Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Kinh nghiệm tu tập trong đời thường »» Tu tập và buông xả »»

Kinh nghiệm tu tập trong đời thường
»» Tu tập và buông xả

(Lượt xem: 3.131)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Kinh nghiệm tu tập trong đời thường - Tu tập và buông xả

Font chữ:


Diễn đọc: Văn Tuấn

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Tuần thứ 3 tháng 6 năm 2017

Tiến trình tu tập thực sự chính là việc sửa chữa những sai lầm (tu) và rèn luyện, phát triển những công hạnh tốt (tập). Và trên tiến trình tu tập đó, một trong những thử thách chúng ta thường xuyên phải đối mặt và vượt qua chính là sự buông xả. Từ một góc độ nào đó, cũng có thể nói sự buông xả là một khía cạnh rất quan trọng trên con đường tu tập. Nếu quý vị tự thấy mình đã trải qua nhiều năm tu tập nhưng khi xét đến những gì đã buông xả được lại chẳng có gì đáng nói, thì có thể là quý vị đã tu tập hoàn toàn chệch hướng, hoặc là sự tu tập của quý vị trong thực tế đã chẳng có tiến triển gì cả.

Những gì cần buông xả? Tất nhiên, trước hết là những thói hư tật xấu làm hại đến bản thân mình và người khác. Lấy ví dụ, nếu quý vị nghiện thuốc lá, điều đó không chỉ gây hại cho sức khỏe của chính bản thân mình, mà đồng thời cũng gây hại cho những người chung quanh khi hít phải khói thuốc lá một cách thụ động, không mong muốn. Sự độc hại của thuốc lá đã được chứng minh quá rõ ràng qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học nên không cần phải bàn cãi thêm. Vì thế, nếu chúng ta đang mắc phải thói quen xấu này thì thách thức đầu tiên trên đường tu tập hẳn là phải buông bỏ nó. Nếu quý vị viện dẫn bất kỳ lý do nào để biện minh cho sự bám chấp vào thói quen xấu này mà không nỗ lực buông bỏ, thì điều đó cho thấy quý vị đã không hề xác định được đường hướng tu tập, hoặc là sự tu tập của quý vị chưa có được chút nội lực tích cực nào đủ để vượt qua thử thách này.

Tương tự, rượu bia và các chất gây nghiện khác cũng là đối tượng cần buông bỏ.

Tuy nhiên, vấn đề trở nên tế nhị và ranh giới phân biệt cũng khó khăn hơn khi xét đến những thói quen tưởng như vô hại. Ví dụ như thói quen uống một ly cà phê hoặc tách trà vào buổi sáng có thể được xem là hết sức bình thường và chẳng gây hại gì cả. Vậy chúng ta có cần buông bỏ không? Câu trả lời là có. Một khi đã trở thành thói quen “không thể bỏ”, thì bất kỳ thói quen nào cũng sẽ trở thành một sợi dây trói buộc và sai sử chúng ta. Khi rơi vào những hoàn cảnh không thể đáp ứng được thói quen của mình, quý vị sẽ dễ dàng trở nên khó chịu, bực dọc hoặc cau có với người khác. Đó chính là vì ta đang bị thói quen của mình sai sử, thôi thúc. Trong trường hợp này, đối với một người không biết tu tập có thể không thấy là tai hại, nhưng với sự quán chiếu của người tu tập tỉnh giác thì những thói quen vô hại này lại cũng chính là nguyên nhân gây phiền não trong nhiều trường hợp.

Vì thế, đối với những thói quen loại này, chúng ta cần phải luôn luôn tỉnh giác để kiểm soát được chúng. Chúng ta có thể uống một tách trà mỗi sáng nhưng đừng bao giờ để cho thói quen ấy trở thành nguyên nhân khiến ta cảm thấy khó chịu hay thôi thúc đòi hỏi lúc thiếu vắng. Đó chính là cách để buông bỏ và kiểm soát những thói quen loại này.

