Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 »» 37. Ông Trần Văn Tôn (1928 - 2002) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1
»» 37. Ông Trần Văn Tôn (1928 - 2002)

(Lượt xem: 4.246)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 - 37. Ông Trần Văn Tôn (1928 - 2002)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ông Trần Văn Tôn sinh năm 1928, cư ngụ tại Bích Vàm, thuộc ấp Qui Thạnh II, xã Trung Nhứt, huyện Thốt Nốt tỉnh Cần Thơ. Cha tên Trần Văn Chi, mẹ là Mai Thị Tám. Ông có hết thảy bốn anh em và đứng thứ Tư trong gia đình.
Năm lên 27 tuổi, ông thành hôn với bà Nguyễn Thị Hoằng, sinh được sáu người con, ba trai, ba gái. Hai ông bà canh tác mấy công ruộng làm phương kế sinh nhai.
Ông có bản tính hiền lành, thật thà, chất phác mộc mạc. Ngay thuở còn thơ ấu, ông đã biết tin tưởng Phật Trời, lý nhân quả tội phước.
Tư cách đối nhân xử thế của ông rất mực từ hòa, trung hậu, từ trong nhà ra ngoài hàng xóm, chưa từng có chuyện cự cãi mích lòng. Vì thế nên ông được mọi người tôn kính mến thương.
Ông rất ưa xem kinh sách, vừa ứng dụng vào đời sống hằng ngày, vừa giáo dưỡng con cái, dạy con trau sửa thân tâm, luôn hướng về giải thoát. Nhưng nền tảng căn bản vẫn là “Đạo Làm Người”. Ông đã dùng thân hạnh của mình làm gương cho chúng noi theo, hơn là ngôn ngữ, lý luận suông.
Ông luôn ôn hòa, dịu dàng chỉ dạy con cái từ ly từ tý: “Phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau…” Mỗi khi chúng có lỗi lầm, đến chiều tối, ông kêu lại giải bày lẽ tốt xấu, hay dở, đúng sai… để cho con hiểu rồi tự nguyện, tự giác sửa lỗi.
Đối với giấy có chữ và chân nhang, không được vất bỏ bừa bãi, mà phải cho vào thúng, chừng nào đầy đem đốt, thả tro xuống sông.
Ông thường kể cho các con nghe những chuyện về nhân quả, lợi ích của sự niệm Phật… Đặc biệt, là cách thức hành trì trong đời sống hằng ngày:
- “… Con người sống đây như cõi tạm, con ơi! Đầy khổ sở!… Ráng niệm Phật cầu vãng sanh!”
- “… Môn niệm Phật dễ hành lắm, con ơi! Cuốc từng cuốc đất, bước từng bước đi, mình đều niệm Phật được. Vừa đi vừa niệm Phật thanh nhàn lắm con ơi!..”
Sau năm 1975, hai ông bà đồng phát tâm trường chay tu hành. Ngoài hai thời lễ Phật sớm chiều, ông còn tham gia cầu an, cầu siêu các nơi và dự khóa niệm Phật định kỳ mỗi tháng, ở nhà chư đồng đạo đó đây.
Nhà đối diện bên kia rạch, có người cháu sống độc thân, tu hạnh giải thoát, ông thương vị này lắm. Vị này thỉnh thoảng cũng sang chơi, ông thường khuyến khích:
- “Bác rất tin tưởng nơi cháu! Được thân người là dịp may muôn thuở… ráng tu mà giải thoát kiếp này! Ráng niệm Phật cầu vãng sanh… Cuộc đời này khổ lắm, ráng tu đừng có chậm trễ. Nếu để thời gian trôi qua rồi đâu kéo lại được, xong mất một đời, uổng lắm…!”
Ông còn đem kinh sách cho vị này tham khảo. Vì biết tuổi trẻ rất khó giữ vững lý tưởng giác ngộ, dễ bị sắc hương rù quyến, danh lợi cuốn lôi… nhất là những khi đường xa gánh nặng, mỏi bước chùn chân.

“ Có nhiều kẻ ngã lòng bỏ cuộc,
Dù đường tu đã bước bao năm.
Nhưng vì thiếu tự tín tâm,
Cho nên mới bị đời làm bỏ tu.
Những hôm sớm công phu từ trước
Khác nào cây thường được tưới tăng.
Gần ngày có trái sắp ăn,
Tự tay người nỡ chặt phăng cội cành.”

Những năm tháng về chiều, công phu hành trì của ông càng cần chuyên tinh tấn. Thỉnh thoảng, ông cũng đan vài cái rổ, cái xề cho bà đi theo lối xóm bán, để đổi tàu hủ, tương chao… Ông làm với tính cách thể dục, vừa làm vừa niệm Phật nên rất thư thả, thong dong. Bởi ông đã hạ quyết tâm:

“An phận nghèo,
Vui với Đạo!
Buông bỏ muôn duyên trần giả tạo.
Kiếp người định số đã an bày,
Quyết thẳng về Tây Phương ngồi sen báu.”

