Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 »» 34. Bà Nguyễn Thị Quyến (1941 - 2007) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1
»» 34. Bà Nguyễn Thị Quyến (1941 - 2007)

(Lượt xem: 4.582)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 - 34. Bà Nguyễn Thị Quyến (1941 - 2007)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Bà Nguyễn Thị Quyến, sinh năm 1941, cư ngụ tại ấp Thạnh Phước II, xã Trung Thạnh, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ.
Cha tên Nguyễn Văn Phú, mẹ là Nguyễn Thị Châm. Bà có tất cả bốn chị em và là thứ Ba trong gia đình.
Thuở bé, bà học đến lớp 3 trường làng, hay ham thích đọc truyện tích cổ xưa.
Lúc lên 19, bà lập gia đình với ông Nguyễn Văn Mùi, nghiệp vụ quân nhân, người cùng thôn xóm, sinh được năm người con, hai trai, ba gái.
Năm 1970, hai vợ chồng bà dọn nhà về gần nhà cha mẹ ruột, không bao lâu, đứa con gái thứ Tư lâm cơn bạo bệnh rồi mãn phần.
Năm 1975 chồng bà có vợ bé, bà ly hôn, khi đó bà 35 tuổi và đứa con trai Út vừa mới lên tư.
Quanh năm suốt tháng, chăm lo việc đồng án, chân lấm tay bùn, cố gắng tận lực săn sóc nuôi dạy các con cho được nên người. Bà chưa từng lân la sang nhà hàng xóm, ngồi lê đôi mách, bàn chuyện bông lông.
Lối sinh hoạt của bà rất kiệm ước, từ miếng ăn cho đến tấm mặc đều gói ghém giản đơn. Dù vậy, bà vẫn sẵn sàng, tùy thời san sẻ với kẻ túng thiếu khốn nàn. Năm nào trúng mùa thì lon gạo cho người đến xin đầy, năm nào lúa thất thì lon gạo lưng lại.
Một nắng hai sương làm cho đôi vai gầy thấm lạnh, bà cảm nhận chắc thật về nỗi khổ của kiếp người, ý hướng về nẻo đạo mơ hồ đọng lại trong tâm tư, rồi dần dần bừng lên, sau những chuỗi ngày dập dồn khốn đốn.
Năm 1987, bà phát tâm trường chay, sớm chiều lễ bái. Năm sau, người con gái thứ Ba cũng noi gương, lập hạnh theo bà. Riêng con trai lớn, sợ thể lực mẹ mình suy mòn nên ngỏ ý khuyên ngăn, nhưng bà vẫn cương quyết không thay đổi chí nguyện.
Bốn năm tinh cần tu niệm, một hôm, người con trai lớn khi đi ruộng sạ phân lúa, bỗng nhiên bị tai biến, chuyển đến Bệnh Viện Đa Khoa An Giang nhưng y- bác sĩ bó tay đành phải chở về, đồng đạo xúm lại hộ niệm, được vài giờ thì anh qua đời, khi đó, anh mới vừa 31 tuổi. Thời gian ngã bệnh đến lúc ra đi chỉ vỏn vẹn có 3 ngày, từ ngày 24 đến 26 tháng 11 năm 1991.
Nỗi đau lòng chưa hàn gắn, cuối tháng giêng năm 1992 cô con gái thứ Năm do gây gổ với người láng giềng, bèn uống thuốc rầy tự tử.
Từ đó, ý nguyện niệm Phật cầu sinh Tây Phương của bà càng mạnh mẽ hơn và khẩn thiết hơn. Những khi con bà vá bao hay may đệm, bà thường đọc Thi Văn Giáo Lý cho con nghe, từ quyển một đến quyển 6, thay vì trước đó, thì hay kể chuyện cổ tích cho con biết tội phước, tin nhân quả mà thôi, nhờ vậy mà con bà nhớ thuộc gần hết 6 quyển.
Bà thường nhắc nhở con bà niệm Phật trong mọi oai nghi, lắm lúc đang lui cui làm, đột nhiên bà hỏi:
- “Nãy giờ, con có niệm Phật không”?
Con bà đáp:
- “Cũng ba hồi nhớ, ba hồi quên, má ơi!”
Bà liền rầy:
- “Sao con không ráng nhớ niệm! Để tâm mình nghĩ tưởng lung tung làm gì!”
Đôi khi, bà cũng thăm dò ý hướng của con. Biết được con mình quyết định rứt sợi dây oan trái, bà rất đỗi vui mừng, vô cùng an tâm và luôn động viên:
- “Con thấy không! Sáng nào, cũng thức dậy, ăn ba hột, lây quây thì hết một ngày. Ngày nào cũng vậy. Nhìn kỹ cuộc đời, đâu có gì là vui chân thật đâu! Nếu con không giữ được cuộc sống bình thường, mà lập gia đình thì chỉ có khổ, chồng thêm khổ mà thôi!”
Như lời khuyên của Cổ Nhân:

“Tu gấp kẻo tháng ngày qua huốt,
Dịp qua rồi muốn gặp khó thay.
Bóng thiều quang chẳng đợi chờ ai,
Sự tu phải hành ngay mới kịp.
Chết trẻ cũng là qua một kiếp,
Chết già thời cũng hết một đời.
Cái chết không hẹn tuổi hẹn người,
Chớ nên đợi ngày mơi sẽ hối.
Chuyện giờ trước còn không lượng nổi,
Huống chi là chuyện tới ngày mai.
Biết bao người vừa mới sống đây,
Sau đó ít phút giây đã chết.
Đợi hơi thở sắp gần khi hết,
Mới lo tu thì việc trễ tràng.
Nay khá tu chớ đợi thời gian,
Sớm đi tất nhiên đàng mau tới.”

