Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 »» 62. THÁI THỊ TIẾM (1939-2009, 70 tuổi) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
»» 62. THÁI THỊ TIẾM (1939-2009, 70 tuổi)

(Lượt xem: 4.004)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 - 62. THÁI THỊ TIẾM (1939-2009, 70 tuổi)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Đầu chẳng tròn, áo chẳng vuông... Cớ sao lại gọi sư cô? Ô hô! Đây là chuyện lạ!

Giúp thiên hạ, giúp âm thầm... Cần chi người hay kẻ biết! Đúng thiệt: Mật hạnh từ tâm!


Bà Thái Thị Tiếm sinh năm 1939, cư ngụ tại ấp Châu Giang, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Thân phụ là cụ ông Thái Văn Đống; thân mẫu là cụ bà Ngô Thị Huỳnh. Bà là chị Hai trong gia đình có năm chị em.

Khi đến tuổi trưởng thành bà kết hôn với ông Trần Duy Hổ, sinh được bốn trai, một gái. Gia đình bà sinh sống bằng nghề buôn bán.

Bà có bản tính nhu thuận, hiền lành, hay thương người, ưa thích làm lành.

Năm lên 30 tuổi bà phát tâm trường trai, sớm chiều lễ Phật. Vài năm sau người chồng cũng phát nguyện tu theo bà. Kinh sách mà bà thường đọc là quyển Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ.

Thường khi con cháu có chơi giỡn xích mích khóc lóc tức tưởi chạy về mét với bà, thì bà bảo:

- Nam Mô A-di-đà… thôi, đi con! Nam Mô A-di-đà… nhịn, đi con!

Bà rất tích cực tham gia các công tác từ thiện xã hội, như làm công quả chặt, phơi thuốc nam cho các phòng thuốc từ thiện, quyên tiền cứu giúp những người nghèo, bệnh tật không có điều kiện chữa trị…Trong hương thôn có ai bệnh nặng, dù nửa đêm nửa hôm bà vẫn vui vẻ tạo phương tiện đưa vào Bệnh Viện Đa Khoa Châu Đốc.

Có lần nhân dịp chuyển người lối xóm vào nhập viện, bà trông thấy một ông cụ bị bệnh phổi mà không có ai nuôi, bà bèn phát tâm giặt đồ cho ông. Từ đó trở đi bà đều âm thầm vào bệnh viện để làm việc này, chăm sóc cho nhiều người tương tự như thế, gia đình không ai hay biết gì cả. Ai có hỏi đi đâu, bà đều đáp là tôi đi công chuyện.

Mãi đến khi bà bị bệnh khối u phần phụ, cần phải phẫu thuật, chồng con mới vỡ lẽ công chuyện mỗi sáng của bà!...Bác sĩ Hiệp rất quý kính bà, thường gọi bà là sư cô, là từ mẫu, vì hạnh của bà giống y như hạnh của Bồ Tát, do bà chẳng nề khó nhọc, chẳng sợ tanh hôi, nhất là những bệnh dễ truyền nhiễm lây lan mà ai ai cũng sợ, cũng xa lánh không dám đến gần!

Khi gặp bà, bác sĩ Hiệp nói:

- Chèn ơi! Bà sư cô này bệnh, phải ưu tiên cho sư cô này mới được nghen! Tôi đích thân... tôi mổ cho bà sư cô này mới được!… Bà sư cô này từ bi dữ lắm, bà không có sợ lây bệnh của ai hết…Mà hễ ai tới đây là bà tận tình chăm sóc, giặt giũ!

Ngoài ra bà rất ưa thích phóng sanh, bà thường khuyên các con cháu nên hạn chế sát giết sinh mạng các loài vật.

Bà cũng thường cùng với chồng đạp xe đi cầu nguyện tuần thất quanh vùng.

***

Vào khoảng năm 2004 bà lâm cơn bệnh tai biến mạch máu não nên liệt nửa thân người. Qua thời gian dài điều trị, hồi phục được đôi phần, có thể dìu đi gần gần ở trong nhà.

Ai sinh ra trên cõi đời này đều bình đẳng nếm trải bao nhiêu nỗi khổ đau, từ kẻ ăn mày đói rách thấp hèn cho đến đế vương quyền uy cao sang danh vọng cũng phải như thế cả! Bệnh tật đối với người con Phật, đó là tăng thượng duyên khai phát trí tuệ. Giúp ta ý thức rõ ràng rằng con đường duy nhất để thoát ly mọi khổ lụy của cuộc đời, là cần phải luôn luôn suy tư nghiền ngẫm về nó qua lời Phật dạy, hay những khai thị của chư Cổ Đức:

“Thân như hòn bọt,

Đời tợ áng mây.

Phút chốc đổi thay,

Lâu dài chi đó!

Mọi thứ đều bỏ,

Khi đã dứt hơi.

Sự nghiệp cả đời,

Tan theo sương khói.

Chỉ mang phước tội,

Vào nẻo luân hồi.

Muôn kiếp nổi trôi,

Sông mê biển khổ.

Xét suy tột chỗ,

Rán tạo phước lành.

