Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bồ Đề Tư Lương Luận [菩提資糧論] »» Bản Việt dịch quyển số 5 »»

Bồ Đề Tư Lương Luận [菩提資糧論] »» Bản Việt dịch quyển số 5


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.38 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.46 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Bồ Đề Tư Lương

Kính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net
để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Kinh này có 6 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Việt dịch: Thích Như Điển

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Hỏi: Bồ-tát được lực, trong chúng sinh phải tu hành thế nào?

Đáp:

Các luận và nghề nghiệp
Đủ loại nghiệp: Minh, thuật,
Vì lợi ích thế gian
Sinh ra và kiến lập.

Trong đó, thư tức là các luận Toán số, Khoáng luận, Y luận có thể diệt ma nhập, trúng độc; các luận có thể sinh ra: Thôn làng, thành ấp, vườn tược, sông ngòi, hồ ao, hoa quả, rừng thuốc...; các luận hiển thị vàng, bạc, trân châu, tì lưu ly, bối thạch (Đá trắng như sò), san hô, tính báu...; các luận ký thuyết về: Mặt trời, mặt trăng, tinh tú, động đất, mộng, tướng...; các luận xem tướng về chi tiết thân phần.

Vô lượng các luận như thế có thể làm lợi lạc cho thế gian.

Khi kiếp chuyển hoại trọn đều diệt hết, khi kiếp chuyển sinh trở lại sinh ra, kiến lập trong nhân gian. Như làm gỗ, sắt, đồng...Nghề nghiệp chẳng phải một. Có thể diệt các bức não của: Ma nhập, điên cuồng, trúng độc, rối loạn, ăn không tiêu...; làm đủ loại minh, thuật, khắc, họa, thêu dệt...Đủ loại sự nghiệp có thể làm lợi lạc thế gian, đều sinh ra và khiến kiến lập.

Tùy chúng sinh độ được
Trong giới, thú và sinh
Như niệm liền sinh đến
Lực nguyện nên thọ sinh.

Các Ma-ha-tát, tùy thế giới nào, các đường sinh hoặc Trời, Người, hoặc Bà-la-môn, Sát-đế-lợi, Tỳ-xá... Nơi đủ loại chỗ ấy, nếu có các chúng sinh có thể hóa độ, vì khởi vô lượng tư niệm, muốn giáo hóa các chúng sinh kia, nên tùy sắc loại họ: Dài, ngắn, rộng, hẹp, âm thanh, quả báo, có thể làm sự khiến chúng sinh thọ nhận giáo hóa liền ứng theo mà tác nguyện. Khởi lên quả báo sắc loại: Dài, ngắn, rộng, hẹp âm thanh của họ, vì khiến chúng sinh chóng được giáo hóa.

Với đủ loại sự ác
Và chúng sinh diễm huyễn,
Nên dùng giáp kiên cố
Chớ ngại cũng chẳng nản.

Nếu lấy chửi mắng, khủng động, hiềm hận, đánh trói, trách mắng ...các ác sự như thế mà thêm vào cho tôi, và các chúng sinh vô lượng diễm huyễn biết không thể giáo hóa; do vì những thứ ấy, không nên tự trì hoãn mặc giáp, cũng không nên chán lưu chuyển, chớ nản cầu Bồ-đề. Lại, phải phát tâm như vầy: Tôi không vì chúng sinh không diễm, không huyễn mà mặc giáp, tôi chính là vì các chúng sinh ấy mà mặc giáp. Tôi sẽ làm sự như thế, phát khởi tinh tiến, vì để khiến các chúng sinh kia kiến lập được vô diễm, vô huyễn. Phải nên như vậy tự mặc giáp kiên cố.

Hỏi: Đã nói sự tu hành của Bồ-tát được lực. Bồ-tát chưa được lực thì tu hành thế nào?

Đáp:

Đầy đủ ý thắng tịnh
Không diễm cũng không huyễn
Phát lộ các tội ác,
Ẩn dấu các việc thiện.

“Đầy đủ ý thắng tịnh” là ý tăng thượng, lại là thiện tăng thượng vậy. Ý là tâm vậy. Tức là tâm ấy đầy đủ, gọi là đầy đủ thắng, tịnh.

