẹp xinh,

Hồn lìa khỏi xác, gởi mình hang sâu.

Kẻ vương bá công hầu tể tướng;

Lâm trận đồ cũng mượn gò ni!

Ai ơi, nghĩ kỹ sầu bi!

Cái thân không thiệt, hồn đi nơi nào?

Sực tỉnh lại mau mau tu tập,

Ác rán chừa, vun đắp thiện căn!

Hôm mai giới luật ân cần,

Chuyên câu niệm Phật, ngự thân sen vàng!”

***

Bà chung sống với gia đình người con trai là Phật tử Thiện Đạo và cô con dâu pháp danh Diệu Dung, cùng bốn đứa cháu nội. Mặc dù nhà cửa khá giả khang trang, nhưng từ ngày quy y thọ giới rồi, bà bảo con cất cho bà một cái chòi lá trong sân, chỉ cách đường đi một hàng rào bông bụt. Chòi lá không có cửa, trong đó kê một chiếc giường cũ kỹ, một cái tủ nhỏ cũ mèm đựng hai ba bộ quần áo. Trên đầu giường là tượng đức Phật A-di-đà tiếp dẫn. Đạo tràng lý tưởng của bà là căng một sợi dây, vắt ngang cái áo tràng giả làm tấm chắn cho trẻ không chạy vào đùa giỡn.

Công khóa thường nhật của bà bắt đầu từ 4 giờ khuya, niệm Phật đến 6 giờ sáng. Điểm tâm xong bà ngồi nhai trầu, lát sau thì đi kinh hành xung quanh sân nhà, đến trưa dùng cơm. Hai tư thế ngồi niệm Phật và đi kinh hành tay lần chuỗi cứ luân phiên nhau, hễ đủ số là bà ngồi nhai trầu nghỉ giải lao. Ai đau bệnh nhờ điều trị thì bà ngưng tu để trị bệnh. Sáu đến tám giờ tối bà đến nhà Phật tử Minh Chất ở gần bên để cộng tu với các bạn đạo, tụng một biến kinh A-di-đà và niệm Phật hồi hướng xong rồi thì bà về chòi lá. Do không biết chữ nên ai tụng kinh thì tụng, còn bà thì cứ ngồi niệm Phật vậy thôi. Bà thường niệm cao thanh, tay thì lần chuỗi, phong thái rất ung dung, giọng điệu rất thanh thoát. Vì chòi lá cạnh đường hẻm nên mọi người đi qua đi lại đều nghe tiếng bà niệm “Nam Mô A-di-đà Phật ” rõ ràng, chậm rãi nối nhau không dứt, mặc cho xe chạy, trẻ con đùa la, người nói ồn ào. Bà đếm xâu chuỗi bằng hột me, cứ 500 hột thì bà ngồi nghỉ và nhai trầu. Thỉnh thoảng khách bộ hành thì thầm với nhau: “Chèn ơi! Bà cụ siêng niệm Phật quá!” Hay là: “Chèn ơi bà cụ niệm Phật tốt quá!”

Đôi lúc các cháu có mời bà vào nhà xem tivi. Bà nói:

- Thôi! Để tao niệm Phật!

Ban đêm bà cũng ngủ trong chòi lá, bà nói như vậy cho được yên tịnh. Lúc ngủ con cháu cũng thấy bà nhép miệng niệm Phật cho đến khi ngủ quên. Thỉnh thoảng bà cũng thường ôm cháu nội hay những đứa bé lối xóm vào lòng mà khuyên:

- Con rán niệm Phật nghen con!

Hoặc là:

- Con rán hiền lành, đừng hung dữ nghen con!

Tháng giêng năm 2004, sức khỏe kém dần, xác thân cụ bà cũng không tránh khỏi luật vô thường chi phối, có sanh ắt có diệt. Bệnh khổ lại đến! Chân yếu đi không được, bệnh cao huyết áp hành hạ bà.

Ngày 22 tháng 1 năm 2004, tinh thần bà vẫn tỉnh táo, ăn rất ít, chủ yếu là uống nước súp, tiếng nói đã trở nên khó nghe. Cô Diệu Dung luôn ở bên cạnh mẹ chồng trợ niệm và nhắc nhở cho bà đừng quên niệm Phật. Sau đó gia đình lại đưa bà qua Bệnh viện 30 Tháng 4 nằm 6 ngày để ổn định huyết áp, xong lại về và đưa bà vào nhà lớn để dễ dàng chăm sóc. Từ đó đến khi mất trọn một tuần lễ, đêm nào Phật tử Minh Chất cũng hướng dẫn các bạn đạo đến cộng tu với bà, luôn khai thị nhắc nhở bà nên cố gắng trì niệm trong giờ phút cuối cùng này. Bà thường lặp đi lặp lại một câu gọn lỏn: “Nam Mô A-di-đà Phật. Phật ơi rước con!” Mặc dù âm thanh hơi khó nghe. Tay bà luôn nắm chặt tượng Phật A-di-đà đem từ chòi lá vào.

