Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đỉnh Sanh Vương Nhơn Duyên Kinh [頂生王因緣經] »» Bản Việt dịch quyển số 6 »»

Đỉnh Sanh Vương Nhơn Duyên Kinh [頂生王因緣經] »» Bản Việt dịch quyển số 6


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.21 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.25 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Nhân Duyên Của Vua Đảnh Sinh

Kinh này có 6 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 | 5 | Quyển cuối
Việt dịch: Chúc Đức

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Khi ấy, Trì Man thiên vương hợp sức với Kiên Thủ thiên vương và Thủy Cư long mình. Nếu quân a-tu-la thắng thì lực lượng bảo vệ thứ ba của trời Ba Mươi Ba bị phá tan, quân a-tu-la sẽ từ tầng thứ hai của núi Tu-di tiến lên tầng thứ ba, nơi ở của Thường Kiêu thiên vương. Thế rồi, quân a-tu-la đã thắng ...
Bấy giờ, Thường Kiêu thiên vương liền hợp sức với Trì Man thiên vương, Kiên Thủ thiên vương và Thủy Cư long vương chiến đấu chống quân a-tu-la. Nếu lực lượng bảo vệ thứ tư của trời Ba Mươi Ba thắng thì quân a-tu-la sẽ rút lui về cung của mình. Nếu quân a-tu-la thắng, tức binh lực bảo vệ thứ tư của trời Ba Mươi Ba bị phá tan, [404c] quân a-tu-la sẽ từ tầng thứ ba của núi Tu-di tiến lên tầng thứ tư, nơi ở của Tứ Đại thiên vương. Và rồi, quân a-tu-la đã thắng ...
Tứ Đại thiên vương liền hợp sức với Thường Kiêu thiên vương, Trì Man thiên vương, Kiên Thủ thiên vương và Thủy Cư long vương chiến đấu chống quân a-tu-la. Nếu lực lượng thứ năm bảo vệ trời Ba Mươi Ba thắng thì quân a-tu-la sẽ rút lui về cung của mình. Nếu quân a-tu-la thắng, tức binh lực bảo vệ thứ năm tan rã thì quân a-tu-la sẽ từ tầng thứ tư của núi Tu-di tiến đến nơi ở của Đế Thích. Cuối cùng, quân a-tu-la đã thắng, lực lượng thứ năm liền chấn chỉnh bốn binh chủng, kéo đến để xin Đế Thích ra quân chiến đấu.
Sau khi đến cung Đế Thích, Tứ Đại thiên vương tâu:
- Thưa Thiên chủ! A-tu-la đã kéo bốn binh chủng đến gây chiến, năm đạo binh bảo vệ của các trời đã bị phá tan, nay chạy đến chỗ Thiên chủ đây. Thế giặc kia rất mạnh mẽ, chúng tôi không thể ngăn nổi. Nay xin Thiên chủ xuất quân đánh.
Nghe xong, Đế Thích thiên chủ bảo các trời Ba Mươi Ba:
- Các nhân giả nên biết, quân a-tu-la rất mạnh và hiếu chiến, năm đạo quân bảo vệ đã tan rã chạy đến đây xin ta đánh a-tu-la. Nay các nhân giả nên dũng cảm!