“Không diễm cũng không huyễn” là: Diễm nghĩa là tâm khác. Tâm khác là tâm không chân chất vậy. Lại, diễm gọi là tâm cong vạy. Huyễn là cuống vậy. Nếu tâm không cong vạy, không cuống thì đó là không diễm, không huyễn.

“Phát lộ các tội ác” là: Nếu có tội ác thì nói ra, phát lộ, đó gọi là phát lộ các tội ác.

“Ẩn dấu các việc thiện” là: Nếu có nghiệp thiện lại càng ẩn kín. Đó gọi là ẩn dấu các việc thiện.

Nếu Bồ-tát muốn mau chứng Bồ-đề, phải nên đầy đủ: Tịnh ý, không diễm, không huyễn, phát lộ tội ác, ẩn dấu việc thiện. Cho nên Thế Tôn nói: Diễm không phải Bồ-đề, Huyễn không phải Bồ-đề.

Thanh tịnh nghiệp thân khẩu
Cũng thanh tịnh ý nghiệp,
Tu các điều giới học,
Chớ khiến có khuyết giảm.

Các Bồ-tát này vì muốn tu niệm tương ưng, trước phải thanh tịnh nghiệp thân, khẩu, ý. Trong đó các hành không thanh tịnh của thân như sát sinh, không cho mà lấy...phải nên thanh tịnh. Ba loại thiện hành của thân, khẩu, ý ngược với đây phải nên thọ trì.

Vọng ngữ, phá hoại ngữ, thô ác ngữ, tạp hý ngữ- bốn loại ác hành của khẩu phải nên thanh tịnh. Bốn loại thiện hành của khẩu ngược với đây phải nên thọ trì.

Tham, sân, tà kiến- ba loại ác hành của ý phải nên thanh tịnh. Ba loại thiện hành của ý ngược với đây phải nên thọ trì.

Các học điều Ba-la-đề-mộc-xoa cũng phải thọ trì mà chuyển theo. Với các học điều không thể biết mà cố phá. Nếu khiếm khuyết giới, trong sự tu niệm, tâm ắt không định.

An trụ với chính niệm
Nhiếp duyên độc tịnh lự,
Dùng niệm bảo hộ mình
Tâm đắc không chướng tâm.

Như thế với giới đã thanh tịnh chân chính rồi, đoạn trừ năm triền cái. Lìa đông người, ở nơi thanh tịnh không nhàn, ít âm thanh, ít huyên náo, ít ruồi, muỗi, ong, hổ, giặc..., không quá lạnh, nóng, không để giường nằm.

Hoặc đứng, hoặc kinh hành, hoặc ngồi kiết già; hoặc nơi đầu mũi, hoặc sống mũi, quay niệm về an trụ. Tùy nơi một duyên khéo nhiếp niệm rồi, nếu với cảnh giới tâm có tháo động ắt dùng niệm làm người giữ cửa. Như thế đã thủ hộ rồi, lìa xa giặc tâm chướng ngại, ý chỉ ở một chỗ, không tán loạn mà tu tập tư duy.

Nếu lúc khởi phân biệt
Phải biết: Thiện, bất thiện,
Phải bỏ các bất thiện
Tu nhiều các phần thiện.

Khi tư duy nếu khởi phân biệt, ngay khi khởi, biết phân biệt này, nếu là bất thiện phải liền lìa bỏ, chớ khiến tăng thêm. Nếu là phần thiện phải thực hiện nhiều hơn. Không nên tán loạn, như đèn trong phòng mà không đóng cửa ngăn gió.

Duyên cảnh nếu tâm động
Phải nên chuyên niệm biết,
Trở lại ở trong cảnh
Tùy động liền khiến trụ.

Trong đó, Tì-khưu tu định, khi tâm tư duy, chuyên ý chớ loạn. Nếu tâm lìa cảnh liền phải biết ngay, cho đến chớ khiến lìa xa khỏi cảnh, trở lại nhiếp tâm an trụ trong cảnh, như dây buộc khỉ vào cột, chỉ đi được vòng quanh cột, không thể đi chỗ khác. Như thế, phải dùng dây niệm trói khỉ tâm vào cột cảnh, chỉ luôn luôn đi được quanh cảnh cột, không thể đi chỗ khác.

Không nên hoãn, ác thủ
Mà tu với tinh tiến,
Vì không thể giữ định
Cho nên phải thường tu.

