Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đối thoại pháp »» Tưởng »»

Đối thoại pháp
»» Tưởng

(Lượt xem: 6.779)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đối thoại pháp - Tưởng

Font chữ:


Giọng đọc: Trường Tân




Thiền sinh: Thưa Sư, xin cho con biết sự khác nhau giữa Tưởng, Thức và Tuệ ạ?

Nhà sư: Tưởng là nhớ lại cái mình đã gặp, nhớ lại cái đã biết, đã kinh nghiệm. Tưởng có chức năng là đánh dấu và lưu giữ. Chánh Niệm được ví như người gác cổng, còn Tưởng (saññā) được ví như người giữ kho. Trong kho có loại hàng gì, số lượng bao nhiêu, .... Tưởng đều ghi nhớ.
Vậy Thức thì sao? Thức (viññāṇa) thì bắt những cảnh hiện tại. Tưởng nắm giữ, bắt vào những cảnh đã qua và đã lưu giữ lại.
Trong Thanh Tịnh Đạo và các chú giải thường đưa ra ví dụ về sự khác nhau của Tưởng, Thức và Tuệ. Tưởng được ví như đứa bé, Thức được ví như người nông dân còn Tuệ giống như một người thợ kim hoàn.
Khi một đứa bé nhìn thấy đồng tiền xu nó không biết giá trị của đồng tiền này. Nó chỉ biết một cách đơn giản đồng tiền này là tròn hay vuông mà thôi. Đến lượt người nông dân, ngoài cái biết giống như đứa trẻ, anh ta cũng biết thêm về giá trị của nó và đây là đồng tiền vàng hay bạc. Tuy nhiên, người thợ kim hoàn thì không chỉ biết đây là đồng tiền, hình dáng, giá trị của nó mà anh còn biết được xuất xứ, thành phần, do nơi nào làm… biết một cách rất rõ ràng với nhiều khía cạnh chi tiết khác nhau.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng Tưởng mạnh hơn Thức, không xét đến Tuệ vì Tuệ biết một cách rất trọn vẹn. Ở đây xin nói thêm, Tưởng và Tuệ là các tâm sở, còn Thức là tâm vương (nhận biết cảnh hiện tại).
Tưởng là lưu giữ, ghi nhớ những cái đã qua, đã in vết; Tưởng có thể dẫn tới những sai lầm. Chúng ta nghe và hay “cứ tưởng”, thấy miếng ván này bao nhiêu lần nhưng “cứ tưởng” nó rất vững, rồi giẫm chân vào và nó bị sập do mục nát. Do nhớ lại trước đây mình đã giẫm chân lên miếng ván này rồi, lúc đó nó còn vững và thế là “cứ tưởng” nó còn như cũ.
Chúng ta lưu những thông tin cũ lại khi gặp cảnh mới thì áp cái đã biết vào cảnh mới. Chẳng hạn gần đến giờ ăn cơm hay xả thiền nghe tiếng kẻng là ngay lập tức biết đã đến giờ. Cái biết đấy là do Tưởng, không có Tưởng thì không thể biết và không làm được gì cả. Khi học cũng vậy, ghi chép bài cũng là chức năng của Tưởng giúp ghi chép, lưu giữ lại.
Vì thế Tưởng tri dẫn đến Thức tri, từ Thức tri dẫn đến Tuệ tri, Tuệ tri dẫn đến Thắng trí, từ Thắng trí dẫn đến Liễu tri.
Tưởng chỉ có chức năng đơn thuần là nắm giữ cảnh, còn biết được đúng hay sai một cách rõ ràng là do Tuệ.

Thiền sinh: Vậy tưởng có cần thiết hay không ạ?

Nhà sư: Như đã biết, Tưởng nhận biết những gì đã đi qua. Một cảnh chúng ta chưa hề biết thì Tưởng sẽ đánh dấu, sao lưu lại, nhớ để lần sau nó chụp lên một cảnh hiện tại tương tự như vậy.
Nhiều khi Tưởng làm chúng ta thấy đúng thành sai, ví dụ như nhìn thấy người đàn ông “cứ tưởng” là người đàn bà. Do chúng ta đang sống trong thế giới của Tưởng, nếu không phân tách ra được thì trong rất nhiều trường hợp chúng ta “cứ tưởng” trong khi thực chất tất cả chúng đều đã được sao lưu trong quá khứ rồi. Cơ chế hay chính là chức năng và sự vận hành của Tưởng là chụp cảnh quá khứ và áp lên cảnh hiện tại. Chúng ta phải biết rằng một khi nó đã sao lưu thì nó sẽ chụp lên cảnh hiện tại, chỉ cần tâm bắt vào cảnh hiện tại là nó chụp lên ngay tức khắc. Tưởng tùy thuộc vào sự sao lưu của chúng ta, sự sao lưu này có thể đúng hoặc sai. Nó có chức năng nhận biết các sự vật, không có tưởng thì chúng ta không thể nào giao tiếp được trong cuộc sống này.
Đối với việc thực hành, chúng ta cần tưởng đúng. Đức Phật cũng nói đến Tăng Thượng Tưởng. Có một câu hỏi đặt ra, tưởng có trước hay trí có trước? Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn thì đọc Kinh Potthapāda (bài kinh số 09) trong Trường Bộ Kinh, đoạn nói về Tăng Thượng Tưởng như sau:

“Potthapāda bạch Đức Thế Tôn: Tưởng khởi trước, trí khởi sau hay trí khởi trước tưởng khởi sau? Hay tưởng và trí cùng khởi một lần, không trước không sau?
Này Potthapāda, Tưởng khởi trước, trí mới khởi sau, do tưởng sinh trí mới sinh, vị ấy tuệ tri do duyên tưởng trí sinh ra nơi ta. Này Potthapāda, với lời dạy này cần phải hiểu tưởng sinh trước, trí sinh sau, tưởng sinh, trí mới sinh”


Do đó từ Tưởng tri mới dẫn tới Thức tri, từ Thức tri dẫn tới Tuệ tri, từ Tuệ tri dẫn tới Thắng trí, từ Thắng trí mới dẫn tới Liễu tri.
Mỗi pháp sinh khởi đều có: đặc tính, chức năng, sự thể hiện và nhân gần. Liễu tri là hiểu rõ bốn khía cạnh này của mỗi pháp.

Tưởng có:
- Đặc tính: nhớ lại.
- Chức năng: ghi nhớ những cái đã biết, đã kinh nghiệm.
- Sự thể hiện: nắm giữ cảnh, sự nắm giữ này có thể đúng hoặc sai.
- Nhân gần: phải có cảnh tái hiện (để cho tưởng sao chụp).

Những thiền sinh ở Pa Auk khi đến giai đoạn Vipassana quán thì họ bóc tách cả danh và sắc dưới bốn khía cạnh này.
Nếu Tưởng sai biệt dẫn tới Tâm sai biệt, Tâm sai biệt dẫn tới Nghiệp sai biệt, Nghiệp sai biệt thì Quả dị thục sai biệt. Như vậy chúng ta thấy được mối liên kết của chúng và từ đó định hình tưởng cho đúng đắn.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Gõ cửa thiền


Hạnh phúc là điều có thật


Hạnh phúc khắp quanh ta

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.40.207 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (99 lượt xem) - Việt Nam (86 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...