Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nghệ thuật sống - Pháp thiền do Thiền sư S. N. Goenka giảng dạy »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 9: Mục đích »»

Nghệ thuật sống - Pháp thiền do Thiền sư S. N. Goenka giảng dạy
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 9: Mục đích

Donate

(Lượt xem: 6.533)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chương 9: Mục đích

Chapter 9. THE GOAL





"Bất cứ cái gì có tính nảy sinh thì cũng có tính diệt đi.” Kinh nghiệm của thực tại này là tinh túy giáo huấn của Đức Phật. Tâm và thân chỉ là một mớ những tiến trình liên tiếp sinh và diệt. Sự đau khổ của chúng ta phát sinh khi chúng ta phát triển sự bám chấp vào những tiến trình đó, vào những thứ mà thật ra rất phù du và không có thực thể. Nếu chúng ta có thể trực tiếp hiểu được bản tánh vô thường của những tiến trình này, thì sự bám chấp của ta vào chúng sẽ mất đi. Đây là công việc mà những người hành thiền phải làm: hiểu được tính chất phù du của chính mình bằng cách quan sát những cảm giác luôn luôn thay đổi ở bên trong. Mỗi khi có cảm giác xuất hiện, ta không phản ứng, mà cứ để nó nảy sinh và diệt đi. Làm như vậy, ta để cho những nghiệp cũ của tâm trồi lên bên trên và diệt đi. Khi phản ứng và sự bám chấp ngưng thì đau khổ ngưng và ta trải nghiệm sự giải thoát. Đây là công việc lâu dài, đòi hỏi sự thực hành liên tục. Lợi ích thấy rõ ở mọi bước đi, nhưng để đạt được những lợi ích đó đòi hỏi sự cố gắng liên tục. Chỉ bằng cách luyện tập kiên nhẫn, bền bỉ và liên tục thì người hành thiền mới tiến bộ trên con đường hướng đến mục đích.
“Whatever has the nature of arising also has the nature of cessation.”1 The experience of this reality is the essence of the teaching of the Buddha. Mind and body are merely a bundle of processes that are constantly arising and passing away. Our suffering arises when we develop attachment to the processes, to what is in fact ephemeral and insubstantial. If we can realize directly the impermanent nature of these processes, our attachment to them passes away. This is the task that meditators undertake: to understand their own transient natures by observing the ever- changing sensations within. Whenever a sensation occurs they do not react, but allow it to arise and to pass away. By doing so they allow the old conditioning of the mind to come to the surface and pass away. When conditioning and attachment cease, suffering ceases, and we experience liberation. It is a long task requiring continual application. Benefits appear at every step along the way, but to attain them requires repeated effort. Only by working patiently, persistently, and continuously can the meditator advance toward the goal.
Thâm nhập sự thật tối hậu
Penetration to Ultimate Truth
Sự tiến triển trên con đường gồm ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là học về kỹ thuật, phải làm như thế nào và tại sao làm như vậy. Giai đoạn thứ hai là thực hành. Giai đoạn thứ ba là thâm nhập, dùng kỹ thuật để xuyên vào thực tại của chính mình, và nhờ vậy tiến tới mục đích cuối cùng.
There are three stages in one's progress on the path. The first is simply learning about the technique, how it is done and why. The second is putting it into practice. The third is penetration, using the technique in order to pierce to the depths of one's reality and thereby to progress toward the final goal.
Đức Phật không phủ nhận sự hiện hữu của thế giới hiển nhiên như hình dạng, hình thể, màu sắc, vị nếm, mùi hương, đau đớn và khoái lạc, tư tưởng và cảm xúc - ta và tha nhân. Ngài chỉ nói rằng thế giới đó không phải là sự thật tối hậu. Với nhãn quan thông thường, chúng ta chỉ nhìn thấy những hình thức lớn mà không thấy được những thành phần vi tế tạo ra chúng. Chỉ thấy những hình dạng mà không thấy được những thành phần bên trong, chúng ta ý thức được những sự khác biệt của chúng, và do vậy đã phân biệt, đặt tên, ưa thích, có thiên kiến, và bắt đầu thích và ghét - tiến trình này phát triển thành thèm muốn và chán ghét.
The Buddha did not deny the existence of the apparent world of shapes and forms, colours, tastes, smells, pains and pleasures, thoughts and emotions, of beings—oneself and others. He stated merely that this is not the ultimate reality. With ordinary vision, we perceive only the large-scale patterns into which more subtle phenomena organize themselves. Seeing only the patterns and not the underlying components, we are aware primarily of their differences, and therefore we draw distinctions, assign labels, form preferences and prejudices, and commence liking and disliking—the process that develops into craving and aversion.
Để có thể thoát khỏi thói quen của thèm muốn và chán ghét, chúng ta không những cần có một cái nhìn tổng quát, mà còn phải thấy được những sự vật ở phần thâm sâu, phải hiểu được những hiện tượng bên trong cấu tạo nên thực tế hiển nhiên. Đây chính là những gì mà pháp thiền Vipassana cho phép chúng ta làm.
In order to emerge from the habit of craving and aversion, it is necessary not only to have an overall vision, but to see things in depth, to perceive the underlying phenomena that compose apparent reality. This is precisely what the practice of Vipassana meditation allows us to do.
Bất cứ sự tự khảo sát nào cũng tự nhiên bắt đầu với những khía cạnh hiển nhiên nhất của chúng ta: các phần khác nhau của cơ thể, tứ chi và các cơ quan. Quan sát kỹ hơn sẽ cho thấy một vài phần của cơ thể thì chắc đặc, có phần thì lỏng, có phần di động, có phần thì bất động. Có thể chúng ta thấy thân nhiệt khác với nhiệt độ không khí chung quanh. Tất cả những sự quan sát này có thể giúp chúng ta phát triển sự tự ý thức, nhưng chúng vẫn còn là kết quả của sự quan sát thực tế bên ngoài dưới dạng hình thể hay hình dáng. Bởi vậy vẫn có sự phân biệt, sự ưa thích, thiên kiến, thèm muốn và chán ghét.
Any self-examination naturally begins with the most obvious aspects of ourselves: the different parts of the body, the various limbs and organs. Closer inspection will reveal that some parts of the body are solid, others are liquid, others are in motion or at rest. Perhaps we perceive the bodily temperature as distinct from the temperature of the surrounding atmosphere. All these observations may help to develop greater self-awareness, but they are still the result of examining apparent reality in a composed shape or form. Therefore distinctions persist, preferences and prejudices, craving and aversion.
Là những người hành thiền, chúng ta tiến xa hơn bằng cách tập ý thức về cảm giác bên trong. Những cảm giác này rõ ràng cho thấy một thực tại vi tế hơn mà trước kia chúng ta không hề biết đến. Trước hết chúng ta ý thức về những loại cảm giác khác nhau ở những phần khác nhau của cơ thể, những cảm giác có vẻ nảy sinh, tồn tại một thời gian, rồi rốt cuộc diệt đi. Mặc dầu chúng ta đã tiến ra khỏi mức độ bên ngoài, nhưng chúng ta vẫn còn quan sát những hình thức kết hợp của sự thật hiển nhiên. Vì lý do này chúng ta vẫn chưa thoát khỏi sự kỳ thị, khỏi thèm muốn và chán ghét.