Hoãn là rời lìa sự khuyến tấn thúc dục; ác thủ là không khéo nắm giữ lấy (Nghĩa là quá cấp). Nếu muốn thành tựu Tam-ma-đề, không nên trì hoãn hay ác thủ mà tinh tiến (Nghĩa là không trì hoãn hoặc quá gấp), vì trì hoãn và ác thủ tinh tiến không thể giữ Tam-ma-đề. Cho nên người tu định phải thường chính tu.

Nếu lên thừa Thanh văn,
Và lên thừa Độc giác
Chỉ là hành tự lợi,
Không xả, vững tinh tiến.

Nếu muốn lên thừa Thanh văn và thừa Độc giác, thì vì chỉ là tự lợi, vì tự Niết-bàn mà còn ngày đêm tinh tiến, sách tiến tu hành.

Huống gì đại trượng phu
Tự độ và độ người
Mà sẽ không phát khởi
Tinh tiến gấp nghìn lần.

Nhưng Bồ-tát này phải trong sông sinh tử độ các chúng sinh, cũng phải tự độ, sao được chẳng phát khởi quá Thanh văn, Độc giác, tinh tiến hơn cả hai gấp nghìn lần vậy. Như tự độ qua sông lưu chuyển, độ người khác cũng như vậy.

Nửa thời hoặc hành khác
Một thời đi đường khác,
Tu định không nên thế
Phải duyên một cảnh giới.

Nay trong một ngày này, chẳng nên nửa thời tu tập định khác, trong lúc khác lại đi đường khác; chỉ nơi một định phải khéo duyên cảnh, tâm theo một cảnh, chớ hướng chỗ khác.

Với thân chớ có tham,
Với mạng cũng chớ tiếc,
Thân này dù bảo hộ
Rốt là pháp tiêu hoại.

Phải nên trụ tâm như vầy: Trong thân này của tôi chỉ có: Da mỏng, da dày, máu, thịt, gân, xương, tủy....cuối cùng cũng sẽ khô kiệt, thọ mạng này của tôi cũng sẽ hết. Đấng trượng phu tinh tiến, trượng phu thế lực, trượng phu tu hành mạnh mẽ kia, tôi cũng có thể được. Nếu chưa được như thế, tôi phải tinh tiến không nên lần lữa. Tuy lại trăm năm bảo hộ thân rữa hoại này, nó cũng nhất định sẽ là pháp phá hoại.

Lợi dưỡng, cung kính, danh
Một mực chớ tham trước,
Phải như cháy áo, đầu
Hành động thành tựu nguyện.

Nay đây khi trụ ở thoáng rộng, chớ tham thân mạng mà đi, ở trong đó. Nếu lúc lợi dưỡng, cung kính, danh tiếng khởi lên, không nên tham trước, vì thành tựu nguyện của mình, phải khuyến tấn tu hành như cháy áo, đầu.

Quyết liền khởi thắng hành
Không thể chờ đến mai,
Ngày mai quá lâu xa
Duyên nào bảo trì mạng?

Vị ấy khi hành động như cháy áo, đầu, ngày mai quá lâu xa, chẳng đợi ngày mai. Nếu nơi thân tôi có lợi ích thù thắng thì quyết liền phát khởi. Phải nên trụ tâm như vầy: Duyên nào có thể bảo trì mạng sống khi mở mắt, nhắm mắt? Tôi nay liền khởi lợi ích thù thắng, ngày mai quá xa, chớ đợi ngày mai!

An trụ trong chính mạng
Như ăn thịt con yêu,
Ở trong đồ được ăn
Chẳng ái cũng chớ hiềm.

Như thế Tỳ-khưu tu định, hoặc trong thôn làng, hoặc Tăng phường, tùy có như pháp không có cơ hiềm, được thức ăn rồi chớ khởi tâm tham trước, cũng chớ hiềm. Phải nên an trụ chính niệm như ăn thịt đứa con yêu, chỉ vì khiến thân trụ chẳng tan hoại với thọ mạng, nhiếp hộ tịnh hành: Giống như xưa nói, vợ chồng đi trong đồng hoang phải cùng ăn thịt đứa con yêu.

Xuất gia vì nghĩa gì
Điều ta làm xong, chưa?
Nay nghĩ làm hay chăng?
Như kinh Thập Pháp nói.

