Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đối thoại pháp »» Tưởng »»

Đối thoại pháp
»» Tưởng

(Lượt xem: 6.281)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đối thoại pháp - Tưởng

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Giọng đọc: Trường Tân




Thiền sinh: Thưa Sư, xin cho con biết sự khác nhau giữa Tưởng, Thức và Tuệ ạ?

Nhà sư: Tưởng là nhớ lại cái mình đã gặp, nhớ lại cái đã biết, đã kinh nghiệm. Tưởng có chức năng là đánh dấu và lưu giữ. Chánh Niệm được ví như người gác cổng, còn Tưởng (saññā) được ví như người giữ kho. Trong kho có loại hàng gì, số lượng bao nhiêu, .... Tưởng đều ghi nhớ.
Vậy Thức thì sao? Thức (viññāṇa) thì bắt những cảnh hiện tại. Tưởng nắm giữ, bắt vào những cảnh đã qua và đã lưu giữ lại.
Trong Thanh Tịnh Đạo và các chú giải thường đưa ra ví dụ về sự khác nhau của Tưởng, Thức và Tuệ. Tưởng được ví như đứa bé, Thức được ví như người nông dân còn Tuệ giống như một người thợ kim hoàn.
Khi một đứa bé nhìn thấy đồng tiền xu nó không biết giá trị của đồng tiền này. Nó chỉ biết một cách đơn giản đồng tiền này là tròn hay vuông mà thôi. Đến lượt người nông dân, ngoài cái biết giống như đứa trẻ, anh ta cũng biết thêm về giá trị của nó và đây là đồng tiền vàng hay bạc. Tuy nhiên, người thợ kim hoàn thì không chỉ biết đây là đồng tiền, hình dáng, giá trị của nó mà anh còn biết được xuất xứ, thành phần, do nơi nào làm… biết một cách rất rõ ràng với nhiều khía cạnh chi tiết khác nhau.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng Tưởng mạnh hơn Thức, không xét đến Tuệ vì Tuệ biết một cách rất trọn vẹn. Ở đây xin nói thêm, Tưởng và Tuệ là các tâm sở, còn Thức là tâm vương (nhận biết cảnh hiện tại).
Tưởng là lưu giữ, ghi nhớ những cái đã qua, đã in vết; Tưởng có thể dẫn tới những sai lầm. Chúng ta nghe và hay “cứ tưởng”, thấy miếng ván này bao nhiêu lần nhưng “cứ tưởng” nó rất vững, rồi giẫm chân vào và nó bị sập do mục nát. Do nhớ lại trước đây mình đã giẫm chân lên miếng ván này rồi, lúc đó nó còn vững và thế là “cứ tưởng” nó còn như cũ.
Chúng ta lưu những thông tin cũ lại khi gặp cảnh mới thì áp cái đã biết vào cảnh mới. Chẳng hạn gần đến giờ ăn cơm hay xả thiền nghe tiếng kẻng là ngay lập tức biết đã đến giờ. Cái biết đấy là do Tưởng, không có Tưởng thì không thể biết và không làm được gì cả. Khi học cũng vậy, ghi chép bài cũng là chức năng của Tưởng giúp ghi chép, lưu giữ lại.
Vì thế Tưởng tri dẫn đến Thức tri, từ Thức tri dẫn đến Tuệ tri, Tuệ tri dẫn đến Thắng trí, từ Thắng trí dẫn đến Liễu tri.
Tưởng chỉ có chức năng đơn thuần là nắm giữ cảnh, còn biết được đúng hay sai một cách rõ ràng là do Tuệ.

Thiền sinh: Vậy tưởng có cần thiết hay không ạ?