Và:

“Tóc sương thay mái đầu xanh,
Một đời sự nghiệp nghĩ thành không hoa!
Soi bổn phận, lánh đường tà.
Âm thầm thời tiết đổi.
Lặng lẽ tháng ngày qua.
Kíp mau tìm đến chơn thường lộ,
Dám chậm chờ xem bệnh tử mà!
Cõi Phật đâu xa cách?
Về chăng chỉ tại ta!
Mỗi niệm chỉ cần không thối chuyển.
Ao vàng đã sẵn có Liên Hoa.
Thân tàn về cõi báu,
Sen nở thấy Di Đà!”

Năm 2000, lúc này ông 72 tuổi. Đêm nọ trong cơn ngủ nửa tỉnh nửa mê, ông nghe tiếng ồn ào của đoàn người đi ngang qua nhà. Có tiếng bước chân của ba, bốn người ghé vào gần tới cửa định gõ. Họ nói với nhau:
- “Bắt ông này đi! Bắt ông này đi!”
Bỗng, có tiếng của một ông cụ, cũng từ trong đoàn người ấy vọng lại:
- “Thôi! Ông già đó niệm Phật, hiền muốn chết mà bắt cái gì!”
Ông chợt giật mình thì hay trời đã giữa khuya.
Sức khỏe của ông rất tốt, quanh năm suốt tháng ít khi bệnh, dù chỉ bệnh xoàng.
Vào khoảng rằm tháng 10 năm 2002 ông bị cảm sốt dây dưa. Vài ngày sau, gia quyến đưa ông đi Bệnh Viện Đa Khoa Thốt Nốt điều trị mười ngày. Buổi đầu, bác sĩ chẩn đoán là viêm phổi. Sau đó, xác định là lao phổi, liền chuyển qua khoa lao. Vài ngày, khám kỹ lại thì bác sĩ chẩn đoán là không có lao, mà cũng không còn viêm phổi, bèn cho xuất viện ra về. Lúc này, sức khỏe của ông trở lại bình thường.
Về nhà được ba hôm, sáng ngày mùng 1 tháng 11 năm 2002 khoảng 10 giờ, ông lên cơn mệt, gia quyến chạy đi cho đồng đạo hay, cùng kéo đến hộ niệm. Ông nhờ người nhà thay y phục, đồng thời nói với mọi người:
- “Một giờ tui đi! Đi trước đám mưa!”
Chương trình trợ niệm bắt đầu từ 12 giờ, ông nhép môi niệm theo. Niệm mãi cho đến 1 giờ 20 chiều, ông tự sửa tay chân, nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng, gương mặt tươi đẹp, nhuận sáng lạ thường. Ông hưởng thọ 74 tuổi.
Cũng cùng lúc đó, bầu trời đang quang đãng, bỗng nhiên kéo mây rồi đổ một cơn mưa. Mưa vài phút, vừa đủ ướt áo thì nắng chói chang trở lại.
Đồng thời cũng lúc này, một đám con nít vào đầy chật cứng cả nhà, đứng xếp hàng chấp tay niệm Phật, giọng rất đều và rất thành khẩn trang nghiêm!
Một liên hữu có mặt hết sức kinh ngạc qua hiện tượng kỳ lạ hiếm có này!
**********
Bà vợ của ông tên là Nguyễn Thị Hoằng, hạnh đức và sự hành trì đại để tương tự như ông. Khi ông đã qua đời, bà thường hay nói:
- “Chừng nào tao mất, con cháu khỏi phải lo thuốc men, nuôi nấng, giặt giũ đồ đạt gì cho tao hết!”
Bà có thói quen là mỗi trưa đều đi tắm, tắm xong tự giặt đồ, rồi đến trước ngôi Tam Bảo lễ Phật.
Chiều mùng 3 tháng 2 năm 2004, bà hơi mệt. Các con đưa bà đến bác sĩ Huỳnh Lợi, ở Thốt Nốt chích thuốc. Tối về, bà khỏe lại bình thường.
Trưa hôm sau, khi tự tắm giặt xong, bà lên cơn mệt trở lại, giây lát thì từ trần. Lúc ấy đúng 12 giờ trưa, ngày mùng 4 tháng 2 năm 2004, bà hưởng thọ 72 tuổi. Quả đúng y như điều hằng ngày bà thường nhắn nhủ.
(Thuật theo lời Trần Văn Hiền, Trần Văn Long, các con của hai ông bà và liên hữu Ba Tốt)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đức Phật và chúng đệ tử


Hoa nhẫn nhục


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Chắp tay lạy người

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 35.175.180.255 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...