Phải nên quán sát thế này: Ta vì nghĩa gì mà xuất gia? Vì sợ không sống ư? Vì cầu Sa-môn ư? Nếu vì cầu Sa-môn, phải nghĩ thế này: Ta trong việc Sa-môn đã làm, chưa làm hay chính đang làm? Nếu chưa làm và chính đang làm, vì thành tựu nhân duyên nên phải tinh cần. Ta lìa bỏ nhà ắt gọi là “Không có nhà”, phải luôn suy nghĩ: Mạng sống của ta phụ thuộc người khác, ta cũng phải làm nghi thức riêng khác. Ta tự nơi giới có được không hiềm nghi chăng? Người có trí cùng tịnh hành lại nơi giới của ta có hiềm nghi chăng?

Ta đã riêng khác với các ân ái, không cùng chung với họ. Ta thuộc về nghiệp, được sinh bởi nghiệp, thọ dụng với nghiệp; nghiệp là thân thuộc, nương nghiệp mà đi; ,nghiệp được ta làm hoặc thiện hoặc ác, ta sẽ tự chịu. Ta trong ngày đêm làm sao mà qua? Ta vui thích không tịch chăng? Ta có pháp của Thượng Nhân chăng? Có thể đắc thắng tri kiến của thánh nhân chăng? Nếu sau này, khi các vị đồng tịnh hành hỏi ta, sẽ nói gì mà không xấu hổ? Phải luôn suy nghĩ mười pháp này. Được gọi là Tỳ-khưu tu định phải thường suy nghĩ.

Quán hữu vi vô thường
Nếu không tôi, của tôi,
Có bao nhiêu ma nghiệp
Phải biết mà lìa bỏ.

Hữu vi là nhân duyên hòa hợp sinh; vì nhân duyên hòa hợp sinh, nó không phải của tôi. Vì hữu vi nên nó vô thường. Nếu vô thường, nó bị cái khác bức bách nên khổ. Nếu khổ, nó chẳng tự tại chuyển, nên không có ngã. Với pháp hữu vi phải quán như thế.

Có các ma nghiệp phải biết mà lìa bỏ là: Hoặc trong kinh Lục Độ Ba-La-Mật Tương Ưng Bồ-Đề Tâm nói: Không làm nhân duyên dục lạc, nhân duyên tán loạn, nhân duyên trì hoãn, nhân duyên chướng ngại, hoặc từ tự mình khởi hoặc từ cái khác, đều phải biết mà lìa bỏ. Với các nghiệp ma, ác này đều phải giác biết mà lìa bỏ, chớ khiến nó lộng hành tự tại.

Căn, Lực và Giác phần,
Thần túc, đạo Chính đoạn,
Cùng với Tứ niệm xứ,
Vì tu, phát tinh cần.

Tín, Tinh tiến, Niệm, Định, Huệ là năm căn.

Lực của Tín, Tinh tiến, Niệm, Định, Huệ là năm lực;

Niệm, Trạch pháp, Tinh tiến, Hỷ, Y, Định, Xả- là Bảy phần giác chi;

Dục định, Tinh tiến định, Tâm định, Tư duy định- là Bốn Thần túc;

Pháp ác, bất thiện chưa sinh khiến cho không sinh; pháp ác, bất thiện đã sinh khiến cho đoạn dứt; pháp thiện chưa sinh khiến cho sinh; pháp thiện đã sinh khiến cho trụ- là Bốn chính cần.

Sinh dục, phát cần, nhiếp tâm, khởi nguyện- là Bốn Chính đoạn;

Chính kiến, Chính Phân biệt, Chính Ngữ, Chính Nghiệp, Chính Mạng, Chính Phát hành, Chính Niệm, Chính Định- là Tám phần Thánh đạo.

Ba mươi bảy pháp trợ bồ-đề này, vì tu tập nên phát khởi tinh cần.

Tâm với thiện lợi lạc
Tinh chuyên làm chỗ sinh
Và các căn ác trược
Phải khéo quán sát chúng.

Tâm nếu điều phục, thủ hộ, cấm chế, ắt với các sự thiện lợi ích an lạc, sinh ra nhân một cách tinh chuyên; nếu không điều phục, không thủ hộ, không cấm chế, ắt với sự không lợi ích, ác trược làm gốc rễ; biết thế rồi, phải với chúng cực quán sát. Vì tướng sinh, trụ, diệt, vì chẳng trụ cả hai khoảng trong và ngoài, vì cùng chẳng có trong quá khứ, hiện tại, vị lai, vì chẳng từ đâu lại, vì chẳng đi về đâu, vì chẳng trụ trong sát-na, la-bà-ni-hồ-lợi-đa; vì tu tập phải nên quán sát.