Tín nguyện trì danh,

Cầu sanh Tịnh Độ.

Ác xưa hối ngộ,

Cải sửa mỗi ngày.

Việc thiện hăng say,

Mặc ai chế nhạo.

Lòng nguyền Tây Phương quyết đáo,

Chí nguyện nắm chặt Hồng danh.

Một đời này lao nhọc mấy cũng cố gắng hành,

Ngàn vạn kiếp khó khổ vãng sanh rồi sẽ dứt!

Đài sen sáng rực,

Chờ kẻ chí tâm!”

Năm năm trường do bệnh nằm một chỗ, bà nỗ lực hành trì rất tinh tấn ngày đêm bốn thời, mỗi thời tu của bà trước sám nguyện và tụng kinh Pháp Hoa, kế đó là niệm Phật. Nhất là thời giữa khuya, bà vặn đồng hồ reo, con bà sợ bà suy kiệt sức khoẻ nên muốn ngăn cản. Bà trả lời:

- Con ngủ thì cứ ngủ, còn má cúng thì cứ cúng!

Ngoài bốn thời công phu ra bà chuyên cần trì niệm Hồng Danh Vạn Đức.

Mặc dù bệnh hoành hành nhưng bà vẫn chấp nhận trả nghiệp. Đối với các đồng đạo ghé thăm, hay các con cháu trong nhà, bà thường khuyên rán lo niệm Phật. Bà thường nói là bà nhất quyết sẽ vãng sanh, có người hỏi:

- Bà vãng sanh rồi còn mấy đứa cháu của bà ai lo cho nó?

Bà khẳng khái trả lời:

- Cháu thì có cha mẹ nó lo! Còn phần tôi, tôi phải về với Phật sớm, tôi không muốn vướng bận nữa!

Đến tháng 7 năm 2009, bà bảo cô Ba đem hết những tấm ảnh của bà ra, rồi bà chọn sẵn một tấm hình mà bà ngồi xếp bằng mặc áo tràng chắp tay niệm Phật, lại dặn rằng khi bà mất lấy hình đó mà thờ… Sau này mua quan tài thì mua cái bình thường giá rẻ thôi, và mộ phần chỉ để bốn viên gạch ở bốn góc là đủ rồi. Bà còn dành dụm tiền sắm cho các cháu của bà những chiếc áo tràng để cùng cô Ba vào chùa Kỳ Viên, chùa An Phước… dự lễ. Sáng ngày 11 bà vui lắm, nói với cô Ba:

- Má thấy con noi theo cái gương của má tu, rồi dẫn dắt mấy đứa cháu đi chùa được… là má mừng lắm!

Kế đó bà nhìn lên thấy mấy đôi chiếu đang treo phía trên, bà vừa chỉ vừa nói:

- Thiếu chiếu rồi kìa! Con điện thoại cho vợ thằng Hùng mua cho má hai đôi chiếu nữa đi. Để đám tiệc tới trải cho đủ chiếu!

Cô Ba đáp:

- Đám gì không biết nữa… chưa đâu!

- Sao con biết… một, hai ngày nữa có đám rồi. Chẳng lẽ có khách lu bu mà con chạy lại đằng hàng xóm để mượn chiếu của người ta, hay sao?

Chiều ngày 12 bà lên cơn mệt, nhưng không nhiều lắm, bà bảo cô Ba mời Ban Hộ Niệm đến để hộ niệm cho bà. Cô chưng hửng đáp:

- Bệnh trầm kha mới kêu người ta tới hộ niệm… chớ má còn ngồi… má nói chuyện... như vầy, người ta tới thì ăn nói làm sao?

Rồi cô không chịu đi. Bà bảo đôi ba phen không được, liền nói:

- Má nói mà con cứ cãi hoài, một chút nữa là má bỏ xác rồi đó!

Con bà rước thầy thuốc Phát đến xem mạch cho bà. Nhân dịp đó bà gọi cô Ba tới bên cạnh và hứa với bà là sẽ trọn đời trường trai! Cô ba nói:

- Con đã hứa với má lâu rồi mà!

- Không, bây giờ có thầy Phát ở đây làm chứng. Con phải hứa trường trai trọn đời, để không thôi nửa chừng bỏ dở!

Khi cô Ba đã hoan hỷ hứa xong, lương y Phát bèn xem mạch cho bà. Chẩn mạch xong ông nói:

- Chèn ơi! Mạch của bác Ba cũng còn tốt!

- Thôi, con ơi! Con vị bụng con nói như vậy chớ mạch lạc ở đâu... mà mạch! Mạch bộng gì... lạc hết trơn rồi. Một chút xíu nữa bác đi rồi, chớ tốt gì!

Kế đó bà lên cơn mệt, con trai của bà điện thoại mời bác sĩ ở Bệnh Viện Nhật Tân. Lát sau nhân viên của bệnh viện phái đến, khi bác sĩ đang đo huyết áp cho bà, bà nói:

- Bác sĩ ơi! chuyến này Phật rước tui rồi bác sĩ ơi. Bác sĩ trẻ lắm cứu tui không có được đâu!

