Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Những suy nghĩ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay »» Sự trăn trở của một kẻ lười biếng - Phân đoạn 2 »»

Những suy nghĩ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay
»» Sự trăn trở của một kẻ lười biếng - Phân đoạn 2

Donate

(Lượt xem: 7.644)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Những suy nghĩ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay - Sự trăn trở của một kẻ lười biếng - Phân đoạn 2

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in



Nhân cách, giá trị của một con người có thể nói là được cấu thành bởi 2 yếu tố: tri thức và đạo đức. Nhà trường phải là cái nôi trau dồi và bồi dưỡng cả tri thức lẫn đạo đức cho học sinh. Bàn về đạo đức, thực sự không thể đổ hết lỗi cho gia đình khi một đứa trẻ tỏ ra vô lễ. Bởi trẻ em không có quyền chọn cha mẹ, may thì được nhờ, rủi thì đành chịu, cha mẹ không tốt, không dạy được con, nhà trường phải là nơi làm điều đó. Trong gia đình những thứ tình cảm tự nhiên như tình mẫu tử, tình phụ tử ta đều có thể tìm thấy được ở động vật bậc thấp. Nhà trường phải là nơi giúp các em được thành người. Đạo đức rất quan trọng.
Nếu như tri thức là một cỗ xe thì đạo đức là cái vô-lăng, nếu như tri thức là chiến mã thì đạo đức là dây cương. Với đạo đức, tri thức sẽ hướng thiện. Một người không có tri thức cùng lắm là gây hại một cách vô ý. Một người không có đạo đức thì cố ý hại người khác, thì tạt axit, thì tấn công bằng bom nguyên tử.
Nền tảng đạo đức được hình thành từ rất sớm, từ những năm tháng đầu đời và có khuynh hướng trở thành bản chất cố định, khó thay đổi. Chính vì vậy, giáo dục cho học sinh về đạo đức có tầm quan trọng quyết định số phận con người. Nhà trường có 1000 học sinh quyết định 1000 số phận. Và những số phận cá nhân sẽ quyết định số phận của một dân tộc. Một đứa trẻ hư chứng tỏ nhà trường đã thất bại, nhà trường thất bại thì cả dân tộc thất bại.
Việt Nam đứng thứ 13 trong số những nước vô cảm nhất thế giới. Tôi không quan tâm đến những lời ngụy biện để phủ nhận con số đó. Bởi một thực tế là văn hóa đạo đức xuống cấp đến mức nào cũng chẳng cần kể ra và cũng chẳng thể kể hết. Chúng ta hô hào báo chí đủ các kiểu nhưng hầu như không đem lại một kết quả gì ra hồn. Tất cả đều có nguyên nhân khởi phát từ giáo dục.

Bắt đầu mỗi năm học mới luôn có một cái bản mà giáo viên đọc cho học sinh chép vào vở, đó là bản nội quy nhà trường. Nội quy nhà trường luôn có mối quan hệ với các chuẩn mực văn hóa cơ bản, như là giữ gìn vệ sinh chung. Nhưng không nhiều người làm được đó bởi vì mối quan tâm của người đi dạy và đi học vẫn là điểm số. Mặt khác, nội quy thuộc về luật pháp, luật pháp phải đứng đằng sau đạo đức, khi nào đạo đức không thể cứu vớt được nữa thì luật pháp mới can thiệp. Chúng ta lại cứ thích kỷ luật và cấm đoán nhiều hơn là cảm hóa.
Nhìn thẳng vào mà nói, môn giáo dục công dân từ lâu đã trở thành một trong những môn kém được coi trọng nhất trong bảng điểm cùng với những môn như mỹ thuật, âm nhạc, thể dục, tin học, công nghệ, quân sự. Việc học nó chỉ mang tính hình thức và đối phó. Tôi nói như vậy không phải ủng hộ môn này sẽ thành môn trọng tâm để mà chúng ta thi đua nhau. Mà như vậy sẽ chỉ khiến cho học sinh khổ thêm. Điều quan trọng cần nhìn rõ là có học chăm như thế nào đi chăng nữa cũng không bao giờ là đủ. Bởi vì mặc dù đạo đức là thứ cũng được lý luận và ghi chép trong sách trong vở như bao nhiêu tri thức khác nhưng cách học lại hoàn toàn không giống nhau.
Nếu như tri thức được đọc hiểu và thực hành qua lý trí thì đạo đức chỉ có thể cảm nhận và biểu lộ qua trái tim. Để hình thành một con người đạo đức, không thể việc chỉ bắt người ta ngồi đọc ê a những đạo lý, những phần ghi nhớ cuối bài, không thể hiểu qua lý thuyết suông hay điểm 10 phẩy trung bình môn. Tất cả những thứ đó không hề có liên quan đến tiêu chí đạo đức trong con người ta, mà chỉ có nguy cơ biến họ thành những kẻ đạo đức giả.
Trong suy nghĩ của đại bộ phận hiện nay thì “đầu tiên là tiền đâu?”. Sống vì lợi ích bản thân, trục lợi, bất kể ảnh hưởng tới người khác. Giữa xã hội sống đầy lý tính này thì đạo đức chỉ là thứ gì đó mơ hồ và xa xỉ. Khi ta cho một thứ, lý trí sẽ bảo ta rằng có nên không? Liệu ta có được nhận lại được trả ơn điều gì không? Ta không tin rằng khi làm một việc tốt sẽ đem lại niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn. Về lý thuyết thì mơ hồ. Chỉ có trải nghiệm mới khiến ta thực sự hiểu đạo đức là gì. Vậy thì trách nhiệm cao cả của giáo viên là tìm ra con đường dẫn đến trái tim của học sinh, phải khơi gợi tình thương yêu giữa con người với con người, giữa con người với vạn vật, và thực sự là có nhiều hơn một con đường như thế!
Mấu chốt không phải ở môn giáo dục công dân hay môn đạo đức mà các môn như văn học, lịch sử và các môn nghệ thuật khác cũng là để nuôi dưỡng tâm hồn. Nhưng chúng ta không làm được. Bởi vì chưa có cảm tình gì với tác phẩm tác giả đã phải miễn cưỡng học thuộc lòng tiểu sử năm sinh năm mất của người ta, thậm chí là cả một bài dài. Các giá trị nhân văn nhân đạo rất khó đi vào lòng người khi chỉ nói suông, viết lên tự ca như những con vẹt. Lịch sử quá chi tiết, những bài học thừa thãi viết ra rập khuôn trong khi không truyền được tinh thần yêu nước đến cho học sinh.
Thời gian càng trôi đi thì càng khó nhìn lại, khó tưởng tượng, khó xúc động. Ở một người bình thường, những hình ảnh chủ quan do trí tưởng tượng mang lại bao giờ cũng yếu ớt và mờ nhạt hơn so với những phản ứng do các giác quan trực tiếp gây nên. Thế hệ đi sau không thể dễ dàng mà bồi hồi nhớ lại ký ức của những thế hệ đi trước. Trách làm sao được chúng nó chỉ nhìn thấy hàng hiệu, xe tay ga, đâu có biết được nước mắt của người mẹ già thời kháng chiến? Cho nên cứ chỉ đọc chép và nhai lại không thôi chưa thể giúp được các học sinh cảm nhận những gì đang được học. Và tâm hồn sẽ càng mai một đi khi những giá trị rất đẹp lại bị học thuộc lòng một cách vô cảm. Bản sắc dân tộc cũng từ đó mà rơi vào hố đen.
Tất cả nguyên nhân cũng chỉ vì tất cả đều cắm đầu vào giúp nhau vào đối phó những kỳ thi. Thầy giáo, cô giáo, những ngày đầu bước chân vào ngành sư phạm hẳn ai cũng muốn được cống hiến, muốn được đóng góp, muốn có thiên lương cao đẹp, muốn có lứa lứa học trò của mình dạy dỗ được khôn lớn nên người. Họ đã chọn cái nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Nhưng rồi thời gian lại trôi đi, cái lúc mà trời nắng chang chang, mồ hôi nhỏ giọt, con đeo trước mặt, vợ bám trên lưng lấy cái gì mà làm động lực? Tất cả sẽ mãi chỉ là viển vông khi lương của giáo viên vẫn còn thấp như vậy. Mà lương lậu lại là vấn đề của kinh tế. Kinh tế có vấn đề phần nhiều là do tham nhũng, mà những kể tham nhũng muốn đứng được ở vị trí có thể tham nhũng cũng phải ít nhất đã từng phải trải qua 12 năm giáo dục. Và thế là ta thấy vòng tuần hoàn này cứ luẩn quanh luẩn quẩn một cách thật ảm đạm, thảm hại và bế tắc.
Chúng ta học rất nhiều! Chúng ta học rất nhiều! Học từ vi mô cho đến vĩ mô. Học từ sao Thổ cho đến sao Kim nhưng chúng ta học rất ít về con người. Trí thông minh của con người được chia làm 8 loại hình: trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh cảm nhận không gian, trí thông minh cảm nhận âm nhạc, trí thông minh vận động cơ thể, trí thông minh tương tác giữa các cá nhân, trí thông minh cảm nhận thiên nhiên, trí thông minh nội tâm, trí thông minh logic toán. Trong khi những môn đang là trọng tâm như toán, lý, hóa nếu học chuẩn cũng chỉ giúp học sinh nâng cao trí thông minh logic toán. Để trở thành một người văn minh, văn hóa, có đạo đức, trước hết học sinh phải được trau dồi trí thông minh nội tâm, con người phải hiểu chính bản thân con người để có sự tự vấn, tự giằng xé trong tâm can, để vạch rõ đúng sai, trắng đen, thiện ác, để có thể trụ vững trong một xã hội với phần đông là những kẻ vô văn hóa, vô đạo đức.
Càng hiểu rõ bản thân hơn ta càng có đề kháng trước những thói hư tật xấu của người đời mà cái đó ở trường không có ai dạy. SGK chỉ quan tâm đến những con số và những con chữ. Cái khó của giáo dục không phải ở chỗ làm sao cho học sinh thi đỗ mà phải dạy sao cho học sinh nên người mới đúng.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.205.56.209 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách ... ...

Việt Nam (259 lượt xem) - Hoa Kỳ (34 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - ... ...