Tôi ở trong thiện pháp
Mỗi ngày sao tăng trưởng,
Lại có tổn giảm nào?
Phải cực quan sát chúng.

Nếu như được Phật Thế tôn nói: Các thiện pháp như bố thí...có thể sinh ra Bồ-đề, thì tôi với các thiện pháp ấy có tăng trưởng nào, có tổn giảm nào? Thường phải chuyên quán sát như thế. Mỗi một ngày khởi rồi lại khởi.

Thấy người được tăng trưởng
Lợi dưỡng, cung kính, danh.
Tâm xan tật nhỏ nhiệm
Đều cũng không nên làm.

Nếu thấy người đồng tịnh hành, hoặc Sa-môn, khi tăng trưởng lợi dưỡng, dung kính, danh tiếng, cũng không nên trụ tâm xan tật dù nhỏ nhiệm; lại, phải sinh tâm như vầy: Tôi cũng thích được các vật nghĩa lợi như y phục, uống ăn, các thứ thuốc khi bệnh duyên; tôi cũng thích được sự cung kính của người tại gia, xuất gia; tôi cũng thích được pháp ca ngợi đầy đủ.

Các cảnh giới không đẹp
Hành si, mù, câm, điếc;
Thời lại sư tử hống
Làm hươu ngoại đạo sợ.

Nếu khi thấy người khác tăng trưởng lợi dưỡng, cung kính, danh tiếng, trong các cảnh giới như sắc...không nên chút ít cho là đẹp; trong sắc, thanh, hương, vị ái hoặc không ái, tuy không si, mù, câm, điếc mà hành si, mù, câm, điếc. Nếu có năng lực, chớ có luôn trụ như câm, nên vì chính pháp mà trừ hoặc phá trói buộc; nếu thời đến, vì làm kinh sợ hươu ngoại đạo, và vì trụ trì chính giáo, lại phải hống tiếng sư tử chấn động.

Tôi đã giải thích tu tâm, nay sẽ giải thích tu tướng, nghĩa là:

Nghênh tiếp và đưa đi
Nên cung kính tôn trọng,
Ở trong các pháp sự
Tùy thuận mà giúp đỡ.

Với các bậc đáng tôn trọng thời đón tiếp đưa đi. Khi nghe pháp cúng dường hoa. Các pháp sự như tu lý, chi-đề, vì cung kính sẽ được tướng bàn tay, bàn chân có bánh xe nghìn căm. Đó lại cũng là tướng trước của quyến thuộc lớn.

Cứu thoát người bị giết
Tự nhiên tăng chẳng giảm,
Khéo tu nghiệp: Minh, xảo
Tự học cũng dạy người.

Có người bị giết thời cứu, khiến giải thoát. Vì nhân duyên bảo hộ mạng sống, lìa sát sinh, tu tập lâu bền các nghiệp này sẽ được tướng ngón tay dài, tướng bàn chân bằng phẳng, tướng thân ngay thẳng. Đó cũng là tướng trước của trường thọ.

Các thiện pháp tự thọ nhận, vì đã tăng trưởng khiến không tổn giảm, sẽ được tướng mu bàn chân đầy như vỏ sò, tướng lông hướng lên trên. Hai pháp này cũng là tướng của Pháp vô giảm.

Vì khéo tu các nghiệp minh luận, công xảo, tự học và dạy người, sẽ được tướng bắp đùi như nai chúa. Đó là tướng trước của Tốc nhiếp (Nhiếp một các nhanh chóng).

Với các pháp thắng thiện
Kiên cố mà thọ trì,
Tu hành bốn sự nhiếp,
Thí y và uống, ăn.

Vì với các thiện pháp tối thắng kiên cố thọ trì, tu tập nhiều, sẽ được tướng chân Thiện an lập (Đứng vững chãi, khéo léo, an). Đó là tướng trước của Năng tác sự nghiệp (Làm được sự nghiệp).

Vì tu hành bốn sự nhiếp: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, thường tu tập, sẽ được tướng tay, chân có màng lưới. Đó cũng là tướng trước của Tốc nhiếp.