Do vì không giao thiệp với hàng xóm chung quanh, con bà đâm ra lo ngại, lỡ như gia đình có xảy ra sự cố gì, chẳng biết phải xoay sở thế nào. Bà an ủi:
- “Kẻ nghèo khó tu hành ngay thẳng; Không cầu siêu Phật bỏ hay sao”.
Ý bà muốn cho con biết rằng, dù cảnh ngộ có nghiệt ngã thế mấy, nếu mình thật tâm tu hành thì Tam Bảo, Trời
“Phật Tiên nào có xa xăm,
Thiên hình vạn tượng tùng tâm biến thành.
Lòng thanh vào được cõi thanh,
Thần giao cách cảm thông hành khắp nơi.
Hiểu thâm kính Phật sợ Trời,
Việc làm không dấu tiếng lời khó khăn.
Khởi tâm một mảy chỉ giăng,
Mắt Thần xem thấy như lằn điển quang.”

Thấy gia cảnh của bà đơn chiếc, rất nhiều đồng đạo cũng như người chị thứ Hai khuyên bà nên thường xuyên đi dự các ngày niệm Phật, do các liên hữu tổ chức. Bà nói:
- “Chị rảnh rỗi thì đi được, còn tui thì không có thời gian. Nên phải vừa làm, vừa niệm!”
Mỗi năm vào các ngày lễ ở Tổ Đình, Ông Ba Thới, ông Nguyễn Trung Trực, bà thường tham gia đầy đủ, ít khi vắng mặt.
Công phu hành trì của bà thầm lặng, đại để như thế, suốt 20 năm.
Đến tháng 4 năm 2007, bà ngã bệnh, đi bác sĩ điều trị qua loa, tạm thời hồi phục, vài lần như vậy trong người nghe cũng chưa đến nỗi nào.
Tới đầu tháng 7, bỗng dưng bệnh nặng, chân sưng phù, đến Bệnh Viện Đa Khoa Thốt Nốt, nằm viện hai, ba ngày, thấy chân không giảm, bà hỏi bác sĩ. Bác sĩ cho biết là ung thư gan giai đoạn cuối, vô phương cứu chữa, bà lật đật xếp đồ ra về. Từ đó, bụng và chân từ từ sưng to lên. Con bà đòi chở đi thầy này thầy nọ, bà dứt khoát không chịu, chỉ uống thuốc Bắc dạng hoàn để xổ tiểu, cầm cự tạm thời.
Kể từ đó, bà khẩn thiết niệm Phật nhiều hơn, thỉnh thoảng, có các đồng đạo ghé thăm khuyến tấn, bà mừng lắm. Có vị hỏi:
- “Trong lúc cô Ba bệnh đây, mà cô Ba có sợ chết hay là không?”
Bà thản nhiên trả lời:
- “Hổng sợ chú ơi! Mình đi thì phải về, chứ đi mà hổng về, đâu có được!”
Vị đồng đạo ấy tán thán:
- “Ồ! Như vậy là tinh thần của cô Ba vững lắm, chẳng sợ lệch lạc chí hướng tu hành!”
Hai tuần cuối, bệnh phát dữ dội, bà không còn dùng được thuốc thang, cơm cháo gì được nữa. Sức lực cạn kiệt dần, bụng và chân dần dần sưng, mỗi lúc một to. Tuy vậy, bà vẫn tỉnh táo, tinh tấn niệm Phật nhiều hơn.
Hai ngày cuối, bà ngưng hẳn uống, nằm bất động, trong người đau mỏi, bức bách, khó kham nhẫn nổi, bụng và chân sưng lớn thêm hơn. Chư đồng đạo túc trực thay ca hộ niệm suốt ngày đêm.
Vào 9 giờ đêm 19 tháng 9 năm 2007, bà bỗng lên cơn co giật tay chân, mắt trợn, trông thấy dễ kinh sợ hãi hùng. Chư đồng đạo tập trung hộ niệm to tiếng, âm thanh vang rền, qua năm phút sau, mới trở lại bình thường.
Đến 11 giờ khuya, hiện tượng đó lại tái diễn trở lại. Lần này, kéo dài hơn 10 phút, trông rất dễ thất kinh hồn vía. Sau này, mỗi khi nhắc lại, có vị nói:
- “Nếu như lúc đó có một mình tui, chắc tui bỏ chạy mất!”
Đến 11 giờ 30, thấy hơi thở của bà yếu dần, toàn bộ lực lượng trợ niệm đều khẩn thiết xưng to Thánh Hiệu. Được một lúc, bà đưa mắt liếc nhìn tất cả mọi người, dường như tỏ lòng tri ân, mà cũng dường như, nói lời giã biệt. Xong rồi, hai tay co lại chấp thành nắm để trên ngực, đôi mắt từ từ khép lại, an tường nhẹ nhàng ra đi. Lúc ấy đúng 11 giờ 45 phút khuya, ngày 19 tháng 9 năm 2007. Bà hưởng thọ 67 tuổi.
Cuộc trợ niệm vẫn tiếp tục duy trì, 4 giờ sau, khám nghiệm thi hài, duy chỉ có đảnh đầu hãy còn nóng ấm.
Sáu giờ sau khi mất, thân nhân thay y phục, thì phát hiện bụng và chân của bà xẹp trở lại bình thường, tay chân đều mềm dịu, nét mặt tươi đẹp y như một người đang nằm ngủ.
(Thuật theo lời Nguyễn Thị Thủy và Ban Hộ Niệm)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Lược sử Phật giáo


Phù trợ người lâm chung


Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Nắng mới bên thềm xuân

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 34.228.168.200 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...