As meditators we go further by practising awareness of sensations within. These certainly reveal a subtler reality of which we were previously ignorant. At first we are aware of different types of sensations in different parts of the body, sensations that seem to arise, to remain for some time, and eventually to pass away. Although we have advanced beyond the superficial level, we are still observing the integrated patterns of apparent reality. For this reason we are not yet free from discriminations, from craving and aversion.
Nếu chúng ta tiếp tục hành thiền một cách chuyên cần, không sớm thì muộn, chúng ta cũng tới được giai đoạn mà ở đó tính chất của cảm giác thay đổi. Lúc đó chúng ta ý thức được những cảm giác tinh tế đồng nhất khắp cơ thể sinh diệt rất nhanh. Chúng ta thâm nhập qua những hình thức kết hợp để thấy được những hiện tượng bên trong mà chúng được cấu tạo, những hạ vi tử mà mọi vật chất được tạo thành. Chúng ta kinh nghiệm trực tiếp bản chất phù du của những vi tử này, không ngừng sinh diệt. Bây giờ, bất cứ những gì chúng ta quan sát, máu hay xương, chất đặc hay chất lỏng, chất khí, đẹp hay xấu, chúng chỉ là một khối rung động không thể nào phân biệt được. Và cuối cùng tiến trình phân biệt và đặt tên ngừng. Chúng ta kinh nghiệm trong phạm vi cơ thể của chính mình sự thật tối hậu về vật chất: đó là một dòng chảy không ngừng sinh diệt.
If we continue practising diligently, sooner or later we arrive at a stage where the nature of the sensations changes. Now we are aware of a uniform type of subtle sensations throughout the body, arising and passing away with great rapidity. We have penetrated beyond the integrated patterns to perceive the underlying phenomena of which they are composed, the subatomic particles of which all matter is constituted. We experience directly the ephemeral nature of these particles, continually arising and vanishing. Now whatever we observe within, whether blood or bone, solid, liquid, or gaseous, whether ugly or beautiful, we perceive only as a mass of vibrations that cannot be differentiated. At last the process of drawing distinctions and assigning labels ceases. We have experienced within the framework of our own bodies the ultimate truth about matter: that it is constantly in flux, arising and passing away.
Tương tự như vậy, thực tại hiển nhiên của tiến trình của tâm có thể thâm nhập tới một tầng lớp vi tế hơn. Thí dụ, ở một lúc nào đó, thích hay không thích xảy ra, dựa trên một kinh nghiệm quá khứ của ta. Khoảnh khắc kế tiếp, tâm lặp lại phản ứng thích hay không thích, và cứ vậy càng lúc càng tăng cường nó lên, cho đến lúc nó trở thành thèm muốn hay chán ghét. Chúng ta chỉ ý thức được những phản ứng có cường độ mạnh. Với sự nhận thức nông cạn này, chúng ta bắt đầu nhận định và phân biệt giữa cái dễ chịu và khó chịu, tốt và xấu, cái muốn và cái không muốn. Cũng như trường hợp của thực tế hiển nhiên của vật chất, cảm xúc mạnh cũng vậy; khi chúng ta quan sát nó bằng cách quan sát những cảm giác ở bên trong, thì nó phải tan rã. Cũng như vật chất chỉ là những gợn sóng li ti của các vi tử, thì cảm xúc mạnh cũng chỉ là một hình thức được củng cố của những cái thích hay không thích, của những phản ứng nhất thời đối với những cảm giác. Một khi cảm xúc mạnh tan rã thành những hình thức vi tế hơn, thì nó không còn sức mạnh nào để chế ngự ta nữa.
Similarly, the apparent reality of mental processes may be penetrated to a subtler level. For example, a moment of liking or disliking occurs, based on one's past conditioning. Next moment the mind repeats the reaction of liking or disliking, and reinforces it moment after moment until it develops into craving or aversion. We are aware only of the intensified reaction. With this superficial perception we begin to identify and discriminate between pleasant and unpleasant, good and bad, wanted and unwanted. But just as in the case of apparent material reality, so with intensified emotion: when we start to observe it by observing sensations within, it is bound to dissolve. As matter is nothing but subtle wavelets of subatomic particles, so strong emotion is merely the consolidated form of momentary likings and dislikings, momentary reactions to sensations. Once strong emotion dissolves into its subtler form, it no longer has any power to overwhelm.
Từ sự quan sát những cảm giác chắc đặc ở những phần khác nhau của cơ thể, chúng ta tiến tới sự ý thức về những cảm giác tinh tế hơn có cùng tính chất, sinh diệt không ngừng khắp cấu trúc thể chất. Vì cảm giác sinh diệt ở một tốc độ rất nhanh nên chúng được cảm thấy như một luồng rung động chạy khắp cơ thể. Bất cứ ta chú tâm tới một nơi nào trong cơ thể, ta cũng chỉ thấy sự sinh diệt. Bất cứ lúc nào trong tâm ta nảy sinh một ý nghĩ, là ngay sau đó ta cảm nhận được những cảm giác sinh rồi diệt. Khi sự chắc đặc hiển nhiên của thân và tâm bị tan rã, và chúng ta chứng nghiệm được thực tế tối hậu của thân, tâm và tâm ý: không gì ngoài những rung động, sinh và diệt ở một tốc độ rất nhanh. Một người chứng nghiệm được sự thật này đã nói:
From observing different consolidated sensations in different parts of the body, we proceed to awareness of subtler sensations of uniform nature, arising and vanishing constantly throughout the physical structure. Because of the great rapidity with which the sensations appear and disappear, they may be experienced as a flow of vibrations, a current moving through the body. Wherever we fix the attention within the physical structure, we are aware of nothing but arising and vanishing. Whenever a thought appears in the mind, we are aware of the accompanying physical sensations, arising and passing away. The apparent solidity of body and mind dissolves, and we experience the ultimate reality of matter, mind, and mental formations: nothing but vibrations, oscillations, arising and vanishing with great rapidity. As one who experienced this truth said,
Toàn thế giới bốc cháy,
toàn thế giới thành khói.
Toàn thế giới đang cháy,
toàn thế giới rung động.
The entire world is ablaze,
the entire world is going up in smoke.
The entire world is burning the entire world is vibrating.2
Để đạt tới giai đoạn tan rã này (bhanga), thiền giả chỉ cần phát triển ý thức và sự bình tâm. Cũng như một khoa học gia có thể quan sát những hiện tượng vi tế bằng cách tăng độ khuếch đại của kính hiển vi, chúng ta tăng cường khả năng quan sát những thực tại vi tế hơn ở bên trong bằng cách phát triển ý thức và sự bình tâm.
To reach this stage of dissolution (bhaṅga), the meditator need do nothing but develop awareness and equanimity. Just as a scientist can observe more minute phenomena by increasing the magnification of his microscope, so by developing awareness and equanimity one increases the ability to observe subtler realities within.
Kinh nghiệm này khi xảy ra chắc chắn là rất thích thú. Mọi đau, nhức tan biến, tất cả những nơi không có cảm giác đều biến mất. Chúng ta chỉ cảm thấy bình an, hạnh phúc, ngây ngất. Đức Phật đã diễn tả kinh nghiệm đó như sau:
This experience, when it occurs, is certainly very pleasant. All the aches and pains have dissolved, all the areas without sensation have disappeared. One feels peaceful, happy, blissful. The Buddha described it as follows:
Khi ta chứng nghiệm được
sự sinh và diệt của những tiến trình tâm - thân,
thì ta hưởng được sảng khoái và hân hoan.
Người đó đạt tới sự bất tử, như các bậc thánh.
Whenever one experiences
the arising and passing away of the mental-physical processes, he enjoys bliss and delight.
He attains the deathless, as realized by the wise.3
Nếu chúng ta tiến bước trên con đường, và khi sự chắc đặc hiển nhiên của tâm và thân tan rã, thì chắc chắn ta được hưởng hạnh phúc tuyệt vời. Hân hoan trong tình trạng khoan khoái này, chúng ta có thể nghĩ rằng đó là mục đích cuối cùng. Nhưng đó mới chỉ là một trạm, và từ đó chúng ta tiến xa hơn để chứng nghiệm sự thật tối hậu vượt ra ngoài tâm và thân, để đạt tới sự giải thoát hoàn toàn khỏi khổ đau.
Bliss is bound to arise as one advances on the path, when the apparent solidity of mind and body has been dissolved. Delighting in the pleasant situation, we may think that it is the final goal. But it is only a way-station. From this point we proceed further to experience the ultimate truth beyond mind and matter, to attain total freedom from suffering.
Do hành thiền mà ý nghĩa những lời nói của Đức Phật trở nên rõ ràng đối với chúng ta. Chúng ta bắt đầu vui hưởng dòng rung động khắp cơ thể khi chúng ta tiến từ thực tế bên ngoài đến thực tế vi tế. Nhưng đột nhiên dòng rung động mất đi, và chúng ta lại kinh nghiệm những cảm giác mãnh liệt, khó chịu ở một vài nơi trong cơ thể, và ở một vài nơi khác thì chẳng có cảm giác gì. Và trong tâm ta lại có xúc động mạnh. Nếu chúng ta bắt đầu cảm thấy chán ghét tình trạng mới này và thèm muốn dòng rung động trở lại thì chúng ta chẳng hiểu gì về Vipassana cả. Chúng ta đã biến Vipassana thành một trò chơi trong đó mục đích chỉ để đạt được những kinh nghiệm khoan khoái, và để tránh hay vượt qua những kinh nghiệm khó chịu. Đây cũng là trò chơi mà chúng ta đã từng chơi suốt cuộc đời - cái vòng lẩn quẩn của đẩy đi và kéo lại không bao giờ ngưng, lôi kéo và xua đuổi, chẳng mang lại gì ngoài khổ đau.
The meaning of these words of the Buddha becomes very clear to us from our own practice in meditation. Penetrating from apparent to subtle reality, we begin to enjoy the flow of vibrations throughout the body. Then suddenly the flow is gone. Again we experience intense, unpleasant sensations in some parts, and perhaps no sensation in other parts. Again we experience intense emotion in the mind. If we start feeling aversion toward this new situation and craving for the flow to return, we have not understood Vipassana. We have turned it into a game in which the goal is to achieve pleasant experiences and to avoid or overcome unpleasant ones. This is the same game that we have played throughout life—the unending round of push and pull, of attraction and repulsion, which leads to nothing but misery.
Tuy nhiên, khi trí tuệ gia tăng, ta sẽ nhận thấy rằng sự tái diễn của các cảm giác thô thiển, ngay cả sau khi đã kinh nhiệm được sự tan rã, chứng tỏ là sự tiến bộ chứ không phải là sự thụt lùi. Thiền Vipassana không phải với mục đích để kinh nghiệm một cảm giác nào đặc biệt, mà là để giải thoát tâm khỏi mọi nghiệp chướng. Nếu ta phản ứng với bất cứ cảm giác nào, thì ta chỉ bị khổ thêm mà thôi. Nhưng nếu ta giữ được sự bình tâm, thì ta cho phép một số nghiệp qua đi, và dùng cảm giác làm phương tiện để giải thoát khỏi khổ đau. Nhờ vào sự quan sát những cảm giác khó chịu mà không phản ứng, chúng ta xóa bỏ được sự chán ghét. Và do quan sát những cảm giác dễ chịu mà không phản ứng chúng ta xóa bỏ được sự thèm muốn. Và do quan sát những cảm giác trung tính mà không phản ứng; chúng ta tẩy trừ được vô minh. Bởi vậy không có cảm giác nào, không có kinh nghiệm nào là thật sự tốt hay xấu. Nó tốt, nếu ta giữ được sự bình tâm, nó xấu nếu ta mất quân bình.
As wisdom increases, however, we recognize that the recurrence of gross sensations, even after the experience of dissolution, indicates not regression but rather progress. We practise Vipassana not with the aim of experiencing any particular kind of sensation, but in order to free the mind of all conditioning. If we react to any sensation, we increase our suffering. If we remain balanced, we allow some of the conditioning to pass away and the sensation becomes a means to liberate us from suffering. By observing unpleasant sensations without reacting, we eradicate aversion. By observing pleasant sensations without reacting, we eradicate craving. By observing neutral sensations without reacting, we eradicate ignorance. Therefore no sensation, no experience is intrinsically good or bad. It is good if one remains balanced; it is bad if one loses equanimity.
Với sự hiểu biết này, ta dùng mọi cảm giác như công cụ để tẩy trừ nghiệp. Đây là giai đoạn được gọi là saṅkhāra-upekkhā, quân bình đối với tất cả các nghiệp; từng bước một tiến tới sự thật tối hậu của sự giải thoát, nibbāna (Niết Bàn).
With this understanding we use every sensation as a tool to eradicate conditioning. This is the stage known as saṅkhāra- upekkhā, equanimity toward all conditioning, which leads step by step to the ultimate truth of liberation, nibbāna.
Chứng nghiệm sự giải thoát
The Experience of Liberation
Sự giải thoát có thể đạt được. Ta có thể thoát khỏi mọi nghiệp chướng, mọi đau khổ. Đức Phật giảng:
Liberation is possible. One can attain freedom from all conditioning, all suffering. The Buddha explained:
“Có một cảm quan vượt khỏi toàn bộ lãnh vực tâm, toàn bộ lãnh vực thân, nó không phải là thế giới này hay thế giới kia, hay cả hai, không phải là mặt trời hay mặt trăng. Cái đó ta gọi là không sinh, không diệt, không trụ, không chết, không tái sinh. Nó tự tại, không phát triển, không nền móng. Đây là sự chấm dứt của khổ đau.”
There is a sphere of experience that is beyond the entire field of matter, the entire field of mind, that is neither this world nor another world nor both, neither moon nor sun. This I call neither arising, nor passing away, nor abiding, neither dying nor rebirth. It is without support, without development, without foundation. This is the end of suffering.4
Ngài còn nói:
“Có một cái không sinh, không trở thành, không tạo dựng, không điều kiện. Nếu như không có cái không sinh, không trở thành, không tạo dựng, không điều kiện, thì sẽ không có sự giải thoát được biết đến từ cái sinh, cái trở thành, cái tạo dựng, cái có điều kiện. Nhưng vì có cái không sinh, không trở thành, không tạo dựng, không điều kiện, nên mới có sự giải thoát khỏi cái được sinh ra, cái trở thành, cái được tạo dựng, và những cái có điều kiện.”
He also said,
There is an unborn, unbecome, uncreated, unconditioned. Were there not an unborn, unbecome, uncreated, unconditioned, no release would be known from the born, the become, the created, the conditioned. But since there is an unborn, unbecome, uncreated, unconditioned, therefore a release is known from the born, the become, the created, the conditioned.5
Niết bàn không phải là một trạng thái để ta đến sau khi chết. Nó là trạng thái để ta kinh nghiệm được ngay trong ta, ngay tại đây và ngay bây giờ. Nó được diễn tả bằng những từ ngữ tiêu cực, không phải vì nó là một kinh nghiệm tiêu cực, nhưng vì người ta không biết diễn tả nó bằng cách nào khác. Mỗi ngôn ngữ đều có những từ để diễn tả toàn bộ lãnh vực của những hiện tượng tâm và vật chất. Nhưng không có từ hay quan điểm để diễn tả những điều vượt ra ngoài tâm và thân. Nó thách đố mọi quan điểm, mọi khác biệt. Chúng ta chỉ có thể diễn tả bằng cách nói về những gì không phải là nó.
Nibbāna is not just a state one goes to after death; it is something to be experienced within oneself here and now. It is described in negative terms not because it is a negative experience but because we have no other way in which to describe it. Every language has words to deal with the entire range of physical and mental phenomena, but there are no words or concepts to describe something that is beyond mind and matter. It defies all categories, all distinctions. We can describe it only by saying what it is not.
Thật ra cố gắng mô tả Niết-bàn là vô ích. Bất cứ một sự mô tả nào cũng chỉ làm rối trí mà thôi. Thay vì thảo luận và bàn cãi về nó, ta hãy kinh nghiệm nó. Đức Phật nói: “Sự thật thánh thiện này về sự chấm dứt khổ phải do chính mỗi người tự chứng nghiệm.” Chỉ khi nào kinh nghiệm được Niết-bàn thì Niết-bàn mới là thật với người đó, và mọi bàn cãi về nó đều trở nên không thích hợp.
In fact it is meaningless to try to describe nibbāna. Any description will only be confusing. Rather than discussing and arguing about it, the important thing is to experience it. “This noble truth of the cessation of suffering must be realized for oneself,” the Buddha said.6 When one has experienced nibbāna, only then is it real for him; then all arguments about it become irrelevant.
Để kinh nghiệm được sự thật tối hậu về giải thoát, điều kiện tiên quyết là phải xuyên thấu qua sự thật hiển nhiên và chứng nghiệm được sự tan rã của tâm và thân. Càng vào sâu trong thực tại hiển nhiên, ta càng bỏ được sự thèm muốn, chán ghét, bám chấp và càng tiến gần hơn đến sự thật tối hậu. Luyện tập từng bước thì dĩ nhiên sẽ đến giai đoạn chứng ngộ được Niết bàn. Chẳng có ích lợi gì mà mong cầu nó, không có lý do để nghi ngờ việc nó sẽ đến. Nó đến với bất cứ ai thực hành Pháp đúng cách. Việc nó đến tùy thuộc một phần vào sự tích tụ của nghiệp trong mỗi người, một phần khác tùy thuộc vào sự cố gắng của người đó trong việc xóa bỏ những nghiệp đó. Những gì ta có thể làm, và cần phải làm để đạt tới đích là tiếp tục quan sát từng cảm giác mà không phản ứng.
In order to experience the ultimate truth of liberation, it is necessary first to penetrate beyond apparent reality and to experience the dissolution of body and mind. The further one penetrates beyond apparent reality, the more one desists from craving and aversion, from attachments, and the nearer one approaches to ultimate truth. Working step by step, one naturally reaches a stage where the next step is the experience of nibbāna. There is no point in yearning for it, no reason to doubt that it will come. It must come to all who practise Dhamma correctly. When it will come, no one can say. This depends partly on the accumulation of conditioning within each person, partly on the amount of effort one expends to eradicate it. All one can do, all one need to do to attain the goal, is to continue observing each sensation without reacting.
Ta không thể xác định được là khi nào ta kinh nghiệm được Niết-bàn, nhưng ta có thể chắc chắn ta đang tiến về nó. Ta có thể kiểm soát trạng thái hiện tại của tâm. Nếu ta duy trì được sự bình tâm dù chuyện gì xảy ra ở ngoài hay trong ta, thì ta vẫn đạt được giải thoát ngay trong giờ phút này. Một người đã đạt đến mục đích tối hậu nói: “Trừ tuyệt thèm muốn, trừ tuyệt chán ghét, trừ tuyệt vô minh là Niết bàn.” Cho tới khi tâm được như vậy thì ta kinh nghiệm được giải thoát.
We cannot determine when we shall experience the ultimate truth of nibbāna, but we can ensure that we keep progressing toward it. We can control the present state of mind. By maintaining equanimity no matter what occurs outside or within us, we achieve liberation in this moment. One who had attained the ultimate goal said, “Extinction of craving, extinction of aversion, extinction of ignorance—this is called nibbāna.”7 To the extent that the mind is freed of these, one experiences liberation.
Mỗi giây phút ta thực hành Vipassana đúng cách, ta có thể kinh nghiệm được giải thoát. Sau cùng, Pháp, theo định nghĩa, phải có kết quả ngay tại đây và ngay bây giờ chứ không phải ở tương lai. Chúng ta phải kinh nghiệm những lợi ích của sự hành thiền ở mọi bước trên con đường, và mọi bước phải đưa thẳng đến đích. Tâm vào lúc không còn nghiệp là một tâm bình an. Mỗi lúc như vậy đưa ta đến gần hơn sự giải thoát hoàn toàn.
Every moment in which we practise Vipassana properly, we can experience this liberation. After all, Dhamma by definition must give results here and now, not only in the future. We must experience its benefits at every step along the way, and every step must lead directly to the goal. The mind that at this moment is free from conditioning is a mind at peace. Each such moment brings us closer to total liberation.
Ta không thể cố gắng phát triển Niết-bàn, vì Niết-bàn không thể phát triển; nó đơn giản hiện hữu. Nhưng ta có thể phát triển phẩm chất dẫn ta đến Niết-bàn, phẩm chất của sự bình tâm. Mỗi khi quan sát thực tế mà không phản ứng là ta đã tiến sâu vào thực tế tối hậu. Phẩm chất cao quý nhất của tâm là sự bình tâm căn cứ trên sự ý thức hoàn toàn về thực tế.
We cannot strive to develop nibbāna, since nibbāna does not develop; it simply is. But we can strive to develop the quality that will lead us to nibbāna, the quality of equanimity. Every moment that we observe reality without reacting, we penetrate toward ultimate truth. The highest quality of the mind is equanimity based on full awareness of reality.