Vì dùng thức uống, ăn, y phục thượng diệu bố thí, thường tu tập, sẽ được tướng tay, chân mềm mại, tướng bảy chỗ đầy đặn. Hai tướng này là tướng trước của Đắc thượng diệu ẩm thực vị cập y phục (Được vị ăn uống và y phục thượng diệu).

Không trái người cầu xin,
Hòa hợp các thân thuộc,
Quyến thuộc không trái, lìa,
Thí nhà và tài vật.

Tùy vật mình có, nếu người lại xin, liền vì bố thí, không trái nghịch, sẽ được tướng cánh tay và bắp đùi tròn trịa. Đó là tướng trước của Tự tại điều phục (Điều phục một cách tự tại).

Vì hòa hợp thân thuộc, bằng hữu cùng ở, khiến mỗi người không trái khác, nếu trái khác thì khiến hòa hợp, sẽ được tướng dương vật ẩn kín. Đó là tướng trước của Đa tử (Nhiều con).

Vì bố thí nhà cửa, tài vật và bố thí giường nằm, y phục thượng diệu, điện đường, cung thất, sẽ được tướng da mỏng, trơn mịn, sắc vàng ròng. Hai thứ này là tướng trước của Đắc thượng diệu sàng phu y phục đường điện cung (Được giường nằm, y phục, cung điện thượng diệu).

Cha mẹ và thân hữu
An trí chỗ thích đáng,
Chỗ an trí thích đáng
Vô thượng tự tại thủ.

Ưu-ba-đệ-da-dạ (Tùy dịch là cận tụng, cựu dịch là hòa thượng), A-già-lợi-dạ (Giáo thọ; tùy dịch là Chánh hạnh, cựu dịch là A-xà-lê) và cha, mẹ, anh em...Những người đáng tôn trọng, theo chỗ thích đáng mà an trí, vì trụ tự tại vô thượng; sẽ được tướng mỗi lỗ chân lông có một lông và tướng bạch hào ấn diện. Hai thứ này là tướng trước của Bình đẳng.

Tuy lại là nô bộc
Khéo nói, cũng nhận lấy
Nên sinh tôn trọng nhất
Cho thuốc trị các bệnh.

Thí thuốc chữa khỏi các bệnh là: Với người bệnh, thời cho thuốc, phục vụ cho nghỉ ngơi, uống ăn. Vì chăm sóc, cho nghỉ ngơi...bệnh nhanh được khỏi, sẽ được tướng bờ vai ngay ngắn đầy đặn, tướng trong vị có thượng vị. Hai thứ này là tướng trước của Thiểu bệnh.

Làm nghiệp thiện đi trước,
Nói tốt đẹp nhẹ nhàng
Khéo nói lời chính ý
Trước, sau không chẳng cúng.

“Làm nghiệp thiện đi trước” là: Vườn rừng, hội nghĩa đường, giếng, hoa, ao, uống, ăn, chỗ khó đi lại làm cầu và tạo tăng phường, nơi đi lại, khuyên người làm còn tự mình làm tiên đạo. Vì bố thí vượt hơn người nên sẽ được tướng thân Ni-cù-lô-đà (Tướng thân kim sắc) khắp đầy đặn, tướng nhục kế trên đỉnh. Hai thứ này là tướng trước của Thắng chủ .

“Nói tốt đẹp nhẹ nhàng” là: Vì trong đêm dài (sinh tử) luôn dùng lời chân thật, vi tế, linh hoạt, nên sẽ được tướng lưỡi rộng dài, tướng âm thanh Phạm thiên. Hai thứ này là tướng trước của Đắc ngũ phần ngũ phần ngữ đạo cụ túc âm .

Ngũ phần ngũ phần ngữ đạo cụ túc âm: Một: có thể biết, hai: Dễ hiểu, ba: Thích nghe, bốn: Không trái ngược, năm: Sâu xa, sáu: Xa rộng, bảy: Không hiềm, tám: Vui tai, chín: biện chính, mười: Không tạp (Hai loại năm phần nên có mười).

“Thiện vi chính ý ngữ” là: Trong đêm dài sinh tử luôn nói lời chân thật, lời chính ý, sẽ được tướng răng sư tử. Đó là tướng trước của Ái ngữ.