Việc buông bỏ các thói quen xấu vốn không dễ dàng, vì đó là ta đang chiến đấu chống lại những khuynh hướng tiêu cực trong chính bản thân ta. Tuy nhiên, việc tự mình nhận biết được những thói quen xấu dường như còn khó khăn hơn nữa. Một người có thói quen nói xấu người vắng mặt mỗi khi vui chuyện thường hiếm khi tự mình nhận biết được thói xấu này. Thậm chí, nếu có ai đó thật lòng chỉ ra cho họ cũng chưa hẳn họ đã chấp nhận mình có thói xấu ấy. Vì thế, trong sự tu tập buông xả thì việc thường xuyên tự quán chiếu bản thân để nhận biết những khiếm khuyết của mình cũng là một công việc hết sức quan trọng.

Trong cuộc sống thường ngày, nếu có nỗ lực quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy ra được rất nhiều điều cần buông xả. Sử dụng chính những thành tựu trong tiến trình buông xả dần những thói quen của mình làm thước đo kết quả tu tập là một phương thức vô cùng hiệu quả và chính xác. Bởi một người tu tập dù tinh tấn lâu năm nhưng khi đối diện với những điều cần buông xả lại không thể vượt qua thì chắc chắn không thể nói rằng sự tu tập của người ấy có kết quả.

Đức Phật đã thị hiện sự buông xả vĩ đại nhất trên con đường tìm đạo khi từ bỏ cả gia đình, vương vị, vợ đẹp, con thơ... Và chính nhờ có sự buông xả đó mà hôm nay ta mới có được những hướng dẫn sáng suốt trên đường tu tập.

Đức vua Phật tử Trần Nhân Tông cũng là một tấm gương buông xả khi từ bỏ ngôi vua để đi theo con đường tu tập, trở thành vị khai sáng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Các vị xuất gia tu hành chân chánh là những tấm gương buông xả vì cuộc đời họ không bám víu vào bất kỳ điều gì cả. Nhưng nếu có những ai làm ngược lại khuynh hướng này thì đó cũng chính là thước đo để ta nhận biết về công hạnh tu tập của họ.

Người khéo buông xả là người không để mình dính mắc, bám luyến vào bất kỳ một thói quen, một sự ham thích hay thôi thúc nào. Khi sống được như thế, chúng ta dần trở nên con người tự do tự tại, có thể quyết định chọn lựa mọi hành vi ứng xử của mình hoàn toàn dựa trên trí tuệ tỉnh giác mà không bị thôi thúc bởi tham lam, sân hận hay bất kỳ thói quen xấu nào.

Khéo buông xả là điều kiện đầu tiên để hoàn thiện bản thân. Nếu ta luôn bám chặt vào những thói quen xấu đã mắc phải và xem đó như bản tính tự nhiên cố định của mình, thì ta sẽ không dựa vào đâu để có thể trở thành một người tốt hơn. Và cũng chính vì điều này, sự tu tập buông xả của bản thân ta luôn là tấm gương sáng, là bài học quý giá và hiệu quả cho con cháu chúng ta. Khi ta không thể tự mình từ bỏ những thói quen xấu như nói dối, nói lời thô ác, nặng nề, chắc chắn ta không thể dựa vào đâu để răn dạy con cháu mình tránh xa những thói xấu đó. Ngược lại, cho dù chúng ta có thể không quan tâm, nhưng chính những hành vi và lời nói của ta sẽ dần dần được rập khuôn phản chiếu trong hành vi và lời nói của con cháu mình. Vì thế, sự lợi ích của tu tập không chỉ là để hoàn thiện bản thân chúng ta, mà nó luôn có hiệu ứng dây chuyền ảnh hưởng đến những người thân, con cháu quanh ta nữa.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 27 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Hạnh phúc khắp quanh ta


Pháp bảo Đàn kinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.87.90.21 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...