Hạnh phúc thật sự
Real Happiness
Có lần Đức Phật được hỏi về chân hạnh phúc. Ngài đã đề ra nhiều hành động tốt lành đưa tới hạnh phúc. Những hành động đó chia làm hai loại: Thực hành những công việc góp phần vào hạnh phúc của tha nhân bằng cách làm đầy đủ bổn phận của mình đối với gia đình và xã hội, và thực hành những hành động để thanh lọc tâm. Sự tốt lành của một người không thể tách rời khỏi sự tốt lành của những người khác. Và cuối cùng Ngài đã nói:
Once the Buddha was asked to explain real happiness. He enumerated various wholesome actions which are productive of happiness, which are real blessings. All these blessings fall into two categories: performing actions that contribute to the welfare of others by fulfilling responsibilities to family and society, and performing actions that cleanse the mind. One's own good is inextricable from the good of others. And at last he said,
Khi đối diện với mọi thăng trầm của cuộc đời,
mà tâm ta không lay chuyển,
không than van, không tạo ra bất tịnh, luôn vững tâm;
đây là hạnh phúc lớn nhất.
When faced with all the ups and downs of life,
still the mind remains unshaken,
not lamenting, not generating defilements, always feeling secure;
this is the greatest happiness.8
Bất cứ việc gì xảy ra, dù ở trong tiểu vũ trụ của tâm và thân của chính mình hay đại vũ trụ, ta có thể đối diện nó - không phải với sự căng thẳng, hay với thèm muốn và chán ghét bị đè nén- mà với sự hoàn toàn thanh thản, với nụ cười phát xuất từ đáy lòng. Trong mọi tình huống, dù dễ chịu hay khó chịu, như ý hay bất như ý, ta không bồn chồn, mà cảm thấy hoàn toàn yên ổn, yên ổn trong sự hiểu biết về lẽ vô thường. Đây là phước lành lớn lao nhất.
No matter what arises, whether within the microcosm of one's own mind and body or in the world outside, one is able to face it— not with tension, with barely suppressed craving and aversion—but with complete ease, with a smile that comes from the depths of the mind. In every situation, pleasant or unpleasant, wanted or unwanted, one has no anxiety, one feels totally secure, secure in the understanding of impermanence. This is the greatest blessing.
Biết được mình làm chủ mình, không gì có thể khống chế mình, mình có thể chấp nhận một cách vui vẻ bất cứ chuyện gì xảy ra trong đời - đó là tâm hoàn toàn quân bình, đây là sự giải thoát thật sự. Điều này có thể thực hiện được ngay tại đây và ngay bây giờ do hành thiền Vipassana. Sự bình tâm thật sự này không phải là tiêu cực hay sự thản nhiên thụ động. Nó không phải là sự phục tùng mù quáng, hay sự thờ ơ của một người trốn tránh những khó khăn của cuộc đời, của người né tránh thực tại. Trái lại, tâm thực sự quân bình căn cứ trên sự ý thức đầy đủ về những khó khăn, ý thức về mọi tầng lớp của thực tại.
Knowing that you are your own master, that nothing can over- power you, that you can accept smilingly whatever life has to offer—this is perfect balance of the mind, this is true liberation. This is what can be attained here and now through the practice of Vipassana meditation. This real equanimity is not merely negative or passive aloofness. It is not the blind acquiescence or apathy of one who seeks escape from the problems of life, who tries to hide his head in the sand. Rather, true mental balance is based on full awareness of problems, awareness of all levels of reality.
Không còn thèm muốn hay chán ghét không có nghĩa là có thái độ cứng rắn vô tình, trong đó ta hưởng sự giải thoát cho riêng mình mà không thèm để ý đến sự đau khổ của người khác. Trái lại, sự bình tâm thực sự được gọi một cách đúng đắn là “sự vô tâm thiêng liêng”. Nó là một đức tính sống động, là một sự diễn tả của tâm thanh tịnh. Khi ta thoát khỏi được tập quán phản ứng mù quáng, lần đầu tiên tâm ta có thể hành động tích cực, vừa sáng tạo, và lại vừa hữu ích cho mình và cho người. Cùng với sự quân bình, tâm thanh tịnh còn nảy sinh những đức tính khác: thiện chí, lòng thương yêu muốn giúp đỡ người khác mà không cầu mong được đền đáp; lòng từ bi đối với tha nhân trong lúc thất bại và đau khổ; sự vui mừng đầy thiện cảm đối với sự thành công và may mắn của họ. Bốn đức tính trên là kết quả tất nhiên của phương pháp thiền Vipassana.
The absence of craving or aversion does not imply an attitude of callous indifference, in which one enjoys one's own liberation but gives no thought to the suffering, of others. On the contrary, real equanimity is properly called “holy indifference.” It is a dynamic quality, an expression of purity of mind. When freed of the habit of blind reaction, the mind for the first time can take positive action which is creative, productive, and beneficial for oneself and for all others. Along with equanimity will arise the other qualities of a pure mind: good will, love that seeks the benefit of others without expecting anything in return; compassion for others in their failings and sufferings; sympathetic joy in their success and good fortune. These four qualities are the inevitable outcome of the practice of Vipassana.
Trước kia ta luôn giữ những gì tốt cho riêng ta, và đẩy những gì ta không thích cho người khác. Bây giờ ta hiểu được rằng hạnh phúc của chính ta không thể do sự mất hạnh phúc của người khác, rằng khi ta mang hạnh phúc đến cho người khác thì chính ta cũng được hạnh phúc. Bởi vậy ta tìm cách chia sẻ những gì tốt ta có với người khác. Đã thoát ra khỏi khổ đau, và thể nghiệm được sự bình an của giải thoát, ta ý thức được rằng đó là điều tốt lành lớn nhất. Vì vậy ta muốn người khác cũng có thể trải nghiệm sự tốt lành này, và tìm được con đường thoát khổ.
Previously one always tried to keep whatever was good for oneself and pass anything unwanted on to others. Now one understands that one's own happiness cannot be achieved at the expense of others, that giving happiness to others brings happiness to oneself. Therefore one seeks to share whatever good one has with others. Having emerged from suffering and experienced the peace of liberation, one realizes that this is the greatest good. Thus one wishes that others may also experience this good, and find the way out of their suffering.
Đây là kết luận hữu lý của pháp thiền Vipassana: mettā-bhāvanā, sự phát triển thiện chí đối với người khác. Trước kia, ta có thể nói về những tình cảm đó ở đầu môi chót lưỡi, nhưng trong thâm tâm những tiến trình về thèm muốn và chán ghét vẫn tiếp diễn. Bây giờ những tiến trình phản ứng một phần nào đã ngưng, tập quán ích kỷ cũ đã mất đi, và thiện chí tự nhiên tuôn tràn tự đáy lòng. Với toàn thể sức mạnh của một tâm thanh tịnh đằng sau nó, thiện chí có thể rất mạnh trong việc tạo nên một bầu không khí an bình và hòa hợp hữu ích cho tất cả mọi người.
This is the logical conclusion of Vipassana meditation: mettā- bhāvanā, the development of good will toward others. Previously one may have paid lip service to such sentiments, but deep within the mind the old process of craving and aversion continued. Now to some extent the process of reaction has stopped, the old habit of egoism is gone, and good will naturally flows from the depths of the mind. With the entire force of a pure mind behind it, this good will can be very powerful in creating a peaceful and harmonious atmosphere for the benefit of all.
Có những người tưởng rằng luôn luôn ở trong trạng thái quân bình có nghĩa là không thể vui hưởng những lạc thú của cuộc đời, giống như một họa sĩ có mực họa đủ màu, nhưng chỉ dùng một màu xám. Hay như một người với chiếc dương cầm chỉ chơi một âm giai C. Đây là sự ngộ nhận về sự bình tâm. Sự thật thì cây đàn bị chùng dây, và ta không biết chơi đàn như thế nào. Chỉ gõ xuống những phím đàn để tự diễn tả sẽ chỉ tạo ra những cung đàn lỗi nhịp. Nhưng nếu ta học cách lên dây đàn, và đàn đúng, thì ta có thể tạo ra nhạc điệu. Ta dùng tất cả các phím đàn từ nốt thấp nhất đến nốt cao nhất, thì mọi nốt ta chơi là sự hòa hợp và tiết điệu.
There are those who imagine that always remaining balanced means that one can no longer enjoy life in all its variety, as if a painter had a palette full of colours and chose to use nothing but gray, or as if one had a piano and chose to play nothing but middle C. This is a wrong understanding of equanimity. The fact is that the piano is out of tune and we do not know how to play it. Simply pounding the keys in the name of self-expression will only create discord. But if we learn how to tune the instrument and to play it properly, then we can make music. From the lowest to the highest note we use the full range of the keyboard, and every note that we play creates nothing but harmony, beauty.
Đức Phật nói trong việc thanh lọc tâm và đạt được “Trí tuệ ở mức độ hoàn hảo nhất”, ta chứng nghiệm được “sự an lạc, sự hoan hỉ, sự bình tâm, ý thức, sự hiểu biết trọn vẹn, và hạnh phúc thật sự”. Với một tâm quân bình, ta có thể vui hưởng đời nhiều hơn. Khi tình huống dễ chịu xảy ra, ta tận hưởng nó với sự ý thức hoàn toàn vào giây phút hiện tại. Nhưng khi kinh nghiệm đó qua đi, ta không chán nản. Ta tiếp tục mỉm cười và hiểu rằng nó phải thay đổi. Cũng vậy, khi một trường hợp khó chịu xảy ra, ta không bực mình. Thay vào đó, ta hiểu nó, và vì làm như vậy, có lẽ ta có thể thay đổi hoàn cảnh. Nhưng nếu ta không thể thay đổi được, thì ta vẫn giữ được sự bình tâm, và hiểu rõ ràng kinh nghiệm này là vô thường, rồi nó sẽ qua đi. Bằng cách giữ tâm không căng thẳng, ta có thể có một đời sống thú vị và phong phú hơn.
The Buddha said that in cleansing the mind and attaining “wisdom brought to full perfection,” one experiences “joy, bliss tranquility, awareness, full understanding, real happiness.”9 With a balanced mind we can enjoy life more. When a pleasant situation occurs, we can savour it completely, having full and undistracted awareness of the present moment. But when the experience passes, we do not become distressed. We continue to smile, understanding that it was bound to change. Equally, when an unpleasant situation occurs, we do not become upset. Instead we understand it and by doing so perhaps we find a way to alter it. If that is not within our power, then we still remain peaceful, knowing full well that this experience is impermanent, bound to pass away. In this way, by keeping the mind free of tension, we can have a more enjoyable and productive life.
Có một câu chuyện ở Miến Điện, người ta thường chỉ trích các học trò của Thiền sư Sayagyi U Ba Khin, nói rằng họ thiếu tư cách nghiêm trang thích hợp của những người hành thiền Vipassana. Trong một khóa học, những người chỉ trích thừa nhận, những học trò hành thiền rất nghiêm túc đúng mực, nhưng sau đó họ luôn luôn tỏ ra vui vẻ và tươi cười. Khi lời phê bình đến tai Đại sư Webu Sayadaw, một trong những vị sư được tôn kính nhất ở Miến Điện, Ngài trả lời: “Họ tươi cười vì họ có thể tươi cười.” Nụ cười của họ không phải do ràng buộc hay vô minh, mà do Pháp. Một người tâm đã được thanh tịnh thì không cau có. Khi không còn đau khổ thì lẽ dĩ nhiên ta tươi cười. Khi ta học được con đường giải thoát, lẽ dĩ nhiên ta cảm thấy hạnh phúc.
There is a story that in Burma people used to criticize the students of Sayagyi U Ba Khin, saying that they lacked the serious demeanor proper to those who practise Vipassana meditation. During a course, the critics admitted, they worked seriously, as they should, but afterward they always appeared happy and smiling. When the criticism came to the ears of Webu Sayadaw, one of the most highly respected monks in the country, he replied, “They smile because they can smile.” Theirs was a smile not of attachment or ignorance, but of Dhamma. Someone who has cleansed the mind will not go about with a frown. When suffering is removed, naturally one smiles. When one learns the way to liberation, naturally one feels happy.
Nụ cười phát xuất từ tâm diễn tả không gì ngoài sự bình an, quân bình, và thiện chí, một nụ cười tươi sáng ở bất cứ trường hợp nào là hạnh phúc thật sự. Đây là mục đích của Dhamma (Pháp).
This smile from the heart expressing nothing but peace, equanimity and good will, a smile that remains bright in every situation, is real happiness. This is the goal of Dhamma.
VẤN ĐÁP
Questions and Answers
Câu Hỏi: Tôi thắc mắc không biết chúng ta có thể chữa trị những ý nghĩ ám ảnh như chữa trị đau đớn về thể xác không?
QUESTION: I wonder whether we can treat obsessive thoughts in the same way that we treat physical pain.
Thiền Sư S. N. Goenka: Bạn chỉ việc chấp nhận là có những tư tưởng hay cảm xúc bị ám ảnh trong tâm. Đó là những gì bị dồn nén ở dưới sâu, và bây giờ xuất hiện ở tầng lớp ý thức. Đừng đi sâu vào chi tiết. Cứ chấp nhận cảm xúc là cảm xúc. Bạn cảm thấy cảm giác gì kèm theo cảm xúc. Không thể nào có cảm xúc mà thiếu cảm giác ở tầng lớp thể xác. Hãy cứ quan sát cảm giác.
S. N. GOENKA: Just accept the fact that there is obsessive thought or emotion in the mind. It is something that was deeply suppressed and now has appeared at the conscious level. Do not go into the details of it. Just accept emotion as emotion. And along with it, what sensation do you feel? There cannot be an emotion without a sensation at the physical level. Start observing that sensation.
Vậy ta có tìm hiểu loại cảm giác nào thì liên quan đến một loại cảm xúc cụ thể nào không?
Then do we look for the sensation related to that particular emotion?
Hãy quan sát bất cứ cảm giác nào xuất hiện. Chúng ta không thể tìm biết loại cảm giác nào liên hệ đến loại cảm xúc nào. Vì vậy đừng bao giờ cố gắng làm điều đó. Làm như vậy chỉ phí công mà thôi. Ở một lúc nào đó, một cảm xúc nảy sinh trong tâm, thì bất cứ cảm giác nào bạn cảm nhận ở thân đều liên quan đến cảm xúc đó. Cứ quan sát cảm giác đó và hiểu rằng: “Những cảm giác đó đều vô thường. Và cảm xúc này cũng vô thường. Ta hãy xem nó kéo dài bao lâu.” Bạn sẽ thấy rằng bạn đã chặt cái gốc của cảm xúc, và cảm xúc sẽ qua đi.
Observe any sensation that occurs. You cannot find which sensation is related to the emotion, so never try to do that; it is indulging in a futile effort. At a time when there is emotion in the mind, whatever sensation you experience physically has a relation to that emotion. Just observe the sensations and understand, “these sensations are anicca. This emotion is also anicca. Let me see how long it lasts.” You will find that you have cut the roots of the emotion and it passes away.
Theo ý thiền sư thì cảm xúc và cảm giác là một?
Would you say that emotion and sensation are the same?
Chúng chỉ là hai mặt của một đồng xu. Cảm xúc thuộc về tâm, và cảm giác thuộc về thân. Cả hai liên quan mật thiết với nhau. Thật ra bất cứ cảm xúc nào nảy sinh trong tâm thì đồng thời cũng phải có một cảm giác xuất hiện trong thân. Đây là luật thiên nhiên.
They are two sides of the same coin. Emotion is mental and sensation is physical, but the two are interrelated. Actually every emotion, anything that arises in the mind, must arise along with a sensation in the body. This is the law of nature.
Vậy cảm xúc thuộc về tâm?
But emotion itself is a matter of the mind?
Chắc chắn là như vậy.
A matter of the mind, surely.
Nhưng tâm cũng là cả cơ thể?
But the mind is also the whole body?
Nó liên quan mật thiết với toàn cơ thể.
It is closely related to the entire body.
Ý thức hiện diện trong mọi nguyên tử của cơ thể sao?
Consciousness is in all the atoms of the body?
Phải. Vì vậy cảm giác liên quan đến một cảm xúc cụ thể có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trong cơ thể. Nếu bạn quan sát những cảm giác ở khắp mọi nơi trong cơ thể, thì chắc chắn bạn đang quan sát một cảm giác có liên quan đến cảm xúc đó. Và bạn không còn vướng mắc vào cảm xúc đó nữa.
Yes. That is why sensation related to a particular emotion can arise anywhere within the body. If you observe sensations throughout the body, you are certainly observing the sensation related to that emotion. And you come out of the emotion.
Nhưng nếu ta ngồi thiền mà không thể cảm nhận một cảm giác nào thì sự ngồi thiền còn có ích lợi gì không?
If we are sitting but not able to feel any sensation, is there still any benefit in the practice?
Nếu bạn ngồi và quan sát hơi thở, tâm sẽ được an tĩnh và tập trung. Nhưng trừ phi bạn cảm nhận cảm giác, tiến trình thanh lọc không thể tới được tầng lớp sâu hơn. Dưới đáy sâu của tâm, các phản ứng bắt đầu với cảm giác, điều này xảy ra không ngừng.
If you sit and observe respiration, it will calm and concentrate the mind, but unless you feel sensation, the process of cleansing cannot work at the deeper levels. In the depths of the mind, reactions start with sensation, which occurs constantly.
Trong cuộc sống hằng ngày, nếu ta có vài ba phút giữ yên tĩnh và quan sát cảm giác thì có lợi ích không?
During daily life if we have a few moments, is it helpful to be still and observe sensations?
Có chứ. Khi bạn không có việc gì làm, bạn nên ý thức về những cảm giác trong cơ thể, ngay cả khi mắt vẫn mở.
Yes. Even with open eyes, when you have no other work, you should be aware of the sensations within you.
Làm sao người thầy biết được đệ tử của mình đã chứng nghiệm Niết bàn?
How does a teacher recognize that a student has experienced nibbāna?
Có nhiều cách để kiểm chứng khi một người thực sự kinh nghiệm Niết bàn. Muốn làm được như vậy, người thầy phải được huấn luyện đúng cách.
There are various ways to check at the time when someone is actually experiencing nibbāna. For this a teacher must be properly trained.
Làm sao hành giả tự mình nhận biết?
How can meditators know for themselves?
Do sự thay đổi đến trong cuộc đời họ. Những người nào thực sự kinh nghiệm được Niết bàn trở nên thánh thiện và có tâm thanh tịnh. Họ không còn phạm năm giới. Thay vì che giấu lỗi lầm, họ công khai nhận lỗi và cố gắng để không tái phạm. Họ không còn bị ràng buộc vào những lễ nghi vì thấy những điều đó chỉ là hình thức bên ngoài trống rỗng nếu không có kinh nghiệm thực sự. Họ có một niềm tin không lay chuyển vào con đường dẫn đến giải thoát. Họ không tiếp tục tìm kiếm những con đường khác. Và cuối cùng họ không còn ảo tưởng gì về cái ngã nữa. Nếu có người tự nhận là mình đã kinh nghiệm Niết bàn nhưng tâm vẫn còn bất tịnh và vẫn có những hành động sai quấy như xưa, thì chắc chắn phải có điều gì đó không đúng. Lối sống của họ phải cho thấy họ có thực sự trải nghiệm Niết-bàn hay không.
By the change that comes in their lives. People who have really experienced nibbāna become saintly and pure-minded. They no longer break the basic five precepts in any major way, and instead of concealing a mistake, they admit it openly and try hard not to repeat it. Clinging to rituals and ceremonies drops away, because they recognize them as only external forms, empty without the actual experience. They have unshakable confidence in the path that led them to liberation; they do not continue to search for other ways. And finally, the illusion of ego will be shattered in them. If people claim to have experienced nibbāna but their minds remain as impure and their actions as unhealthy as before, then something is wrong. Their way of life must show whether they have really experienced it.
Một vị thầy cấp “giấy chứng nhận” cho đệ tử, công bố rằng họ đã đạt đến Niết-bàn, điều đó là sai. Làm như vậy chỉ tạo nên cạnh tranh trong sự bồi đắp cái ngã cho cả thầy lẫn trò. Học trò chỉ cố để có được giấy chứng nhận, còn thầy thì càng cấp nhiều giấy chứng nhận càng được nổi danh. Kinh nghiệm Niết bàn chỉ là thứ yếu. Việc cấp giấy chứng nhận trở nên quan trọng hơn, và tất cả trở thành một trò chơi điên rồ. Dhamma (Pháp) thanh tịnh chỉ để giúp người, và sự giúp người tốt lành nhất là nhìn thấy người học trò thật sự kinh nghiệm được Niết bàn và được giải thoát. Tất cả mục đích của người thầy và sự giảng dạy ở chỗ thực lòng giúp người học, chứ không phải để phô trương bản ngã. Đây không phải là một trò giải trí.
It is not appropriate for a teacher to issue “certificates” to students— to announce that they have attained nibbāna. Otherwise it becomes an ego-building competition for teacher and for students. The students strive only to get a certificate, and the more certificates a teacher issues, the higher is his reputation. The experience of nibbāna becomes secondary, the certificate takes primary importance, and it all becomes a mad game. Pure Dhamma is only to help people and the best help is to see that a student really experiences nibbāna and becomes liberated. The whole purpose of the teacher and the teaching is to help people genuinely, not to boost their egos. It is not a game.
Xin thiền sư cho biết giữa phân tâm học và Vipassana khác nhau như thế nào?
How would you compare psychoanalysis and Vipassana?
