Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» PHẬT HỌC PHỔ THÔNG »» Mầm Sống »» Chất liệu từ cuộc sống »»

Mầm Sống
»» Chất liệu từ cuộc sống

Donate

(Lượt xem: 17.050)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Mầm Sống - Chất liệu từ cuộc sống

Font chữ:


Diễn đọc: Trường Tân
Lời Giới Thiệu
Cuốn sách này bao gồm những chỉ dẫn, ý kiến về quan niệm và phương cách sống của các bậc thầy. Suy ngẫm và áp dụng những điều này sẽ giúp cho chúng ta có được định hướng đúng trong những thăng trầm của cuộc sống.
Không nhất thiết phải áp dụng tất cả, hãy nhặt ra những điều phù hợp và cần thiết nhất. Nó có thể giúp chúng ta thay đổi quan niệm của mình trước đây và nhìn nhận cuộc sống một cách lạc quan hơn.
Hy vọng cuốn sách nhỏ này sẽ giúp cho cuộc sống trở nên sinh động hơn.
Nhóm biên tập

Chất liệu từ cuộc sống
J. Krishnamurti
1. Bạn có thể phát hiện ra được tiến trình hay diễn biến của cơn giận hay không? Khá dễ dàng để có thể thấy được nguyên nhân và biết được tại sao bạn lại nổi giận, nhưng liệu bạn có ghi nhận được các sắc thái và biểu hiện của cơn giận? Bạn có quan sát nó như đang xem một con vật mới lạ không?
2. Chúng ta chỉ muốn chuyển hướng sự quan tâm bằng cách thay thế một quan tâm khác. Nhưng tóm lại tất cả các thay thế đó đều giống nhau, có chăng là chỉ khác nhau về mặt ngôn từ mà thôi.
3. Cái mà bạn tìm kiếm thì bạn sẽ có được, nhưng nó không phải là sự thật. Hãy chỉ nên yên lặng ghi nhận
tiến trình suy nghĩ và ghi nhận cả ước muốn được giải thoát khỏi nó.
4. Việc chiếm hữu cho dù mang tính tích cực hay tiêu cực đều là một gánh nặng. Ngay khi bạn chiếm hữu được bạn sẽ mất đi sự quan tâm thích thú. Trong quá trình cố gắng chiếm hữu, bạn luôn tỉnh thức và thích thú nhưng khi đạt được thì thật buồn chán. Bạn lại muốn.
5. Chiếm hữu nhiều hơn nhưng quá trình theo đuổi này chỉ tiến tới sự tẻ nhạt. Chừng nào bạn còn nhiều mục tiêu và ra sức đạt được thì còn có sự thích thú. Nhưng ngay khi đã đạt được rồi, nó sẽ trở thành buồn chán.
6. Làm thế nào ghi nhận được việc chúng ta bị ràng buộc? Điều đó chỉ có thể được do có sự hiểu biết một tiến trình khác đó là việc dính mắc. Nếu có thể hiểu được tại sao có sự dính mắc thì chúng ta mới có thể ghi nhận được sự ràng buộc.
7. Dính mắc là một lối thoát và lối thoát này củng cố sự ràng buộc. Nếu tôi dính mắc vào bạn là bởi vì bạn đang trở thành lối thoát cho bản thân tôi do vậy bạn rất quan trọng đối với tôi và tôi phải sở hữu nắm giữ
bạn. Bạn trở thành nhân tố ràng buộc còn lối thoát là sự ràng buộc.
8. Chúng ta luôn cố gắng trở thành cái này hoặc cái khác hay đạt được một trạng thái nhất định hoặc để có một kinh nghiệm nào đó và tránh đi những cái khác, như vậy cái tâm luôn bị bận rộn, nó không bao giờ lặng yên để lắng nghe những đau đớn và giằng xé trong tâm.
9. Ghi nhận một thói quen mà không lựa chọn và nuôi dưỡng một thói quen khác chính là việc chấm dứt thói quen đó.
10. Có một sự khác biệt lớn giữa tâm bận rộn và tâm nhanh nhạy, tâm nhanh nhạy thì lặng yên hay biết và không có sự lựa chọn.
11. Chừng nào chúng ta còn sự dính mắc thì nỗi sợ vẫn đang bị che khuất và bị khoá chặt lại. Vấn đề không phải sợ cái gì, mà bạn có ghi nhận việc mình đang sợ không?
12. Tất cả hành động xuất phát từ ý chí, ham muốn hay khát vọng đều do tâm sinh ra. Tâm chính là việc đánh giá, so sánh hay qui kết. Nếu tâm nhận thức được sự thật này, không thông qua sự tranh luận, lên án hay tín điều mà chỉ đơn thuần ghi nhận thì suy nghĩ sẽ kết thúc.
13. Liệu bạn có nhận thấy khi đang quan sát một đối tượng nào đó thì tâm sẽ hoạt động chậm lại? Khi quan sát một cái xe đang chạy trên đường hay chú tâm nhìn vào một đối tượng cụ thể nào đó thì tâm của bạn hoạt động dường như chậm hơn? Việc theo dõi quan sát làm tâm chậm lại. Nhìn ngắm một bức tranh, một hình ảnh hay một đối tượng sẽ giúp tâm lắng xuống, trở nên chậm lại và tỉnh thức khi có sự quan sát, đó là do có sự chú tâm của một tâm không bận rộn, tức là nó thoát ra khỏi các thành kiến, đánh giá, so sánh ...
14. Sự thật là sự phủ định của cái sai, không phải là cái đối lập của cái sai. Sự thật thì hoàn toàn khác biệt với điều tích cực hay tiêu cực. Tâm suy nghĩ về cái đối lập thì không thể nào nhận biết được sự thật.
15. Được sống là để không có hy vọng, không có lo lắng cho ngày mai. Đó không phải là sự thất vọng hay hững
hờ. Nhưng chúng ta không hề sống mà chỉ luôn theo đuổi cái bóng của quá khứ hoặc tương lai. Sống hạnh phúc là sống mà không có hy vọng.
16. Việc muốn tìm ra một lối thoát hay giải pháp chỉ làm rắc rối thêm vấn đề. Do không hiểu việc cần giải quyết nên bạn lại đưa thêm vào đó nhiều vấn đề. Thực chất là cái tâm đang tìm kiếm một sự hy vọng, một câu trả lời cho vấn đề đó. Thấy được sự sai lầm này bạn sẽ trực diện đối mặt với vấn đề.
17. Khi hiểu được cái sai là cái sai, thấy được sự thật trong cái sai và thấy được sự thật là sự thật thì chính là sự khởi đầu của trí tuệ.
18. Khi bạn ghi nhận việc mình đang không lắng nghe thì chính ngay đó là một hành động.
19. Tiến trình học hỏi là quan sát, nhìn tổng thể và sau đó phân tích. Như vậy sự việc sẽ trở nên rất đơn giản. Nhưng nếu phân tích và cố gắng đạt được sự tổng thể thì bạn có thể đi sai hướng.
20. Sự ghi nhận chỉ có thể hiện hữu khi bạn quan sát được các phản ứng của mình.
21. Có một sự tranh đấu giữa những đòi hỏi nhu cầu của cơ thể và việc giải quyết của tâm. Nếu là người nghiện rượu, bạn sẽ phải làm gì? Thay vì việc uống rượu là do thói quen, bạn sẽ không uống nữa mà phải tạo các thói quen tâm lý khác, chẳng hạn quan sát việc đôi môi đang há hốc, việc nghịch các ngón tay hay việc bạn đang cau mày.
22. Có sự khác biệt giữa việc phân tích và việc quan sát: quan sát là nhìn một cách trực tiếp, không có người quan sát ở đó. Bạn nhìn màu áo đỏ, hồng hoặc đen đúng như nó hiện có mà không bình luận rằng “ tôi không thích màu đó” Việc tôi nhìn màu đỏ mà không có nhận xét rằng “thích” hay “không thích”, đó chính là quan sát. Còn phân tích ngụ ý muốn nói rằng “ tôi không thích màu đỏ do mẹ tôi cãi nhau với bố tôi rằng…” nó sẽ kéo bạn về thời thơ ấu.
23. Có một mối quan hệ giữa điếu thuốc lá và bạn. Đây là thói quen, đây là cách mà toàn bộ tâm trí vận hành. Tôi làm điều đó vì có được cảm giác an toàn. Tôi mắc vào thói quen đó do tôi không còn phải suy nghĩ về nó nữa. Tâm tôi cảm thấy nó an toàn khi vận hành trong thói quen. Như vậy tôi thấy được toàn bộ cơ chế của việc hình thành thói quen. Thông qua một thói quen hút thuốc tôi đã phát hiện ra toàn bộ cách thức và bộ máy tạo ra các thói quen.
24. Thời khắc bạn cho rằng “cái này là đúng”, như vậy là kết thúc bạn không thể học thêm gì nữa.
25. Tiến trình học hỏi không phải là một phương pháp: bạn có thể học thông qua một phương pháp nhưng nó chỉ cột chặt tâm vào một hệ thống nhất định. Nếu bạn đang học tức là bạn quan sát. Nếu bạn quan sát thấy rằng một hệ thống làm ràng buộc tâm và làm cho nó trở nên máy móc. Tất cả các hệ thống đều giống nhau, bạn chỉ cần học lấy một cái.
26. Học hỏi có nghĩa là gì? Đó là sự tò mò khám phá. Bạn phải liên tục tò mò khám phá trong từng giây phút.
27. Chúng ta không nên đặt ra câu hỏi không thể giải đáp mà đặt câu hỏi theo hướng cái gì có thể xảy ra. Nếu đặt câu hỏi không thể, cái tâm sẽ tìm ra câu trả lời theo hướng không thể.
28. Sự phụ thuộc che đậy sự trống rỗng và nông cạn của bạn. Khi thấy được điều này, bạn sẽ được tự do.
29. Liệu có phát hiện ra rằng ta dính mắc là vì phụ thuộc, sư phụ thuộc này là do nỗi sợ sự trống rỗng. Liệu bạn có ghi nhận được sự trống rỗng và toàn bộ tiến trình này? Khi ghi nhận được sự trống rỗng, liệu có nỗi sợ ở đó không hay chỉ thuần tuý là sự trống rỗng? Ta có ghi nhận thực tế là ta đang cô đơn không?

« Sách này có 8 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Rộng mở tâm hồn


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Các tông phái đạo Phật


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.205.56.209 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách ... ...

Việt Nam (259 lượt xem) - Hoa Kỳ (34 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - ... ...