Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Truyện cổ Phật giáo »» 12. Trường Sinh Đồng Tử »»

Truyện cổ Phật giáo
»» 12. Trường Sinh Đồng Tử

(Lượt xem: 6.719)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Truyện cổ Phật giáo -  12. Trường Sinh Đồng Tử

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Có một lần, đức Phật đang thuyết pháp tại thành Câu Thiểm Di, trong chúng đệ tử chợt nổi lên một vụ tranh chấp kịch liệt, không ai chịu nhường nhịn ai. Đức Phật bèn tập họp đại chúng lại, thuyết giáo như sau:

– Các ông đừng tranh chấp, không thể dùng sự tranh chấp để giải quyết tranh chấp. Chỉ có nhẫn nhục mới làm ngừng lại được mọi sự tranh chấp mà thôi. Ta mong các ông hãy tôn trọng công đức của nhẫn nhục.

Ngày xưa tại nước Kiều Tát Di có vị vua tên là Trường Thọ, và nước Ba La Nại có vua tên là Phạm Dự, là hai nước láng giềng của nhau. Một hôm vua Phạm Dự dẫn đại binh xâm lấn nước Kiều Tát Di, vua Trường Thọ cũng chỉ huy một đội binh ra kháng cự.

Cuối cùng vua Trường Thọ bắt sống được vua Phạm Dự, nhưng không những không giết mà còn đem phóng thích, và nói:

– Vận mệnh của ngài đang nằm trong tay tôi, tôi tha cho ngài, từ nay về sau xin ngài đừng dấy binh gây chiến nữa.

Ngay lúc ấy vua Phạm Dự hoan hỉ lạy tạ. Nhưng về nước ít lâu sau, ông lại khởi một đại binh trở lại báo thù rửa hận. Khi ấy, vua Trường Thọ suy nghĩ:

– Ta tuy có thể đánh thắng y, nhưng y sẽ không chịu thua ta. Ta lại đánh thắng y một lần nữa không có chi là khó, nhưng trong thâm tâm y sẽ không bao giờ chịu hàng phục, hơn nữa chiến tranh là rất tàn ác. Ta muốn thắng y, y cũng muốn thắng ta. Ta muốn hại y, y cũng sẽ muốn hại ta. Y muốn xâm lấn lãnh thổ của ta khiến cho dân chúng của hai nước phải chịu nhiều khổ đau, thật là không đáng chút nào. Nếu y muốn đất nước của ta thì ta sẽ nhường đất nước cho y, không cùng y giao chiến. Như vậy trăm họ trong hai nước sẽ khỏi điều khổ đau chết chóc.

Vua Trường Thọ suy nghĩ như thế xong, gọi đại thần đem việc nước giao cho vua Phạm Dự cai quản, còn mình thì đưa hoàng hậu và thái tử lên xe lánh đến một vương quốc khác ẩn thân. Vương quốc ấy không đâu khác hơn mà chính là đất nước của vua Phạm Dự.

Vua Trường Thọ thay họ đổi tên, mặc thường phục, nghiên cứu học hỏi nghề nghiệp, đi khắp các đô thị lớn, hòa nhã hiền dịu, dùng lời ca điệu múa mang niềm vui cho dân chúng khắp nơi, và gởi gắm thái tử cho người khác nuôi nấng.

Vua Phạm Dự được mật báo cho biết là vua Trường Thọ đã thay họ đổi tên và trốn ngay trong lãnh thổ của mình, bèn lập tức hạ lệnh bắt về. Dân chúng thấy vua Trường Thọ bị bắt, ai nấy đều thương tâm khóc không thành tiếng.

Thái tử con vua Trường Thọ tên là Trường Sinh Đồng Tử, được gởi nuôi ở một nơi khác, lớn lên thông minh lanh lợi, biết làm đủ mọi nghề, nghe tin vua cha bị bắt, bèn cải dạng làm một người tiều phu, tìm cách lén lút gặp vua cha. Vua Trường Thọ thấy con trai của mình, làm như không hề có chuyện chi xảy ra, bảo con rằng:

– Nhẫn! Nhẫn! Đó mới là đạo hiếu! Đừng kết nhân quả oán thù, hành đại nguyện từ bi mới là điều quan trọng. Giữ trong tâm mầm mống của sự hung ác độc hại, kết thù gây oán là gieo trồng gốc rễ của ngàn năm tai họa, đó không phải là cách xử sự của người con hiếu thảo. Con phải biết, tâm từ bi của chư Phật bao dung cả trời đất, các Ngài coi kẻ oán người thân bình đẳng như nhau. Ta tìm đạo chân thật, xả thân để cứu người mà còn sợ không làm tròn đạo hiếu, nay nếu con vì ta mà báo thù kết oán là đi ngược lại con đường của ta rồi! Dầu gì đi nữa, ta cũng không thể cho phép con giữ ý định ấy. Con phải nhớ lời ta dặn mới là đứa con hiếu thảo của ta.