Đến sáng ngày mùng 6 tháng 2 năm 2004, gia đình mua bông trái và thỉnh thầy Đức Toàn cùng đoàn hộ niệm đến niệm Phật cho bà suốt ngày. Lúc nào bà cũng để tay lên ngực và nhép miệng niệm Phật theo mọi người.

Hơn 6 giờ chiều, Diệu Dung thấy hơi thở của bà lạ nên bảo con cho cô Diệu Nguyệt hay. Diệu Nguyệt xách áo tràng chạy qua thì thấy Diệu Dung đang thay áo thọ cho bà. Bà nhìn Diệu Nguyệt khẽ gật đầu, thở hơi lên hai ba cái rồi từ từ nhắm mắt ra đi… một cách nhẹ nhàng an nhiên. Bà hưởng thọ 80 tuổi.

Tiếng trợ niệm thanh thoát của các Phật tử suốt tám tiếng đồng hồ mới dò khám thân, mặt mày bà hồng hào, môi đỏ, các khớp xương mềm mại, toàn thân lạnh duy đỉnh đầu còn ấm nóng. Cuộc hộ niệm vẫn được duy trì mãi cho đến sáng ngày hôm sau.

***

Ngày mùng 8 tháng 2 năm 2004, linh cữu của bà được đưa vào lò thiêu của nghĩa trang Mỹ Khánh để hỏa táng, vừa châm lửa có một vị nhìn qua lỗ phát hỏa thấy ngọn lửa thay vì phà tỏa ra như bao nhiêu lần trước, trái lại nó thẳng vút lên cao. Thật là một điều kỳ lạ!

Sáng ngày mùng 9 tháng 2, ông Từ Quản trang đã kéo máng ra để cho nguội sẵn. Diệu Dung thấy cái lò bên kia (nghĩa trang có hai lò) một máng vun chùn xương cốt, tro tàn đen thui. Còn máng của bà cụ thì gom gọn rất ít, xương trắng phau, nằm khơi, không thấy tro bụi, sạch trơn. Cô còn hỏi ông Quản trang xem có lộn không. Ông bảo không bao giờ lộn, vì đây là lò thiêu bà lão có xâu chuỗi (hình bà mặc áo tràng có đeo xâu chuỗi) ở phường Cái khế vào hồi lúc 4 giờ chiều ngày hôm qua. Diệu Dung vừa gắp xương vào hũ vừa nói:

- Để xem có xá-lợi không?

Thật ra cô chưa từng thấy xá-lợi, cô chỉ nghe nên nói chơi vậy thôi. Ông Từ nghe thế liền cười, nói:

- Tôi thiêu ở đây biết bao nhiêu người rồi, làm gì có. Cô lấy bao nhiêu bỏ hũ thì lấy, còn lại đem thả sông hoặc để tôi giải quyết cho!

Vừa lúc đó Minh Chất và Diệu Nguyệt vào tới. Diệu Nguyệt lấy đũa bới dưới đống tro phần đầu thấy hai chiếc răng trắng, một viên tròn đen như hột tiêu, cứng như sắt. Cô vội đem ra ngoài sáng thì thấy chiếu sáng lấp lánh như kim tuyến. Cô vui mừng nói:

- Đây nè thím Út!... Có xá-lợi!

Thế là mọi người phấn khởi lấy đũa khều khều tìm kiếm. Nội phần đầu lượm được gần 40 viên xá-lợi lấp lánh sáng và khoảng 10 cái răng. Ông quản trang nói:

- Tôi mới thấy lần đầu tiên, bà cụ có phước quá!

Và ông xin một hột lớn nhất để dành cho mọi người ở nghĩa trang Mỹ Khánh xem; Còn lại, Thiện Đạo và Diệu Dung bỏ vào hũ. Diệu Dung nói:

- Thôi bấy nhiêu cũng đủ vui mừng quá rồi!

Hiện nay, xá-lợi của bà để trên bàn thờ cho mọi người chiêm ngưỡng. Các Phật tử có đến quay phim và chụp hình.

Cụ bà là một Phật tử thuần thành, không biết chữ, bệnh tật, già yếu, nhưng nhờ vào lòng thành kính Tam Bảo, tin sâu, nguyện thiết, hành trì niệm Phật kiên cố mà ra đi nhẹ nhàng, hỏa táng còn lưu Xá-lợi, thật là một gương sáng để chúng ta noi theo!

(Thuật theo lời Phật tử Minh Chất, Diệu Nguyệt và Diệu Dung.)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.239.3.196 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (24 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...