Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đối thoại pháp »» Chấp ngã »»

Đối thoại pháp
»» Chấp ngã

Donate

(Lượt xem: 6.452)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đối thoại pháp - Chấp ngã

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Giọng đọc: Trường Tân

Thiền sinh: Con thấy đằng sau rất nhiều những suy nghĩ và hành động của mình đều có cái "tôi ta" dính mắc. Con xin sư chỉ dạy thêm.

Nhà sư: Vậy theo cô thì có tôi ta không? Tôi ta thì không có nhưng có cái gì? Pháp thực sự hiện hữu là hiểu biết sai lầm rằng có tôi, ta (tà kiến). Tôi ta thì không có nhưng có sự hiểu sai rằng có tôi ta. Sự hiểu sai này nằm trong tâm thức của người đó. Nếu không để ý đến thì sẽ không phát hiện ra sự hiểu biết sai lầm này. Sự hiểu sai rằng có tôi ta thì có tồn tại, có sinh khởi, còn tôi ta thì không có.
Ngã chẳng qua thuần túy là một tên gọi. Cái gì được gọi là bản Ngã, cái gì được gọi là Tôi? Thông qua tất cả những phần như là: thái độ, quan kiến, đánh giá…Tất cả những cái đó gom lại thành cái được gọi là Tôi - Tôi là bao những tập hợp đó, ngoài ra không có một cái tôi nào khác.

Thiền sinh: Làm sao để có hiểu biết đúng về cái Ngã (Tôi, Ta) này thưa Sư?

Nhà sư: Ban đầu chúng ta cần thông tin đúng do Đức Phật thuyết giảng, sau đó phải áp dụng vào việc Chánh Niệm, quan sát các phản ứng thân, tâm của mình.
Cái mà chúng ta gọi là Tôi được hình thành trên cơ sở những ý tưởng, thông qua những suy nghĩ. Rõ ràng suy nghĩ của chúng ta bị điều kiện hóa và nó hun đúc nên cái gọi là Tôi. Cái hiểu Tôi Ta được phát hiện thông qua những thói quen, suy nghĩ.
Khi có sự quan sát, ghi nhận đúng và bóc tách những gì đang xảy ra sẽ thấy cơ chế đó rõ ràng hơn, càng hiểu cơ chế này thì phản ứng sẽ càng lắng lại và ít dần, giảm dần. Sự ghi nhận không tham dự, không phán xét, đánh giá đó sẽ tạo ra năng lực chuyển hóa. Khi chúng ta chỉ thuần túy quan sát, không phàn nàn hay đánh giá, không có thích hay không thích, hoàn toàn Pháp vận hành như vậy, không có bất cứ điều kiện nào xen vào thì sẽ không còn cái gọi là Tôi Ta.

Thiền sinh: Vậy khi nào sự hiểu lầm rằng có Tôi Ta biểu hiện ra cho chúng ta thấy?

Nhà sư: Thường thường là cái Ngã hay sự hiểu biêt sai lầm về Tôi Ta được thiết lập một cách rất mạnh mẽ trong các mối quan hệ.
Thích hay không thích chỉ là biểu hiện bề ngoài, giống như trên sân khấu nước: chúng ta chỉ nhìn thấy chỉ là những con rối (không phải là cái hoàn toàn thực), còn người nghệ sĩ điều khiển con rối đứng đằng sau sân khấu mới có ý nghĩa thực chất. Đằng sau những biểu hiện của chúng ta là các ý tưởng, quan điểm, đánh giá, thành kiến … về một cái gì đó. Tất cả những điều này được thiết lập, thông qua các mối quan hệ sẽ thể hiện thái độ thích hay không thích.

Thiền sinh: Vậy trong các mối quan hệ, ví dụ quan hệ Thầy trò, cần nhìn nhận thế nào thưa Sư?

Nhà sư: Chúng ta nên để ý rằng mối quan hệ hình thành trên ý niệm về con người. Khi mà mối quan hệ hình thành trên ý niệm như vậy thì các quy ước, chuẩn mực về xã hội phải được đưa vào. Điều gì xảy ra nếu tôi không tuân thủ các chuẩn mực đó? (im lặng một lát và trả lời) Xã hội sẽ chê bai. Có nhiều giới mà Đức Phật chế ra là để tránh việc thế gian chê trách (giới chế định).
Vẫn là mối quan hệ đó nhưng chúng ta có thể nhìn theo một chiều hướng khác. Khi nhìn theo chiều hướng này chúng ta sẽ thấy các phẩm chất, các phẩm chất có thể giao thoa hoặc đẩy nhau. Ví dụ như trong mối quan hệ thầy trò, mọi người hãy nhìn người thầy như là các phẩm chất, mà không nhìn đó như là một
ông thầy.
Đức Phật là một phẩm chất, như đối với Ân Đức Phật chẳng hạn. Con người ta bao hàm các phẩm chất – đó là các phẩm chất tâm. Bất kỳ cái gì cũng vậy. Nếu nhìn nhận như vậy thì sẽ không còn nảy sinh thêm những điều không cần thiết.
Đức Phật có nói rằng, đại ý: Thấy Như Lai không phải là thấy Như Lai bằng xương bằng thịt, mà thấy được các phẩm chất đó. Chính vì vậy thấy Pháp là thấy được Như Lai, thấy Như Lai là thấy Pháp.

Thiền sinh: Thưa sư, khi gặp một con người nào đấy nếu mà mình chỉ nhìn nhận theo những phẩm chất thì khái niệm con người sẽ mờ dần đi phải không ạ?

Nhà sư: Ở đây chúng ta bóc tách vấn đề ra để hiểu hơn, còn khi nhìn nhận thì cần nhìn nhận được cả hai, chứ không thể chỉ có nhìn nhận những phẩm chất. Ví dụ như trong mối quan hệ thầy trò, thì cần phải nhìn nhận rõ ai là thầy và ai là trò, chứ không thể theo kiểu “bằng vai phải lứa”, “cá mè một lứa” được.
Khái niệm thì vẫn còn đó, nhưng chúng ta sẽ hiểu một cách rõ ràng hơn các phẩm chất của con người đó. Và cũng chính thông qua các phẩm chất này sẽ giúp chúng ta có được niềm tin và củng cố hình ảnh lưu giữ trong tâm thức - cũng chính là khái niệm.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Cho là nhận


Phật Giáo Yếu Lược

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 98.82.120.188 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước ... ...

Việt Nam (342 lượt xem) - Hoa Kỳ (41 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - ... ...