Đế Thích thiên chủ lại nghĩ: “Bây giờ ta phải cưỡi voi chúa Thiên Trụ”. Đang ẩn mình ở châu Thiêm-bộ, biết được ý nghĩ của Thiên chủ, voi chúa Thiện Trụ chỉ trong khoảnh khắc đã đến cõi trời Ba Mươi Ba. Nó hiện ra thêm ba mươi hai cái đầu, mỗi đầu đều có sáu ngà, trên mỗi ngà có bốn mươi chín cái ao, mỗi cái ao có bốn mươi chín hoa sen, trong mỗi hoa sen có bốn mươi chín cái đài, trong mỗi cái đài có bốn mươi chín căn lầu gác, trong mỗi căn lầu gác có bốn mươi chín người bảo vệ, cạnh mỗi người bảo vệ có bốn mươi chín thiên nữ, mỗi thiên nữ có bốn mươi chín thị nữ, mỗi thị nữ đánh bốn mươi chín cái trống. Đế Thích cưỡi trên cái đầu đẹp nhất, ba mươi hai vị thiên vương kia theo thứ tự cưỡi trên ba mươi hai cái đầu mới hiện ra, các vị trời còn lại tùy ý cưỡi trên các phần thân khác của voi chúa. Voi chúa đi nhanh như gió cuốn, các vị trời nam và nữ đều không nhìn thấy được phía trước và phía sau. Thường thường sau khi đến cõi trời Ba Mươi Ba, voi chúa Thiện Trụ ra cửa Nam đến vườn Thô Kiên, [405a] dùng thần lực hiện thành thân người hoặc thân trời, cùng chơi đùa vui vẻ với các vị trời. Nhưng lúc này, Đế Thích thiên chủ cưỡi voi chúa, ra lệnh bốn binh chủng sửa soạn chỉnh tề, mặc giáp trụ bằng bốn thứ báu rất đẹp, cầm bốn thứ khí giới bén nhọn để chiến đấu chống quân a-tu-la. Thấy thế, vua Đỉnh Sinh bảo Đế Thích:
- Nay Ngài hãy khoan xuất quân. Tôi muốn đọ sức với quân a-tu-la.
Thiên chủ đáp:
- Vậy nay chính là lúc Ngài có thể làm theo ý muốn.
Bấy giờ, vua Đỉnh Sinh cùng mười tám ức binh tướng hùng mạnh bay lên không trung, kéo dây cung bật ra tiếng kêu nhanh và mạnh. Nghe thấy tiếng kêu ấy, quân a-tu-la hỏi:
- Đó là tiếng tên bắn của ai?
Có người hiểu biết liền đáp:
- Đó là tiếng tên bắn của vua Đỉnh Sinh.
A-tu-la vương thầm kinh ngạc trước phép bắn tên như thế. Quân a-tu-la đang đánh nhau với các trời, lực lượng hai bên cân bằng, không bên nào thêm bớt gì. Nay vua Đỉnh Sinh vừa xuất binh, thế hùng mạnh hơn quân a-tu-la, đã bay ngay lên không trung, cho nên a-tu-la nghĩ: “Từ lâu ta đã nghe danh vua loài người tên Đỉnh Sinh là vị chính sĩ[21] dũng mãnh, có phúc đức và uy lực lớn, không ai sánh bằng, có thể bay cao trong không trung hơn chúng ta”. Nghĩ thế rồi, quân a-tu-la khiếp sợ, liền rút lui về cung của mình.
Lúc ấy, vua Đỉnh Sinh hỏi các tướng:
- Nay quân nào thắng?
Các tướng đáp:
- Nay đại vương đã thắng.
Nhà vua liền nghĩ: “Ta mạnh hơn cả trời Ba Mươi Ba. Ta đã cai trị các châu Nam Thiệm-bộ, Đông Thắng Thân, Tây Ngưu Hóa và Bắc Cu-lô, có đủ bảy thứ báu, có một nghìn con trai tướng mạo cực quí, can đảm, mạnh mẽ có thể hàng phục quân địch, đã được trời mưa tiền vàng suốt bảy ngày trong cung. Nay ta đến cõi trời Ba Mươi Ba, vào cung Đế Thích, được ngồi nửa tòa của Đế Thích trong Thiện Pháp đường. Nếu Đế Thích thiên chủ qua đời khi đang ở trên tòa này, ta sẽ làm vua cõi trời lẫn cõi người. Trở thành bậc tôn quí trong cõi trời và cõi người sao lại chẳng khoái!”
Vừa dấy lên ý nghĩ như thế, nhà vua liền mất hết thần thồng và uy lực, bị rơi trở về cung điện của mình ở châu Thiêm-bộ, lại bị bệnh tật và buồn khổ hành hạ, thân thể gầy yếu sắp chết. Trong số các cận thần lúc ấy có một vị đại quan cao tuổi đến trước mặt nhà vua tâu:
- Tâu thiên tử! Nếu sau này có người hỏi về thời vua Đỉnh Sinh sắp qua đời thì nên đáp thế nào?
[405b] Nhà vua nói:
- Sau khi ta qua đời, nếu có người hỏi như thế thì ngươi nên đáp: “Đại vương Đỉnh Sinh là bậc rất tôn quí và uy đức, có đủ bảy báu và đủ bốn thứ thần lực. Bốn thứ thần lực ấy là gì? Đại vương Đỉnh Sinh có tuổi thọ rất cao, sống ở thế gian trải qua hết một trăm mười bốn đời Đế Thích. Đó là thần lực thứ nhất về tuổi thọ. Đại vương Đỉnh Sinh có dung mạo tuấn tú tột bậc, quí hơn tướng mạo của loài người, có đủ tướng mạo của trời, đáng chiêm ngưỡng. Đó là thần lực thứ hai về tướng mạo. Đại vương Đỉnh Sinh còn được hưởng thụ đầy đủ mọi thứ, ít bệnh, ít buồn khổ, thân thể khỏe mạnh, ăn uống tiêu hóa tốt, không lạnh không nóng, thuận theo thời tiết, luôn tự điều chỉnh để được an vui. Đó là thần lực thứ ba về sự không bệnh. Đại vương Đỉnh Sinh lại được tất cả mọi người ưa thích chiêm ngưỡng, không chán như con nhìn cha. Đại vương chăm sóc và vỗ về nhân dân, như cha thương con, khiến họ được vui vẻ. Khi đi ngắm vườn hoa, Đại vương luôn bảo người đánh xe nên cho xe đi từ từ để mọi người được chiêm ngưỡng. Dân chúng còn bảo người đánh xe: “Ngài ơi! Hãy giong xe đi từ từ để chúng tôi đi theo ngắm tướng quí và vẻ đẹp của Đại vương”. Đó là thần lực thứ tư về sự yêu mến. Đại vương Đỉnh Sinh là vị vua tối cao cai trị bốn Đại châu, về sau nhà vua đến cõi trời Ba Mươi Ba, được Đế Thích chia nửa tòa báu. Tuy được đầy đủ những việc như thế, nhưng nhà vua vẫn không chán thú vui ngũ dục. Lúc sắp qua đời, vua Đỉnh Sinh đọc kệ:
Khổ thay cảnh tham dục thế gian!
Vàng bạc tuy nhiều, vẫn không chán,
Nơi đó vui ít, khổ lại nhiều,
Người trí thường nên hiểu biết rõ.
Ngay cả dục lạc trên cõi trời,
Do lòng ham muốn, chẳng giải thoát.
Người nào tát cạn được nguồn ái?
Chỉ Thánh đệ tử của Phật thôi!
Giả sử chứa thật nhiều vàng ròng,
Bằng cả ngọn núi chúa Tu-di,
Cũng chẳng ai thấy đủ trong lòng,
Người trí khéo hiểu được như thế.
Ai biết ham muốn là nhân khổ,
Đối với cảnh dục nào muốn ham,
Tham ái, mối lo của thế gian,
Người trí khéo biết nên chế ngự,
Đức Phật nói:
- Đại vương! Vua Đỉnh Sinh kia vì nhân duyên ấy nên lại nói rằng cho đến lúc chết người đời ít ai có thể hiểu rõ và biết đủ cảnh ngũ dục, [405c] cũng rất nhiều người không thể hiểu và không thấy chán cảnh ngũ dục.
Thế rồi, vì muốn người đời sau được nhiều lợi ích, vua Đỉnh Sinh nói kệ:
Lưu chuyển trong sinh tử cùng khổ,
Tuổi thọ, nên biết, cũng giảm đi,
Phải nên chóng tu các thiện phúc,
Chẳng tu phúc sẽ chịu đau khổ,
Nên tu phúc là ham muốn tốt,
Cần phải bố thí đúng pháp nghi,
Đời này và cả những đời sau,
Nhờ tu phúc nên thường được vui.
Bấy giờ, hàng trăm ngàn dân chúng nghe tin nhà vua lâm bệnh, tất cả đều đến thăm hỏi. Vua Đỉnh Sinh liền giảng đầy đủ cách đối trị các chướng duyên như tham dục, ... như thế cho dân chúng nghe và bảo họ nên từ bỏ gia đình để học đạo. Lúc ấy, vô số người nghe xong liền xuất gia tu bốn Phạm hạnh[22], cũng vô số người dứt sạch tham dục, sinh vào trời Phạm Thế.
Đức Phật nói:
- Đại vương! Vua Đỉnh Sinh kia, từ lúc còn là trẻ con đến lúc làm thái tử, rồi làm Chuyển luân vương cai trị bốn đại châu: Nam Thiệm-bộ, Đông Thắng Thân, Tây Ngưu Hóa, Bắc Cu-lô, đến ở Thất Kim sơn, rồi lại đến cõi trời Ba Mươi Ba, đã trải qua hết một trăm mười bốn đời Đế Thích. Đại vương nên biết, một trăm năm ở thế gian bằng một ngày một đêm ở cõi trời Ba Mươi Ba. Ở cõi trời này, một tháng cũng có ba mươi ngày đêm, một năm cũng có mười hai tháng, cho nên, trời Đế Thích thọ một nghìn tuổi của trời, tính ra, bằng ba cu-chi sáu trăm vạn tuổi ở thế gian.
Ngoài ra, đại vương, ngày xưa lúc ở cõi trời Ba Mươi Ba, tì-kheo Ca-diếp đang là Đế Thích, vua Đỉnh Sinh khởi ý muốn được Đế Thích thiên chủ chia cho nửa tòa ngồi. Còn khi vua Đỉnh Sinh nghĩ rằng: “Nếu Đế Thích thiên chủ qua đời ở trên tòa để mình làm vua cả cõi người và cõi trời thì sướng biết bao”, là lúc Ca-diếp Như Lai đang làm Đế Thích thiên chủ. Vua Đỉnh Sinh có phúc lớn, tiếng tăm lẫy lừng, nhưng do khởi một niệm tội lỗi, nên bị mất thần lực, thân thể bị bệnh tật và các khổ đau hành hạ mà qua đời.
[406a] Đại vương! Vua Đỉnh Sinh kia đâu phải ai xa lạ, nay chính là thân ta. Bấy giờ, ta làm lợi ích rộng lớn giúp chúng sinh an vui và hướng đến Vô thượng trí, nhưng ta gặp nhiều ma chướng cản trở quả Vô thượng Bồ-đề. Do sức nhân duyên nên khiến như thế.
Bấy giờ, vua nước Kiều-tát-la, Thắng Quân đại vương chợt sinh nghi, liền thưa:
- Thưa Thế Tôn! Vua Đỉnh Sinh kia từ xa xưa ở trong nhân vị[23] đã tu tập hạnh nghiệp gì mà cảm được trời tự nhiên mưa tiền vàng trong cung điện suốt bảy ngày như thế?
Đức Phật đáp:
- Đại vương! Trong quá khứ xa xưa có Phật ra đời hiệu Nhất Thiết Tăng Thượng Như lai, Ứng cúng, Chính đẳng giác, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn. Lúc ấy, trong nước nọ có người con trai của một ông trưởng giả kết duyên vợ chồng với một thiếu nữ theo đúng nghi lễ thế gian. Một hôm, người vợ ấy vừa đem bông hoa đẹp bằng bốn thứ báu và các thức ăn uống thơm ngon dâng cho chồng. Người chồng nhận lấy, rồi cầm hoa bằng bốn báu, lên xe trở về. Giữa đường, anh ta nhìn thấy Nhất Thiết Tăng Thượng Như lai, Ứng cúng, Chính đẳng giác đang bước đi thong thả. Thấy Đức Phật có ba mươi hai tướng quí và trang nghiêm, anh ta sinh lòng tin ưa thanh tịnh, liền xuống xe, cung kính dâng hoa cúng dường Ngài. Nhờ sức uy thần của Đức Phật, bông hoa ấy liền biến thành lớn như bánh xe, xoay tròn trên không trung, lúc chuyển lúc dừng. Bấy giờ, người con ông trưởng giả khởi tâm thanh tịnh, nói kệ:
Nhờ nhân cúng dường to lớn ấy,
Được Phật, thế trí, tự nhiên trí,
Nguyện con sớm thoát biển sinh tử,
Độ hết người Phật xưa chưa độ.