Trường Sinh Đồng Tử biết tâm ý của vua cha, nhưng không đành lòng ngồi nhìn cha bị giết oan nên trốn vào một khu rừng sâu lánh nạn. Tất cả những thân sĩ hào tộc trong nước Ba La Nại đều thương tình vua Trường Thọ và đều hy vọng ông vua vô tội này sẽ được thả ra.

Nhưng vua Phạm Dự thấy cảm tình của mọi người đối với vua Trường Thọ thì rất lấy làm lo sợ, ông nghĩ trừ họa thì phải trừ tận gốc, nên hạ lệnh chém đầu vua Trường Thọ.

Khi Trường Sinh Đồng Tử biết vua cha đã bị giết, nửa đêm liền lén vào thành cướp tử thi, dùng gỗ thơm tẩm liệm và chí thành khẩn thiết cầu siêu cho cha.

Vua Phạm Dự biết vua Trường Thọ có một người con trai tên là Trường Sinh Đồng Tử, ông hết sức lo sợ sẽ có ngày vị thái tử này đến báo thù cho cha nên ăn ngủ không yên, bèn ra lệnh truy nã Trường Sinh Đồng Tử một cách gắt gao.

Trường Sinh Đồng Tử thay họ đổi tên, về thành Ca Thi sống, trở nên một nhạc sĩ lừng danh, rất được ái mộ trong giới danh gia quý tộc.

Một hôm vua Phạm Dự được nghe nhạc của chàng rất lấy làm thích thú, bèn truyền lệnh cho chàng về cung làm người hầu cận gần gũi nhất, vua tín dụng chàng đến nỗi giao cả bảo đao hộ thân cho chàng cầm giữ.

Một hôm, vua Phạm Dự lên núi săn bắn, lạc mất đường về và mất luôn cả liên lạc với đoàn tùy tùng, bên thân ông chỉ còn mỗi một Trường Sinh Đồng Tử. Vua tìm đường về, thật lâu mà vẫn không tìm ra, ông mệt mỏi gối đầu lên đùi của Trường Sinh Đồng Tử nhắm mắt nghỉ ngơi.

Ngay lúc ấy, Trường Sinh Đồng Tử nghĩ thầm:

– Tên vua ác độc này là một tên hôn quân vô đạo, hắn đã giết người cha vô tội của ta, chiếm đoạt lãnh thổ của cha ta. Hiện giờ sinh mệnh của hắn đang nằm trong tay ta, đúng là một cơ hội trời cho, đây thật là cái dịp ngàn năm một thuở cho ta báo thù rửa hận.

Nghĩ đến đây, Trường Sinh Đồng Tử rút đao ra định giết vua Phạm Dự, nhưng cũng đúng lúc ấy, chàng nhớ lại lời dặn dò sau cùng của phụ vương, bèn cho đao vào vỏ trở lại. Vừa lúc ấy vua Phạm Dự hoảng hốt giật mình tỉnh giấc, nói với Trường Sinh Đồng Tử rằng:

– Ôi chao! Thật là dễ sợ! Thật là dễ sợ! Ta vừa mộng thấy Trường Sinh Đồng Tử đến đây báo thù, cầm đao cắt đầu ta.

Trường Sinh Đồng Tử nghe vua nói thế, chậm rãi trả lời rằng:

– Xin đại vương đừng lo sợ gì cả. Trường Sinh Đồng Tử chính là thần đây. Thú thật với đại vương, trong lúc đại vương đang ngủ, thần quả có ý định báo thù, nhưng chợt nhớ lại di huấn của cha nên thần lại cho đao vào vỏ trở lại.

– Di huấn của cha ngươi như thế nào?

Vua Phạm Dự hấp tấp hỏi. Trường Sinh Đồng Tử lập lại di huấn của cha: “Nhẫn! Nhẫn! Đó mới là đạo hiếu! Đừng gieo nhân quả oán thù, tâm độc hại chính là gốc rễ của ngàn năm tai họa.”

Vua Phạm Dự tỏ vẻ không hiểu ý câu nói ấy, hỏi lại Trường Sinh Đồng Tử:

– Ta hiểu nghĩa chữ “nhẫn! nhẫn!” nhưng “tâm độc hại chính là gốc rễ của vạn năm tai họa” có nghĩa là gì?

– Thần giết đại vương, Trường Sinh Đồng Tử đáp, thì bầy tôi của đại vương tất nhiên sẽ muốn giết thần. Rồi bầy tôi của thần cũng nhất định muốn giết bầy tôi của đại vương. Tình trạng giết qua giết lại này sẽ luân chuyển vĩnh viễn không bao giờ ngừng. Còn nếu thần tha cho đại vương, đại vương tha cho thần, chỉ có nhẫn mới trừ được căn nguyên của tai họa.

Vua Phạm Dự nghe thế hết sức cảm động, hối hận lẩm bẩm tự nói một mình:

– Ta đã giết hại một thánh nhân, tội của ta thật đáng chết!

Ngay giờ phút đó, ông thành tâm muốn nhường cả đất nước cho Trường Sinh Đồng Tử, nhưng Trường Sinh Đồng Tử nói một cách khiêm tốn và trang trọng:

– Đất nước của đại vương là sở hữu của đại vương, chỉ xin đại vương trả lại cho thần lãnh thổ của vua cha là đủ!

Vua Phạm Dự và Trường Sinh Đồng Tử cùng tìm đường trở về thành. Trên đường về, họ gặp rất nhiều vị đại thần của vua Phạm Dự. Vua Phạm Dự muốn thử lòng họ, bèn hỏi:

– Này các khanh, ta muốn hỏi các khanh một điều: giả sử các khanh gặp Trường Sinh Đồng Tử thì các khanh sẽ đối phó với y ra sao?

Các vị đại thần muôn người như một trả lời:

– Chặt tay hắn!

– Chém đầu hắn!

– Giết hắn chết!

Vua Phạm Dự chỉ Trường Sinh Đồng Tử nói:

– Đây chính là Trường Sinh Đồng Tử.

Các vị đại thần kinh hãi, họ nhất loạt rút kiếm giương cung, sửa soạn giết Trường Sinh Đồng Tử, nhưng vua Phạm Dự lập tức ngăn lại:

– Không được động thủ!

Rồi vua kể lại câu chuyện Trường Sinh Đồng Tử lấy đức báo oán cho các vị đại thần nghe khiến các vị này vô cùng cảm động. Vua Phạm Dự còn dặn dò là sau này, bất kỳ người nào cũng không được có ác ý với Trường Sinh Đồng Tử. Các vị đại thần nghe thế rất khâm phục ngài.

Trở về cung rồi, vua Phạm Dự mời Trường Sinh Đồng Tử tắm bằng nước thơm, lấy y phục vương giả khoác lên người chàng, nhường cung điện cho chàng, mời chàng lên ngồi lên giường vàng của mình và còn đem công chúa gả cho chàng nữa. Sau đó, vua phái rất nhiều quân lính, ngựa, voi hộ tống chàng về nước.

Sau khi kể đến đây, đức Phật bảo đại chúng:

– Chư tỳ-kheo! Các ông nghe chuyện này rồi có cảm nghĩ thế nào? Vua Trường Thọ của nước Kiều Tát Di thực hành nhẫn nhục, với tâm đại từ đại bi đầy đủ thí ân huệ cho người thù của mình, là một tấm gương sáng, các ông nên cố gắng noi theo. Các ông là những người có lòng tin chân thành, rời bỏ quê nhà, cắt đứt ân ái gia đình, chưa nghiên cứu sâu chân lý của vũ trụ và cầu chứng thực tướng của nhân sinh, thì phải thực hành nhẫn nhục, tán thán nhẫn nhục, thực hành đại bi, tán thán đại bi, đem ân huệ bố thí cho tất cả chúng sinh, thực tướng trong vũ trụ đồng một thể, không nên có những tranh chấp giữa “ta” và “người”.

Đại chúng nghe lời Phật dạy đều cúi đầu nhận lãnh, không ai còn khởi tâm tranh chấp với nhau nữa.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 97 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.81.185.66 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...