“Trước sau không chẳng cúng” là: Người khác tuy có trước và sau nhưng đều có cúng dường, không có không cúng dường. Vì uy nghi như pháp, uy nghi bình đẳng nên sẽ được tướng răng đều đặn ngay ngắn, tướng răng trơn láng. Hai thứ này là tướng trước của Thiện tịnh quyến thuộc.

Không hoại quyến thuộc người,
Mắt từ quán chúng sinh,
Không dùng tâm hiềm nghi,
Đều như bạn thân thiết.

Với các chúng sinh, dùng tâm hoài bão an ủi nhiếp thọ, vì không dùng mắt với tham, sân, si quán, sẽ được tướng mắt xanh, tướng mắt như mắt trâu chúa. Hai thứ này là tướng trước của Ái nhãn quán.

Tôi đã nói về nghiệp sinh ra ba mươi ha tướng Đại trượng phu, còn có đủ loại hành của Bồ-tát, nay sẽ giải thích.

Phải nên như lời nói
Liền làm đúng như thế,
Nếu làm đúng như lời,
Người khác ắt sinh tin.

Phải nên như lời nói mà làm đúng như vậy, nếu làm đúng như lời, người khác ắt sinh tin, tùy có lời dạy họ sẽ tin nhận.

Phải nên ủng hộ pháp
Giác sát các phóng dật,
Và làm lưới vàng, báu
Giăng phủ trên chi-đề.

Trong pháp này nên tự ủng hộ, nếu có chúng sinh ngược với pháp mà phóng dật...Cũng nên với họ phương tiện giác sát khiến họ hướng về pháp. Và nơi chi-đề của Như Lai, nên dùng đủ loại lưới võng báu giăng che, vì khiến đầy đủ hảo tướng vậy.

Có người cầu dâm nữ
Trang điểm mà cho đó,
Cũng nói công đức Phật,
Và thí tạp quang anh.

Nếu có người cầu dâm nữ, liền trang điểm dâm nữ mà bố thí, các dâm nữ này đều đoan chính. Dùng đây bố thí vì khiến đầy đủ tâm mong cầu. Lại, dùng vô lượng loại khác nhau nói về pháp công đức của Phật. Nên ở nơi tập hội, phát tiếng lớn mỹ diệu khiến tâm vui thích mà vì diễn nói. Lại dùng đủ loại dụng cụ anh lạc phóng các quang minh, vui thích tâm nhãn của họ mà bố thí, vì được các tướng hảo tùy hình đầy đủ vậy.

Tạo tác hình tượng Phật
Đoan tọa thắng liên hoa,
Và trong sáu loại pháp
Tu tập cùng hỷ, lạc.

Dùng vàng, bạc, trân châu, đá...tạo hình tượng Phật ngồi trên sen báu thù thắng. Vì được hóa sinh và vì được thân Phật vậy.

Sáu loại pháp đồng hỷ là: Trong các vị đồng Phạm hành, từ thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, bất phân vật thọ dụng, giới cụ túc, kiến cụ túc... trong sáu loại pháp đồng hỷ này, nên luôn luôn tu tập, vì được đồ chúng , không bị hoại bởi các luận của ngoại đạo vậy.

Đáng cúng chẳng không cúng,
Vì mạng cũng không báng
Pháp đã được Phật nói,
Cùng với người nói pháp.

Đáng cúng chẳng không cúng là: Trong đó đáng cúng dường là: Hòa thượng, A-xà-lê, cha, mẹ, anh...Không có chẳng cúng dường vậy, không có sự chẳng kính sợ. Tuy vì mạng sống, cuối cùng cũng không báng pháp và người nói pháp của Phật, không nên báng cũng chẳng khinh khi. Vì bảo hộ thiện của tự mình vậy.

Vàng, báu rải Thầy dạy
Và chi-đề Thầy dạy,
Nếu có chỗ tụng quên,
Với niệm khiến chẳng mất.

Nên dùng vàng, bạc rải trên Thầy dạy, cũng nên dùng vàng, các báu rải trên chi-đề báu của Thầy dạy. Bồ-tát có Tam-ma-đề gọi là Hiện Tại Phật Đối Diện, trụ Tam-ma-đề này, trong các kiếp hiện tiền tu tập, vì được văn trì vậy. Lại, có chúng sinh quên mất các điều tụng trong các kinh sách lợi lạc thế gian, với các chúng sinh ấy, làm cho nhớ, vì không quên mất Bồ-đề, và vì để nhớ được hiện trí.

Chưa nghĩ xong việc làm,
Chớ vội, chớ theo người,
Ngoại đạo, trời, rồng, người
Trong đó đều chớ tin.

Hành nghiệp được làm, hoặc thân, khẩu, ý, trong đó các chỗ, nếu đã chưa suy nghĩ điều được làm, chớ vội gấp, cũng chớ theo người, nên làm như vậy. Nếu khác đây ắt sinh nhiệt não, cũng là nhân để hối hận. Với các xuất gia du hành Ni-kiền..., các ngoại đạo và trời, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà...đều không nên tin.

Tâm nên như kim cương,
Kham năng tụng các pháp,
Tâm cũng nên như núi
Các sự chẳng động được.

Nên an trí tâm như kim cương, vì có lực trí tuệ kham năng, với các pháp thế và xuất thế, thông đạt như thật tự tính của chúng. Trong các sự việc, an trí tâm cũng nên như núi, tám loại pháp thế gian không thể động được.

Ý vui lời xuất thế,
Chớ vui lời thế gian,
Tự thọ các công đức,
Cũng khiến người khác thọ.

Hoặc có lời nói nào có thể khiến xuất thế gian, nếu tương ưng với Phật, Pháp, Tăng, nếu tương ưng với Lục độ, nếu tương ưng với địa của Bồ-tát, nếu tương ưng với địa Thanh văn, Độc giác, trong đó nên sinh tâm vui thích. Hoặc có lời nói nào khiến y chỉ thế gian, tăng trưởng thế gian, tương ưng với tham, sân, si, trong đó không nên vui thích.

Nếu có những ai thọ các học giới, đầu- ̣đà...công đức đáng tán thán chỗ thọ giữ, với những điều ấy đều nên thọ giữ, cũng khiến người thọ công đức này.

Tu vào Năm giải thoát,
Tu mười Bất tịnh tưởng,
Tám Đại trượng phu giác,
Cũng nên phân biệt tu.

Trong đó, vào giải thoát là: Một: Vì người mà nói pháp; hai: Tự nói pháp; ba: Tự tụng pháp; bốn: Nơi pháp tùy giác, tùy quán; năm: Tùy lấy những tướng Tam-ma-đề nào đó. Đây là năm giải thoát nhập, phải nên niệm, tu.

Mười bất tịnh tưởng là: Tưởng đến sự sình trướng, tưởng sự xanh bầm, tưởng sự rữa nát, tưởng chảy máu mủ, tưởng sự nứt toác, tưởng sự rời ra từng mảnh, tưởng sự phân tán, tưởng máu huyết vung vãi, tưởng thịt còn sót, tưởng xương. Đây là mười bất tịnh tưởng, nếu khi tham khởi phải nên niệm, tu, vì vốn để đoạn trừ tham dục vậy.

Tám Đại Trượng Phu giác cũng phải phân biệt tu là: Trong đó có tám sự giác ngộ của bậc Đại Trượng Phu, nghĩa là:

Ít muốn là pháp, nhiều muốn là phi pháp- đây là sự giác đầu tiên.

Tri túc là pháp, không tri túc là phi pháp- là thứ hai.

Viễn ly là pháp, không viễn ly là phi pháp- là thứ ba.

Phát tinh tiến là pháp, giải đãi là phi pháp- là thứ tư.

An trụ niệm là pháp, vong thất niệm là phi pháp- là thứ năm.

Vào định là pháp, không vào định là phi pháp- là thứ sáu.

Trí huệ là pháp, không có trí huệ là phi pháp- là thứ bảy.

Không thích hí luận là pháp, thích hí luận là phi pháp- Đây là giác ngộ thứ tám

Tám sự giác ngộ của bậc Đại Trượng Phu này phải nên giác ngộ, tám sự trợ bất thiện như nhiều ham muốn...phải nên đoạn trừ.

Thiên nhĩ và thiên nhãn
Thần túc và tha tâm,
Cùng với túc mạng trụ,
Nên tu năm thông tịnh.

Trong đó: Thiên nhãn, thiên nhĩ, ức niệm túc mạng, biết tâm người khác, thần túc- năm loại trí thông phải nên tu tập.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 6 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Vào thiền


Gọi nắng xuân về


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.131.178 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập