Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Kinh nghiệm tu tập trong đời thường »» Xin trả ơn đời »»

Kinh nghiệm tu tập trong đời thường
»» Xin trả ơn đời

Donate

(Lượt xem: 2.979)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Kinh nghiệm tu tập trong đời thường - Xin trả ơn đời

Font chữ:


Diễn đọc: Văn Tuấn

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Tuần thứ 2 tháng 5 năm 2017

Đức Phật dạy rằng, bản chất của cuộc đời này về tổng thể là một khối tương quan mật thiết chi phối lẫn nhau của tất cả các yếu tố nhân duyên cấu thành. Vì thế, chúng ta sống trong cuộc đời, thực tế là sống trong mối quan hệ chằng chịt giữa bản thân ta với gia đình, bạn bè thân hữu, cộng đồng xã hội, đất nước, nhân loại... Mỗi chúng ta không thể đi tìm hạnh phúc cho riêng mình vượt ngoài các mối quan hệ đó. Hơn thế nữa, hạnh phúc thực sự chỉ có thể có được khi ta biết khéo léo cải thiện những mối quan hệ giữa bản thân với mọi người quanh ta.

Nói theo cách khác, cuộc sống của chúng ta giữa cuộc đời này là một tiến trình liên tục cho đi và nhận lại, từ lúc ta sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời. Mở mắt chào đời là ta đã bắt đầu nhận được sự chăm sóc dưỡng nuôi từ cha mẹ; lớn lên một chút, ta sống được là nhờ có sự đóng góp công sức và quan tâm chăm sóc của bao người quanh ta, trực tiếp cũng như gián tiếp. Và trong suốt cuộc đời, ta vẫn luôn phải nhận sự giúp đỡ của người khác để có thể tồn tại, dù chỉ là trong ý nghĩa ta không thể nào trực tiếp làm ra tất cả các yếu tố vật chất cần thiết cho đời sống. Cơm ăn, áo mặc, thuốc men trị bệnh, vật dụng thường ngày... mọi thứ đều có người khác làm ra sẵn sàng để ta sử dụng. Thử tưởng tượng, nếu không có tất cả những thứ ấy, cuộc sống này của chúng ta sẽ khó khăn biết bao!

Nhưng đổi lại những gì đã nhận được, một người sống tốt phải là một người luôn có những đóng góp cho cuộc đời trong khả năng của mình. Dù là một công nhân, nông dân, kỹ sư, thầy giáo hay bác sĩ... chúng ta cũng sẽ mang tất cả khả năng của mình ra để cống hiến cho cuộc đời, cho sự lợi lạc của những người quanh ta. Và như thế, đổi lại việc ta sử dụng thành quả của mọi người khác mới hợp tình hợp lý.

Trong mối quan hệ cho đi và nhận lại như thế, một số người thường hình dung sự cống hiến của cá nhân mình như một nỗ lực để “trả nợ đời”. Theo cách nghĩ đó, chúng ta nợ cha mẹ công sinh thành dưỡng dục, nợ người công nhân dệt ra tấm vải may áo quần, nợ thầy cô giáo cho ta kiến thức ban đầu, nợ người nông dân một nắng hai sương làm ra lúa gạo... và nói chung là nợ nhân quần xã hội đã cho ta có được mọi tiện nghi đời sống...

Với cách nghĩ này, chúng ta luôn nỗ lực sống tốt, cống hiến hết sức mình cho gia đình, cho xã hội, vì nếu không như thế ta sẽ trở thành một người mắc nợ mà không trả. Điều đó sẽ đi ngược với những chuẩn mực đạo đức mà ta đã được đào luyện từ thuở nhỏ. Cho nên, một quan điểm như thế sẽ giúp ta luôn tự kiềm chế mình không sống buông thả theo những ham muốn tầm thường, để có thể sống tốt và cống hiến được nhiều hơn cho cuộc đời.