Trong phân tâm học, bạn cố gắng nhớ lại những biến cố trong quá khứ đã có ảnh hưởng sâu đậm đến sự điều kiện hóa tâm. Còn Vipassana thì dẫn hành giả vào tận tầng lớp sâu nhất của tâm, nơi sự điều kiện hóa thực sự khởi đầu. Trong phân tâm học, mọi biến cố mà ta cố nhớ lại, đều ghi lại một cảm giác trên cơ thể. Do sự quan sát những cảm giác trên khắp cơ thể với một tâm quân bình, thiền giả đã khiến cho vô số các lớp nghiệp trồi lên và tiêu tan đi. Thiền giả đối phó với sự tạo nghiệp ở tận gốc rễ của nó, và có thể thoát khỏi nó một cách nhanh chóng và dễ dàng.
In psychoanalysis you try to recall to consciousness past events that had a strong influence in conditioning the mind. Vipassana, on the other hand, will lead the meditator to the deepest level of the mind where conditioning actually begins. Every incident that one might try to recall in psychoanalysis has also registered a sensation at the physical level. By observing physical sensations throughout the body with equanimity, the meditator allows innumerable layers of conditioning to arise and pass away. He deals with the conditioning at its roots and can free himself from it quickly and easily.
Lòng bi mẫn đích thực là như thế nào?
What is true compassion?
Là muốn phục vụ người khác, là muốn giúp người khác thoát khỏi khổ đau. Nhưng nhất thiết không được bám chấp. Nếu bạn khóc lóc vì sự đau khổ của người khác thì bạn chỉ làm mình khổ mà thôi. Đó không phải là con đường của Pháp. Nếu bạn thực sự có lòng bi mẫn thực sự, thì với tất cả tình thương, bạn đem hết khả năng mình ra giúp đỡ người khác. Nếu thất bại, bạn mỉm cười và tìm cách khác để giúp. Bạn giúp người nhưng không lo lắng về kết quả của sự giúp đỡ đó. Đó là lòng bi mẫn thực sự, thực hiện từ một tâm quân bình.
It is the wish to serve people, to help them out of suffering. But it must be without attachment. If you start crying over the suffering of others, you only make yourself unhappy. This is not the path of Dhamma. If you have true compassion, then with all love you try to help others to the best of your ability. If you fail, you smile and try another way to help. You serve without worrying about the results of your service. This is real compassion, proceeding from a balanced mind.
Thiền sư có cho Vipassana là con đường độc nhất dẫn đến giác ngộ?
Would you say that Vipassana is the only way to reach enlightenment?
Giác ngộ đạt được do sự quan sát bản thân và tẩy trừ nghiệp. Làm được điều đó là Vipassana, dù bạn muốn gọi nó là gì cũng được. Một số người chưa từng nghe đến Vipassana nhưng tiến trình đã khởi sự tác động một cách tự nhiên trong họ. Điều này đã xảy ra trong trường hợp của một số thánh nhân Ấn Độ, căn cứ vào lời họ nói. Vì họ không học kỹ thuật từng bước một nên họ không thể giải thích một cách rõ ràng cho người khác hiểu. Ở đây, bạn có cơ hội học hỏi kỹ thuật từng bước một, nó sẽ dẫn bạn tới giác ngộ.
Enlightenment is achieved by examining oneself and eliminating conditioning. And doing this is Vipassana, no matter what name you may call it. Some people have never even heard of Vipassana, and yet the process has started to work spontaneously in them. This seems to have happened in the case of a number of saintly people in India, judging from their own words. But because they did not learn the process step by step, they were unable to explain it clearly to others. Here you have the opportunity to learn a step-by-step method that will lead you to enlightenment.
You call Vipassana a universal art of living, but won't it confuse people of other religions who practise it?
Vipassana is not a religion in disguise that is in competition with other religions. Meditators are not asked to subscribe blindly to a philosophical doctrine; instead they are told to accept only what they experience to be true. It is not the theory but the practice that is most important, and that means moral conduct, concentration and purifying insight. What religion could object to that? How could it confuse anyone? Give importance to the practice, and you will find that such doubts are automatically resolved.
Đổ đầy chai dầu
Filling the Bottle of Oil
Một bà mẹ đưa cho đứa con trai mười đồng và một cái chai không, bảo nó ra tiệm tạp hóa mua dầu. Thằng bé đi mua, nhưng khi trở về, nó ngã và làm rớt chai dầu. Trước khi có thể nhặt được chai lên thì dầu đã đổ ra mất nửa chai. Nhặt cái chai còn một nửa dầu, nó trở về khóc lóc với mẹ: “Con đã đánh đổ mất nửa chai dầu.” Và nó rất buồn.
A mother sent her son with an empty bottle and a ten- rupee note to buy some oil from the nearby grocer's shop. The boy went and had the bottle filled, but as he was returning he fell down and dropped it. Before he could pick it up, half of the oil spilled out. Finding the bottle half empty, he came back to his mother crying, “Oh, I lost half the oil! I lost half the oil!” He was very unhappy.
Bà mẹ lại đưa mười đồng và một cái chai khác cho một đứa con khác. Thằng này khi đi mua trở về cũng bị ngã và đánh đổ mất nửa chai dầu. Nó nhặt chai dầu lên và về nhà vui vẻ nói với mẹ: “Mẹ ạ, chai rớt xuống có thể vỡ và mất hết dầu, nhưng con đã giữ lại được một nửa.” Hai đứa cùng chạy về với mẹ, với cùng một chai, nửa đầy, nửa vơi. Một đứa khóc với nửa chai vơi, một đứa vui với nửa chai đầy.
The mother sent another son with another bottle and another ten- rupee note. He also had the bottle filled, and while returning fell down and dropped it. Again half of the oil spilled out. Picking up the bottle, he came back to his mother very happy: “Oh look, I saved half the oil! The bottle fell down and could have broken. The oil started spilling out; all of it might have been lost. But I saved half the oil!” Both came to the mother in the same position, with a bottle that was half empty, half full. One was crying for the empty half, one was happy with the filled part.
Bà mẹ lại đưa mười đồng và một cái chai cho đứa con thứ ba. Thằng này cũng ngã và đánh đổ nửa chai dầu. Nó chạy về và cũng như đứa thứ hai, vui vẻ nói với mẹ: “Mẹ ơi con đã giữ lại được nửa chai dầu.” Nhưng đứa trẻ này là một đứa trẻ Vipassana, không những nó đầy lạc quan mà còn rất thực tế. Nó hiểu rằng, cho dù nó giữ được nửa chai dầu, nhưng nửa chai kia đã bị mất. Và nó nói với mẹ: “Con sẽ ra chợ làm việc cả ngày để kiếm năm đồng và đổ đầy dầu vào chai chiều nay.”
Then the mother sent another son with another bottle and a ten- rupee note. He also fell down while returning and dropped the bottle. Half of the oil spilled out. He picked up the bottle and, like the second boy, came to his mother very happy: “Mother, I saved half the oil!” But this boy was a Vipassana boy, full not only of optimism, but also of realism. He understood, “Well, half of the oil was saved, but half was also lost.” And so he said to his mother, “Now I shall go to the market, work hard for the whole day, earn five rupees, and get this bottle filled. By evening I will have it filled.”
Đó là Vipassana. Không bi quan, mà trái lại lạc quan, thực tế và có hiệu quả!
This is Vipassana. No pessimism; instead, optimism, realism, and “workism”!


    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.9.170 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (203 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...