Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Quy Sơn cảnh sách văn »» Nhân quả và vô thường »»

Quy Sơn cảnh sách văn
»» Nhân quả và vô thường

Donate

(Lượt xem: 8.545)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quy Sơn cảnh sách văn - Nhân quả và vô thường

Font chữ:

Nhân quả là một trong những nguyên lý cơ bản quan trọng nhất trong Phật pháp. Khổ não đời này tất yếu là do nghiệp lực từ đời trước. Vì thế mà có thân là có khổ, bởi thân này vốn là do nghiệp lực mà sinh ra, chịu sự chi phối, dắt dẫn của nghiệp lực. Nghiệp đã buộc nơi thân, vấn đề không phải là làm sao tránh né, mà là phải đối mặt và vượt qua như thế nào.

Soi rọi vào bản chất thật sự của thân này, mới hay rằng bốn đại vốn đều không thật. Có người cho rằng quan niệm về “bốn đại” của thời xa xưa nay không còn đúng nữa. Thật ra, về mặt nguyên lý thì vấn đề vẫn không có gì thay đổi cả. Tính giả hợp của bốn đại, hay tính giả hợp của các nguyên tử, phân tử, tế bào... vẫn là như nhau, có khác chăng chỉ là tên gọi cho phù hợp với sự hiểu biết về vật chất của mỗi giai đoạn. Còn tính triết lý hàm chứa trong quan niệm này quả thật không thay đổi, vẫn luôn đúng đắn. Nghĩ mà xem, rõ ràng là chúng ta không thể, và cũng sẽ không bao giờ có thể tìm được một “cái ta thật có” trong những yếu tố giả hợp đó, cho dù có gọi đó là “bốn đại”, hay “phân tử”, hay “tế bào”... gì gì đi nữa. Sự giả hợp của chúng để tạo thành xác thân vật chất này là một sự gá mượn hoàn toàn nơi các nhân duyên. Nhân duyên đầy đủ thì hội tụ, nhân duyên hết thì tan rã... dù muốn hay không ta cũng chẳng thể nào làm chủ được sự tồn vong của xác thân này.

Trong rất nhiều kinh Phật, tính không thật của “thân tứ đại” này luôn được nhắc đến như một thực tế cần ghi nhớ. Tuy nhiên, cái nguyên lý “tứ đại giai không” vốn dĩ rất ít người thật sự cảm nhận được, mà cái “có thật” của thân này thì không ai là không biết. Cái gọi là “có thật” đó, chính là những khổ lụy mà mỗi người chúng ta đều phải gánh chịu ngay từ thuở lọt lòng. Những khổ lụy ấy, nhìn xa là do nơi nghiệp lực, mà nhìn gần thì chính là do bởi sự “xung khắc” thường xuyên của các yếu tố cấu thành thân này. Bởi vậy, có thân là có khổ! Điều này thật sâu sắc biết bao! Ở đây lời văn chỉ gợi nhắc chỗ cốt tủy để mở đầu cho những ý hướng khác, nếu đi sâu vào phân tích lý nhân duyên, nghiệp quả thì còn biết bao nhiêu điều để nói!

Tuy là cội nguồn của khổ lụy, nhưng thân này lại chẳng lấy gì làm bền chắc. Dù muốn dù không, chúng ta hầu như cũng hoàn toàn không thể đảm bảo được sự tồn tại của nó, dù là chỉ trong thoáng chốc. Bởi vậy, kinh Tứ thập nhị chương dạy rằng, mạng người còn mất chỉ trong hơi thở. Sớm còn, tối mất, mỏng manh “như sương như móc”, “như cây ven bờ vực, như dây leo vách giếng”... Quả là những hình ảnh so sánh rất rõ ràng minh bạch. Mạng người đã thế, có chi là bền chắc?

Trong thực tế quanh ta, chuyện sống chết cũng không ít trường hợp diễn ra hoàn toàn không báo trước. Hôm nay gặp nhau, ngày mai không còn nữa. Vừa mới chuyện trò vui vẻ cùng nhau, phút chốc đã nghe tin dữ... Những chuyện như thế, quả thật không lạ lùng gì đối với bất cứ ai. Tuy nhiên, điều lạ lùng nhất là rất ít người thường xuyên nghĩ đến, nhớ đến thực tế ấy! Nếu người ta luôn nhớ đến điều này, cuộc sống hẳn đã tốt đẹp hơn nhiều lắm, bởi chẳng mấy ai lại còn có hứng thú để lao vào những cuộc tranh chấp hơn thua, gây gỗ cùng nhau khi biết rằng cuộc sống quý giá này vốn rất mong manh, ngắn ngủi. Tính chất vô thường hóa ra lại là một cái gì đó “rất thường” mà không mấy người chịu để tâm suy ngẫm.

Nêu lên lý nhân quả, sự giả hợp của các duyên và tính cách tạm bợ của đời sống, bài văn đã phác thảo được một tiền đề quan trọng cần thiết cho những ý tưởng sách tấn sẽ được trình bày nối tiếp theo sau.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 11 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


Gió Bấc


Chớ quên mình là nước


Em Là Vì Sao Sáng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 98.80.143.34 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (24 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...