Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Những suy nghĩ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay »» Sự trăn trở của một kẻ lười biếng - Phân đoạn 6 »»

Những suy nghĩ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay
»» Sự trăn trở của một kẻ lười biếng - Phân đoạn 6

(Lượt xem: 6.643)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Những suy nghĩ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay - Sự trăn trở của một kẻ lười biếng - Phân đoạn 6

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in



Ta vẫn thấy những kiểu đánh đồng xếp loại học lực với xếp loại hạnh kiểm. Một học sinh ngoan xứng đáng được nhận hạnh kiểm tốt nhưng nếu học lực yếu thì điều đó sẽ không xảy ra. Vì sao vậy? Vì sao không thuộc bài, không làm bài tập người học bị coi là một hình thức vô trách nhiệm? Vậy chúng ta lại quy về câu hỏi tại sao việc học lại được coi là có ý thức, có trách nhiệm? Điều này thể hiện rằng chúng ta coi học là cái trách nhiệm, nghĩa vụ của con cái, của học sinh. Nghiễm nhiên chúng ta đã coi nó như một thứ thủ tục bắt buộc trong hành chính sống, và bằng cái lối suy nghĩ như vậy chúng ta chờ đợi một chứng nhận, một cái chứng nhận ở đầu ra thay vì qua tâm sen.

Điều gì đã thay đổi?

Chúng ta cứ nói phải cố mà học đi con ạ, cố mà học cho xong đi con ạ rồi mai sau mày muốn làm gì thì làm. Sao tất cả ai ai cũng khổ sở như thế? Suốt bao năm không biết có bao nhiêu cuộc đời, bao nhiêu tuổi thanh xuân bị thẳng tay ném một cách không thương tiếc vào cái máy nghiền tàn bạo của thi cử? Kiến thức vô bổ dẫn đến hàng vạn hành động vô nghĩa. Bày ra thi cử rồi lại bán sách hướng dẫn ôn thi. Có vô nghĩa hay không? Rõ ràng chỉ đối phó là giỏi. Rồi thì đủ các loại học thêm, đủ các loại lò luyện thi mọc lên. Tất cả toàn là những hành động vô nghĩa, bòn rút sức khỏe, thời gian, tiền bạc lẫn nhau. Suốt bao nhiêu năm cố mà học đã trở thành một hệ tư tưởng chây lì trong đầu của cả thế hệ già trẻ lớn bé.

Cố mà học! Cố mà học! Cố mãi cuối cùng cũng hỏng!

Chúng ta mặc định coi việc đi học, lên lớp và lấy bằng như một thứ thủ tục bắt buộc trong hành trình sống mà không hề quan tâm xem những hoạt động đó có mục đích gì, có liên quan tương tác như thế nào tới đầu vào và đầu ra, tới cuộc đời của chúng ta cho dù nó cứ từ trên trời rơi xuống. Nhà trường bỗng trở thành một cửa ải khiên cưỡng mà người ta cắn răng chi tiền bước vào chỉ để mong có được một miếng bánh đền bù ở lối thoát. Trẻ em, trẻ em giống như một thứ nguyên liệu tươi mới gia đình đưa vào nhà trường rồi nhà trường đùn ra xã hội. Lúc bước vào trong tay không có gì nhưng sở hữu những năng lực tiềm tàng. Lúc bước ra tay ôm cái bằng nhưng năng lực không những không được phát huy mà còn bị thui chột. Kiến thức kỹ năng cần cho cuộc sống không có, lại còn lười học. Đạo đức không được trau dồi lại còn mất đi. Chúng ta cắp sách tới trường hàng ngày một cách vô thức để làm gì? Đi học không phải là để sống sót qua hơn chục năm thi cử để rồi với lấy một cái bằng.

Giáo dục không phải để chuẩn bị cho con em một cuộc sống tương lai!

Giáo dục không phải để chuẩn bị cho con em một cuộc sống tương lai!

Giáo dục chính là bản thân cuộc sống!

Cuộc sống! Cuộc sống! Cuộc sống!

Học là để phục vụ nhu cầu cuộc sống. Học là để trở thành người có văn hóa, không phải để thi. Học những thứ cần thiết cho cuộc sống và tương lai, không học những thứ vô ích cho chúng ta sở hữu những tờ giấy vô dụng. Đừng trả tiền cho chục năm chỉ để mua được một cái vé thông hành. Chính bản thân chúng ta phải được đào tạo ra để trở thành người lái tàu của chính cuộc đời mình.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


Thiếu Thất lục môn


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.61.16 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...