Sau khi khám sơ bộ xong bác sĩ đề nghị với gia đình cho bà nhập viện, bà không chịu, nhưng thân nhân nóng lòng… Cuối cùng bà miễn cưỡng đồng ý. Khi thay y phục xong và chuẩn bị hành lý rồi, người nhà dìu bà ra xe, lúc dìu ra gần tới cửa bà bảo:

- Thôi, ngừng lại đây!

Bà chắp tay xá Cửu Huyền, cô Ba cũng xá theo bà. Bà khấn vái to mọi người ai cũng nghe hết:

- Con trình với Cửu Huyền, hôm nay con đi bệnh viện dưới sự bắt buộc của con cái thôi. Tại đứa con thứ Tư của con nó khá nó bắt buộc phải đi bệnh viện, chớ nó không để cho con ở nhà… Bây giờ con đi là vì con của con thôi! Con đi bệnh viện là con bỏ xác rồi Cửu Huyền ơi!

Bác sĩ nhìn thấy lắc đầu, rồi cằn nhằn, tại sao bệnh mà không khẩn cấp lo, làm cái gì mà cứ rị mọ rề rà hoài!

Khi lên xe cô Ba ngồi kế bên, cô nói nhỏ với bà:

- Má rán nhớ niệm Nam Mô A-di-đà Phật nghen má!

Bà kêu cô nên niệm Tây Phương Tiếp Dẫn. Cô Ba nghĩ bệnh của bà làm sao chết ngay bây giờ được, nên cô nói:

- Chèn ơi! Bây giờ chưa niệm Tây Phương Tiếp Dẫn được!

Đến bệnh viện cô cũng nhắc bà rán nhớ niệm Phật, bà nói:

- Lo cho con đó! Một chút nữa con khóc… con kể lể um sùm à!

- Con hứa với má rồi, dù có xảy ra chuyện gì đi nữa con cũng không khóc!

Khi y bác sĩ gắn một số dây truyền oxy, máy đo nhịp tim… Bà bắt đầu mệt nhiều, tiếng niệm Phật của bà ban đầu lớn, sau đó từ từ nhỏ lại dần. Cô Ba lại nhắc bà:

- Má ơi! Má rán niệm Phật nghen, má!

Bà gật đầu đáp:

- Niệm!…Niệm!

Lát sau thấy hơi thở của bà yếu nhiều, cô Ba kề sát vào lỗ tai của bà, nói:

- Bây giờ con niệm Tây Phương Tiếp Dẫn cho má nghen!

Bà gật đầu thật mạnh ba lần, lộ vẻ ưng ý vừa lòng. Cô Ba liền khấn nguyện:

- Cầu xin Đức phật A-di-đà và chư Phật mười phương gia hộ cho mẹ con… nếu mẹ con còn duyên ở đời với tụi con, thì các Ngài độ cho mẹ con khoẻ lại như xưa; nếu như mẹ con hết duyên thì nhờ Ngài rước mẹ con đi một cách nhẹ nhàng!

Cô chí thành tha thiết khấn ba lần. Khi khấn nguyện xong vừa lúc đó xem thấy chỉ số của máy đo nhịp tim cũng vừa lịm tắt. Quay lại nhìn thì cô đã phát hiện bà đã ra đi tự bao giờ, cô bèn khều người em dâu, nói:

- Em đọc Tây Phương Tiếp Dẫn lớn lên đi! Mẹ đã ra đi rồi đó!

Lúc ấy 7 giờ tối, nhằm ngày 12 - 7 - 2009, bà hưởng thọ 71 tuổi.

***

Khi nghe tiếng niệm Phật vang dội các y bác sĩ chạy lại, thấy tim bà ngừng đập, định hô hấp nhân tạo, nhưng cô Ba ngăn lại và xin với bác sĩ cho mượn giường đó để hộ niệm cho bà trong lúc chờ xe rước về nhà. Khi chuyển thi hài của bà về đến nhà là khoảng 8 giờ tối. Chư đồng tu tấp nập đến hộ niệm rất đông.

Lúc nhập liệm, gương mặt của bà tràn ngập niềm vui. Chân, bụng rất lạnh, vùng ngực và mặt nhiệt độ bình thường, riêng đỉnh đầu ấm nóng. Cuộc hộ niệm vẫn duy trì mãi tới 7 giờ sáng ngày hôm sau.

Đặc biệt là một tay một chân bên liệt đã cứng còng gần năm năm, ngày thường không co duỗi được, vậy mà lúc này mềm mại như tay và chân bên kia. Đây quả thật là rất hy hữu lạ lùng. Ngày tang lễ, con cháu và tất cả bạn đồng tu ai ai cũng vui mừng hớn hở, khác hẳn hoàn toàn với những đám tang khác đầy bi thương và khổ luỵ!

(Thuật theo lời: Trần Thị Bích Sơn con gái thứ Ba của bà.)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hạnh phúc là điều có thật


Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Đức Phật và chúng đệ tử


Công đức phóng sinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.89.72.221 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...