Đức Phật dạy chúng ta nhìn rõ mối quan hệ cho đi và nhận lại như thế, nhưng không quan niệm đó là một sự “trả nợ”. Thay vì vậy, ngài dạy chúng ta xem đó là sự trả ơn. Đạo Phật chỉ ra 4 ơn nặng nhất (tứ ân) là ơn cha mẹ, ơn chúng sinh, ơn đất nước và ơn Tam bảo. Nỗ lực cống hiến một đời của chúng ta cần hướng về sự báo đáp các ơn này. Vì thế, tông chỉ người tu Phật thường được nêu ra trong câu: “Trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường.”

Có gì khác nhau giữa trả ơn và trả nợ như chúng ta vừa nói trên? Khác biệt ở đây là tâm lý của chúng ta trong cuộc sống. Tâm lý của người trả nợ là một tâm lý bị thúc bách, không thể không làm, và do đó đi kèm theo nó thường là sự căng thẳng, áp chế. Ngược lại, tâm lý của người trả ơn là một tâm lý tự nguyện, hoan hỷ, mong muốn thực hiện, và do đó đi kèm theo nó là sự cố gắng, nỗ lực trong niềm vui mà không hề có sự thúc bách hay áp lực nào.

Khi quan niệm rằng những cống hiến của chúng ta là để trả nợ đời, bản thân ta sẽ rất khó có được niềm vui sống khi còn “chưa xong nợ”. Và vì thế, ta sẽ dễ dàng đánh mất đi những giá trị quý giá mà cuộc sống mang lại. Đức Phật dạy rằng “thân người khó được”, nên cuộc sống này là một giá trị quý giá mà ta đang có, không gì có thể thay thế được. Cho dù ta vẫn luôn nỗ lực hết sức mình để “trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường”, nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là ta phải quên đi niềm vui sống của chính bản thân mình. Từng giây phút trôi qua là từng giây phút mà thời gian được sống của ta đang mất dần đi, ta cần phải luôn ý thức điều đó để biết trân quý từng giây phút còn lại. Chúng ta cần phải sống như thế nào để vừa xứng đáng với giá trị làm người, đền đáp được những thâm ân mình đã nhận, nhưng đồng thời cũng phải tận hưởng được những giá trị quý báu nhất mà cuộc sống mang lại.

Cách nhìn nhận về một vấn đề có thể làm thay đổi hoàn toàn ý nghĩa cuộc sống của chúng ta. Một người vợ đảm đang chăm sóc gia đình với niềm vui của sự hy sinh cống hiến, tuy có thể hết sức nhọc nhằn nhưng sẽ không hề cảm thấy bực dọc, khó chịu vì sự nhọc nhằn đó. Ngược lại, nếu những công việc hằng ngày được người phụ nữ thực hiện với cảm giác mình bị nô lệ, phụ thuộc vào gia đình và không thể trốn tránh những công việc ấy, thì cuộc sống sẽ ngay lập tức nhuốm màu đen tối và tâm trạng người ấy sẽ hết sức nặng nề, khổ sở.

Cũng vậy, khi dâng hiến cả cuộc đời mình cho một lý tưởng nào đó, chúng ta có thể trải qua vô vàn gian khó mà vẫn không hề kêu ca oán thán, nhưng nếu vì bạo lực cường quyền mà phải gánh chịu khó khăn khổ não, thì ngoài nỗi đau thể xác, ta còn bị nhấn chìm trong sự uất ức, căm hờn.

Cuộc đời của mỗi chúng ta luôn là một chặng đường dài với rất nhiều gian khó, thử thách. Nếu có thể sống với lý tưởng, tâm nguyện phụng sự tha nhân như một sự đền đáp và hy sinh, cống hiến, chúng ta sẽ tìm được niềm vui sống ngay trong những công việc phụng sự của mình. Ngược lại, cho dù ta vẫn làm nhiều việc tốt mang lại lợi ích cho tha nhân, nhưng với tâm trạng nặng nề của người “mắc nợ phải trả” thì ta sẽ đánh mất đi cơ hội để tận hưởng cuộc sống quý giá này.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 27 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Di giáo


Người chết đi về đâu


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1


Giọt mồ hôi thanh thản

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.238.82.77 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (24 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...