Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Trái tim thiền tập »» Bất an »»

Trái tim thiền tập
»» Bất an

(Lượt xem: 4.484)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Trái tim thiền tập - Bất an

Font chữ:

Trên bề mặt, thiền đường trong những khóa tu có vẻ giống như một nơi nương náu của sự an lạc và hạnh phúc. Nhưng bên dưới sự yên tịnh đó là những trận bão tố, phong ba, những cuộc chiến đang diễn ra, trong khi các thiền sinh cố gắng tháo gỡ những gút mắt rối ren trong tâm mình. Trong ngũ cái còn có một trở ngại nữa trong việc tu tập là sự bất an, một hình thức của tâm xao động (trạo hối). Khi mỗi thiền sinh ngồi yên trong hiện tại, tâm họ có thể đang bị lạc vào những lo âu về quá khứ hoặc tương lai.

Tôi còn nhớ một khóa thiền vào những ngày đầu tu tập. Trong thời gian ấy tôi đang sống ở Ấn Độ và quyết định chắc chắn là tôi muốn sống ở đấy cho đến trọn đời. Tôi rất muốn, nhưng sợ chánh quyền không cho phép. Và rồi trong lúc ngồi thiền tôi cố họa ra trong đầu một kế hoạch để làm thế nào đạt được mục tiêu sống ở Ấn Độ này mãi. Tôi nghĩ: “Năm tới, khi cần xin phép gia hạn giấy nhập cảnh, tôi sẽ đi đến văn phòng nọ, vì tôi nghe nói nhân viên ở đó rất có cảm tình với các thiền sinh, và chắc chắn thế nào họ cũng sẽ gia hạn cho mình. Và năm sau nữa, tôi sẽ đi đến chỗ kia, vì tôi nghe đồn là nhân viên ở đó rất dễ hối lộ, cho chút đỉnh quà cáp là xong chuyện ngay. Và năm kế tiếp, tôi sẽ đi xin chỗ khác, đến lúc đó thì tôi cũng đã sống ở Ấn Độ hai năm rồi, thế nào họ cũng tội nghiệp và hiểu cho ý định thật lòng muốn ở lại của tôi. Và rồi năm sau nữa, tôi sẽ trở lại chỗ đầu tiên...” Cứ vậy mà tôi tiếp tục. Tâm tôi bị chế ngự bởi sự bất an. Tôi đứng dậy đi kinh hành, trở lại ngồi thiền, và rồi lại duyệt qua cái kế hoạch của mình một lần nữa, tin rằng nó sẽ không thể nào thành công nếu tôi không dự tính cho thật hoàn toàn. Đó chính là tâm hành xao động, một trong năm chướng ngại cho sự tu tập của ta.

Sự xao động thường bắt nguồn từ một ý muốn kiểm soát những gì mà tự chúng không thể kiểm soát được. Và lẽ dĩ nhiên, khi ta cố gắng làm việc ấy, chắc chắn điều đó sẽ đưa đến một khổ đau rất to lớn. Dưới cái nhìn của đạo Phật, sự xao động là một chướng ngại lớn, vì khi ta lo âu, suy nghĩ nhiều quá, ta sẽ không thể nào nhìn thấy vấn đề rõ ràng được nữa.

Đôi khi tâm ta lại thường bị chiếm ngự bởi một nỗi lo lắng về quá khứ hơn là bị chi phối bởi sự lo nghĩ đến tương lai. Nhiều lúc trong những giờ thiền tập, khi ta bắt đầu nhìn sâu vào tâm hồn mình, những ký ức xa xưa sẽ được khơi dậy: những gì ta đã làm hoặc không làm mà đã gây nên khổ đau cho chính mình hoặc người khác. Có một lần, khi tôi đang hành thiền tại Miến Điện với ngài U Pandita, giờ trình pháp của tôi được sắp ngay sau giờ của Joseph Goldstein. Và vì vậy, trong khi đứng chờ đến phiên mình, tôi có thể nghe được hết cuộc trao đổi giữa hai người với nhau. Anh ta nói với U Pandita: “Tôi nhớ lại một chuyện không tốt mà tôi đã làm nhiều năm trước đây. Giờ nghĩ lại việc ấy tôi thấy đau đớn quá!”

Lúc ấy, tôi và Joseph cũng đã quen nhau rất thân, hơn mười sáu năm trời, nên việc ấy cũng đã đánh động tánh hiếu kỳ của tôi không ít. Vì tôn trọng sự giữ im lặng tuyệt đối trong khóa tu nên tôi không hề đề cập gì đến việc ấy. Mấy tháng sau, tôi mới có dịp. Sau khi trở về từ Miến Điện, tôi tình cờ hỏi anh: “À, anh có nhớ ngày hôm đó không, anh chẳng được vui chút nào, anh nhớ lại một việc làm xa xưa nào mà có vẻ quan trọng quá vậy?” Joseph nhắc lại một câu chuyện đã xảy ra hơn hai mươi sáu năm về trước.

Một cô bạn mời Joseph đến dự tiệc sinh nhật mười sáu tuổi của cô. Hôm ấy, vì cảm thấy không muốn đi đâu nên Joseph đã không đến. Nhưng kết quả là buổi tiệc hôm ấy có rất ít người đến dự nên cô gái cảm thấy buồn tủi lắm. Hai mươi mấy năm sau, cảm giác đau buồn vì bị chối từ của cô ta đã nổi dậy, tràn ngập Joseph trong khi anh ngồi thiền. Mặc dù đó có vẻ là một chuyện không đáng kể, nhưng đôi khi chỉ cần một ký ức nhỏ về việc gây khổ đau cho kẻ khác, khi nó khởi lên trong tâm cũng có thể tạo nên những sóng gió xao động cho ta.

Nhưng ta đâu thể nào kiểm soát được những gì đã xảy ra trong quá khứ, cũng như những gì chưa xảy ra trong tương lai! Và ta cũng không thể cấm cản đừng cho chúng khởi lên trong tâm được. Điều mà ta có thể chọn lựa là phản ứng đối với những cảm xúc đau đớn về các hành động bất thiện trong quá khứ. Chúng ta có thể nắm giữ chúng, kẹt vào mặc cảm tội lỗi và tự phê phán, hay ta có thể tha thứ cho mình và buông bỏ chúng đi.

Môn tâm lý học Phật giáo có phân biệt giữa hai trạng thái: tàm quí và tội lỗi. Tàm quí là biết tự xấu hổ với lỗi lầm của mình, được xem như một tâm hành thiện. Ta thừa nhận rằng lời nói hoặc hành động của mình đã tạo nên một đổ vỡ nào đó, và ta cảm thấy khổ đau. Nhưng vì ta có thể tha thứ cho mình được nên ta cũng có thể buông bỏ được, và ta có thể sử dụng năng lượng của kinh nghiệm ấy để tránh sự tái phạm. Ngược lại, mặc cảm tội lỗi là một tâm hành bất thiện, vì yếu tố phẫn hận trong đó. Chúng ta cứ lặp đi, lặp lại mãi trong đầu lỗi lầm của mình, rồi tự trách móc cho đến lúc mệt nhoài. Hậu quả là ta không còn năng lượng để chuyển hóa những hành động của mình nữa. Tâm ta vì vậy mà cứ mãi bất an.

Cho dù nguyên nhân bất an của ta có là vì những nỗi lo của quá khứ hay tương lai, mục tiêu của sự tu tập vẫn là để giải thoát. Muốn dừng lại vòng quay của bánh xe khổ đau, chúng ta cần phải biết chọn cho mình những hành động nào thiện xảo. Lời khuyên của ngài U Pandita cho Joseph ngày hôm ấy là: “Thành thật ý thức được lỗi lầm của mình là một điều không phải dễ, điều đó có thể gây đau đớn lắm. Nhưng anh là một chứng nhân của mình, anh đâu thể nào trốn tránh chính anh được. Bây giờ thì buông bỏ nó đi và tiếp tục lên đường. Hãy nhìn những cảm thọ đau buồn đó cho sâu sắc bằng sự an lạc, không ghét bỏ, và tâm anh sẽ được tĩnh lặng trở lại.”

Khi tôi xin phép Joseph được kể lại câu chuyện này, anh hỏi tôi muốn trình bày ý gì. Tôi đáp: “Là chúng ta có thể khổ đau, hối hận về một việc rất nhỏ nhoi.” Anh đáp: “Việc ấy đâu có nhỏ nhoi. Cô ta buồn tủi lắm!” Không biết đó là việc gì, hễ làm cho người khác đau khổ thì chắc chắn sẽ đem khổ cho ta, và hậu quả có thể là một sự bất an trong tâm.

Khi chánh niệm giúp ta tiếp xúc được với những cảm xúc hoặc tình cảm nằm sâu kín trong tâm, bên dưới những ý nghĩ, nó cũng sẽ tạo nên những bất an, nhưng những bất an ấy rất là quan trọng. Chúng là hậu quả của một sự trốn tránh, không dám đối diện với những lo âu và mặc cảm tội lỗi trong ta. Sự tu tập của ta là làm sao để có thể lắng yên xuống bên dưới những tư tưởng xao động của mình, tiếp xúc được với những cảm thọ nào ta đang thật sự kinh nghiệm, bằng ánh sáng của chánh niệm và từ bi.

Và nhờ đó, ta sẽ kinh nghiệm được một sự buông bỏ và giải thoát. Nhiều khi ta còn có thể tìm thấy được sự an ổn giữa một cơn đau nữa. Nhưng hạnh phúc ấy không phải là do ở việc gì xảy đến cho ta, mà là do phản ứng của ta đối với nó. Ta đối diện với những cảm thọ của mình trong chánh niệm, biết rằng: “Không sao hết. Tôi không cần phải trốn chạy. Tôi không cần phải xua đuổi cơn đau của mình. Tôi không cần phải để nó sai sử. Ý thức được nó thôi, bấy nhiêu đó là đủ rồi.”

Tính chất cởi mở trong việc tiếp xúc với cảm thọ là liều thuốc giải độc cho sự bất an, mặc cảm tội lỗi và lo âu. Khi chúng ta có khả năng cởi mở ra với những cảm thọ sâu kín, ta có thể chuyển hóa mặc cảm tội lỗi thành một sự hối tiếc sáng suốt. Ý thức được những gì mình đang kinh nghiệm với một thái độ an lạc sẽ giúp ta an trú được trong giờ phút hiện tại.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.226.68.181 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...