Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Các tông phái đạo Phật »» PHÁP TƯỚNG TÔNG »»

Các tông phái đạo Phật
»» PHÁP TƯỚNG TÔNG

(Lượt xem: 5.377)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Các tông phái đạo Phật - PHÁP TƯỚNG TÔNG

Font chữ:

Khai tổ:  Bồ Tát Thế Thân vào thế kỷ 5 ở Ấn Độ
             Huyền Trang truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ 7.
             Đạo Chiêu (Dơshơ) và Huyền Phảng (Genbơ) truyền sang Nhật vào các năm 660 và 734.
Giáo lý căn bản: Duy thức luận của Bồ Tát Thế Thân.
             Thành Duy thức luận của Đàm-ma-ba-la.
Tông chỉ: Chỉ có thức là thật có và hàm chứa tất cả, vạn vật mà chúng ta nhận biết đều chỉ là sự biểu hiện của thức, cho nên xét về bản chất đều là không thật.

LỊCH SỬ

Giáo pháp thời đức Phật đã có giảng rõ nghĩa trung đạo, Duy thức là giáo lý cốt yếu của Pháp tướng tông. Khoảng 900 năm sau, Bồ Tát Vô Trước ra đời, xiển dương giáo lý Đại thừa. Ngài là anh trai của Bồ Tát Thế Thân, cũng chính là người đã giúp Bồ Tát Thế Thân từ bỏ con đường Tiểu thừa để quay sang tu tập và truyền bá Đại thừa. Tương truyền ngài Vô Trước đã được Bồ Tát Di-lặc từ cung trời Đâu-suất hiện xuống dạy cho 5 bộ luận là:

1. Du-già sư địa luận.
2. Phân biệt Du-già luận.
3. Đại thừa trang nghiêm kinh luận.
4. Biện trung biên luận.
5. Kim cang bát-nhã ba-la-mật kinh luận.

Tại một giảng đường lớn thuộc xứ A-du-đà (Ayodhya), ngài Vô Trước đã học và giảng 5 bộ luận này suốt trong một tháng. Ban đêm ngài học với Bồ Tát Di-lặc, ban ngày ngài mang những điều đã học giảng lại cho rất nhiều người nghe. Nhờ vậy đã nhanh chóng phổ biến được một cách rộng rãi những nội dung sâu sắc của các bộ luận này, và chính từ đó Pháp tướng tông được hình thành.

Người em trai của ngài Vô Trước là Bồ Tát Thế Thân sau khi quay sang tu tập theo Đại thừa cũng trở thành một bậc danh tăng lỗi lạc, biên soạn rất nhiều bộ luận Đại thừa. Trong số đó, có bộ Duy thức luận được biên soạn cuối cùng, là bộ luận sâu sắc và tóm thâu hết thảy những ý nghĩa tinh túy nhất của học thuyết Duy thức. Sau khi được dịch sang chữ Hán, bộ luận này đã trở thành bộ luận chính của Pháp tướng tông ở Trung Hoa. Có rất nhiều luận sư giảng giải về bộ luận này, nhưng trong số đó nổi bật nhất là ngài Đàm-ma-ba-la, người Ấn Độ nhưng thường được người Trung Hoa biết đến với tên gọi Hộ Pháp. Chính phần giảng giải của ngài về sau đã được ngài Huyền Trang dịch sang chữ Hán thành quyển Thành Duy thức luận.

Đệ tử của Đàm-ma-ba-la, là Thi-la-bả-đà-la), người Trung Hoa gọi là Giới Hiền Luật sư, vốn là người nghiên cứu am tường các kinh luận của Bồ Tát Vô Trước và Thế Thân, là một trong các học giả nổi tiếng nhất của Ấn Độ vào thế kỷ 6 – 7. Khi ngài Huyền Trang sang Ấn Độ đã gặp được ngài Giới Hiền tại tu viện Nlanda ở xứ Ma-kiệt-đà (Magadha) thuộc miền Trung Ấn, nơi nổi tiếng là “trường đại học Phật giáo” của thời đó. Chính từ nơi Giới Hiền Luật sư mà ngài Huyền Trang đã học tập được rất nhiều điều về kinh luận và giáo lý.

Sau khi mang theo rất nhiều kinh văn bằng Phạn văn trở về Trung Hoa vào năm 645, ngài Huyền Trang được vua Đường Thái Tông thỉnh đến ở chùa Hoằng Phước nơi kinh đô Trường An để chuyên việc dịch kinh điển từ Phạn văn sang Hán văn. Ngài đã thực hiện công việc phiên dịch trong suốt 19 năm. Trong thời gian ấy, ngài cũng truyền bá rộng rãi học thuyết của Pháp tướng tông.

Một trong các đệ tử lớn của ngài là Khuy Cơ có soạn một trăm bài giảng luận về Kinh và Luận, được người đương thời tôn xưng là Từ Ân Đại sư, vì ngài ở chùa Từ Ân. Và vì Pháp tướng tông phát khởi từ chùa Từ Ân, do công truyền bá của Từ Ân Đại sư, nên người ta cũng gọi tông này là Từ Ân tông. Từ Ân Đại sư sau khi được nghe những lời giảng giải của thày là Huyền Trang đã ghi chép lại và sau đó soạn lại thành sách.

Sau Khuy Cơ, đệ tử của ngài là Huệ Chiểu cũng có công lớn trong việc tiếp tục truyền bá Pháp tướng tông ở Trung Hoa.

Pháp tướng tông về sau có nhiều lần được truyền sang Nhật Bản. Trong đó có hai lần đáng quan tâm nhất. Lần thứ nhất là khi có một vị tăng Nhật Bản tên Doshơ sang Trung Hoa học đạo với ngài Huyền Trang. Ông là bạn đồng môn và có quan hệ giao du rất thân thiết với ngài Khuy Cơ, được người Trung Hoa gọi là Đạo Chiêu. Năm 653, ông theo đường biển đến Trung Hoa. Ngoài việc theo học với ngài Huyền Trang, ông còn theo học Thiền học với ngài Huệ Mãn. Năm 660, ông trở về nước Nhật và truyền bá học thuyết của Pháp tướng tông ở miền Nam, vì ông là người xứ Asuka thuộc miền Nam nước Nhật.

Đầu thế kỷ 8, vào năm 717, một người Nhật khác là Genbơ dẫn theo một số tăng sĩ Nhật Bản khác sang Trung Hoa theo học với đệ tử của ngài Huệ Chiểu là Trí Chu. Ông có tư chất thông minh, học lực uyên bác, được vua Đường Huyền Tông rất khâm phục, ban cho áo cà-sa màu đỏ, là một biểu hiện rất tôn kính. Năm 734, ông trở về Nhật Bản, truyền bá học thuyết Pháp tướng tông ở kinh đô Nại Lương (Nara) và các vùng thuộc miền Bắc nước Nhật.

Hiện nay, Pháp tướng tông vẫn còn hưng thịnh ở Nhật và có nhiều bậc cao đồ thông minh tài trí. Pháp tướng tông hiện có hơn 40 ngôi chùa, 700 vị tăng sĩ, khoảng 1.000 cư sĩ và hơn 10.000 tín đồ thường xuyên đến tham học.[36]

    « Xem chương trước «      « Sách này có 22 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nghệ thuật chết


Hát lên lời thương yêu


Chớ quên mình là nước


Vầng sáng từ phương Đông

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.200.136 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (72 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...