Nhà sư: Như đã biết, Tưởng nhận biết những gì đã đi qua. Một cảnh chúng ta chưa hề biết thì Tưởng sẽ đánh dấu, sao lưu lại, nhớ để lần sau nó chụp lên một cảnh hiện tại tương tự như vậy.
Nhiều khi Tưởng làm chúng ta thấy đúng thành sai, ví dụ như nhìn thấy người đàn ông “cứ tưởng” là người đàn bà. Do chúng ta đang sống trong thế giới của Tưởng, nếu không phân tách ra được thì trong rất nhiều trường hợp chúng ta “cứ tưởng” trong khi thực chất tất cả chúng đều đã được sao lưu trong quá khứ rồi. Cơ chế hay chính là chức năng và sự vận hành của Tưởng là chụp cảnh quá khứ và áp lên cảnh hiện tại. Chúng ta phải biết rằng một khi nó đã sao lưu thì nó sẽ chụp lên cảnh hiện tại, chỉ cần tâm bắt vào cảnh hiện tại là nó chụp lên ngay tức khắc. Tưởng tùy thuộc vào sự sao lưu của chúng ta, sự sao lưu này có thể đúng hoặc sai. Nó có chức năng nhận biết các sự vật, không có tưởng thì chúng ta không thể nào giao tiếp được trong cuộc sống này.
Đối với việc thực hành, chúng ta cần tưởng đúng. Đức Phật cũng nói đến Tăng Thượng Tưởng. Có một câu hỏi đặt ra, tưởng có trước hay trí có trước? Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn thì đọc Kinh Potthapāda (bài kinh số 09) trong Trường Bộ Kinh, đoạn nói về Tăng Thượng Tưởng như sau:

“Potthapāda bạch Đức Thế Tôn: Tưởng khởi trước, trí khởi sau hay trí khởi trước tưởng khởi sau? Hay tưởng và trí cùng khởi một lần, không trước không sau?
Này Potthapāda, Tưởng khởi trước, trí mới khởi sau, do tưởng sinh trí mới sinh, vị ấy tuệ tri do duyên tưởng trí sinh ra nơi ta. Này Potthapāda, với lời dạy này cần phải hiểu tưởng sinh trước, trí sinh sau, tưởng sinh, trí mới sinh”


Do đó từ Tưởng tri mới dẫn tới Thức tri, từ Thức tri dẫn tới Tuệ tri, từ Tuệ tri dẫn tới Thắng trí, từ Thắng trí mới dẫn tới Liễu tri.
Mỗi pháp sinh khởi đều có: đặc tính, chức năng, sự thể hiện và nhân gần. Liễu tri là hiểu rõ bốn khía cạnh này của mỗi pháp.

Tưởng có:
- Đặc tính: nhớ lại.
- Chức năng: ghi nhớ những cái đã biết, đã kinh nghiệm.
- Sự thể hiện: nắm giữ cảnh, sự nắm giữ này có thể đúng hoặc sai.
- Nhân gần: phải có cảnh tái hiện (để cho tưởng sao chụp).

Những thiền sinh ở Pa Auk khi đến giai đoạn Vipassana quán thì họ bóc tách cả danh và sắc dưới bốn khía cạnh này.
Nếu Tưởng sai biệt dẫn tới Tâm sai biệt, Tâm sai biệt dẫn tới Nghiệp sai biệt, Nghiệp sai biệt thì Quả dị thục sai biệt. Như vậy chúng ta thấy được mối liên kết của chúng và từ đó định hình tưởng cho đúng đắn.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Dược sư


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Bhutan có gì lạ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.






DONATION

Quý vị đang truy cập từ IP 44.201.72.250 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong Rộng Mở Tâm Hồn Van Tran Thu Huyen Rộng Mở Tâm Hồn nguyen ba tho Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Tâm Lương Rộng Mở Tâm Hồn lamtrinh Rộng Mở Tâm Hồn đức Lâm Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Nhĩ Như Thị Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn thái quân Rộng Mở Tâm Hồn Tịch Nguyệt Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thanh01 Rộng Mở Tâm Hồn Thu Loan Rộng Mở Tâm Hồn Davidlam Rộng Mở Tâm Hồn Leanbinh Rộng Mở Tâm Hồn Ngọc Châu Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn 釋祥厳 Rộng Mở Tâm Hồn Tăng Văn Y Rộng Mở Tâm Hồn ĐẶNG THỊ THU AN Rộng Mở Tâm Hồn Văn Dũng Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever ... ...

... ...