Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» PHẬT HỌC PHỔ THÔNG »» Mầm Sống »» Con đường hài hòa »»

Mầm Sống
»» Con đường hài hòa

(Lượt xem: 4.643)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Mầm Sống - Con đường hài hòa

Font chữ:


Diễn đọc: Trường Tân
Chúng ta phải sử dụng cận định (Upacara samadhi) nghĩa là chúng ta nhập vào trạng thái tĩnh lặng và khi tâm đạt trạng thái tương đối tĩnh lặng, chúng ta thoát ra và quan sát hoạt động bên ngoài. Quán sát bên ngoài với tâm tĩnh lặng sẽ làm phát sinh trí tuệ. Điều này khá khó hiểu vì nó hầu như giống với việc suy nghĩ hay tưởng tượng thông thường. Khi đang có suy nghĩ chúng ta có thể cho rằng tâm không được bình an, nhưng thực tế suy nghĩ đang diễn ra trong trạng thái tĩnh lặng. Vẫn có sự quan sát, nhưng nó không làm ảnh hưởng tới sự tĩnh lặng. Chúng ta có thể để suy nghĩ xảy ra để quán chiếu, tìm hiểu nó. Đó không phải là việc suy nghĩ vu vơ. Việc quan sát này xuất phát từ một trạng thái tâm bình an tĩnh lặng. Điều này được gọi là “hay biết trong tĩnh lặng và tĩnh lặng trong sự hay biết”. Nếu nó chỉ đơn thuần là việc suy nghĩ hay
tưởng tượng thông thường thì tâm sẽ không bình an tĩnh lặng mà nó sẽ bị khuấy động.
Có hai loại chánh định và tà định. Tà định là tâm nhập vào trạng thái tĩnh lặng nhưng không có sự ghi nhận nào cả. Bạn có thể ngồi hai giờ hay thậm chí cả ngày nhưng tâm không hề biết nó đang ở đâu hoặc cái gì đã xảy ra. Bạn chỉ có được sự tĩnh lặng, đơn giản vậy thôi. Nó giống như một con dao bén sắc nên chúng ta rất ngần ngại khi sử dụng. Đây là loại tĩnh lặng mê mờ vì không có nhiều sự hay biết ở đó. Hành giả có thể cho rằng họ đã đạt trạng thái siêu thoát mà không cần tìm hiểu gì nữa. Định lực có thể là kẻ thù hay rào cản ở giai đoạn này. Trí tuệ không thể nào khởi sinh vì không có sự nhận biết đúng sai.
Với chánh định thì dù ở mức độ tĩnh lặng nào cũng luôn có sự hay biết. Đây là loại định sẽ làm khởi sinh trí tuệ, bạn không thể để mất nó. Các hành giả nên hiểu rõ diều này. Bạn không nên thực hành nếu không có sự hay biết. Nó phải có mặt ngay từ đầu cho tới lúc kết thúc. Đây là loại định lực không có sự nguy hiểm.
Bạn có thể thắc mắc làm sao trí tuệ có thể khởi sinh từ loại định này, khi đã có chánh định, trí tuệ có cơ hội khởi sinh bất kỳ lúc nào trong tất cả các oai nghi hay tư thế.
Khi mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh, mũi ngửi thấy mùi, lưỡi cảm nhận vị giác, tâm ta luôn có sự hiểu biết đầy đủ về bản chất của các loại cảm thọ này mà không dính mắc vào chúng.
Khi có trí tuệ, tâm sẽ không chọn lựa. Trong bất kỳ tư thế nào, chúng ta đều có sự hay biết rõ ràng về việc thích hay không thích. Chúng ta xả bỏ cả hai loại này mà không dính chấp vào chúng. Đây là loại thực hành đúng đắn mà chúng ta cần áp dụng với tất cả các tư thế, không chỉ đối với thân mà còn đối với cả tâm, nó phải có chánh niệm và tỉnh giác trong suốt thời gian. Khi có chánh định trí tuệ sẽ khởi sinh. Đây là tuệ giác, sự hiểu biết về sự thật.
Có hai loại bình an tĩnh lặng: thô và vi tế. Sự bình an tĩnh lặng có được từ loại định thô. Khi tâm bình an tĩnh lặng chúng ta có được sự an lạc. Tâm coi sự an lạc này là bình an tĩnh lặng - sự an lạc hay đau khổ vẫn còn nằm trong luân hồi sinh tử. Không có sự giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử chừng nào chúng ta còn dính chấp vào sự an lạc. Do vậy sự an lạc thì không phải là bình an tĩnh lặng mà sự bình an tĩnh lặng thì không phải là sự an lạc.
Còn loại bình an tĩnh lặng vi tế có được do trí tuệ. Ở đây chúng ta không nên nhầm lẫn sự bình an tĩnh lặng với sự an lạc. Chúng ta thấy rằng khi tâm có trí tuệ, nó quan sát và biết được sự hạnh phúc và khổ đau, thì chính đó là sự bình an tĩnh lặng. Sự an tĩnh lặng có được do trí tuệ sẽ thấy được sự thật của cả hạnh phúc và khổ đau. Sẽ không còn có sự dính chấp vào các trạng thái này tâm ta sẽ vượt lên trên hạnh phúc và khổ đau. Đây là mục tiêu thực sự của việc thực hành.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 8 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Kinh Phổ Môn


Có và Không

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.156.46 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (87 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...