Con dâng Nhất Thiết Tăng Thượng Phật,
Những đóa hoa đẹp và vừa ý,
Nguyện con nhờ nhân rộng lớn này, được tròn vô thượng đạo hằng mong.
Đức Phật nói:
- Đại vương! Nhờ nhân ấy nên vua Đỉnh Sinh được trời mưa tiền vàng suốt bảy ngày trong cung.
Đại vương Thắng Quân bạch Phật:
- Thưa Thế Tôn! Vua Đỉnh Sinh kia nhờ duyên gì mà được làm vua bốn Đại châu và đến được cõi trời Ba Mươi Ba?
Đức Phật nói:
- Vào đời quá khứ xa xưa, có Đức Phật ra đời, hiệu Tì-bà-thi Như Lai, Ứng cúng, Chính đẳng giác, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn. [406b] Đức Phật ấy đi khắp nơi dùng chính pháp dạy chúng sinh, dần dần Ngài đến thành Mãn-độ-ma-đế. Một hôm, Đức Phật đang đi khất thực trong thành ấy, một thương gia tên Quảng Tác nhìn thấy tướng quí hiếm có của Ngài, liền khởi tâm thanh tịnh đem một ít đậu xanh đặt vào bát để cúng dường Thế Tôn. Lúc ấy, có bốn hạt đậu nằm yên trong bát, nhưng có một hạt đậu chạy quanh trong bát làm phát ra tiếng kêu, rồi rơi xuống đất, những hạt đậu khác cũng rơi vãi hết ra đất. Thấy việc như thế, vị thương chủ khởi tâm thanh tịnh đọc kệ phát nguyện:
Nhờ nhân cúng dường to lớn ấy,
Được Phật, thế trí, tự nhiên trí,
Nguyện con sớm thoát biển sinh tử,
Độ hết người Phật xưa chưa độ.
Đức Phật nói tiếp:
- Đại vương! Vị thương chủ lúc ấy ở chỗ Phật Tì-bà-thi tuy cúng dường chỉ một ít vật cho Thế Tôn, nhưng nhờ tâm thanh tịnh nên bốn hạt đậu nằm lại trong bát của Phật, nên đến đời sau, người ấy cảm được quả báo làm vua bốn Đại châu. Bởi có một hạt đậu chạm vào bát làm phát ra tiếng, rồi rơi ra đất, nên đời sau người ấy cảm được quả báo đến được cõi trời Ba Mươi Ba. Nếu hạt đậu ấy không rơi ra đất, mà nằm được trong bát thì đời sau hẳn sẽ cảm được quả báo làm vua cõi trời. Nhưng bởi hạt đậu ấy rơi ra đất, nên người ấy chỉ cai trị cõi người, không được làm Thiên chủ.
Đại vương! Vị thương chủ ấy chính là vua Đỉnh Sinh. Nhờ gieo căn lành ở chỗ Phật và được Thế Tôn dùng tâm Đại bi nhiếp thọ, nên vị ấy được quả báo lớn có tiếng tăm lẫy lừng và ánh sáng uy nghi rực rỡ. Do đó, người có trí phải nên tùy sức mà tu tập hạnh cúng dường Thế Tôn. Ngài nên tu học những điều ta đã nói.


Chú thích:
[21] Chính sĩ 正士 (Cg: bồ-tát): bậc đại sĩ cầu chính đạo.
[22] Phạm hạnh 梵行 (S: Brahma-caryā): hành vi thanh tịnh của cả người xuất gia và người tại gia. Vì Phạm thiên dứt bỏ việc dâm dục, nên gọi là Phạm hạnh; ngược lại là phi Phạm hạnh. Người bà-la-môn xem việc giữ gìn giới không dâm dục, học kinh Phệ-đà và các nghi thức cúng tế là Phạm hạnh. Phật giáo xem việc không dâm dục và giữ gìn các giới khác là Phạm hạnh.
[23] Nhân vị: (nguyên văn: nhân因): địa vị tu hành Phật nhân, tức những địa vị tu hành trước Phật quả.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 6 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.119.17 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập