Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Tam Bảo văn chương »» I. CÁC THỂ CA (kệ, hát nói, lục bát, song thất lục bát) - BẢY BÀI KỆ CỦA BẢY ĐỨC PHẬT »»

Tam Bảo văn chương
»» I. CÁC THỂ CA (kệ, hát nói, lục bát, song thất lục bát) - BẢY BÀI KỆ CỦA BẢY ĐỨC PHẬT

(Lượt xem: 7.256)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Tam Bảo văn chương - I. CÁC THỂ CA (kệ, hát nói, lục bát, song thất lục bát) - BẢY BÀI KỆ CỦA BẢY ĐỨC PHẬT

Font chữ:

1. Kệ đức Phật Tỳ-bà-thi (Vipayin)

(Đức Thế Tôn thứ 998 về Quá khứ Trang nghiêm kiếp)
 
Thân tùng vô tướng trung thụ sanh,
Du như huyễn do chư hình tượng.
Huyễn nhân tâm thức bổn lai vô,
Tội phúc giai không vô sở trụ.
 
Diễn nôm


Thân thọ sanh từ nơi không tướng,
Như giấc mơ do tượng hình ra.
Người mơ tâm thức đâu mà?
Trụ đâu tội phước đều là thành không.

Kinh Trường A-hàm chép rằng: Vào thuở mà người ta hưởng thọ được tám muôn tuổi, đức Phật này ra đời, dòng Sát-lỵ, họ Câu-lỵ-nhã, cha là Bàn-đầu, mẹ là Bàn-đầu Bà-đề. Ngài ở thành Bàn-đầu Bà-đề, ngồi dưới cây Ba-ba-la, thuyết pháp ba hội, độ cho người ta được 348.000 người. Ngài có hai phép thần túc đặc biệt: phép thứ nhất tên là Khiên-trà, phép thứ hai tên là Đề-xá. Thị giả là ngài Vô-ưu-tử Phương Ưng.
 

2. Kệ đức Phật Thi-khí (Ikhin)


(Đức Thế Tôn thứ 999 về Trang nghiêm kiếp)
 
Khởi chư thiện pháp bổn thị huyễn;
Tạo chư ác nghiệp diệc thị huyễn.
Thân như tụ mạt, tâm như phong,
Huyễn xuất vô căn vô thật tánh.
 
Diễn nôm

Pháp lành khởi, vốn xưa là huyễn;
Nghiệp dữ gây, cũng huyễn mà ra.
Thân bọt đậu, tâm gió qua,
Không gốc, không thật, tánh là huyễn thôi!

Kinh Trường A-hàm chép rằng: Vào thuở mà người ta hưởng thọ được bảy muôn tuổi đức Phật này ra đời, dòng Sát-lỵ, họ Câu-lỵ-nhã, cha là Minh Tướng; mẹ là Quang Diệu. Ngài ở thành Quang Tướng, ngồi dưới cây Phân-đà-lỵ, thuyết pháp ba hội, độ cho người ta được 250.000 người. Ngài có hai phép thần túc đặc biệt: phép thứ nhất tên là A-tỳ-phù, phép thứ nhì tên là Bà-bà. Thị giả là ngài Nhẫn-hạnh-tử Vô Lượng.
 

3. Kệ đức Phật Tỳ-xá-phù (Visvabhù)


(Đức Thế Tôn thứ 1.000 về Trang nghiêm kiếp)
 
Giả tá tứ đại dĩ vi thân,
Tâm bổn vô sanh, nhân cảnh hữu.
Tiền cảnh nhược vô, tâm diệc vô,
Tội, phước như huyễn, khởi diệc diệt.
 
Diễn nôm

Bốn vật lớn mượn làm thân đó,
Tâm không sanh, nhân cảnh mà sanh.
Cảnh không, tâm cũng không thành,
Đôi đàng tội phước như hình huyễn thôi!
 
Kinh Trường A-hàm chép rằng: Vào thuở mà người ta hưởng thọ được bảy muôn tuổi, đức Phật này ra đời, dòng Sát-lỵ, họ Câu-lỵ-nhã, cha là Thiện Đăng, mẹ là Xương Giới. Ngài ở thành Vô Dụ, ngồi dưới cây Bà-la, thuyết pháp hai hội, độ cho người ta được 113.000 người. Ngài có hai phép thần túc đặc biệt: phép thứ nhất tên là Phù-du, phép thứ nhì tên là Uất-đa-ma. Thị giả là ngài Tịch-diệt-tử Diệu Giác.
 

4. Kệ đức Phật Câu-lưu-tôn (Krakucchanda)


(Đức Thế Tôn thứ nhất về Hiện tại Hiền kiếp)
 
Kiến thân vô thật thị Phật thân.
Liễu tâm như huyễn thị Phật huyễn,
Liễu đắc thân, tâm bổn tánh không.
Tư nhân dữ Phật hà thù biệt?
 
Diễn nôm

Thân không thật, ấy là thân Phật;
Tâm bông lông, biết Phật bông lông.
Thân, tâm, tánh ấy vốn không,
Người ta với Phật cũng đồng như nhau.

Kinh Trường A-hàm chép rằng: Vào thuở mà người ta hưởng thọ được bốn muôn tuổi, đức Phật này ra đời, dòng Bà-la-môn, họ Ca-diếp. Cha tên là Lễ Đắc, mẹ là Thiện Chi. Ngài ở thành An Hòa, ngồi dưới cây Thi-lỵ-sa, thuyết pháp một hội, độ cho người ta được 40.000 người. Ngài có hai phép thần túc đặc biệt: phép thứ nhất tên là Tát-ni, phép thứ hai tên là Tỳ-lâu. Thị giả là ngài Thiện-giác-tử Thượng Thắng.
 

5. Kệ đức Phật Câu-na-hàm Mâu-ni (Kanaka­- mouni)


(Đức Thế Tôn thứ 2 về Hiền Kiếp)
 
Phật bất kiến thân, tri thị Phật,
Nhược thật hữu tri, biệt vô Phật.
Trí giả năng tri tội tánh không,
Thản nhiên bất bố ư sanh tử.
 
Diễn nôm

Thân chẳng thấy, biết là thân Phật,
Nếu biết rồi, thì Phật là không.
Người khôn biết tội tánh không,
Thản nhiên chẳng sợ trong vòng tử sanh.

Kinh Trường A-hàm chép rằng: Vào thuở mà người ta hưởng thọ được ba muôn tuổi, đức Phật này ra đời, dòng Bà-la-môn, họ Ca-diếp. Cha tên Đại Đức, mẹ là Thiện Thắng. Ngài ở thành Thanh Tịnh, ngồi dưới cây Ô-tàm Bà-la-môn, thuyết pháp một hội, độ cho người ta được 30.000 người. Ngài có hai phép thần túc đặc biệt: phép thứ nhất tên là Thư-hàm-na, phép thứ nhì là Uất-đa-lâu. Thị giả là ngài An-hòa-tử Đạo Sư.
 

6. Kệ đức Phật Ca-diếp (Kayapa)


(Đức Thế Tôn thứ 3 về Hiền kiếp)
 
Nhất thiết chúng sanh tánh thanh tịnh,
Tùng bổn vô sanh, vô khả diệt.
Tức thử thân, tâm thị huyễn sanh,
Huyễn hóa chi trung vô tội, phước.
 
Diễn nôm

Tánh chúng sanh thảy thanh tịnh hết,
Do không sanh, không diệt mà ra.
Thân, tâm là huyễn thôi mà,
Huyễn thì tội, phước hóa là đều không.

Kinh Trường A-hàm chép rằng: Vào thuở mà người ta hưởng thọ được hai muôn tuổi, đức Phật này ra đời, dòng Bà-la-môn, họ Ca-diếp. Cha là Phạm Đức, mẹ là Tài Chủ. Ngài ở thành Ba-la-nại, ngồi dưới cây Ni-câu-luật, thuyết pháp một hội, độ được người ta 20.000 người. Ngài có hai phép thần túc đặc biệt: phép thứ nhất tên là Đề-xá, phép thứ nhì là Bà-la-bà. Thị giả ngài là Thiện-hữu-tử Lập Quân.
 

7. Kệ đức Phật Thích-ca Mâu-ni (Çakyamouni)


(Đức Thế Tôn thứ 4 về Hiền Kiếp)
 
Pháp bổn pháp vô pháp,
Vô pháp, pháp diệc pháp.
Kim phó vô pháp thời,
Pháp pháp hà tằng pháp.
 
 
Diễn nôm

Pháp là pháp, vốn xưa không pháp,
Không pháp mà cũng pháp đó đây.
Ta trao không pháp buổi nay,
Pháp nào pháp nấy, nào hay pháp nào.

Ngài giáng sanh trong dòng nhà vua Sát-lỵ, phóng đại quang minh; dưới đất nảy lên hoa sen vàng. Ngài bước đi bảy bước, đưa một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, dùng tiếng như sư tử rống mà nói rằng: “Trên trời, dưới đất, chỉ có một mình ta là tôn quý.” Hôm ấy là ngày mùng 8 tháng 4 năm 624 trước Công nguyên. Ngài xuất gia tu hành thành Phật, chuyển Pháp luân Tứ diệu đế, thuyết pháp hành đạo 49 năm. Thị giả của ngài là ngài A-nan.

Sau ngài dạy đệ tử là Ca-diếp rằng:

“Nay ta đem Chánh pháp nhãn tạng, diệu tâm Niết-bàn giao phó cho nhà ngươi.”

Nói rồi ngài thuyết bài kệ trên.

Ngài thuyết kệ xong rồi, ngồi ngay thẳng, lặng lẽ nhập Niết-bàn dưới gốc cây Sa-la. Các đệ tử liền lấy củi thơm thiêu hóa. Năm ấy ngài 80 tuổi. 

    « Xem chương trước «      « Sách này có 36 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Quy nguyên trực chỉ


Em Là Vì Sao Sáng


Vầng sáng từ phương Đông

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.233.150 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...