Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 »» 23. Ông Nguyễn Văn Lai (1941- 2000) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1
»» 23. Ông Nguyễn Văn Lai (1941- 2000)

Donate

(Lượt xem: 5.238)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 - 23. Ông Nguyễn Văn Lai (1941- 2000)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ông Nguyễn Văn Lai sanh năm 1941, cư ngụ tại ấp Thạnh Lộc I, xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, Thành Phố Cần Thơ. Cha là cụ ông: Nguyễn Văn Giỏi; mẹ là cụ bà Nguyễn Thị Quạ. Ông có hết thảy là tám anh em và đứng thứ Tám trong gia đình.
Đến năm 21 tuổi, ông kết hôn với bà Trần Thị Khoán, sinh được mười một người con, bảy trai, bốn gái. Chuyên canh tác ruộng lúa, nuôi vịt, nuôi tôm cá, giăng lưới, đặt lọp… làm phương kế sinh nhai.
Tính tình của ông rất siêng năng cần mẫn, rộng rãi với người ngoài nhưng lại nghiêm khắc với con cái. Hay nóng giận, dễ đổ quạu trong khi chuyện chẳng đáng gì!
Ngay từ thuở thiếu thời, ông đã tín hướng Tam Bảo, tin tưởng Phật Trời. Ông thường xem kinh sách, nhất là quyển “Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ”. Sáng chiều, hai thời lễ bái, chay lạt mỗi tháng bốn ngày. Nhưng vấn đề ăn chay đối với ông dường như hết sức vất vả khó khăn!
Khi tuổi quá 50, ông hay ao ước: Chừng nào lo chuyện đôi bạn cho con trai Út xong, ông sẽ gác bỏ mọi thứ, chuyên chí tu hành. Nhưng:
“Lòng người mong thế!”
Mà:
“Lẽ trời chưa thể!”
Đùng một cái! Ngày 24 tháng 12 năm 1998 ông ngã bệnh. Đến bác sĩ ở xã, huyện, tỉnh… rồi ra Sài Gòn, các nơi đều chẩn đoán là khối u gan. Sợ tâm lý bệnh nhân và người thân tổn thương, bác sĩ ở Thành Phố đề nghị:
- “Nên chở Bác về Cần Thơ điều trị. Đừng ra đây nữa vì xa xôi và tốn kém!”
Về đến nhà, cô con gái thứ Tư biết Ba mình chắc chắn không qua khỏi nên âm thầm khóc, khóc nhiều lắm. Tới ngày thứ ba, ông hay được, bèn nói:
- “Con người ta sống chết đều có số! Khóc cái gì mà khóc!”
Nghe Ba mình nói vậy, cô cũng an lòng.
Thời gian nầy, gia đình điều trị cho ông bằng thuốc Nam cầm chừng. Sự ăn uống, sinh hoạt của ông cũng chưa bứt ngặt chi lắm.
Vả lại, trong gia đình, đã có 3 người con ăn chay tu niệm, nên cứ 5 hay 7 hôm thì có một liên hữu ghé thăm, giảng giải Phật Pháp cho ông nghe, nói rõ về nhân quả báo ứng, về lý vô thường: vạn vật trên cõi trần đều tạm bợ, không bền như sương mai, không chắc như bóng bọt… Ngay cả tấm thân của chúng ta cũng chỉ là ánh chớp chiều tà, thấy đó rồi mất đó. Sinh già, bệnh chết dính liền theo nhau như bóng theo hình. Tất cả đều là giả, chỉ có vòng sống chết luân hồi là khổ đau, là hiện thực:

“Da mồi tóc bạc lần lần,
Lụm cụm chân run mấy chốc.
Dù sang vàng ngọc đầy nhà,
Vẫn khổ suy già bệnh tật.
Ví hưởng khoái lạc ngàn muôn,
Đâu khỏi vô thường chết mất.”

Sau cùng, liên hữu giới thiệu cho ông về pháp môn Tịnh Độ, khuyên ông gạt sạch muôn duyên, một lòng niệm Phật cầu sanh Tây Phương, hầu được an vui vĩnh viễn:

“Duy có đường tắt thoát ly,
Chỉ niệm A Di Đà Phật.”

Nghe xong, ông rất đỗi vui mừng, sốt sắng làm theo.
Ông thả hết hào cá đang nuôi, bố thí lúa tiền cho người nghèo, cho họ cây bạch đàn để cất nhà… Tính tình ông bỗng dưng thay đổi một trăm tám chục độ.
Mỗi ngày, ông hành trì 3 thời lễ bái (do sức yếu nên không đứng được mà chỉ ở tư thế xá, ngồi), thiết tha xưng niệm câu lục tự Di Đà. Lúc khỏe, ông cũng thường xem kệ giảng cho hiểu biết và niềm tin của mình sâu chắc thêm hơn.
Sáu tháng sau, bệnh trở nặng, các con đưa ông lên An Giang, qua 25 ngày, thuốc men vừa chích lẫn uống, bệnh tình thuyên giảm đôi phần. Bác sĩ cho ông về nhưng vẫn duy trì thuốc uống.
Khi còn ở An Giang, ông nằm mộng thấy con chó đến trước ông, nhìn ông lom lom, phút chốc biến thành anh chàng thanh niên, phút chốc đổi thành chó, liên tiếp 3 đêm. Đêm thứ 3, trong cơn mơ, ông hốt hoảng niệm Phật vang rền. Cô con gái chạy tới bên cạnh hỏi ông duyên cớ. Thì ra khi xưa, ông có nuôi bầy vịt trong ruộng, có con chó đực của người cháu láng giềng đã vật chết trọn bầy vịt. Tức quá, ông đập chó chết tốt. Ông hỏi con:
- “Giờ phải làm sao?”
Con ông khuyên ông nên sám hối, niệm Phật, hồi hướng cho nó. Chính con ông cũng niệm Phật, cầu nguyện thay cha. Từ đó về sau, ông không còn nằm mộng gặp nữa.
Ngày mùng 8 tháng 7 năm 1999 ông bảo với con:
-“Thôi ngày mai, con làm đồ chay cho Ba ăn luôn!”
Cô con gái thấy Ba mình xưa nay, ăn chay rất khổ nhọc nên vẫn nấu mặn như lệ thường. Khi dùng xong, ông đều ói ra hết, liên tục hai ngày như thế.
Năm hôm sau nhân dịp tuần thất người em trai của ông, ông cho thỉnh các bậc thiện trí thức lão thành đến, tổ chức làm lễ phát nguyện trường chay, cầu Tam Bảo gia hộ cho mình. Trong gia quyến, những người chưa ăn chay cũng vì ông đồng phát nguyện trường chay.
Bấy giờ, ông nhất tâm chí thành niệm Phật. Khách khứa đến thăm hỏi (trừ bạn đạo), phần nhiều ông đều nhờ người nhà tiếp chuyện. Trường hợp bất khả kháng thì ông quay mặt vào vách, để cho những chuyện tào lao bớt lọt vào tai.
Đến ngày 14 tháng 12 năm 1999 buổi ăn sáng, ông không dùng. Khoảng 10 giờ, cô con gái hay được đến hỏi:
-“Bữa nay, con đi chợ không có ở nhà. Bộ con không đúc, Ba giận sao mà không ăn?”
Ông chỉ đáp một tiếng:
- “Không!”
Rồi chìm vào hôn mê.
Thân quyến mời chư đồng đạo sắp xếp lên chương trình hộ niệm và cầu an. Mãi tới 2 giờ khuya rạng ngày 16, ông tỉnh lại (trải qua 54 giờ), liền hỏi con về việc tiếp đãi chư vị hộ niệm thế nào. Khi biết mọi mặt đều thỏa đáng, ông chấp tay lên ngực nhép môi niệm Phật theo mọi người.
Sáng ra, người cháu của ông tên là Y Na đến gần bên hỏi nhỏ:
- “Sao mà ba bữa nay, ông hông nói chuyện, ông có giận hờn gì ai hông mà im ru vậy, Bác Tám?”
Ông đáp:
- “Bác thấy bên cảnh Cực Lạc đẹp dữ lắm! Có nhiều hoa sen, có tên bác trong đó nữa!
Tu dễ lắm Y Na ơi! Mình niệm Phật là được thành Phật!”
Sáng ngày 10 tháng 1 năm 2000, ông lại nói với Y Na:
- “Chắc là ngày 12, có thể Phật rước Bác!”
Ngưng giây lâu rồi ông nói tiếp:
- “Nhưng mà chưa chắc, nó còn mờ mờ ảo ảo lắm!”
Đến 10 giờ ngày 12, ông lên cơn mệt suốt 3 tiếng đồng hồ.
Sáng ngày 14 tháng 1 năm 2000 ông cho gọi các con lại, rồi dặn dò:
- “Ba đã tạo dựng sự nghiệp như vậy đó! Các con làm được thì để làm, còn không thì bán bố thí. Bao nhiêu công chuyện vậy thôi, chớ đừng bày bố gì thêm!”
Ông còn bảo người con trai thứ Tám đi hốt cát trong kim tỉnh, để sáng mai ngày 15, lu bu lắm.
Chiều lại lúc 4 giờ, mọi người đều đi nghỉ để dùng cơm, riêng liên hữu Ba Vốn tới hỏi ông:
- “Sao nằm hoài vậy, chú Tám? Chừng nào đi đây?”
Ông đáp:
- “Một giờ tui đi!”
Hôm sau, nhằm ngày 15 tháng 1 năm 2000 lúc 11 giờ, ông bắt đầu mệt nhiều. Gần 50 đồng đạo vây quanh hộ niệm. Đúng 1 giờ chiều, ông trút hơi thở cuối cùng. Ông ra đi hết sức nhẹ nhàng và an lành! Nét mặt thật tươi và sáng đẹp. Hưởng dương 59 tuổi. Trước lúc di chuyển nhục thân vào kim tỉnh, chư đồng tu phát hiện đảnh đầu của ông rất nóng.

Suốt một tháng hộ niệm, trong nhà luôn có khoảng 50 đồng đạo túc trực. Bình thời ông thường ao ước khi mình mất phải được chư vị hộ niệm bằng giọng trầm, nhịp điệu thảnh thót và đều. Lạ thay! Quả đúng như vậy, giờ ấy, những người có giọng chác, sắc… bỗng dưng không hiện diện.
Cô con gái thứ Tư của ông trường chay tu trì đã nhiều năm, lòng luôn ray rức:
- “Chắc Ba hổng thương mình sao, mà trước khi ra đi ông gọi hết con cháu lại để dặn dò, mà ông hổng kêu mình?” (Vì lúc ấy cô không có mặt).
Cô thường nghĩ trong lòng như vậy.
Ba ngày sau, khi đi mở cửa mả về, tối lại cô nằm mơ, thấy ông hiện về, thân tướng to lớn trang nghiêm phi thường, mặc y phục bà ba trắng. Ông nói với cô:
- “Con đã lớn rồi! Từ đó đến giờ sao thì bây giờ vậy! Ba khỏi phải nhắc nhở!”


(Thuật theo lời Tư Sương con gái của ông)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Gõ cửa thiền


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.238.82.77 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (24 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...