Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Bức Thành Biên Giới »» Chương Bốn. »»

Bức Thành Biên Giới
»» Chương Bốn.

(Lượt xem: 959)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bức Thành Biên Giới - Chương Bốn.

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Bà Hải muốn níu vào những sự tin tưởng ấy, tin rằng con mình ngay thật và thương mình, không bao giờ muốn làm gì cho mình phải khổ. Được vào Sài Gòn kỳ này để coi sóc chỗ ăn chỗ ở của thằng con trai, người mẹ còn cảm thấy một niềm vui riêng. Từ khi Vinh dọn ra khỏi nhà bà Thiện, chẳng biết có thiếu thốn gì không, người mẹ muốn tự tay mình được trông nom sắm sửa cho con, còn gì kiêu hãnh hơn nữa.

- Rồi làm răng chừ mình hè?

Đêm đã khuya mà bà Hải còn thắc mắc với muôn ngàn ý nghĩ, nếu quả thật Vinh có yêu Khanh như lời mách trong thư thì bà biết tính sao? Biết nói gì cho Vinh bỏ được cô gái ấy?

- Răng là răng? Mình không lo ngủ để mai còn lên máy bay, đi hơn hai tiếng đồng hồ mệt lắm chớ không phải khỏe chi. Chuyện mô còn có đó, thằng Vinh khôn ngoan có ăn có học, giảng cho hắn thì hắn hiểu, mình đừng lo, tui biết tính con trai của tui.

Nghe chồng khuyên bằng giọng vững chắc, bà Hải yên tâm.

- Hay mình viết cho hắn một bức thứ?

- Viết rồi, nhưng tui không đá động tới việc nớ, lỡ như không có chi cả thì răng. Tui chỉ khuyên hắn đừng làm chi cho mình buồn, rứa là đủ rồi. Hắn có phải đầu bò đầu bướu chi mô mà sợ. Con trai có ăn chơi cũng là chuyện thường, mình không thấy cha hắn đó răng. Những thằng con trai mà lúc trẻ không biết ăn chơi thì sau về già thèm khát, sẽ còn làm khổ cho vợ con nhiều hơn.

- Mình nói cũng phải, nhưng mà chơi chi chỗ người ta có đạo, rồi lỡ dính vô một cái thì khổ không?

- Mình nói lạ chưa, khi đi chơi làm răng biết được ai có đạo ai không có, bộ hỏi người ta à?

- Thì hỏi cũng được chớ răng, biết người ta không phải cùng đạo với mình thì tránh trước đi.

- Mình biểu hỏi cách răng, như thời chừ người ta hỏi cung, hoặc bắt khai vô trong đơn như mỗi khi xin ra làm việc cho chính phủ đó hả?

- Khó chi, thì cứ ngay thiệt mà hỏi.

- Em ơi em đạo chi rứa? Em đạo Phật? Đạo Chúa hay đạo ông bà? Bộ mình bắt con mình mỗi khi quen với cô mô thì phải hỏi rứa phải không, vô lý lắm, nhiều khi vui câu chuyện, với lại đời chừ con gái văn minh, có khi chính các cô đi tìm bạn trai trước. Không lẽ người ta tìm tới mình rồi mình co giò chạy trốn đi mô?

- Văn minh có nhiều cái cũng lạ mình hỉ.

- Văn minh đi vòng quanh chớ có chi mà lạ. Đời chừ con trai cũng phải lo canh phòng cẩn thận như đời xưa người ta canh con gái.

Bà Hải nằm yên nghe chồng nói, biết rằng mục đích câu chuyện của chồng cốt làm cho mình bớt thắc mắc, nhưng chỉ được một lúc rồi sau đó, khi nghĩ nếu Vinh nhất định yêu cô gái ấy thì bà trả lời làm sao với gia đình Đoan Trang.

Hai hôm trước bà Hải cho đặt các thứ nem chả ở nhà mụ Cai, nổi tiếng nhất để mang vô Sài Gòn cho Vinh với gia đình bà Thiện, biết rằng con trai và các cháu mình rất hảo những món quà của quê hương. Người dân Huế mang nặng cái bệnh địa phương hơn nơi nào cả, họ cho rằng con heo xứ mình ăn rong với cám chứ không ăn những thứ đồ hóa học, thứ chỉ làm cho to béo mà nhão thịt không ngon. Vì thế mà người dân Huế vào Nam cũng không quên mang theo từng giỏ từng bồ nem chả để biếu bà con.

Phải có tiếng gà gáy như thúc giục bên tai, bà Hải mới ngủ chợp được đi một lúc.
*******************


Bà Hải vào Sài Gòn từ bốn hôm nay, Vinh và gia đình bà Thiện đi đón. Một lần nữa, linh tính cho Vinh biết có một sự gì không lành sắp xảy ra. Đôi mắt bà Hải còn chất chứa nhiều thắc mắc, Vinh ngờ rằng đã có ai mách đến tai mẹ câu chuyện của mình với Khanh chăng. Ngại nhất là thấy mẹ không nói gì, thỉnh thoảng Vinh bất chợt nghe được vài tiếng thở dài rất nhẹ, rồi hết.

Nay là ngày thứ ba rồi, nếu mẹ không hỏi chắc Vinh phải nói trước chứ kéo dài mãi tình trạng này, Vinh không chịu nổi.

Vinh vốn rất sợ những người đàn bà nào giận mà im lặng, thà có chuyện gì thì cứ hét tướng lên rồi sau đấy là xong chứ những bà nào cô nào giận mà cứ để ngấm ngầm trong bụng làm Vinh thắc mắc khổ sở. Nhất là khi người đàn bà ấy mình phải gọi bằng mẹ.

Muốn gặp Mai Khanh để bàn bạc trước khi nói chuyện với mẹ, Vinh nhờ Nhung và Hoàng đến tận nhà nhưng Mai Khanh ốm và cô chị nhất định ngăn cản không cho ra khỏi nhà, viện cớ rằng ốm chưa khỏi mà ra ngoài gặp nắng gió sẽ ốm thêm. Vinh cáu kỉnh vì tất cả mọi sự đều đi ngược lại với ý muốn của mình.

Từ hôm bà Hải vào, ngày nào vợ chồng chị Thiện cũng thay nhau đưa bà Hải đi thăm các đền chùa, hết lăng Ông đến chùa Ngọc Hoàng, chùa Xá Lợi. Quẻ xăm của Ông cho rất xấu làm bà Hải lo sợ bổn mạng không vững, gia đạo không yên, có lẽ vì thế mà bà Hải ngần ngại không dám nói với con chăng?

Đi chơi đâu thì đi, người đàn bà cũng không hết buồn và những cái nhìn dò hỏi của mẹ vẫn không ngừng làm cho Vinh thắc mắc. Đêm nay, sau khi ăn cơm ở Chợ Lớn về, bà Hải vào phòng trong thay chiếc áo lụa mỏng rồi ra nằm ở hành lang nhìn xuống đường, Vinh cũng theo mẹ mang ghế ra ngồi cạnh, lần này Vinh cương quyết bắt mẹ phải nói, để kéo dài thế này không khác gì người có tội mà chỉ ra tòa chứ không được xét xử.

- Mạ có chi buồn răng không cho con biết?

Hình như bà Hải cũng đợi cái phút này, người mẹ nhìn con trả lời:

- Mạ buồn nên mới vô đây gặp con, có người viết thư cho mạ nói con đi dụ dỗ con gái người ta mà nhà họ có đạo... Mạ không muốn tin là con có thể làm được những chuyện nớ...

Nói đến đây bà Hải nghẹn lời, có một cục gì như đang chặn ngang cổ không cho nói thêm nữa.

- Họ có ký tên dưới bức thư không?

- Có.

Bà Hải đi vào phòng lấy cái ví cầm tay mở tìm bức thư trao cho con, rồi nằm yên lặng chờ Vinh đọc xong.

- Trời ơi, bà Mai Hương chứ ai!

- Bà nớ là chị của cô ta phải không?

Vinh gật đầu trầm ngâm nghĩ ngợi, chàng chờ đợi tất cả mọi sự, chỉ trừ cái hành động này của Mai Hương. Giọng bà Hải trở nên trách móc như có pha lẫn chút nước mắt.

- Răng con không nói với mạ ngay từ đầu, để mạ không biết mạ đi hỏi con bà Phủ...

Vinh ngồi cắn răng im lặng chịu lỗi của mình rồi khẽ trả lời mẹ, cử chỉ lúng túng hối hận.

- Tại con sợ mạ buồn...

- Chừ mạ còn buồn hơn, biết tính cách răng cho trọn vẹn, biết nói chi với bà Phủ Ninh, người ta tin nơi mình là người lớn, lại là chỗ quen biết lâu năm...

- Tại con thấy nói ra cũng không ích chi, nhà họ có đạo...

- Thì nhà mình cũng rứa...

Bà Hải ngắt lời con, Vinh gật đầu đồng ý với mẹ:

- Bởi rứa nên con mới không nói với mạ làm chi.

- Con đã biết là nhà họ đạo, nếu muốn lấy con gái họ thì con phải theo đạo, mà theo đạo tức là con phải bỏ gia đình mình, bỏ cậu, bỏ mạ, bỏ Phật Thánh, nếu không thì ai người ta gả cho.

- Con không muốn theo đạo, con không có ý định bỏ gia đình...

- Rứa thì con đeo đẳng cô ta làm chi mà để cho khổ cả nhà người ta, lại khổ nhà mình, khổ nhà cô Trang...

- Tại thương... cảm tình...

Vinh lúng túng trả lời mẹ, muốn giảng cho mẹ hiểu rằng cảm tình đến bất chợt và không báo trước, làm sao có ai ngăn cấm. Nghĩ thế thôi, Vinh biết rằng mẹ ở một thế hệ khác, mẹ đặt vấn đề tôn giáo lên quá cao trong khi quan niệm của Vinh lại rộng rãi.

Bà Hải lắc đầu, bà cũng đã hiểu thế nào là cảm tình, bà vẫn công nhận mình là kẻ may mắn vì đã yêu bằng một thứ tình nồng nhiệt nhất, mà đời mỗi người chỉ gặp có một lần. Bà đã được chung sống suốt đời với người mình yêu, và người ấy lại tỏ ra xứng đáng chứ không giống như hoàn cảnh của nhiều người đàn bà khác, sau một thời gian sống chung, người đàn ông thay đổi, hoặc tỏ ra những thái độ kém quân tử làm xóa nhòa tất cả bao nhiêu kỷ niệm êm đềm của thuở đầu tiên khi hai người mới quen nhau. Người mẹ không muốn buộc con phải làm những điều gì phản tự nhiên nhưng bà cũng không muốn mất đứa con trai cưng quý, đứa con mà từ bao nhiêu năm nay bà đã đặt tất cả niềm tin tưởng vào đấy.

- Thôi, nếu con đã nặng tình với người ta thì mạ cũng không biết nói răng, mạ không muốn rồi sau ni con sẽ oán giận, chừ mạ còn sống, nếu con có vì mạ mà không theo đạo thì sau ni mạ chết rồi con cũng sẽ theo vô cho vui lòng cô ta.

Vinh lắc đầu thấy mẹ cũng hệt như nhiều người, mỗi khi động đến tôn giáo là khư khư ôm thật chặt cái quan niệm của mình, còn chặt hơn lão hà tiện ôm hũ vàng lúc sắp chết.

Bà Hải đứng lên đi vào phòng ngủ, bỏ mặc Vinh ngồi lại một mình, lần đầu tiên người mẹ ấy cảm thấy giận thằng con trai. Tất cả những kỷ niệm êm dịu cũ từ mấy chục năm nay lần lượt hiện về trong tâm trí người đàn bà. Ngày nào thằng bé mới sinh ra, những sự âu yếm săn sóc của chồng với cha mẹ chồng, ngày Vinh mới chập chững biết đi, biết nói. Giọng nói đả đớt ngây thơ còn vang bên tai, nhất là mấy câu trả lời của thằng bé khi có ai hỏi đến.

- Út thương ai?

- Xương mạ, xương chậu.

- Út con ai? Cháu ai?

- Chon âm xam, cháu chụ chượng.

Đôi mắt to tròn và láy đen như hai hạt nhãn, đôi má bầu bĩnh, cái trán cao lơ thơ mấy sợi tóc mềm, ai nhìn cũng chỉ muốn bế, muốn ôm vào lòng. Rồi tiếp đến những ngày Vinh bắt đầu cắp sách đến trường, đấy cũng là những phút hân hoan khi người mẹ nhìn thằng bé mang cặp sách lên vai. Những mảnh bằng cấp sau đó lần lượt Vinh giật được mang về trao cho mẹ như những viên gạch tuần tự xây cái thang cấp đưa thằng con trai lên đài danh vọng.

Nhất là hôm được bức điện tín Vinh báo tin thi đỗ tiến sĩ, người mẹ nhận thấy quả là Trời, Phật ở không xa và vẫn nghe những lời cầu xin của mình. Ngày xưa khi nghe hai gốc cây bị chặt, bà Hải ngỡ rằng dòng họ nhà mình thế là lụn bại, nhưng sự thành đạt của Vinh đã thay đổi, cất bỏ được cái ý nghĩ bi quan yếm thế ấy.

Ngỡ rằng trời Phật thương mình, nhưng phút này người đàn bà như bị ai dẫn đi lạc lối. Tất cả đều có vẻ mỉa mai, tất cả đều vô nghĩa lý.

Bà Hải cảm thấy tim nhói đau, bà đưa tay lên xoa ngực, hơi nóng ấm của bàn tay áp vào lớp áo lụa làm cho bà bớt khó chịu. Người đàn bà hơi thắc mắc, lâu lắm không thấy cái chứng nhói tim này trở lại.

- Chắc tại tách nước trà lúc nãy ở Chợ Lớn.

Đổ lỗi cho nước trà vì không muốn đổ lỗi cho thằng con trai đã làm cho mình buồn nên mới đau. Thỉnh thoảng có chuyện gì phải suy nghĩ lo lắng, cộng thêm với vài tách nước trà đậm thì bà Hải lại cảm thấy đau. Nhưng chỉ một tí thôi, rồi qua ngay, và người đàn bà thấy không cần phải để ý tới. Theo bà Hải vẫn nghĩ thì con người cũng chẳng khác gì một cái máy, sau bao nhiêu năm làm việc, thế nào chẳng có sự trục trặc hư hỏng chỗ này chỗ khác, đó là chuyện thường, không nên lấy làm quan trọng bắt mọi người chung quanh phải chịu đựng.

Bà Hải không đồng ý với những người đàn bà nào mới đau ốm một tí ti đã bắt cả nhà phải chạy ngược chạy xuôi, đi mời bác sĩ, đi chiếu điện, đi tìm ông lang, đi xin thuốc thánh... Ngày các con còn ở chung trong gia đình, bà Hải vẫn cố dạy cái tính ấy, tính chịu đựng tất cả mọi kết quả tốt hay xấu về những hành động của mình. Cố nhiên là phải suy nghĩ trước khi hành động, cả sự đau khổ vật chất cũng vậy, đau thì phải can đảm chịu chứ không có cái lối “nhà giàu đứt tay, ăn mày đổ ruột”, chưa đau đã kêu chí chóe. Trong số mấy đứa con thì cô cả tức là Mai hay la lối nhất mỗi khi đứt tay chảy máu, trái lại về sự đau đớn tinh thần mà người khác không thể nguôi thì Mai lại chịu rất tài, hầu như nàng có thể quên ngay sau đó. Lan hơi ngược lại nhưng không cô nào bằng cô Cúc, cô bé này chuyên than đời, định mệnh buộc sẵn cho mỗi người một đức tính như một thứ khí giới trước khi ra trận. Bé Trúc là một cục lì nên ít ai để ý đến, nhưng qua những bài thơ của nó người mẹ đoán hiểu rằng kiếp trước nó cũng đã vay nợ định mệnh khá nhiều.

Đêm nay giận thằng con trai, người mẹ bỗng cảm thấy nhớ đến bốn đứa con gái, hiện giờ chiến tranh đã mang đi mỗi đứa một nơi. Lần đầu tiên bà Hải cảm thấy mình hơi thiên lệch với các con, tại sao từ trước đến giờ lại chỉ dồn tất cả tình thương cho mỗi một mình Vinh? Tại sao lại chỉ đặt tin tưởng vào mỗi một thằng con trai ấy?

***************
 


Ngồi yên lặng một lúc ôn lại những lời mẹ vừa nói, Vinh muốn theo mẹ vào phòng nói lên với mẹ sự hối hận của mình, xin mẹ tha lỗi, hứa với mẹ sẽ cố thu xếp mọi sự êm đẹp cho vui lòng mẹ. Nhưng thấy trong phòng mẹ im lặng, ngờ rằng mẹ đã ngủ, sợ vào sẽ làm mẹ thức giấc, mẹ đã bỏ vào tức là muốn tránh mình. Khi hai kẻ thương nhau mà có sự giận hờn thì cả hai đều bị dằn vặt đau khổ, tình gì cũng thế, dẫu là anh em, vợ chồng hay là mẹ con, vì cảm tình thường hay làm cho người ta đau.

Bị mẹ giận Vinh cảm thấy bơ vơ, giá lúc này có Khanh bên cạnh để giúp Vinh thêm một chút can đảm, Vinh sẽ kể lể hết những nỗi thắc mắc. Giá gặp Khanh lúc này để nói với Khanh những gì đã giằn vặt mình, kể lại cho Khanh nghe những xúc động mà Vinh đã trải qua đêm nay, Vinh muốn được Khanh an ủi mặc dầu biết Khanh cũng đang cần có người an ủi.

Đêm càng về khuya càng vắng, Sài Gòn vẫn bình yên nhưng sau khi các rạp hát với phòng trà đóng cửa thì mọi người cũng hết có chỗ chơi và đành là ai phải về nhà nấy.

Vinh ngồi nhìn xuống đường, nhìn hàng me quen thuộc trước cửa nhà mà đêm về đã nhuộm màu xanh ngọc thạch ra thành màu đen âm u. Cảm giác bực bội ban nãy được đêm làm lắng dần xuống. Vinh trở nên bình tĩnh nhưng sự bình tĩnh như càng bắt Vinh nhìn vào bên trong của con người, của tâm hồn mình rõ rệt hơn. Vinh uất ức, cảm thấy tự khinh ghét mình, cho mình là đồ bỏ, vô ích, vô dụng. Nếu những ý nghĩ này cứ tiếp tục nảy nở thì con người sẽ đi đến chỗ tự hủy hoại. Bao nhiêu vụ tự tử cũng vì thế, nhà phân tâm học Freud bảo rằng tự tử là một cách trả thù người mình thương. Nhưng đấy là tự tử vì tình khi thất vọng, còn trường hợp của Vinh thì không phải thế. Vinh chỉ thấy tự chán ghét mình bất lực, thừa thãi, kéo dài cuộc sống tầm thường không mang lại được gì cho ai, đấy lại là một chuyện khác.

- Vinh vô ngủ, đừng ngồi khuya mà lạnh, rồi cảm chừ!

Giọng bà Hải từ trong phòng vọng ra, cố tạo vẻ dửng dưng nhưng đã làm cho Vinh cảm động. Biết mẹ đang giận mình không ngủ được mà vẫn lo lắng đến sức khỏe của mình như ngày xưa còn là một chú bé con yếu đuối. Vinh hối hận, chỉ muốn vào ôm mẹ khóc một trận như khi còn tuổi thơ, hẳn đây là một điều sung sướng nhất. Làm lỗi mà được khóc và khóc được, quả là một cách giải quyết dễ dàng, vì khóc xong cũng như xưng tội xong, bao nhiêu lỗi lầm sẽ được nước mắt gột rửa. Đến một tuổi nào bị liệt vào hạng người lớn, thế là hết cái quyền hạn đó, nước mắt như cũng theo với thời gian mà cạn dần. Xã hội không cho phép khóc nữa và lắm khi có trốn xã hội mà khóc một mình thì nước mắt cũng chẳng thèm ra.

Ý nghĩ vào tìm mẹ, xin lỗi mẹ vừa chớm lên đã bị dẹp xuống ngay. Vinh tự hỏi rồi đấy sẽ như thế nào? Một giải pháp gì sẽ đến cởi mở hộ cho những nút dây đang thắt chặt, hay ngày mai cũng lại giống hệt hôm nay mà thôi.

Không muốn làm trái lời mẹ, Vinh đứng lên đóng cửa đi vào phòng. Khi đi ngang chỗ mẹ ngủ, Vinh không quên đưa mắt nhìn cái hình dáng bé nhỏ của mẹ đang nằm nghiêng nghiêng nhìn ra phía cửa sổ, chỉ mong mẹ gọi mình nhưng bà Hải như cố ý nằm yên.

*******************
 


Vinh đi làm về mặt mày phờ phạc, đôi mắt trũng sâu vì đêm qua không ngủ, nếu thiếu ngủ mà trong lòng vui vẻ không có điều gì thắc mắc thì cũng chẳng sao. Đằng này ngủ thiếu mà còn bị những ý nghĩ buồn nản yếm thế dằn vặt tâm trí thì càng tăng thêm mệt nhọc cho cả tinh thần lẫn vật chất. Suốt đêm Vinh bị ám ảnh bởi những cảm tình mâu thuẫn, thương mình, thương mẹ, thương Khanh và thương luôn cả hai mẹ con cô Đoan Trang bỗng dưng bị đưa vào trong cái vòng đau khổ một cách vô lý.

Nhìn thấy mặt mẹ nhợt nhạt và mắt mũi đỏ của người mới khóc, Vinh ngừng bước hốt hoảng hỏi ngay:

- Trời ơi, tại răng mạ khóc?

- Mạ về, con ra giữ chỗ máy bay để mai mạ về...

- Mạ khoan về, mạ ở lại với con thêm vài bữa nữa, tại răng mạ về chi gấp, con với mạ chưa nói hết chuyện... ít nhất mạ cũng để cho con giải thích với mạ rõ ràng, con muốn mạ hiểu con...

- Cô Mai Hương tới đây...

Bà Hải chỉ nói được có mấy chữ rồi ngồi phịch xuống ghế nghẹn ngào không nói thêm được nữa. Vinh tái mặt chẳng cần mẹ phải nói rõ, chàng cũng hiểu tất cả câu chuyện. Đúng như Vinh đoán, sáng nay đợi lúc Vinh đi làm việc vắng, Mai Hương đến tìm bà Hải, nàng đã nói thẳng những gì nàng cần nói, nghĩa là bảo bà Hải về dạy lại con, đừng để cho Vinh đi quyến rũ con gái nhà người ta nhà có đạo. Đại khái chỉ là những lời trong bức thư nhưng bằng một giọng chát chúa hơn, soi mói hơn, thiếu lễ phép hơn, nhất là đối với bà Hải mà tuổi tác đáng vào tuổi mẹ của Mai Hương.

Bực tức bà Hải cũng dùng cái giọng châm chọc để trả lời lại:

- Tại em cô dễ dãi, có bằng lòng thì con tôi nó mới quyến rũ được chớ nếu em cô cứ đứng đắn nghiêm trang thì mười thằng Vinh con tôi cũng không dám tới. Cô hãy về dạy em cô trước đi rồi hẵng hay.

Mai Hương xấu hổ vì câu nói ấy, nàng nhảy lên hét to trả lời lại với bà Hải, vì Mai Hương vốn tính tự ái, nàng không bao giờ bằng lòng cho ai được nói động đến gia đình mình. Tuy rằng nàng cũng công nhận lý của bà Hải viện ra không phải là sai, nếu nàng ở địa vị người mẹ ấy thì nàng cũng sẽ nói như thế, nhưng đằng này Mai Hương lại là chị của Mai Khanh, cố nhiên nàng phải tìm đủ mọi cách để bênh vực em và bảo vệ gia đình mình.

Hai người đàn bà như hai con hổ cái, chẳng ai chịu nhường cho ai một lời, lúc chia tay cả hai đều thề rằng không bao giờ chấp nhận sự có mặt của “con bà” và “em cô” vào trong gia đình nhà mình.

- Mạ về, con để cho mạ về, con muốn làm chi thì tùy con, mạ già rồi, nợ đã trả hết rồi, chắc không còn sống lâu lắc chi nữa. Mạ cũng không muốn cản trở con, nếu chừ con có vì mạ mà không lấy người ta thì mai tê mạ chết rồi con cũng sẽ...

Vinh lắc đầu nghẹn ngào, nhìn theo mẹ đang vừa xếp các thứ quần áo vào va li vừa thổn thức. Không ngờ Mai Hương lại bản lĩnh đến thế, nàng có thể làm tất cả mọi sự, không ngần ngại trước một hành động nào để mang đến phần thắng cho mình. Vinh chưa biết cách gì để đối phó lại với hoàn cảnh, chàng muốn giữ mẹ lại với mình vài hôm nhưng biết mẹ có ở lại cũng vô ích, chỉ làm khổ thêm cho mẹ mà thôi.

- Mạ giận con.

Bà Hải nhìn con, đôi mắt bảo không nhưng có một cử chỉ nhỏ làm cho Vinh hiểu rằng đúng, mà giận là phải, bỗng nhiên cuộc sống đang thanh bình, Vinh đã làm xáo trộn chỉ vì những chuyện tình cảm riêng tư của mình.

- Mạ không giận nhưng chừ về mạ không biết ăn nói làm răng với bà Phủ với con Trang.

- Chuyện con với Trang thì mạ cứ để đó cho con giải quyết, mạ đã nhứt định về thì con không dám giữ nhưng con xin mạ đừng nói chi cả.

- Con làm răng mà giải quyết, người ta hỏi thì con bắt mạ phải trả lời răng đây?

- Mạ nói hiện chừ tình trạng nước nhà đang lôi thôi, con muốn chờ một thời gian cho yên ổn. Sự thiệt cũng như rứa, bao nhiêu người bị bắt, bị giết, bị chôn sống, chôn chết dưới hầm mà mình chỉ lo đến hạnh phúc riêng một cách ích kỷ như rứa hóa ra mình là người không biết suy nghĩ.

- Con muốn răng cũng được, tại mạ sợ con một thân một mình không có ai săn sóc, tuổi con lại là tuổi dễ bị quyến rũ sa ngã nên mạ mới phải lo đi hỏi vợ cho con...

- Chuyện cô Trang mạ cứ để đó, cô ta mô có phải dại dột chi, nếu con nói thì chắc cô ta hiểu ngay.

Thấy con khen người con gái do mình lựa chọn bà Hải hơi thoáng vui, nhưng rồi nhớ đến những câu nói của Mai Hương bà lại bực tức. Trong một tâm hồn căng thẳng thương mẹ, thương mình, Vinh đã muốn làm vui lòng mẹ. Chàng hứa chắc rằng mình sẽ không cưới Khanh làm vợ cũng như sẽ không bao giờ theo đạo. Bà Hải nhìn con im lặng, tỏ vẻ ngờ vực lời hứa của con, cho rằng Vinh chỉ nói cho mình yên lòng trước lúc ra về mà thôi.

Tiễn mẹ đi rồi, Vinh trở về nhà với gia đình bà Thiện và Hoàng, thấy Vinh buồn, tất cả mọi người đều muốn tìm cách nào làm cho Vinh khuây lãng. Hoàng định mời Vinh tối nay đi xem chiếu bóng, rồi sau đấy ở lại ngủ nhà mình để tránh cho Vinh những giờ phút suy nghĩ cô độc. Ông Thiện trái lại muốn rủ tất cả vào Chợ Lớn ăn, ăn xong trở về nhà lên gác thượng pha trà nói chuyện.

Bà Thiện muốn đưa Vinh đi xem bói, theo lời bà thì thầy bói là một phương thuốc giải sầu công hiệu nhất. Mỗi khi thấy tâm hồn lạc lõng bơ vơ không biết nương dựa vào ai, vào đâu thì đến dựa vào ông thầy bói. Những lời khuyên răn đanh thép của ông thầy bói như những liều thuốc bổ giúp cho người bệnh có đủ sức đứng dậy, chỉ ông thầy bói mới có thể giải thoát được những giờ phút tù túng ấy. Sau đấy cái gì đến hẵng hay, vì con người đã có liều thuốc bổ để đứng vững rồi, có phải chịu đựng thêm một chút nữa cũng chẳng sao.

Có thể là những lời tiên tri ấy không đúng một tí nào, nhưng mấy ông thầy bói vốn thạo tâm lý của người đi xem bói, nên họ có những lối đoán non đoán già làm cho mình cảm thấy tin tưởng. Theo bà Thiện, mỗi khi buồn mà đi bói về là y như thế nào cũng hết buồn ngay.

Bà Thiện không nói hết những ý nghĩ của mình với cậu em, nhưng bà nhất định đưa Vinh đi xem bói chiều hôm nay, rồi sau đó ai muốn đi đâu thì đi.

- Có cụ Nhân ở trên đường Chi Lăng, nghe nói hay lắm, cậu Vinh đi với chị xem bói một quẻ.

- Thôi chị ơi, bói ra ma, đi làm chi, đời chừ văn minh...

Vinh cố ý nói ra để gạt đi, đúng ra Vinh rất sợ sự thật, sợ có gì sẽ làm cho mình buồn hơn chăng.

- Bậy nào, ra ma răng được, ông thầy ni bói Dịch hay lắm, biết cả những câu chuyện tương lai, quá khứ chi của mình. Cậu cứ đi thử mà coi một chuyến cho biết.

Mấy hôm nay ở nhà bà Thiện cũng không ngừng la rầy thằng con trai của mình khéo lanh chanh đi làm mai mối để cho bây giờ cả hai mẹ con Vinh đau khổ. Hoàng biết lỗi nên im lặng chứ không cãi lại mẹ, chính Hoàng cũng muốn tìm một phương pháp để giải vây cho Vinh nhưng cả hai người Hoàng và Nhung đều cảm thấy bất lực.

- Thôi, cậu không đi thì để chị đi cho vậy, chỉ cần nói tuổi ra là đủ rồi, xin một quẻ gia sự tình duyên coi có bình yên...

Bà Thiện nghĩ bụng có lẽ Vinh không đi là hơn, Vinh mà đi ngộ lỡ ông thầy bói nói những sự gì không lành, sẽ làm cho Vinh buồn thêm chăng.

Từ khi nghe nói Mai Hương dám đến tận nhà để cãi nhau với bà Hải, ai cũng đâm ra sợ cô gái ấy. Riêng Vinh, chàng cảm thấy mình như kẻ lầm lạc, chẳng biết phải đối xử thế nào. Tâm trí quanh quẩn hết nghĩ tới mẹ lại nghĩ tới Khanh mà từ mấy hôm nay Mai Hương đã tìm đủ mọi cách để ngăn chặn, không cho liên lạc.

Ngay cả Nhung là em họ mà mỗi lần đến nhà cũng bị Mai Hương mỉa mai trách móc. Trong họ hầu như ai cũng đã biết câu chuyện và ai cũng cho là Mai Hương hành động rất đúng, nếu nàng có làm gì hơi quá đáng thì chẳng qua chỉ vì lòng thương em, muốn giữ gìn cho linh hồn em về sau này đó thôi. Cố nhiên là Thùy Nhung bị mọi người phê bình, cho rằng nàng có một cuộc sống táo bạo rồi cũng muốn kéo người khác theo với mình cho có đôi có bạn.

Mai Hương còn một thứ khí giới nữa để dọa em, là mang cái tuổi già của cụ Lộc ra. Nàng luôn nhắc cho em gái biết rằng cha đã già rồi, đừng có làm bêu diếu gia đình để cho cha phải chết sớm vì xấu hổ với họ hàng bà con.

Với cụ Lộc thì Mai Hương lại mang câu chuyện Mai Khanh đòi liều lĩnh cùng Vinh sống chung, ăn ở với Vinh, đến khi mọi người biết chuyện thì đã lỡ rồi và tất cả đều sẽ phải chấp nhận... Nghe nói như thế, người cha nào mà chẳng lo sợ, sự thực thì đấy chỉ là những ý nghĩ điên cuồng, Mai Khanh đã chép vào nhật ký mình trong một đêm không ngủ được, chứ người con gái ấy sẽ không bao giờ có can đảm thực hiện.

Một lần cụ Lộc đã gọi con gái dọa cho một trận, nếu còn có những ý nghĩ hư hỏng như thế nữa thì cụ sẽ từ không nhận làm con, và con gái nghe nói bị từ cô nào cũng lo sợ.

Gia đình đã bỏ Mai Khanh vào cái gọng kìm, nàng hết chỗ thoát, đến nỗi mấy ngày sau này Mai Khanh không còn biết hành vi của mình đúng hay sai. Vào nhà thờ xưng tội, Cha cũng khuyên nên quên đi, về đến nhà thì tất cả họ hàng bà con đều phê bình chỉ trích. Tìm đến hai anh thì hai anh cũng chẳng giúp ích được gì, nhất là anh Phúc, mặc dầu sẵn sàng thương em nhưng lại sợ Mai Hương nói xỏ xiên vợ mình nên không dám tỏ ý kiến rõ rệt. Mấy lần Nga muốn mời Mai Khanh về Vĩnh Long ở với mình vài tuần chơi cho đổi không khí nhưng bị Mai Hương cản lại ngay. Biết rằng Mai Khanh mà về với chị dâu thì thế nào cũng được bà chị dâu xúi khôn xúi dại cho, nên Mai Hương nhất định phản đối và cả nhà đành phải chịu thua.

Mai Khanh có cảm tưởng mình quả đã bị lầm lạc, nàng chỉ còn một cách là cầu xin đấng thiêng liêng soi sáng chứ không biết phải làm gì hơn. Nếu sự yêu đương là trái ý Chúa, thì xin Chúa hãy phù hộ cứu vớt mình ra. Khanh còn sung sướng hơn Vinh ở điểm ấy, điểm tin tưởng vào tôn giáo. Chỉ có sự tin tưởng mới giúp cho con người sống và vượt qua khỏi những lúc đau khổ yếm thế.

Khanh cảm thấy thương hại Vinh, nàng muốn giúp Vinh có thể đến chỗ tin tưởng như mình, nhưng coi bộ khó khăn vì Vinh hầu như thuộc vào loại vô thần vô thánh.

- Lạy Chúa, xin Chúa soi sáng cho Vinh, đừng bắt Vinh phải mãi mãi ở trong vòng lầm lạc u tối.

Đó là lời cầu nguyện mỗi đêm của Khanh nhưng hình như Chúa không thèm nghe. Khổ hơn nữa là nếu tình trạng lạc lối của Vinh kéo dài thì Vinh sẽ mất Khanh, vì người con gái thoáng nghe u già mách lại rằng ở nhà cụ Lộc, cô Hiển và Mai Hương đang định chuyện gả nàng cho một người nào, cố nhiên là một người đồng đạo.

Lắm khi nằm suy nghĩ xong, Khanh cứ phải cắn môi để khỏi phải hét lên, sợ cụ Lộc hoặc Mai Hương ở phòng ngoài nghe được lại cho rằng mình điên. Nàng tự hứa sẽ cương quyết từ chối, nếu ép buộc quá thì nàng sẽ xin vào nhà tu mặc dầu biết như thế là vì muốn tránh khỏi bị lấy chồng, muốn giữ tình yêu Vinh cho trọn, chứ chẳng phải vì được ơn trên kêu gọi gì cả. Khanh hơi xấu hổ với những ý nghĩ của mình, ngày mai lại phải đi nhà thờ xưng tội nữa. Từ khi yêu Vinh nàng thấy mình nhiều tội lỗi quá, người thiếu nữ lo sợ chỉ muốn đừng suy nghĩ gì cả như ngày xưa khi chưa gặp Vinh.

Mở tủ tìm tập nhật ký, mặc dầu biết chị mình mỗi ngày thường rình để đọc lén nhưng Khanh cứ tiếp tục viết, tin chắc rằng nếu không cho tâm hồn mình một lối thoát thì sẽ có ngày trở nên điên cuồng, hai đằng thế nào cũng phải chọn một. Và Khanh đã chọn tập nhật ký, mặc cho Mai Hương muốn đọc, muốn làm gì thì làm.

Nhìn những trang giấy nhàu nát nhòe nước mắt, đọc lại từ đầu khi hai người mới quen nhau, Khanh bỗng giật mình không ngờ yêu một kẻ khác đạo lại khổ đến thế. Sự giày xéo khổ sở không phải chỉ do ngoại giới mà do ngay chính trong lòng mình. Chẳng có một ngày nào vui. Đến đoạn Mai Hương bảo Vinh là quỷ sa tăng hiện vào đời Khanh để cám dỗ đưa Khanh vào vòng sa đọa tội lỗi, xa cách bà con họ hàng, xa Chúa, Khanh nhắm mắt không dám đọc thêm.

Lần đầu tiên Khanh thấy lo sợ, cảm giác mình như bị ai kéo xuống hố sâu, giá có Vinh ở cạnh nàng ngay lúc ấy, được gục đầu vào vai Vinh, nghe Vinh dỗ dành thì chắc Khanh sẽ không thấy lo sợ nhưng Vinh ở xa quá, cách bao nhiêu phố phường...

******************


Trang đang nằm vắt người trên cây khế ngọt to lớn, nghiền ngẫm quyển sách của Vinh vừa gửi ra cho mượn. Say mê đến nỗi không nghe cả tiếng mẹ gọi mình ở trước ngõ, không nghe cả tiếng chân người đang đến dưới gốc cây chỗ nàng nằm đọc sách.

- Sách chi mà hay dữ rứa?

Trang giật mình nhìn xuống, nhận ra Tú Uyên, bạn quen cùng học một lớp nhưng không thân nhau lắm. Nàng vội vã rời gốc cây nhảy xuống đất đón bạn.

- Ở Sài Gòn về khi mô rứa, mình tưởng Uyên ở lâu hơn?

- Mình mới về chiều bữa qua.

Trang ngạc nhiên, nàng không hề đợi cô bạn ấy đến thăm mình, chắc hẳn phải có chuyện gì đây. Quả thật như thế, tuy xứ Huế bé nhỏ nhưng phải là bạn bè thân mật với nhau người ta mới chịu khó đi lại thăm viếng chứ nếu chỉ là chỗ quen biết đại khái thì cũng chẳng mấy ai có thì giờ đến thăm ai. Nghe tin Đoan Trang sắp được làm vợ của Vinh, một thanh niên vừa đỗ bằng Tiến Sĩ từ Pháp về, làm cho một số thiếu nữ cảm thấy như bị ai cầm kim cúc đâm vào tim mình.Trong một thành phố lớn, những chuyện cưới hỏi ấy không được xem làm trọng chứ một thành phố nhỏ thì bất cứ ở Nam Mỹ hay Bắc Phi cũng được xem là quan trọng giống nhau. Có những kẻ chuyên môn ăn rồi đi kháo cho mọi người biết và cố nhiên là không quên thêm thắt, dặm mắm muối vào để câu chuyện tăng phần hấp dẫn.

Nhân dịp vào Nam thăm gia đình, Tú Uyên đã không quên mở cuộc điều tra về đời tư của anh chàng ấy. Người Huế vào Nam tuy khá đông và Sài Gòn tuy rộng nhưng dân buôn bán lại rất dễ gặp nhau, hỏi thăm ra thì ai rồi cũng có bà con không xa thì gần với nhau, sự điều tra vì vậy mà rất nhanh chóng.

Tú Uyên chỉ mất có một buổi chiều là biết được bao nhiêu chuyện về Vinh, Hoàng, Khanh và Nhung.

- Đọc sách chi mà say mê tới nỗi không biết khách tới nhà?

Tú Uyên vừa nói vừa nhìn bạn từ đầu xuống chân xem người được chồng đi nói có khác hơn với mình chưa có ai hay không. Thấy Trang chẳng có gì thay đổi, Tú Uyên yên lòng nói tiếp:

- Sướng ghê hỉ, chồng đi hỏi rồi mà còn trèo cây nằm đọc sách.

Nói xong nàng giật lấy quyển sách trên tay cô bạn gái may mắn ấy, lật ra xem, đọc mấy chữ đề tặng ở trang đầu làm nàng chú ý, đọc to lên “Gửi Đoan Trang, Sài Gòn ngày rằm tháng hai”.

- Chàng gởi cho cả sách mà đọc, hấp dẫn chi lạ.

Nói xong trả quyển sách lại cho Trang, không cần biết tên quyển sách là gì, tác giả là ai, và trong sách nói gì, mà chỉ cần biết ai gửi cho Trang quyển sách ấy. Trang không lấy làm lạ, vì trong lớp Trang và các cô bạn này vẫn tuyên bố là những con đường song song không bao giờ thèm gặp nhau.

Trang thắc mắc muốn biết mục đích của cuộc viếng thăm không chờ đợi này, nàng tìm cách hỏi chuyện ngay tuy trong lòng cũng đã hơi đoán biết tại sao Tú Uyên lại đến hôm nay.

- Sài Gòn có chi vui không?

- Sài Gòn vui lắm, các cô gái Nam gái Bắc chi cũng thiệt đẹp, Huế mình thua xa, liệu mà vô mau giữ chàng, nếu không để cho mất thì chớ trách.

- Răng mà mất được, mất đi mô?

Trang ngây thơ hỏi lại. Tú Uyên ngơ ngác nhìn cô bạn gái, không biết Trang giả vờ hay nói thật, nếu nói thật thì quả là đáng cho các bạn thương hại, mình ở một nơi, hôn phu ở một nẻo mà không sợ mất, thế mà có vị hôn phu làm chi cho uổng của.

- Mình nói chuyện ni cho ấy nghe, mà ấy đừng buồn hỉ, chuyện ni ghê gớm lắm, chỗ chị em mình mới nói chớ không quen biết thân thì mình không nói mô.

- Chuyện chi mà ghê dữ rứa?

Cô bạn gái ngập ngừng để làm tăng thêm vẻ quan trọng của câu chuyện, nàng chờ đợi một sự thích thú, tin chắc sẽ được thấy vẻ mặt đau khổ của Trang.

- Mình vô Sài Gòn nghe mấy người họ nói anh Vinh có mèo người Bắc mà lại đạo Thiên Chúa, cô nớ đẹp lắm và anh Vinh mê lắm, hình như hai người thề thốt với nhau nhứt định sẽ lấy nhau.

Trang phá lên cười to sau khi nghe nói xong câu chuyện ghê gớm ấy làm cho Tú Uyên rất ngạc nhiên và bực tức.

- Họ đặt bày ra đó, mình biết rồi, anh Vinh thiệt thà mà đứng đắn lắm, không phải như những người đàn ông khác. Nếu trước có cô mô thì lại là chuyện khác, mình không có quyền biết tới, nhưng mà...

Rồi Trang lắc đầu:

- Họ nói chi kệ họ, mình không tin, họ có đưa cả bóng anh Vinh dắt cô nớ đi phố mình cũng không tin nữa, mình chỉ tin khi mô anh Vinh nói với mình mà thôi. Tụi mình biết nhau từ hồi nhỏ chớ phải mới biết hay răng mà lo.

Tính chất phác cùa Trang làm cho cô bạn cụt hứng, không ngờ Trang có thể đặt hết tin tưởng vào một người đàn ông như thế. Uyên công nhận là Trang thuộc loại người sung sướng. Đặt địa vị mình vào đó, chắc nàng đã chạy vào giường khóc một trận rồi ngày mai lấy vé máy bay vào Sài Gòn để bắt quả tang, hoặc là buộc thằng đàn ông phải cưới liền.

- Ờ thì mình nghe rứa thì biết rứa, nói cho ấy để ấy lo mà đề phòng, đời chừ nguy hiểm lắm.

- Cám ơn Uyên, nhưng mình thấy không có chi đáng lo cả. Anh Vinh coi mình như em gái và mình cũng coi anh như anh. Người ta nói là vì người ta rỗi mồm rỗi miệng, dại mà tin thì chỉ tổ mất thì giờ!

- Trang vô tư chi lạ, rứa lỡ như anh ấy thương ai trước thì răng?

- Anh Vinh thương mạ anh ấy hơn cả, đi hỏi mình là mạ anh ấy đi hỏi, mình cũng biết nhưng mà mình thích như rứa. Tình yêu đến sau hôn nhân theo ý mình vẫn bền hơn. Có nhiều đôi vợ chồng yêu nhau chí chết mà cưới nhau rồi sau đó vài năm tình yêu cũng phai. Mình sợ lắm.

Quan niệm về hôn nhân và tình yêu hơi không hợp thời của Trang làm cho cô bạn gái đành tiu nghỉu ra về. Tưởng gieo được những sự phá rối nghi ngờ cho anh chị lủng củng với nhau chơi mà thấy Trang quá vô tư, không thèm lo ngại gì nên Tú Uyên cũng hết muốn nói thêm. Ghé thăm mấy cô bạn khác, kể cho họ nghe, cô nào cũng chỉ trích “Hắn cổ lỗ chi lạ, đời chừ mà còn có những cái quan niệm cũ rích. Tại từ nhỏ tới lớn đeo bên lưng mẹ nên mới xưa lắc xưa lơ như rứa, ‘hôn nhân đi trước tình yêu’ thì còn ra chi!”

Ngoài miệng tuy nói vậy nhưng trong lòng cô nào cũng đồng ý là nếu mình được ở địa vị của Trang, có người như Vinh đi hỏi thì mình cũng xin ký cả hai tay cho tình yêu đến sau hôn nhân.

Tú Uyên về rồi, Trang mang câu chuyện của cô bạn gái vừa nói với mình ra kể lại cho mẹ nghe, nhưng cũng như Trang, bà Phủ đã gạt đi, cho rằng người ta đặt chuyện ra để phá rối.

- Thiên hạ là hay ganh ghét lắm, con đừng thèm nghe!

- Con không nghe mô, mạ khỏi lo, con đã nói là khi mô anh Vinh kể con mới tin mà...

Hai mẹ con lặng lẽ đi vào nhà. Trang mở đèn tiếp tục đọc quyển sách của Vinh, bà Phủ cũng xuống bếp coi làm cơm, chẳng còn ai nhớ đến câu chuyện của Tú Uyên nữa.

Có những kẻ được trời thương, không cho cái tính ưu tư vặt, người khác nghe thế chắc là đã cuống cuồng, đêm nay khỏi ăn khỏi ngủ.

************************
 


Vinh đọc đi đọc lại mấy lần bức điện tín trong tay “Về ngay mạ chết”. Ý nghĩ thứ nhất của Vinh là chỉ muốn nhào từ trên gác xuống dưới đất để chết theo mẹ. Nhưng sau vài phút bình tĩnh lại, Vinh nhất quyết không cho đó là sự thật. Lần đầu tiên Vinh mới nhận biết rằng mình tin tưởng ở cái tôn giáo của mẹ. Mỗi người, nếu muốn biết mình có tin hay không, và tin nơi đâu thì hãy chờ những phút nào đau khổ lo sợ nhất, nếu lúc ấy mà tự nghe mình cầu xin thì tự khắc sẽ biết là mình tin ai, tin vào đâu.

Vinh vẫn cầu nguyện nhưng vẫn nghĩ đây chỉ là một trò đùa hoặc mưu mô của ai bày đặt ra để phá mình, tuy rằng đấy không phải là một trò đùa có thể tha thứ.

Đùa hay thật, Vinh cũng phải nhờ Hoàng đi xin nghỉ việc, còn mình lo về thu xếp quần áo và lấy vé máy bay về Huế ngay.

Vừa vào tới trong sân, nhìn thấy vẻ tang tóc của cha và các em, lúc bấy giờ Vinh mới chịu tin là sự thực, Vinh mới nghe trong lòng quằn quại, nếu không cố sức đè nén chắc sẽ khóc òa lên.

Hôm qua cho đến suốt mấy tiếng đồng hồ ngồi trên máy bay, Vinh không thể nào tưởng tượng là mẹ có thể chết một cách mau chóng như vậy. Từ trước mỗi lần có dịp nhìn những cái đám ma, nghe những tiếng khóc, không bao giờ Vinh nghĩ rằng những sự tang tóc ấy rồi một ngày nào đó cũng sẽ đến mình. Mải khi nó đến rồi mới ngẩn ngơ hối hận, sao không ngờ trước để phòng bị sẵn hoặc để ăn ở đối xử với người chết cho xứng đáng hơn.

Nếu Vinh biết hôm mẹ vào Nam thăm mình đó là lần cuối thì mấy hôm ấy Vinh đã nghỉ việc không đi làm để suốt ngày được ngồi bên mẹ, Vinh đã làm tất cả cả những gì cho mẹ vui lòng, nhưng làm sao biết trước được.

Chiếc hòm sơn đỏ vừa được chở vào nhà trước lúc Vinh về đến sân, mặc dầu từ xưa, bà Hải không muốn những cái đám ma to lớn, cho đó là một sự phí phạm, chết rồi còn báo người thân phải tốn tiền. Nhưng ông Hải nhất định bắt phải đi mua cho được một cỗ hòm lớn đắt tiền vì nghĩa tử là nghĩa tận, ông không muốn cho vợ ông lạnh lẽo trong một chiếc hòm mỏng manh bé nhỏ.

Đợi Vinh về mới liệm để cho Vinh được nhìn mặt mẹ cũng là ý kiến của ông Hải vì biết rằng vợ mình chỉ sống cho mỗi thằng con trai đó mà thôi. Cho hai mẹ con được nhìn nhau một lần cuối là việc rất quan trọng, và ông Hải tin chắc rằng vợ mình sẽ cảm ơn cái hành động đó nhất, nếu người chết còn nói được.

Vinh hỏi tỉ mỉ cặn kẽ từng người trong nhà về cái chết của mẹ, ai biết trước nhất, đêm trước khi chết mẹ đã làm những gì, nói những câu gì, mẹ buồn hay vui, mẹ có tỏ vẻ mệt nhọc hoặc đau đớn chỗ nào không. Tất cả mọi người đều phải chịu cho Vinh lấy khẩu cung, biết là Vinh đang đau khổ nên chẳng ai dám trái ý.

Theo tất cả những lời khai, Vinh đang biết đại khái là từ hôm ở Sài Gòn về, mẹ kém vui, hay ngồi thừ ra một mình như có vẻ suy nghĩ gì nhiều lắm. Bà mang rất nhiều quà đến cho Trang và cho bà Phủ, chỉ có Trang với bà Phủ mới làm cho bà vui mỗi lần hai mẹ con nhà ấy tới thăm. Ban đêm bà Hải không ngủ sớm như lệ thường mà hay lần tràng hạt rất khuya, ông Hải phải giục mới chịu vào ngủ.

Đêm hôm trước, khi đi ngủ cũng chẳng ai nhận thấy có một điểm nào thay đổi, bà vẫn lo dặn con bé ở ngày mai dậy nấu xôi cho hai em ăn rồi đi học. Thế rồi sáng hôm sau, trái với lệ thường không thấy bà dậy sớm, ông Hải nhẹ nhàng đi làm việc, sợ đánh thức giấc ngủ của vợ, ngờ rằng đêm qua vợ có gì làm mất ngủ nên mới chợp mắt đó chăng. Đợi đến tám, rồi chín rồi mười giờ, chẳng ai dám vào hỏi thăm, ngoài đường tiếng xe cộ qua lại ồn ào như thế mà vẫn không làm cho bà Hải thức giấc, đấy là một điểm đáng ngạc nhiên nhưng không đứa nào tỏ ý tò mò ngờ vực gì cả.

Mải đến mười hai giờ ông Hải đi làm về hỏi thăm vợ, nghe nói bà Hải còn ngủ, ông lo ngại đi thẳng vào phòng, và lúc ấy mới hay rằng bà Hải đã chết từ lâu. Mời bác sĩ đến nhưng bác sĩ cũng không làm gì được hơn. Tìm chung quanh không có dấu vết nào khả nghi, bác sĩ ngờ rằng bà bị tim hay óc. Muốn biết rõ thì phải mổ nhưng ông Hải từ chối, đằng nào vợ cũng chết rồi, chẳng cứu vãn lại được, thôi thì tốt hơn là đừng biết để cho thân thể người chết được nguyên vẹn.

Nhìn xác mẹ nằm trên giường, Vinh chợt nhớ lại cái hình ảnh cách đây mấy tuần trước khi mẹ còn ở với mình trong Nam sau buổi nói chuyện hôm ấy, rồi mẹ giận bỏ vào ngủ, lúc Vinh đi ngang liếc nhìn qua phòng cũng thấy hai tay mẹ đặt lên ngực hệt như thế.

Nếu đêm ấy Vinh vào hỏi một câu gì thì sẽ được mẹ trả lời, nhưng hôm nay, dẫu Vinh có gào lên, có vật vã khóc lóc đến mấy, người chết cũng không thèm cử động. Xác mẹ cứng đờ như một khúc gỗ nằm đấy, bao nhiêu tình cảm, bao nhiêu sự hiểu biết thâu nhặt trong mấy chục năm trời nay đã tan biến đi đâu mất hết!

Vinh đến cầm bàn tay lạnh lẽo của mẹ thì thầm nói những lời xin lỗi “Con hứa sẽ không theo đạo, sẽ không cưới Khanh, mạ tha lỗi cho con”. Vinh tin rằng mẹ vẫn còn nghe lời mình.

Trước khi tiễn mẹ về Huế Vinh cũng đã hứa rồi, nhưng bây giờ bên xác mẹ Vinh muốn nhắc lại một lần nữa như thắt thêm một nút dây vào tim mình. Tuy không dám tự thú, nhưng trong lòng thằng con trai vẫn cho rằng cái chết của mẹ hôm nay là do lỗi mình gây ra tất cả, nếu không có câu chuyện yêu đương với Khanh thì bà Hải đâu cần phải vào Nam và trở ra một cách gấp gáp như vậy. Nếu Vinh không yêu Mai Khanh thì làm gì có câu chuyện cãi nhau giữa bà Hải với Mai Hương, người mẹ đâu có phải chịu những cơn xúc động dữ dội ấy.

Ông Hải thấy con buồn và tỏ vẻ hối hận, ông không hề có một lời trách móc. Trái lại trước thái độ buồn bã của Vinh ông phải tìm cách dỗ dành thằng con trai.

- Cậu chắc là mạ bị chứng đau tim, bên ngoại con có cái chứng nớ, hình như ông ngoại con và một trong mấy người cậu của con cũng chết lặng lẽ như rứa. Ngủ một đêm rồi chết chớ chẳng đau ốm gì cả, mà rứa là có phước vô cùng, ai cũng không mong chi hơn, ngay cả César cũng chỉ ước được chết cho mau và không biết trước.

Ông Hải định ngừng, muốn để cho con trai có thì giờ mà suy nghĩ nhưng thấy Vinh vẫn đờ ra, ngồi như vô tri vô giác, người cha lo sợ vội vã nói thêm. Theo kinh nghiệm của ông thì không bao giờ nên để cho một người đang buồn có những phút trống rỗng vì những phút ấy rất có thể đưa đến những ý nghĩ tai hại, liều lĩnh. Nhất là ở hoàn cảnh Vinh vừa buồn vừa hối hận, nếu chỉ buồn không thôi thì nỗi buồn ấy có thể mang đến nhiều cảm hứng, có thể sáng tác thành nhạc, thành thơ và nên để yên một mình, đừng đến quấy rầy cho người buồn được tự do buồn. Đằng này Vinh và bà Hải, ngoài tình mẹ con như còn có một thứ tình gì sâu xa thiêng liêng hơn nữa mà ông Hải đã từng nhận thấy ngay từ khi thằng bé mới sinh. Nói theo thuyết nhà Phật thì hai người này kiếp trước đã có hẹn hò nhau, nợ nần nhau chi nhiều lắm...

- Mạ con từ thời còn trẻ cũng thường cầu nguyện xin cho được ngủ rồi chết luôn chứ đừng phải đau ốm, vừa hành hạ thể xác vừa làm khổ con cháu, bắt con cháu phải săn sóc hầu hạ vất vả. Mạ rứa là có phước hơn cậu, chết trước khỏi phải khóc người mình thương mà lại được người ta khóc thương mình.

Vinh nhìn cha tỏ ý cảm ơn, không ngờ cha có thể cao thượng đến thế. Lúc này ông Hải có quyền xỉ vả mắng nhiếc Vinh, một người cha khác thấp kém hơn sẽ đổ tất cả tội lên đầu Vinh cho bớt đau khổ.

Nhận thấy cha mình sau cái chết của mẹ như cũng già hẳn đi so với hồi Tết khi Vinh ra thăm, đôi mắt ông Hải trước kia đã hơi sâu, bây giờ như có bàn tay nào moi thêm cái lỗ để chôn vào sâu hơn nữa. Những nếp nhăn khi da thịt béo tốt thì căng thẳng ra không thấy rõ, nhưng hai hôm nay gầy tóp xuống như vừa được nét bút chì của ai tô đậm lên trán, lên mép, lên đôi mắt. Vinh cau mặt lo sợ rồi đây sẽ còn một lần nữa phải khóc cha và cuộc đời như thế là hết, một thế hệ trước mình đang rũ tàn xuống và lần lượt đến thế hệ của mình cũng sẽ tiếp theo. Vinh thì thầm nói như sợ định mệnh có nghe thấy mà tìm cách ngăn cản:

- Cậu xin nghỉ vô Sài Gòn ở với con.

- Để khoan đã hẵng tính, cậu chưa biết, chừ mạ mới chết mà cậu bỏ thì thì ai trông coi mộ mạ lúc mới ni, tội nghiệp mạ...

Công việc ma chay rước thầy tụng kinh ngày đêm cho đến tẫn liệm có bà Phủ Ninh và Đoan Trang lo lắng hết, hai cha con Vinh hoàn toàn bất lực. Dì Tư thì suốt ngày ở trong bếp vì khách đến phúng điếu đông nên phải trông việc cơm nước, cả nhà chẳng có ai có thì giờ để buồn, chỉ trừ ông Hải và Vinh vô phận sự, khách tới cũng không tiếp, giao cả cho Đoan Trang với mẹ và hai chú bé Minh và Thi. Bà Phủ xin phép cho Đoan Trang được vấn khăn tang vì theo lời bà, một lời đã hứa, dầu chưa cưới nhưng cũng đã như dâu con trong nhà.

Chiếc khăn tang trên đầu người con gái như thêm một sợi dây ràng buộc lại với Vinh nữa, mặc dầu Vinh không mấy khi gặp Trang nhưng người con gái ấy, mẹ đã thay định mệnh mà gán vào đời mình. Vinh nhìn Trang vừa hối hận, vừa thương hại mà lại vừa bực tức.

Cuộc tình duyên với Khanh thế là phải chấm dứt, tất cả những sự ấy chỉ vì đầu óc thiển cận của loài người. Nếu không có cái hòm sơn đỏ của mẹ nằm sừng sững chắn ngang những ý nghĩ thì Vinh sẽ khổ sở khi biết từ nay mình phải quên Khanh, không có quyền yêu người con gái ấy nữa. Nhưng cái chết của mẹ đã đủ sức làm tê liệt tất cả những thứ cảm tình khác, nỗi buồn mất mẹ đã đánh bạt được nỗi buồn mất người yêu.

Nhiều lần Vinh bắt gặp mình đang thầm thì với người chết: “Mạ ơi, tại con nên mạ mới chết.” Một lần có cả trước mặt Trang mà Vinh cũng không kiềm chế nổi làm cho Trang nhạc nhiên:

- Anh Vinh nói chi lạ rứa, mạ mất là tại số, anh đừng để cho những ý nghĩ bi quan ấy nó đi sâu vào tâm trí, em sợ anh sẽ buồn rồi sinh ốm đau thì khổ lắm...

Vinh lắc đầu, chàng chỉ nghe lời Trang có một phân nửa, đầu óc đang đi tìm những gì đâu đâu.

- Trang làm răng mà hiểu được, chính tôi đã giết mạ.

- Anh điên rồi anh Vinh, em sợ anh Vinh buồn quá đâm ra điên lên mất!

Trang vừa nói vừa khóc, lúc ấy Trang cảm thấy thương Vinh hơn bao giờ cả; nếu không sợ có người trông thấy, nếu không sợ cái hòm của bà Hải đang chắn ngang giữa hai người, thì Trang đã chạy đến ôm lấy Vinh để che chở bảo bọc cho Vinh, biết rằng Vinh đang cần sự che chở. Trang chợt nhớ đến câu nói của mẹ mình thường vẫn nói: “Đàn ông có học hành khôn ngoan chi mấy rồi cũng như con nít, khi mô cũng cần có người đàn bà bên cạnh để giúp đỡ bảo bọc.”

Mấy lần Vinh còn muốn hét lên câu “tôi đã giết mẹ” cho mọi người cùng nghe để cho họ dè bĩu mắng nhiếc, may ra mới đáng, hay là cũng chưa đáng? Nghĩ đến Khanh đang ở Sài Gòn một mình, sống chung trong gia đình mà cô độc không kém người bộ hành trên sa mạc, Vinh cảm thấy thương Khanh, tội nghiệp Khanh, rồi đây khi nghe Vinh nói chấm dứt thì Khanh sẽ phải khổ đến thế nào. Câu hứa với mẹ và câu nói giận dỗi của mẹ cũng như còn vang bên tai “Con làm chi thì làm, chừ con có vì mạ mà không lấy người ta, thì sau khi mạ chết rồi...”

Làm sao Vinh có thể hành động khác hơn, nhất là gia đình Khanh lại đòi hỏi phải theo đạo...

******************
 
 


Vinh ở chờ đến ngày mở cửa mả cho mẹ xong mới tính chuyện vào Nam, không muốn bỏ cha đơn chiếc trong lúc này. Mất vợ, ông Hải ngơ ngác như con chim lạc bầy lạc lối. Từ trước đến nay người vợ đối với ông cũng quan hệ và cần thiết như cánh tay đôi chân, bây giờ ông Hải cảm thấy như người què cụt. Ông lúng túng trước tất cả mọi vấn đề, chắc cần phải một thời gian lâu lắm mới làm quen được với những sự kiện lạ lùng này.

Đêm nay trước khi vào Sài Gòn, Vinh với cha thức trắng bên cạnh bàn thờ bà Hải để nói chuyện, vì cũng chưa biết đến bao giờ mới lại có dịp gặp nhau. Vinh muốn cha nói với bà Phủ Ninh rằng hiện đang có tang, chưa muốn cưới vợ ngay, chắc bà Phủ cũng hiểu cho như thế.

May mắn là nhà bà Phủ Ninh và cả Đoan Trang chẳng ai biết được câu chuyện của Vinh và Khanh, hôm nọ ngồi cạnh quan tài mẹ Vinh suýt khai thật với Trang nhưng rồi thấy không lợi gì cho ai nên lại thôi không nói nữa, nhất là thấy Trang tin tưởng nơi mình quá, Vinh đâm ra ngần ngại. Vinh chỉ lo bà Hải đã tỏ một cử chỉ gì, nhưng thấy sự hồn nhiên tin tưởng của hai mẹ con Đoan Trang thì Vinh yên trí mẹ đã nghe lời hứa của mình trước khi hai mẹ con từ giã nhau ở sân bay.

Mang câu chuyện ấy ra nói với ông Hải, Vinh đã rất ngạc nhiên không chờ đợi những lời của cha mà theo ý Vinh, nếu mẹ nghe được chắc sẽ giận lắm. Ông Hải nói:

- Theo ý cậu thì con không cần phải giữ lời hứa với mạ làm chi, nếu vì lời hứa mà suốt đời con phải sống trong sự hối tiếc thì chắc là ở trên trời hay ở một thế giới nào khác đó mạ cũng không vui. Sống với người mình không thương, khổ sở vì thương một người mà không được lấy, cả hai đằng đều làm cho mình mất tinh thần. Cậu đã biết rõ những sự bực tức đó ngày cậu bằng tuổi con.

- Thiệt ra con cũng không muốn theo đạo, dầu chỉ theo có một hôm để được vợ được chồng như người ta vẫn làm. Mà không vô đạo thì đời mô nhà người ta chịu gả. Con đã gián tiếp thúc đẩy cái chết của mạ, nếu không có câu chuyện của con thì con chắc mạ vẫn còn sống.

Ông Hải lắc đầu không muốn đổ hết tội cho con, ông muốn đổ cho số mệnh, theo ông thì tại cái số xui như thế, có Vinh hay không có thì đến hôm nay bà Hải cũng phải rời ông.

-Người đàn bà khi muốn, họ có thể làm tất cả mọi hành động, không lùi trước bất cứ một sự gì.

- Con muốn nói ai?

- Cô chị, tác giả của bức thư gửi cho mạ, nếu biết kết quả như hôm nay liệu cô ta có chút chi hối hận hay là đắc chí.

Thấy cha không biết về chuyện Mai Hương đến nhà gây gổ với bà Hải, Vinh phải kể lại hết cho cha nghe, kể cả lý do vì sao lại xảy ra cái mối tình oan nghiệt giữa hai người. Ông Hải bình tĩnh lắng nghe như người nghe một câu chuyện cổ tích. Đợi con ngừng rồi, ông mới thở dài chán nản bày tỏ ý kiến của mình:

- Rứa mà mạ về không nói chi cho cậu biết cả, chắc mạ sợ cậu nghe rồi sẽ giận con. Chừ mạ chết rồi, cậu như người mù bị ai giựt mất gậy. Cậu không ngờ là con thương cô Khanh, nếu biết thì cậu sẽ cản không cho mạ đi hỏi cô Trang. Cái chết của mạ là do sự chật hẹp trong quan niệm về tôn giáo của cả hai bên. Nếu cứ tiếp tục chật hẹp như ri mãi thì còn có nhiều cái chết khác nữa, chết một cách vô lý, vô duyên.

Vinh đồng ý với cha nhưng cũng như cha, không tìm thấy một lối thoát nào cả. Ông Hải chậm rãi tiếp lời:

- Cậu tin rằng khi chết rồi thì sự nhận xét chắc phải sáng suốt hơn, mạ sẽ không trách con nữa và sẽ thấy sự khư khư ôm lấy chữ đạo của mình như rứa là thiển cận, là trái cả với ý Phật của mạ. Nếu con thấy chỉ có thể hạnh phúc sung sướng với cô Khanh thì cậu khuyên con nên vô đạo để cưới cô ta, cậu sẵn sàng chấp nhận cô ta làm con dâu, sẵn sàng thương cô ta như con gái. Ít nhứt mình cũng đập bể được bức thành ngăn cách chia rẽ, bức thành biên giới xây lên do những sự tin tưởng mù quáng của loài người, do những sự tham lam của một số người thống trị muốn kìm giữ để cho dễ bề sai khiến.

Vinh cắt ngang câu nói của cha, người con trai không muốn làm trái ý mẹ, mặc dầu rất kính phục cha, không ngờ cha ở vào một thế hệ trước mà lại có một quan niệm quá rộng rãi như thế. Ông Hải đã đi trước mọi người quá xa với những tư tưởng ấy.

- Con đã hứa với mạ nên con muốn giữ lời, hình như con đang thay đổi, giờ phút ni đối với con thì cô mô cũng giống nhau, không lấy ai hết cũng chẳng có gì phải buồn bực. Nghĩ lại cho kỹ, mình thấy mình đã quá quan trọng hóa cuộc đời một cách ngu ngốc, những vấn đề to tát hôm nay, ngày mai có thể thành viễn vông bé nhỏ. Cái bức thành biên giới mà cậu vừa nói, con cũng thấy nó không đáng để cho mình phải đặt lên một vị trí quá cao. Cậu có thấy khi đứng trước cái chết, nhất lại là cái chết của một người thân thì cái “tôi” hôm nay không còn là cái “tôi” của ngày hôm qua nữa...

Ông Hải gật đầu; chính ông cũng đang nghĩ như thế, nếu vợ ông còn sống thì nhất định ông không dám xúi con cứ vào đạo để cưới vợ. Chính mấy hôm trước ông cũng đang bị những ý nghĩ như hôm nay ông cho là chật hẹp bao vây lấy tâm trí. Ông Hải ngạc nhiên, người như ông, từ trước đến giờ đã từng trải qua bao nhiêu đau khổ rồi mà tư tưởng đầu óc cũng chưa thông. Phải đến hôm nay, trước cái chết của vợ, ngồi trước bàn thờ mới có những ý nghĩ rộng rãi này, kể cũng hơi chậm.

- Con cũng không nên oán giận cô Mai Hương làm chi, mạ chết còn là tại mấy chục năm trời sống căng thẳng, nhứt là về sau ni, từ khi có những biến cố xảy ra cho gia đình, cho đất nước. Mạ chịu đựng nhiều như hầu hết những người đàn bà khác trong xứ, chịu đựng một cách âm thầm can đảm, cho đến khi sự chịu đựng trở thành một thói quen.

Cả cái chuyện cãi vã với cô chị đó chỉ là một cái đấm cuối cùng làm ngã người lực sĩ hay ví một cách tầm thường dễ hiểu hơn, thì đó là giọt nước cuối cùng làm tràn ra miệng chén. Con không nên đổ lỗi cho cô ta mà oan, mình không nên xét oan cho ai. Khi đến tìm mạ để gây, chắc cô ta không nghĩ đến cái kết quả hôm nay.

Vinh cau mặt nhìn cha, dưới ánh đèn, mái tóc bạc như được ai phết lên một lớp dầu bóng loáng, nét mặt ông Hải trở nên sâu sắc nhưng hiền lành. Vinh rùng mình vì một ý nghĩ chợt đến, khi con người đạt tới được những tư tưởng từ bi hỉ xả ấy rồi thì phải chăng đó là triệu chứng báo hiệu sự xa lìa cuộc sống trần tục?

Cái chết của bà Hải như một thứ dược phẩm có tính chất thanh lọc, cái chết ấy làm lắng tan những ý nghĩ ngờ vực oán hận. Vinh muốn đưa những thắc mắc của mình ra nói với cha, nhưng ông Hải lên tiếng trước:

- Con có thể ngạc nhiên khi thấy cậu không buồn, không khóc, nhưng chắc con đã đọc câu chuyện thần thoại Hy Lạp, bà Niobé khi thấy mười bốn đứa con của mình chết thì đã lặng lẽ biến thành đá. Sự khổ đau mà còn đo lường được với những lời than thở, với những giọt nước mắt thì có thể xem đó là chưa tới tuyệt đỉnh.

Vinh cắn môi suy nghĩ những lời cha vừa nói, cảm thấy mình gần cha và thương cha hơn. Tâm hồn cha là cả một quyển sách triết lý cao siêu thế mà mấy lâu nay sao mình lại xao lãng, mải lo chạy theo những gì đâu đâu.

Ánh đèn chong trên bàn thờ lòe sáng. Vinh và ông Hải ngẩng lên tưởng như người chết cũng trở về dự cuộc nói chuyện đêm nay với hai cha con.



HẾT

____________________

Minh Đức Hoài Trinh

15/10/1967


    « Xem chương trước «      « Sách này có 4 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.222.104.49 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...