Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nghệ thuật sống - Pháp thiền do Thiền sư S. N. Goenka giảng dạy »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 6. Tu tập định tâm »»

Nghệ thuật sống - Pháp thiền do Thiền sư S. N. Goenka giảng dạy
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 6. Tu tập định tâm

(Lượt xem: 9.154)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chương 6. Tu tập định tâm

Chapter 6. THE TRAINING OF CONCENTRATION





Chúng ta giữ giới (sila) để cố gắng kiểm soát lời nói và việc làm của mình. Tuy nhiên nguyên nhân của khổ đau lại nằm trong hành vi của ý. Chỉ riêng việc kiềm chế lời nói và việc làm sẽ vô ích nếu trong tâm ta vẫn tiếp tục sôi sục những thèm muốn, chán ghét, những ý tưởng bất thiện. Tự mình phân tán thân, khẩu, ý theo cách như thế, chúng ta sẽ không bao giờ hạnh phúc. Sớm muộn gì rồi tham lam và sân hận cũng sẽ bùng phát và chúng ta sẽ phạm giới, gây hại đến người khác và chính mình.
By practising sīla we attempt to control our speech and physical actions. However, the cause of suffering lies in our mental actions. Merely restraining our words and deeds is useless if the mind continues to boil in craving and aversion, in unwholesome mental actions. Divided against ourselves in this way, we can never be happy. Sooner or later the craving and aversion will erupt and we shall break sīla, harming others and ourselves.
Về mặt tri thức, ta có thể hiểu rằng hành động bất thiện là sai trái. Nói cho cùng, mọi tôn giáo từ hàng ngàn năm qua đều thuyết giảng về tầm quan trọng của đạo đức. Nhưng khi những cám dỗ tìm đến thì tâm ý bị khống chế và người ta lại phạm giới. Một người nghiện ruợu biết rất rõ là không nên uống rượu vì ruợu gây hại cho anh ta, nhưng khi cơn thèm khát nổi lên anh ta vẫn uống rượu để rồi say khướt. Người đó không thể ngăn được chính mình vì anh ta không kiểm soát được tâm ý. Nhưng khi ta học được cách dừng lại những hành vi bất thiện của tâm ý thì việc kiềm chế những lời nói và việc làm bất thiện trở nên dễ dàng.
Intellectually one may understand that it is wrong to commit unwholesome actions. After all, for thousands of years every religion has preached the importance of morality. But when the temptation comes, it overpowers the mind and one breaks sīla. An alcoholic may know perfectly well that he should not drink because alcohol is harmful to him, and yet when the craving arises he reaches for the alcohol and becomes intoxicated. He cannot stop himself, because he has no control over his mind. But when one learns to cease committing unwholesome mental actions, it becomes easy to refrain from unwholesome words and deeds.
Vì bất ổn phát sinh từ tâm ý nên ta phải đương đầu với nó ở bình diện tinh thần. Để làm như vậy, ta phải thực hành bhāvanā, nghĩa đen là “phát triển tâm”, hay nói theo ngôn ngữ thông thường là thiền. Ngay từ thời Đức Phật ý nghĩa của từ bhāvanā đã trở thành mơ hồ khi sự hành thiền đi vào lãng quên. Gần đây bhāvanā được dùng để chỉ bất cứ sự phát triển tinh thần hay sự thăng hoa tâm linh nào, và còn để chỉ ngay cả những hoạt động như đọc, nói, nghe, nghĩ về Dhamma. “Meditation” (thiền) là từ thông dụng nhất trong Anh ngữ dùng để dịch chữ bhāvanā, thậm chí còn được dùng một cách cởi mở hơn để chỉ nhiều hoạt động, từ sự thư giãn tinh thần, quán tưởng và sự tự do kết hợp, cho đến sự tự kỷ ám thị. Tất cả đều khác xa ý nghĩa mà Đức Phật muốn nói qua từ ngữ này. Ngài dùng bhāvanā để những cách tu tập tâm ý cụ thể, những kỹ thuật chính xác để chú tâm và thanh lọc tâm.
Because the problem originates in the mind, we must confront it at the mental level. In order to do so, we must undertake the practice of bhāvanā—literally, “mental development,” or in common language, meditation. Since the time of the Buddha, the meaning of the word bhāvanā has become vague as the practice of it has fallen away. In recent times, it has been used to refer to any sort of mental culture or spiritual uplift, even such activities as reading, talking, hearing, or thinking about Dhamma. “Meditation,” the most common English translation of bhāvanā, is used even more loosely to refer to many activities, from mental relaxation, day-dreaming, and free association, to self-hypnosis. All these are far from what the Buddha meant by bhāvanā. He used the term to refer to specific mental exercises, precise techniques for focusing and purifying the mind.
Bhāvanā gồm có hai phần tập luyện: định (samādhi), và tuệ (paññā). Tập định tâm còn được gọi là “phát triển an tĩnh” (samatha-bhāvanā), tu tuệ được gọi là “phát triển tuệ giác” (vipassana-bhāvanā). Sự thực hành bhāvanā bắt đầu với định, là phần thứ hai trong Bát Thánh Đạo. Đây là một cách tu tập thiện lành để kiểm soát các tiến trình của tâm, để làm chủ tâm ý của chính mình. Ba phần của Bát Thánh Đạo trong sự tu tập này là: chánh tinh tấn (nỗ lực chân chánh), chánh niệm (ý thức chân chánh) và chánh định (định chân chánh).
Bhāvanā includes the two trainings of concentration (samādhi) and wisdom (paññā). The practice of concentration is also called “the development of tranquility” (samatha-bhāvanā), and that of wisdom is called “the development of insight” (vipassanā- bhāvanā). The practice of bhāvanā begins with concentration, which is the second division of the Noble Eightfold Path. This is the wholesome action of learning to take control of the mental processes, to become master of one's own mind. Three parts of the path fall within this training: right effort, right awareness, and right concentration.
Nỗ lực chân chánh (Chánh tinh tấn)
Right Effort
Nỗ lực chân chánh là bước đầu của sự thực tập bhāvanā. Tâm dễ bị sự vô minh chế ngự, cũng như dễ bị thèm muốn hay chán ghét chi phối. Bằng cách nào đó, chúng ta phải luyện tâm cho mạnh mẽ để nó trở nên vững vàng, ổn định, thành một công cụ hữu ích để xem xét bản chất của chúng ta ở mức độ tinh tế nhất nhằm phát hiện và loại trừ nghiệp của mình.
Right effort is the first step in the practice of bhāvanā. The mind is easily overcome by ignorance, easily swayed by craving or aversion. Somehow we must strengthen it so that it becomes firm and stable, a useful tool for examining our nature at the subtlest level in order to reveal and then remove our conditioning.
Một bác sĩ muốn chẩn đoán bệnh của một bệnh nhân sẽ phải lấy mẫu máu và quan sát dưới kính hiển vi. Trước khi quan sát, ông phải chỉnh kính hiển vi hướng vào tiêu điểm thích hợp, rồi cố định vị trí tập trung này. Sáu đó ông mới có thể khảo sát mẫu máu và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, rồi xác định phương cách trị liệu thích hợp để chữa khỏi bệnh. Cũng vậy, chúng ta phải học cách chú tâm, giữ tâm chuyên chú vào một đối tượng mà thôi. Bằng cách này chúng ta biến tâm thành một công cụ để khảo sát thực tại tinh tế nhất của chính ta.
A doctor, wishing to diagnose the disease of a patient, will take a blood sample and place it under a microscope. Before examining the sample, the doctor must first focus the microscope properly, and fix it in focus. Only then is it possible to inspect the sample, discover the cause of the disease and determine the proper treatment to cure the disease. Similarly, we must learn to focus the mind, to fix and maintain it on a single object of attention. In this way we make it an instrument for examining the subtlest reality of ourselves.
Đức Phật đã chỉ nhiều kỹ thuật để định tâm, mỗi cách thích hợp cho một hạng người tới gặp ngài để tập luyện. Nhưng phương pháp thích hợp nhất để tìm hiểu thực tại nội tâm mà chính Ngài đã từng áp dụng là ānāpāna-sati, “ý thức về hơi thở.”
The Buddha prescribed various techniques for concentrating the mind, each suited to the particular person who came to him for training. The most suitable technique for exploring inner reality, the technique the Buddha himself practised, is that of ānāpāna-sati, “awareness of respiration.”
Hơi thở là một đối tượng chú tâm lúc nào cũng sẵn có cho mọi người, vì chúng ta ai cũng phải thở, từ khi chào đời cho đến khi chết. Nó là đối tượng thiền phổ quát được mọi người chấp nhận và dễ tiếp cận. Để tập bhāvanā, thiền giả ngồi trong một tư thế thoải mái, lưng thẳng, mắt nhắm. Thiền giả phải ở trong một căn phòng yên lặng, ít bị phân tâm. Khi rời bỏ thế giới bên ngoài để quay vào với thế giới nội tâm, thiền giả thấy rằng hoạt động nổi bật nhất là hơi thở; bởi vậy mà thiền giả chú tâm vào đối tượng này: hơi thở vào, ra qua lỗ mũi.
Respiration is an object of attention that is readily available to everyone, because we all breathe from the time of birth until the time of death. It is a universally accessible, universally acceptable object of meditation. To begin the practice of bhāvanā, meditators sit down, assume a comfortable, upright posture, and close their eyes. They should be in a quiet room with little to distract the attention. Turning from the outer world to the world within, they find that the most prominent activity is their own breathing; so they give attention to this object: the breath entering and leaving the nostrils.
Đây không phải là một lối tập thở, mà là tập về ý thức. Ta không điều khiển hơi thở, nhưng là ý thức nó ở trạng thái tự nhiên: hơi thở ngắn hay dài, nặng nề hay nhẹ nhàng. Ta chú tâm tâm vào hơi thở càng lâu càng tốt, đừng để bị xao lãng làm gián đoạn dòng ý thức.
This is not a breathing exercise; it is an exercise in awareness. The effort is not to control the breath but instead to remain conscious of it as it naturally is: long or short, heavy or light, rough or subtle. For as long as possible one fixes the attention on the breath, without allowing any distractions to break the chain of awareness.
Khi thực hành thiền, chúng ta sẽ thấy ngay việc làm được như trên thật khó biết bao. Ngay khi ta vừa cố gắng chú tâm vào hơi thở, thì ta đã bắt đầu lo lắng vì chân đau. Khi ta vừa cố gắng đè nén được những ý nghĩ mông lung, thì tâm ta lại đầy ắp cả ngàn chuyện: nào là những kỷ niệm, những dự tính, những hy vọng hay sợ hãi. Tâm ta chú ý đến một trong những sự kiện này, và một lúc sau ta mới nhận biết ta đã quên bẵng đi hơi thở. Chúng ta lại cương quyết bắt đầu lại, và một lúc sau ta lại thấy tâm vuột đi mà ta không hay biết.
As meditators we find out at once how difficult this is. As soon as we try to keep the mind fixed on respiration, we begin to worry about a pain in the legs. As soon as we try to suppress all distracting thoughts, a thousand things jump into the mind: memories, plans, hopes, fears. One of these catches our attention, and after some time we realize that we have forgotten completely about breathing. We begin again with renewed determination, and again after a short time we realize that the mind has slipped away without our noticing.
Ai là người làm chủ ở đây? Ngay khi ta mới thực tập thì ta đã thấy rõ rằng tâm ở ngoài vòng kiểm soát của ta. Tâm giống như một đứa bé được nuông chiều, vớ lấy một món đồ chơi, chơi chán rồi lại đổi hết món này đến món khác. Tâm không ngừng nhảy từ một ý nghĩ, một đối tượng của sự chú tâm sang cái khác, trốn chạy khỏi thực tại.
Who is in control here? As soon as one begins this exercise, it becomes very clear very quickly that in fact the mind is out of control. Like a spoiled child who reaches for one toy, becomes bored, and reaches for another, and then another, the mind keeps jumping from one thought, one object of attention to another, running away from reality.
Đây là một thói quen đã ăn sâu vào tâm khảm, và tâm ta đã hoạt động như vậy suốt cuộc đời. Nhưng khi ta bắt đầu nghiên cứu về bản tánh thực của mình, sự trốn chạy này phải được chấm dứt. Ta phải thay đổi thói quen của tâm và học cách sống với thực tại. Chúng ta bắt đầu bằng sự định tâm vào hơi thở. Khi thấy tâm lang thang thì ta kiên nhẫn và bình tĩnh kéo nó về với hơi thở. Nếu thất bại, ta lại cố gắng làm lại. Chúng ta tiếp tục lặp đi lặp lại sự luyện tập này một cách vui vẻ, không căng thẳng, không nản lòng. Dầu sao thì thói quen của cả đời không thể thay đổi trong một vài phút. Công việc đòi hỏi sự thực hành liên tục, nhiều lần, và sự nhẫn nại, bình tĩnh. Đây là phương cách phát triển ý thức về thực tại. Đây là nỗ lực chân chánh.
This is the ingrained habit of the mind; this is what it has been doing all our lives. But once we start to investigate our true nature, the running away must stop. We must change the mental habit pattern and learn to remain with reality. We begin by trying to fix the attention on the breath. When we notice that it has wandered away, patiently and calmly we bring it back again. We fail and try again, and again. Smilingly, without tension, without discouragement, we keep repeating the exercise. After all, the habit of a lifetime is not changed in a few minutes. The task requires repeated, continuous practice as well as patience and calmness. This is how we develop awareness of reality. This is right effort.
Đức Phật nêu ra bốn loại nỗ lực chân chánh (Tứ chánh cần):
The Buddha described four types of right effort:
 Ngăn không để cho điều xấu ác, bất thiện khởi sinh;
· to prevent evil, unwholesome states from arising;
 Từ bỏ những điều xấu ác nếu đã khởi sinh;
· to abandon them if they should arise;
 Phát khởi những điều hiền thiện chưa có;
· to generate wholesome states not yet existing;
 Duy trì những điều hiền thiện không xao lãng, làm chúng phát triển và đạt đến sự hoàn thiện.
· to maintain them without lapse, causing them to develop and to reach full growth and perfection.1
Do thực hành ý thức về hơi thở, chúng ta đã thực hành cả bốn nỗ lực chân chánh như trên. Chúng ta ngồi xuống và chú tâm vào hơi thở, không để cho các ý nghĩ xen vào. Làm như vậy chúng ta khởi xướng và duy trì được trạng thái hiền thiện của sự tự ý thức. Chúng ta giữ cho chính mình không bị rơi vào sự xao lãng, đãng trí hay mất dấu thực tại. Nếu một ý nghĩ xuất hiện, ta không đuổi theo nó mà đưa sự chú ý quay về với hơi thở. Bằng cách này, chúng ta phát triển khả năng chú tâm vào một đối tượng và chống lại sự phân tâm: hai phẩm tính thiết yếu của định.
By practising awareness of respiration, we practise all four right efforts. We sit down and fix attention on the breath without any intervening thought. By doing so, we initiate and maintain the wholesome state of self-awareness. We prevent ourselves from falling into distraction, or absent-mindedness, from losing sight of reality. If a thought arises, we do not pursue it, but return our attention once again to the breath. In this way, we develop the ability of the mind to remain focused on a single object and to resist distractions—two essential qualities of concentration.
Ý thức chân chánh (Chánh niệm)
Right Awareness
Quan sát hơi thở cũng là một cách thực hành ý thức chân chánh. Chúng ta khổ là do vô minh. Chúng ta phản ứng vì không biết mình đang làm gì và vì không biết rõ thực tại của mình. Tâm ta mất nhiều thì giờ vào những mơ mộng, ảo tưởng, làm sống lại những kinh nghiệm thích thú hay khó chịu và dự tính tương lai một cách sợ hãi hay hăng say. Trong khi đắm chìm trong thèm muốn hay chán ghét, chúng ta không ý thức được những gì hiện đang xảy ra, cũng như không biết mình đang làm gì. Thực ra thì giây phút này, hiện tại mới thực sự là quan trọng nhất đối với chúng ta. Chúng ta không thể sống trong quá khứ, vì nó đã qua. Chúng ta không thể sống trong tương lai, vì nó ở ngoài tầm tay. Chúng ta chỉ có thể sống trong hiện tại.
Observing respiration is also the means for practising right awareness. Our suffering stems from ignorance. We react because we do not know what we are doing, because we do not know the reality of ourselves. The mind spends most of the time lost in fantasies and illusions, reliving pleasant or unpleasant experiences and anticipating the future with eagerness or fear. While lost in such cravings or aversions we are unaware of what is happening now, what we are doing now. Yet surely this moment, now, is the most important for us. We cannot live in the past; it is gone. Nor can we live in the future; it is forever beyond our grasp. We can live only in the present.
Nếu chúng ta không ý thức về những hành động của mình trong hiện tại, chúng ta không tránh khỏi tái phạm những lỗi lầm trong quá khứ và không bao giờ có thể đạt được những ước muốn cho tương lai. Nhưng nếu có thể phát triển khả năng ý thức được hiện tại, chúng ta có thể dùng quá khứ như một hướng dẫn cho những hành động của mình trong tương lai, như vậy chúng ta có thể đạt được mục đích.
If we are unaware of our present actions, we are condemned to repeating the mistakes of the past and can never succeed in attaining our dreams for the future. But if we can develop the ability to be aware of the present moment, we can use the past as a guide for ordering our actions in the future, so that we may attain our goal.
Dhamma là con đường của bây giờ và ngay tại đây. Bởi vậy chúng ta phải phát triển khả năng ý thức được giây phút hiện tại. Chúng ta cần một phương pháp để chú tâm vào thực tại ngay lúc này. Kỹ thuật anapana-sati (ý thức về hơi thở) chính là phương pháp này. Thực hành phương pháp này sẽ phát triển sự ý thức về chính mình ngay tại đây và ngay bây giờ: Ngay tại lúc này thở vào, ngay tại lúc này thở ra. Do thực hành ý thức về hơi thở, chúng ta nhận biết được thực tại.
Dhamma is the path of here-and-now. Therefore we must develop our ability to be aware of the present moment. We require a method to focus our attention on our own reality in this moment. The technique of ānāpāna-sati is such a method. Practising it develops awareness of oneself in the here-and-now: at this moment breathing in, at this moment breathing out. By practising awareness of respiration, we become aware of the present moment.
Một lý do nữa để phát triển ý thức về hơi thở là vì chúng ta muốn thể nghiệm sự thật tối hậu. Chú tâm vào hơi thở có thể giúp ta khám phá được những gì mà chúng ta không biết về bản thân, để mang những gì ở vô thức lên ý thức. Nó như một nhịp cầu nối liền vô thức và ý thức, vì hơi thở hoạt động cả ở vô thức lẫn ý thức. Chúng ta có thể thở theo một lối đặc biệt, có thể điều khiển hơi thở. Chúng ta cũng có thể ngưng hơi thở một lúc. Tuy nhiên khi chúng ta ngưng điều khiển thì hơi thở vẫn tiếp tục hoạt động như thường.
Another reason for developing awareness of respiration is that we wish to experience ultimate reality. Focusing on breathing can help us explore whatever is unknown about ourselves, to bring into consciousness whatever has been unconscious. It acts as a bridge between the conscious and unconscious mind, because the breath functions both consciously and unconsciously. We can decide to breathe in a particular way, to control the respiration. We can even stop breathing for a time. And yet when we cease trying to control respiration, it continues without any prompting.
Ví dụ, chúng ta có thể cố ý thở hơi mạnh một chút để ta có thể chú tâm được một cách dễ dàng. Ngay khi ý thức về hơi thở đã rõ ràng và vững rồi, thì ta để cho hơi thở tự nhiên, dù là mạnh hay nhẹ, sâu hay nông, ngắn hay dài, nhanh hay chậm. Chúng ta không làm một cố gắng nào để điều khiển hơi thở, ta chỉ cố gắng ý thức về nó mà thôi. Bằng cách duy trì được ý thức về hơi thở tự nhiên, chúng ta bắt đầu quan sát hoạt động tự động của cơ thể, một hoạt động thường là không cố ý. Từ sự quan sát thực tế thô thiển của hơi thở cố ý, chúng ta tiến đến sự quan sát sự thật tinh tế hơn của hơi thở tự nhiên. Chúng ta đã bắt đầu vượt ra ngoài thực tế bề ngoài đến sự ý thức về thực tế tinh tế hơn.
For example, we may begin by breathing intentionally, slightly hard, in order to fix the attention more easily. As soon as the awareness of respiration becomes clear and steady, we allow the breath to proceed naturally, either hard or soft, deep or shallow, long or short, fast or slow. We make no effort to regulate the breath; the effort is only to be aware of it. By maintaining awareness of natural breath we have started observing the autonomic functioning of the body, an activity which is usually unconscious. From observing the gross reality of intentional breathing, we have progressed to observing the subtler reality of natural breathing. We have begun to move beyond superficial reality toward awareness of a subtler reality.
Một lý do nữa để phát triển sự ý thức về hơi thở là để thoát khỏi tham, sân, si (thèm muốn, chán ghét, vô minh), trước hết ta phải ý thức về chúng. Trong công việc này, hơi thở sẽ giúp chúng ta, vì hơi thở là phản ánh tâm trạng của ta. Khi tâm ta bình an và yên tĩnh thì hơi thở ta điều hòa và nhẹ nhàng. Nhưng khi bất tịnh nảy sinh trong tâm như giận dữ, hận thù, sợ hãi hay đam mê thì hơi thở trở nên thô thiển, nặng nề và gấp rút. Nhờ vậy, hơi thở đã báo động cho chúng ta biết về trạng thái của tâm và cho phép chúng ta bắt đầu đối phó với nó.
Yet another reason for developing awareness of respiration is in order to become free of craving, aversion, and ignorance, by first becoming aware of them. In this task the breath can help, because respiration acts as a reflection of one's mental state. When the mind is peaceful and calm, the breath is regular and gentle. But whenever negativity arises in the mind, whether anger, hatred, fear, or passion, then respiration becomes more rough, heavy, and rapid. In this way, our respiration alerts us to our mental state and enables us to start to deal with it.
Còn một lý do nữa để chúng ta thực hành sự ý thức về hơi thở. Vì mục đích của chúng ta là làm sao để tâm thoát khỏi những bất tịnh, nên chúng ta phải cẩn thận để mỗi bước tiến đến đích phải thanh tịnh và thiện lành. Ngay trong giai đoạn đầu để phát triển samadhi (định), chúng ta phải dùng một đối tượng quan sát thiện lành. Hơi thở là đối tượng này. Chúng ta không thể có thèm muốn và chán ghét đối với hơi thở, và vì hơi thở là một thực tế, hoàn toàn thoát khỏi ảo tưởng, ảo giác. Vì vậy hơi thở là một đối tượng thích hợp cho sự chú tâm.
There is yet another reason for practising awareness of breathing. Since our goal is a mind free of negativity, we must be careful that every step we take toward that goal is pure and wholesome. Even in the initial stage of developing samādhi we must use an object of attention which is wholesome. Breath is such an object. We cannot have craving or aversion toward the breath, and it is a reality, totally divorced from illusion or delusion. Therefore it is an appropriate object of attention.
Giây phút khi hoàn toàn chú tâm vào hơi thở thì tâm thoát khỏi thèm muốn, chán ghét, vô minh. Dù thời gian thanh tịnh này có ngắn ngủi đến đâu thì nó cũng có một năng lực rất mạnh vì nó thách thức tất cả những dữ kiện quá khứ của ta. Tất cả những nghiệp tích lũy này bị khuấy động và bắt đầu xuất hiện như những khó khăn về thân cũng như về tâm. Những khó khăn này làm cản trở nỗ lực phát triển ý thức. Chúng ta có thể thấy nóng lòng muốn tiến bộ, hay tức giận, chán nản vì sự tiến bộ có vẻ chậm chạp, đấy là một hình thức của thèm muốn và chán ghét. Đôi khi vừa ngồi xuống thiền ta đã bị trạng thái hôn mê áp đảo và ta ngủ thiếp đi. Có lúc ta thấy bồn chồn đến nỗi đứng ngồi không yên hay tìm cớ để khỏi thiền. Nhiều lúc nghi ngờ gặm nhắm ý chí hành thiền - sự nghi ngờ quá độ, vô lý về người thầy, về giáo huấn, hay về khả năng hành thiền của chính mình. Khi đột nhiên phải đối diện với những khó khăn đó, chúng ta có thể nghĩ đến bỏ thiền cho xong chuyện.
In the moment when the mind is fully focused on respiration, it is free from craving, free of aversion, and free of ignorance. However brief that moment of purity may be, it is very powerful, for it challenges all one's past conditioning. All the accumulated reactions are stirred up and begin to appear as various difficulties, physical as well as mental, which hinder one's efforts to develop awareness. We may experience impatience for progress, which is a form of craving; or else aversion may arise in the form of anger and depression because progress seems slow. Sometimes lethargy overwhelms us and we doze off as soon as we sit to meditate. Sometimes we may be so agitated that we fidget or find excuses to avoid meditating. Sometimes skepticism undermines the will to work—obsessive, unreasoning doubts about the teacher, or the teaching, or our own ability to meditate. When suddenly faced with these difficulties, we may think of giving up the practice altogether.
Vào những lúc như vậy chúng ta phải hiểu rằng, những trở ngại này khởi lên chỉ là phản ứng đối với sự thành công của chúng ta trong việc thực tập ý thức về hơi thở. Nếu chúng ta kiên trì thì chúng sẽ dần dần biến mất. Lúc đó sự hành thiền của chúng ta trở nên dễ dàng hơn, vì ngay trong giai đoạn khởi đầu này, một vài tầng lớp của nghiệp cũ đã bị xóa bỏ khỏi bề mặt của tâm. Và như vậy, ngay khi ta mới chỉ tập ý thức về hơi thở, chúng ta đã bắt đầu thanh lọc tâm và tiến gần hơn đến sự giải thoát.
At such a moment we must understand that these hindrances have arisen only in reaction to our success in practising awareness of respiration. If we persevere they will gradually disappear. When they do, the work becomes easier, because even at this early stage of practice, some layers of conditioning have been eradicated from the surface of the mind. In this way, even as we practise awareness of breathing, we begin to cleanse the mind and advance toward liberation.
Định chân chánh (Chánh định)
Right Concentration
Chú tâm vào hơi thở phát triển sự ý thức về giây phút hiện tại. Duy trì sự ý thức này từng giây từng phút, càng lâu càng tốt, là định chân chánh.
Fixing the attention on respiration develops awareness of the present moment. Maintaining this awareness from moment to moment, for as long as possible, is right concentration.
Trong đời sống bình thường, những hoạt động hằng ngày cũng đòi hỏi sự chú ý, nhưng không nhất thiết là định chân chánh. Một người có thể chú hết tâm vào việc thỏa mãn những khoái cảm hay trì hoãn những mối lo sợ. Một con mèo chăm chú rình lỗ chuột, sẵn sàng để vồ khi chuột xuất hiện. Một tên móc túi chăm chú rình bóp của nạn nhân, chỉ chờ cơ hội tốt để lấy. Một đứa bé trong đêm tối nằm trên giường nhìn trân trân kinh hãi vào một góc buồng, tưởng tượng ra những con quái vật đang ẩn núp trong bóng tối.
In the daily actions of ordinary life, concentration is also required, but it is not necessarily the same as right concentration. A person may be concentrating on satisfying a sensual desire or forestalling a fear. A cat waits with all its attention focused on a mousehole, ready to pounce as soon as a mouse appears. A pick- pocket is intent on the victim's wallet, waiting for the moment to remove it. A child in bed at night stares fearfully at the darkest corner of the room, imagining monsters hidden in the shadows.
Tất cả những sự chú ý này không phải là định chân chánh, loại định có thể đưa ta đến giải thoát. Samadhi (định) phải có sự chú tâm vào một đối tượng hoàn toàn thoát khỏi thèm muốn, chán ghét, vô minh.
None of these is right concentration, concentration that can be used for liberation. Samādhi must have as its focus an object that is free from all craving, all aversion, all illusion.
Khi thực hành sự ý thức về hơi thở, ta thấy việc duy trì được sự ý thức không gián đoạn thực là một việc khó khăn. Mặc dầu ta đã cương quyết chú tâm vào hơi thở, nhưng nó vẫn vuột đi mà ta không hề hay biết. Chúng ta thấy mình như một người say ruợu, cố gắng đi cho thẳng nhưng vẫn bước xiên xẹo. Sự thật thì chúng ta đã say vì vô minh và ảo giác, và vì vậy chúng ta cứ tiếp tục đi lạc vào quá khứ, tương lai, hay thèm muốn, chán ghét. Chúng ta không thể nào ở yên trên con đường thẳng để giữ vững sự ý thức.
In practising awareness of breathing one finds how difficult it is to maintain unbroken awareness. Despite a firm determination to keep the attention fixed on the object of the breath, somehow it slips away unnoticed. We find we are like a drunken man trying to walk a straight line, who keeps straying to one side or the other. In fact we are drunk with our own ignorance and illusions, and so we keep straying into past or future, craving or aversion. We cannot remain on the straight path of sustained awareness.
Là người hành thiền, điều tốt cho chúng ta là không nên chán nản hay thối chí khi phải đối diện với những khó khăn này. Ngược lại, ta phải hiểu rằng cần có thời gian để thay đổi những thói quen đã ăn sâu trong tâm khảm tự bao nhiêu năm nay. Muốn có kết quả, chúng ta chỉ có cách tập đi, tập lại nhiều lần, liên tục, kiên nhẫn và kiên trì. Công việc chính của chúng ta là khi tâm đi lang thang thì ta lại kéo nó về lại với hơi thở. Nếu làm được như vậy, thì chúng ta đã tiến được một bước quan trọng trong việc sửa đổi cái tâm hay đi lang thang. Và bằng cách tập đi tập lại, ta có thể kéo sự chú tâm trở lại ngày một nhanh chóng hơn. Dần dần khoảng thời gian xao lãng càng lúc càng ngắn đi và khoảng thời gian có ý thức càng lâu hơn.
As meditators, we would be wise not to become depressed or discouraged when faced with these difficulties, but instead to understand that it takes time to change the ingrained mental habits of years. It can be done only by working repeatedly, continuously, patiently, and persistently. Our job is simply to return attention to our breathing as soon as we notice that it has strayed. If we can do that, we have taken an important step toward changing the wandering ways of the mind. And by repeated practice, it becomes possible to bring the attention back more and more quickly. Gradually, the periods of forgetfulness become shorter and the periods of sustained awareness—samādhi—become longer.
Khi sự chú tâm đã vững mạnh, chúng ta cảm thấy thoải mái, sung sướng, tràn đầy nhựa sống. Dần dần hơi thở thay đổi, nó trở nên êm, đều, nhẹ và nông. Có lúc hình như hơi thở đã ngưng hẳn. Thật ra, tâm ta đã trở nên an tĩnh, cơ thể cũng trở nên yên tĩnh và sự biến dưỡng giảm đi, vì vậy chỉ cần ít dưỡng khí.
As concentration strengthens, we begin to feel relaxed, happy, full of energy. Little by little the breath changes, becoming soft, regular, light, shallow. At times it may seem that respiration has stopped altogether. Actually, as the mind becomes tranquil, the body also becomes calm and the metabolism slows down, so that less oxygen is required.
Trong giai đoạn này, nhiều người có thể có những kinh nghiệm bất thường như thấy ánh sáng hay ảo ảnh trong khi ngồi nhắm mắt, hay nghe thấy những âm thanh khác thường. Tất cả những kinh nghiệm siêu nhiên ấy là dấu hiệu cho biết tâm đã định ở một mức độ cao. Những hiện tượng này tự chúng không có một tầm quan trọng nào và chúng ta không nên để tâm đến chúng. Đối tượng của sự ý thức vẫn là hơi thở. Ngoài nó ra còn có những điều khác đều làm ta phân tâm. Chúng ta cũng không nên mong muốn có những kinh nghiệm này; chúng xuất hiện với người này, và có thể không xuất hiện với người khác. Tất cả những kinh nghiệm khác thường này chỉ là những cột mốc ghi dấu sự tiến triển trên con đường. Đôi khi những cột mốc này bị che lấp làm ta không thấy được, hay có thể ta mải mê trên con đường đến nỗi ta vượt qua mà không nhận thấy chúng. Nếu chúng ta lấy những cột mốc đó làm đích mà bám vào thì chúng ta không còn tiến bộ nữa. Thật ra có vô số những cảm giác bất thường để trải nghiệm. Những ai thực hành Dhamma không nên tìm kiếm những kinh nghiệm đó mà phải có tuệ giác về bản tánh của chính mình để có thể giải thoát khỏi khổ đau.
At this stage some of those who practise awareness of respiration may have various unusual experiences: seeing lights or visions while sitting with eyes closed or hearing extraordinary sounds, for example. All these so-called extrasensory experiences are merely indications that the mind has attained a heightened level of concentration. In themselves these phenomena have no importance and should be given no attention. The object of awareness remains respiration; anything else is a distraction. Nor should one expect such experiences; they occur in some cases and not in others. All these extraordinary experiences are simply milestones that mark progress on the path. Sometimes the milestone may be hidden from view, or we may be so intent on the path that we stride ahead without noticing it. But if we take such a milestone as the final goal and cling to it, we cease making progress altogether. After all, there are countless extraordinary sensory experiences to be had. Those practising Dhamma are not seeking such experiences but rather insight into their own nature, so as to attain freedom from suffering.
Vì vậy chúng ta tiếp tục chỉ chú tâm vào hơi thở. Khi tâm càng định thì hơi thở càng nhẹ nhàng hơn, và sự theo dõi càng trở nên khó khăn hơn nên ta cần phải cố gắng nhiều hơn để duy trì sự ý thức. Bằng cách này, chúng ta tiếp tục luyện tâm, làm cho sự định tâm được bén nhạy và biến nó thành một dụng cụ để thâm nhập thực tế bề ngoài để quan sát thực tế vi tế nhất ở bên trong.
Therefore we continue to give attention only to respiration. As the mind becomes more concentrated, the breath becomes finer and more difficult to follow, thereby requiring still greater efforts to remain attentive. In this way we continue to hone the mind, to sharpen the concentration, to make of it a tool with which to penetrate beyond apparent reality in order to observe the subtlest reality within.
Có nhiều kỹ thuật khác để phát triển sự định tâm. Hành giả có thể được dạy chú tâm vào một tiếng bằng cách tụng niệm tiếng đó, hay vào một hình ảnh, hay làm đi làm lại một động tác. Làm như vậy hành giả hòa nhập vào đối tượng của sự chú tâm, và đạt được trạng thái xuất thần. Hành giả cảm thấy lâng lâng dễ chịu, nhưng khi trạng thái đó không còn nữa, người đó lại trở về với đời sống bình thường với những khó khăn như trước. Những kỹ thuật này tạo nên một lớp bình an và an lạc ở bề mặt của tâm, nhưng không tới được những bất tịnh ở tầng lớp sâu bên dưới. Những đối tượng chú tâm được dùng trong những kỹ thuật này không liên quan gì với thực tại của hành giả. Trạng thái ngây ngất, sảng khoái mà hành giả có được là giả tạo, chứ không nảy sinh một cách tự nhiên từ đáy sâu của tâm đã thanh tịnh. Samadhi chân chánh không thể là cơn say tâm linh. Nó phải thoát khỏi mọi sự giả tạo và ảo tưởng.
There are many other techniques to develop concentration. One may be taught to concentrate on a word by repeating it, or on a visual image, or even to perform over and over again a certain physical action. In doing so one becomes absorbed in the object of attention, and attains a blissful state of trance. Although such a state is no doubt very pleasant so long as it lasts, when it ends one finds oneself back in ordinary life with the same problems as before. These techniques work by developing a layer of peace and joy at the surface of the mind, but in the depths the conditioning remains untouched. The objects used to attain concentration in such techniques have no connection with the moment-to-moment reality of oneself. The bliss that one attains is superimposed, intentionally created, rather than arising spontaneously from the depths of a purified mind. Right samādhi cannot be spiritual intoxication. It must be free from all artificiality, all illusions.
Ngay trong giáo huấn của Đức Phật cũng có nhiều trạng thái xuất thần, nhập định - jhana - có thể đạt được. Chính Ngài đã được dạy tám tầng thiền định trước khi giác ngộ, và Ngài tiếp tục thực tập chúng suốt đời. Tuy nhiên những trạng thái nhập định này không thể giải thoát Ngài được. Bởi vậy, khi Ngài dạy về những trạng thái này, Ngài đã nhấn mạnh công dụng của chúng chỉ như những viên đá lót đường đưa tới sự phát triển tuệ giác. Hành giả phát triển khả năng định không phải để kinh nghiệm trạng thái cực lạc hay ngất ngây, mà là để rèn luyện tâm thành một dụng cụ để quan sát thực tế của chính mình và loại bỏ những điều kiện (nghiệp) đã gây nên khổ. Đó chính là định chân chánh.
Even within the teaching of the Buddha, there are various states of trance—jhāna—that can be attained. The Buddha himself was taught eight states of mental absorption before he became enlightened, and he continued to practise them throughout his life. However, states of trance alone could not liberate him. When he taught the states of absorption, therefore, he emphasized their function only as stepping-stones to the development of insight. Meditators develop the faculty of concentration not in order to experience bliss or ecstasy, but rather to forge the mind into an instrument with which to examine their own reality and to remove the conditioning that causes their suffering. This is right concentration.
Vấn Đáp
Questions and Answers
Câu hỏi: Tại sao thiền sư dạy thiền sinh chú tâm vào hơi thở (ānāpāna) ở lỗ mũi thay vì ở bụng?
QUESTION: Why do you teach students to practise ānāpāna concentrating on the nostrils rather than on the belly?
Thiền sư S. N. Goenka: Vì đối với chúng ta thực hành ānāpāna chỉ là để sửa soạn cho sự thực hành Vipassana, và trong loại Vipassana này chúng ta cần một sự chú ý đặc biệt mạnh. Vùng chú ý càng nhỏ thì sự tập trung càng mạnh. Bụng quá rộng để có thể phát triển tới độ tập trung mạnh như vậy. Mũi là nơi tập trung thích hợp nhất. Vì vậy mà Đức Phật đã hướng dẫn chúng ta tập trung ở đấy.
S. N. GOENKA: Because for us ā nāpāna is practised as a preparation for the practice of Vipassana, and in this type of Vipassana a particularly strong concentration is necessary. The more limited the area of attention, the stronger the concentration will be. For developing concentration to this degree, the abdomen is too large. Most suitable is the area of the nostrils. That is why the Buddha guided us to work in this area.
Khi thực hành ý thức về hơi thở, chúng ta có thể đếm, hay nói “vào” khi chúng ta hít vào, và “ra” khi chúng thở ra không?
While practising awareness of respiration, is it permissible to count breaths, or to say “in” as we breathe in and “out” as we breathe out?
Không. Không được nói liên tục. Vì nếu bạn thêm một tiếng vào sự ý thức về hơi thở, thì dần dần tiếng đó sẽ chiếm ưu thế, và bạn sẽ quên bẵng hơi thở. Rồi bạn có hít vào hay thở ra bạn cũng nói “vào”. Và bạn thở ra hay hít vào, bạn cũng nói “ra”. Tiếng này trở thành câu thần chú. Chỉ nên chú ý vào hơi thở, hơi thở đơn thuần, không gì ngoài hơi thở.
No, there should be no continuous verbalization. If all the time you add a word to the awareness of respiration, gradually the word will become predominant and you will forget about the breath entirely. Then whether you breathe in or out, you will say “In!” Whether you breathe out or in, you will say “Out!” The word will become a mantra. Just remain with the breath, bare breath, nothing but breath.
Tại sao tập samadhi lại không đủ để giải thoát?
Why is the practice of samādhi not sufficient for liberation?
Vì sự thanh tịnh của tâm phát triển được bằng samadhi là do sự dồn nén chứ không phải do sự diệt trừ hết nghiệp. Cũng giống như một người làm cho nước bùn thành nước trong bằng phèn chua. Chất phèn đã làm bùn kết tủa, lắng xuống, để lại nước ở phía trên trong suốt. Cũng thế, samadhi đã làm những lớp trên của tâm trở nên trong sáng, nhưng những bất tịnh vẫn còn tích tụ ở vô thức. Những bất tịnh tiềm ẩn này phải bị loại bỏ để được giải thoát. Và muốn làm như vậy, ta phải thực hành Vipassana.
Because the purity of mind developed through samādhi is achieved primarily by suppression, not elimination of conditioning. It is just as if someone cleans a tank of muddy water by adding a precipitating agent, for example, alum. The alum causes the mud particles suspended in the water to fall to the bottom of the tank, leaving the water crystal-clear. Similarly samādhi makes the upper levels of the mind crystal-clear, but a deposit of impurities remains in the unconscious. These latent impurities must be removed in order to reach liberation. And to remove the impurities from the depths of the mind, one must practise Vipassana.
Quên hẳn quá khứ và tương lai, và chỉ chú ý đến hiện tại thì có hại hay không? Nói cho cùng, đó không phải là cách sống của loài vật sao? Người nào quên đi quá khứ, chắc chắn sẽ lặp lại những điều trước đây.
Isn't it harmful to forget the past and future entirely and to give attention only to the present moment? After all, isn't that the way animals live? Surely whoever forgets the past is condemned to repeat it.
Kỹ thuật này không dạy bạn quên hẳn quá khứ, hay không quan tâm đến tương lai. Nhưng vì tâm có thói quen ngụp lặn triền miên trong ký ức từ quá khứ, hay trong thèm muốn, hay có những dự tính, sợ hãi về tương lai và vô minh về hiện tại. Thói quen không lành mạnh này làm cho đời sống thành khổ sở. Nhờ có thiền, bạn học cách đứng vững trong thực tại. Với căn bản vững chắc này bạn có thể vận dụng những chỉ dẫn cần thiết từ quá khứ và chuẩn bị những dự tính thích hợp cho tương lai.
This technique will not teach you to forget the past entirely or to have no concern for the future. But the present mental habit pattern is to immerse oneself constantly in past memories or in cravings, plans, or fears for the future, and to remain ignorant of the present. This unhealthy habit makes life miserable. By meditation you learn to keep a firm foothold in the present reality. With this solid base you can take the necessary guidance from the past and make proper provision for the future.
Tôi nhận thấy khi tôi hành thiền mà tâm tôi đi lung tung, một thèm muốn bắt đầu, và tôi nghĩ là tôi không được thèm muốn, thế là tôi bồn chồn vì tôi đang thèm muốn. Tôi phải đối phó với tình trạng đó như thế nào?
I find that when I meditate and the mind wanders, a craving may start, and then I think I'm not supposed to crave, and I start getting agitated because I am craving. How should I deal with this?
Tại sao lại phải bồn chồn vì thèm muốn? Hãy chấp nhận sự kiện đó: “Hãy xem, đang có thèm muốn” - thế thôi. Và bạn sẽ thoát khỏi tình trạng đó. Khi bạn thấy tâm mình đi lang thang, bạn chấp nhận, “Kìa, tâm tôi đang đi lang thang”, và tự động tâm bạn trở lại với hơi thở. Đừng tạo nên sự căng thẳng vì lòng thèm muốn hay vì tâm đi lang thang. Nếu làm như vậy, bạn lại gây ra sự chán ghét mới. Hãy chấp nhận nó. Thế là đủ.
Why get agitated because of the craving? Just accept the fact: “Look, there is craving”—that's all. And you will come out of it. When you find that the mind has wandered you accept: “Look, the mind has wandered,” and automatically it will return to respiration. Don't create tensions because there is craving or because the mind has wandered; if you do that, you generate fresh aversion. Just accept it. This acceptance is enough.
Tất cả những kỹ thuật thiền Phật giáo đều đã được biết đến trong yoga. Vậy điều gì là thực sự mới lạ trong cách thiền do Đức Phật chỉ dạy?
All Buddhist meditation techniques were already known in yoga. What was truly new in meditation as taught by the Buddha?
Phái yoga là sự phát triển về sau. Patanjali sống vào khoảng 500 năm sau thời Đức Phật, và lẽ dĩ nhiên kinh điển yoga chịu ảnh hưởng của giáo huấn của Đức Phật. Dĩ nhiên tập yoga có từ trước thời Đức Phật, và chính Ngài cũng đã thực hành trước khi Ngài giác ngộ. Tuy nhiên, tất cả những kỹ thuật này chỉ hạn hẹp trong giới và định. Định chỉ đạt tới tầng thiền (jhana) thứ tám, vẫn còn trong phạm vi kinh nghiệm cảm giác. Đức Phật tìm thấy tầng thiền jhana thứ chín, đó là Vipassana, tầng thiền phát triển tuệ giác, đưa thiền giả đến mục đích tối hậu, siêu việt mọi kinh nghiệm cảm giác.
What is called yoga today is actually a later development. Patanjali lived about 500 years after the time of the Buddha, and naturally his Yoga Sūtra shows the influence of the Buddha's teachings. Of course yogic practices were known in India even before the Buddha, and he himself experimented with them before achieving enlightenment. All these practices, however, were limited to sīlā and samādhi, concentration up to the level of the eighth jhāna, the eighth stage of absorption, which is still within the field of sensory experience. The Buddha found the ninth jhāna, and that is Vipassana, the development of insight that will take the meditator to the ultimate goal beyond all sensory experience.
Tôi thấy mình hay khinh rẻ người khác. Xin thầy cho biết có cách nào tốt để sửa đổi tật xấu này không?
I find that I am very quick to belittle other people. What is the best way to work with this problem?
Bằng cách hành thiền. Nếu tự ngã quá lớn, bạn coi rẻ người khác, làm giảm sự quan trọng của người khác và tăng tầm quan trọng của mình lên. Nhưng thiền sẽ làm tiêu tan bản ngã, và bạn sẽ không còn làm gì để làm tổn thương người khác nữa. Hãy hành thiền, và vấn đề sẽ tự động được giải quyết.
Work with it by meditating. If the ego is strong, one will try to belittle others, to lower their importance and increase one's own. But meditation naturally dissolves the ego. When it dissolves, you can no longer do anything to hurt another. Work and the problem will automatically be solved.
Nhiều khi tôi cảm thấy tội lỗi về những việc tôi đã làm.
At times I feel guilty about what I have done.
Cảm thấy có tội không giúp gì được cho bạn; nó chỉ gây hại mà thôi. Tội lỗi không có chỗ đứng trên con đường của Dhamma. Khi bạn thấy mình hành động sai quấy, hãy chấp nhận mà không cần phải biện minh hay giấu giếm gì cả. Bạn có thể gặp một người bạn kính trọng và nói, “Tôi đã phạm lỗi này. Trong tương lai tôi sẽ cẩn thận không tái phạm nữa.” Sau đó bạn hành thiền, và bạn sẽ thấy bạn có thể thoát khỏi sự khó khăn đó.
Feeling guilty will not help you; it will only cause harm. Guilt has no place on the path of Dhamma. When you realize that you have acted in a wrong way, simply accept the fact without trying to justify or conceal it. You may go to someone you respect and say, “Well, I made this mistake. In future I'll be careful not to repeat it.” And then meditate, and you will find that you can come out of the difficulty.
Tại sao tôi cứ nâng cao bản ngã? Tại sao tôi cứ cố gắng là “tôi”?
Why do I keep reinforcing this ego? Why do I keep trying to be “I”?
Vì vô minh nên tâm đã bị điều kiện hóa để làm như vậy. Nhưng Vipassana có thể giải thoát cho bạn khỏi điều kiện có hại ấy. Thay vì chỉ nghĩ đến mình, hãy học cách nghĩ đến người khác.
This is what the mind has been conditioned to do, out of ignorance. But Vipassana can liberate you from this harmful conditioning. In place of always thinking of self, you learn to think of others.
Làm sao có thể làm được như vậy?
How does that happen?
Trước hết phải nhận biết mình là người ích kỷ và chỉ nghĩ đến mình như thế nào. Nếu bạn không nhận thức được sự thật này, thì bạn không thể thoát khỏi sự điên cuồng, chỉ yêu bản thân. Hành thiền lâu rồi bạn sẽ nhận thức được rằng, ngay cả tình yêu của bạn đối với người khác thật ra cũng chỉ là yêu bạn mà thôi. Bạn sẽ hiểu, “Tôi yêu ai? Tôi yêu người đó vì tôi mong mỏi cái gì từ người đó. Tôi mong mỏi người đó hành xử theo cách tôi muốn. Nhưng khi người đó hành động khác đi thì tôi không còn yêu người đó nữa. Vậy thì thật sự tôi yêu người đó hay yêu tôi?” Câu trả lời sẽ trở nên rõ ràng, không phải bằng tri thức, mà bằng sự thực hành Vipassana. Và một khi đã có sự nhận thức trực tiếp này, thì bạn bắt đầu thoát khỏi tính ích kỷ của mình. Và rồi bạn học cách phát triển tình yêu thật sự đối với người khác, tình yêu vị tha, một chiều, cho mà không mong được đền đáp.
The first step is to recognize how selfish and egocentric one is. Unless someone realizes this truth, he cannot emerge from the madness of self-love. As you practise more, you will realize that even your love for others is in fact self-love. You will understand, “Whom do I love? I love someone because I expect something from that person. I expect him to behave in a way that I like. The moment he starts to behave in a different way, all my love is gone. Then do I really love this person or myself?” The answer will become clear, not by intellectualizing, but by your practice of Vipassana. And once you have this direct realization, you begin to emerge from your selfishness. Then you learn to develop real love for others, love that is selfless, one-way traffic: giving without expecting anything in return.
Tôi làm việc ở một nơi có rất nhiều người vô gia cư chìa tay để xin tiền lẻ.
I work in an area where there are a lot of street people who hold out their hands and say, “Spare change?”
Ở phương Tây cũng vậy sao? Tôi tưởng ăn xin chỉ có ở những nước nghèo!
So it is also in the West? I thought begging is found only in poor countries!
Tôi thấy phần đông những người đó đều nghiện ngập. Tôi không biết cho họ tiền có phải là khuyến khích họ dùng ma túy hay không?
I know that many of these street people are on drugs. I wonder if by giving them money, we encourage them to use drugs.
Bởi vậy phải biết chắc chắn món tiền bạn cho phải được sử dụng đúng đắn. Nếu không thì chả có ích gì cho ai cả. Thay vì bạn cho tiền những người đó, bạn giúp họ khỏi nghiện ngập, thì bạn thật sự đã giúp họ. Bất cứ hành động nào của bạn cũng phải làm với trí tuệ.
That is why you must take care that any donation you give will be properly used. Otherwise it doesn't help anybody. Instead of giving such people money, if you help them come out of their addictions, then you do them real service. Whatever action you perform must be with wisdom.
Khi thiền sư nói “Hãy hạnh phúc”, thì đối với tôi, mặt trái của nó là “Hãy buồn”.
When you say “Be happy,” the other side of that to me is “Be sad.”
Tại sao phải buồn? Hãy thoát khỏi buồn rầu.
Why be sad? Come out of sadness!
Đúng thế, nhưng tôi tưởng chúng ta đang tập để được quân bình.
Right, but I thought we were working for balance.
Quân bình làm bạn hạnh phúc. Nếu bạn mất quân bình, bạn buồn khổ. Hãy bình tâm. Hãy hạnh phúc!
The balance makes you happy. If you are unbalanced, you are sad. Be balanced; be happy!
Tôi tưởng là “Hãy bình tâm, không là gì cả.”
I thought it was “Be balanced, be nothing.”
Không, không. Quân bình làm bạn hạnh phúc chứ không phải không là gì cả. Bạn trở nên tích cực khi bạn có một tâm quân bình.
No, no. Balance makes you happy, not nothing. You become positive when you have a balanced mind.
Chè sữa
The Crooked Milk Pudding
Hai đứa nhỏ nghèo nàn sống bằng cách ăn xin từ thành thị đến thôn quê. Một đứa bị mù từ khi lọt lòng mẹ, và đứa kia giúp đỡ nó; chúng cùng nhau ăn xin độ nhật.
Two young boys, who were very poor, lived by begging for their food from house to house in the city and in the countryside. One of them was blind from birth, and the other helped him; in this way they made their rounds together, begging for food.
Một ngày kia, đứa bé mù bị ốm. Bạn nó bảo: “Mày ở đây nghỉ. Tao sẽ đi xin cho cả hai, và sẽ mang thức ăn về cho mày.” Rồi nó đi ăn xin.
One day the blind boy fell sick. His companion said, “Stay here and rest. I'll go round to beg for us both, and I'll bring the food back for you.” And he went off to beg.
Ngày hôm đó, nó xin được một món rất ngon, một loại chè bằng sữa theo kiểu Ấn Độ. Thằng bé chưa bao giờ được ăn nên nó rất thích. Nhưng chẳng may nó không có đồ đựng để mang về cho bạn, nên nó đã ăn hết.
That day it so happened that the boy was given a very delicious dish: khir, Indian style-milk pudding. He had never tasted this dish before and enjoyed it very much. But unfortunately he had no container in which to bring the pudding back to his friend, so he ate it all.
Khi trở về nó bảo bạn: “Tao xin lỗi, hôm nay tao xin được món chè sữa ngon tuyệt nhưng không mang về cho mày được.”
When he came back to his blind companion, the boy said, “I am so sorry, today I was given a wonderful dish, milk pudding, but I could not bring any back for you.”
Đứa bé mù hỏi bạn: “Chè sữa là gì?”
The blind boy asked him, “What is this milk pudding?”
“À, nó màu trắng. Sữa màu trắng.”
“Oh, it is white. Milk is white.”
Bị mù từ khi mới sinh nên thằng bé mù không hiểu: “Trắng là gì?”
Being blind from birth, his companion did not understand. “What is white?”
“Mày không biết trắng là gì sao?”
“Don't you know what white is?”
“Không, tao không biết.”
“No, I don't.”
“Nó trái với đen.”
“It's the opposite of black.”
“Vậy đen là gì?”
“Then what is black?”
Nó cũng không hiểu đen là gì.
He did not know what black was either.
“Ồ, mày cố mà hiểu, trắng!”
“Oh, try to understand, white!”
Nhưng thằng bạn mù không thể nào hiểu được. Bạn nó nhìn quanh và thấy con hạc trắng. Nó bắt con hạc đến cho bạn nó và nói: “Trắng giống như con chim này.”
But the blind boy could not understand. So his friend looked about him and seeing a white crane, he caught hold of the bird and brought it to the blind boy saying, “White is like this bird.”
Không có mắt, đứa bé giơ tay sờ con chim, “À, bây giờ tao hiểu trắng là gì rồi! Nó mềm.”
Not having eyes, the blind boy reached out to touch the crane with his fingers. “Ah, now I understand what white is! It is soft.”
“Không, không, trắng không liên quan gì đến mềm cả! Trắng là trắng! Mày hãy cố mà hiểu.”
“No, no, it has nothing to do with being soft. White is white! Try to understand.”
“Nhưng mày bảo tao trắng trông giống như con hạc này, và tao sờ thấy nó mềm. Vậy chè sữa mềm. Trắng nghĩa là mềm.”
“But you told me it is like this crane, and I examined the crane and it is soft. So the milk pudding is soft. White means soft.”
“Không phải, mày chưa hiểu, hãy thử lần nữa đi.”
“No, you have not understood. Try again.”
Một lần nữa thằng bé mù lại sờ con hạc từ mỏ, cổ, thân, đến đuôi, “À, bây giờ tao hiểu rồi. Nó cong quẹo. Chè sữa là cong quẹo.”
Again the blind boy examined the crane, passing his hand from the beak to the neck, to the body, to the tip of the tail. “Oh, now I understand. It is crooked! The milk pudding is crooked!”
Thằng bé mù không thể hiểu được, vì nó không có khả năng để thể nghiệm trắng là gì.
He cannot understand because he does not have the faculty to experience what white is.
Cũng vậy, nếu bạn không có khả năng thể nghiệm sự thật đúng như thật, thì thực tế luôn luôn sẽ là cong quẹo đối với bạn.
In the same way, if you do not have the faculty to experience reality as it is, it will always be crooked for you.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đừng bận tâm chuyện vặt


Những Đêm Mưa


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.252.153 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (86 lượt xem) - Hoa Kỳ (54 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...