Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield

Trang chủ »» Danh mục »» PHẬT HỌC PHỔ THÔNG »» Phật Thuyết Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác »» Phẩm 31 đến Phẩm 40 »»

Phật Thuyết Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác
»» Phẩm 31 đến Phẩm 40

Donate

(Lượt xem: 3.507)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Phật Thuyết Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác - Phẩm 31 đến Phẩm 40

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Phẩm thứ 31:
Công đức Chân thật

Trí tuệ rộng sâu,
Ví như biển cả.
Bồ-đề cao rộng,
Như núi Tu-Di.
Tự thân sáng rỡ
Hơn cả trời trăng.
Tâm đó trắng sạch
Giống như núi tuyết.
Nhẫn nhục như đất,
Tất cả bình đẳng.
Thanh tịnh như nước,
Rửa sạch trần lao.
Giống như lửa hồng
Đốt hết phiền não.
Như gió không vướng
Không có chướng ngại.
Tiếng pháp như sấm,
Giác kẻ chưa giác.
Mưa pháp cam-lồ,
Thấm nhuần chúng sanh.
Rộng như hư-không,
Đại từ bình đẳng.
Như hoa sen tịnh,
Nên lìa nhiễm-ô.
Như cây Ni-câu,
Che rợp tất cả.
Như chày Kim-cang,
Đập tan tà chấp.
Như núi Thiết-vi,
Chúng ma ngoại đạo,
Chẳng thể cụ quậy.
Tâm giữ chánh trực,
Khôn khéo quyết định,
Luận pháp không chán,
Cầu pháp không mệt.
Giới như lưu ly,
Trong ngoài sáng sạch.
Lời giảng nói ra,
Khiến chúng vui làm.
Đánh trống pháp,
Dựng pháp tràng,
Sáng diệu-huệ,
Phá si-ám.
Thuần tịnh ôn hòa,
Vào định thấy rõ.
Làm đại đạo sư,
Điều phục mình, ngườI,
Dẫn đường chúng sanh,
Lìa ái bỏ chấp.
Lìa hẵn ba chướng,
Du hý thần thông.
Nhân duyên, nguyện lực,
Sanh ra thiện căn,
Đè bẹp chúng ma.
Tôn trọng phụng Phật,
Đèn soi thế gian,
Ruộng phước tối thắng.
An lành rất mực
Kham thọ cúng dường,
Hớn hở vui mừng,
Hùng mạnh không sợ.
Thân sắc tướng tốt,
Công đức biện tài,
Trang nghiêm đầy đủ,
Không ai sánh bằng
Thường được chư Phật,
Đều cùng ngợi khen,
Bồ-Tát rốt ráo
Mọi Ba-la-mật,
Mà thường an trụ
Không sanh không diệt
Các Tam-ma-địa.
Đi khắp đạo tràng,
Xa cảnh nhị thừa.
A-Nan!
Ta nói sơ lược,
Nướ c Cực Lạc kia,
Chỗ Bồ-Tát sanh,
Công đức chân thật,
Thảy đều như thế.
Nếu nói rộng ra,
Trăm ngàn vạn kiếp
Cũng chẳng thể hết./.

Phẩm thứ 32:
Thọ vui Không tận

Phật gọi:
Di Lặc Bồ Tát,
Cùng với trời người,
Bảo rằng:
‘‘Nước Vô Lượng Thọ,
Thanh-văn, Bồ Tát,
Công đức trí tuệ,
Không thể nói hết.
Lại cõi nước ấy
Vi diệu an-lạc,
Thanh tịnh như thế.
Sao chẳng gắng làm thiện,
Tu niệm đạo tự nhiên.
Ra vào cúng dường,
Quán chiếu kinh pháp,
Hành đạo học tập,
Lâu dài huân tu,
Trí tuệ tài mạnh,
Tâm không thoái lùi,
Ý không giải đãi.
Ngoài như trì hoãn,
Trong thì dụng công.
Bao dung hư không,
Thích được trung đạo,
Trong ngoài tương ưng.
Tự nhiên nghiêm-chính,
Kiểm liểm ngay thẳng
Thân tâm trong sạch,
Không có ái tham,
Chí nguyện an định,
Không tăng khuyết giảm,
Cầu đạo hòa chánh,
Chẳng biết nghiêng lệch.
Theo lời kinh dạy,
Chẳng dám làm sai,
Lấy sợi dây giọi,
Là mẫu mộ đạo.
Không nhớ kẻ khác
Không có ưu tư,
Tự nhiên vô vi,
Hư không chẳng lập.
Đạm bạc an nhiên,
Lòng không ham muốn,
Làm được thiện nguyện.
Hết lòng cầu sách
Thương xót từ mẫn
Lễ nghĩa điều hợp,
Sự lý bao la,
Siêu độ giải thoát.
Tự nhiên bảo thủ,
Chân thật tinh khiết,
Chí nguyện vô thượng
Tịnh định an lạc.
Một sớm khai minh triệt ngộ,
Tự nhiên thấy (bên)trong
Tự nhiên thấy tướng,
Tự nhiên thấy tánh,
Ánh sáng màu sắc
Tự nhiên quay về.,
Chuyển biến tối thắng
Uất đơn thành thất bảo,
Hoành lãm thành vạn vật.
Ánh tịnh quang đều xuất,
Tốt lành rất khó sánh.
Thời gian không sau trước,
Không gian không biên giới.
Phải nên cần tinh tấn,
Nổ lực mà tự cầu,
Ắt sẽ được vượt bực,
Vãng sanh về cõi nước
Có vô lượng thanh tịnh
Của Phật A-Di-Đà.
Chận ngang năm cửa thú,
Ác đạo tự đóng chặt,
Đường lên vô cùng cực,
Dễ đi mà không người.
Nước ấy không nghịch cảnh,
Tự nhiên nghiệp rút về.
Bỏ chí tợ hư không,
Cần tu hành đạo đức..
Được sống lâu hêt sức,
Thọ lạc không bến bờ.
Sao còn bám chuyện đời,
Chẳng nghĩ đến vô thường’’./.

Phẩm thứ 33:
Khuyên dụ Sách tấn

(1) Tham độc
Người đờI tranh nhau,
Những việc không đâu.
Trong chốn ác khổ,
Cần làm kinh doanh
Để tự nuôi thân.
Cao sang nghèo giàu,
Lớn bé, gái trai,
Lo nhớ chồng chất,
Do tâm sai khiến,
Không lúc nào yên.
Không ruộng lo ruộng,
Không nhà lo nhà,
Họ hàng của cải,
Có không cùng lo,
Có một lo một,
Lo sao bằng người.
Khi có chút rồi,
Lại lo vô thường,
Lửa nước giặc trộm,
Oan gia trái chủ,
Đốt phá cướp giựt,
Hủy diệt tiêu tan.
Tâm tham Ỷ chẩp,
Không thể buông bỏ.
Thân chết mệnh vong,
Phủi tay ra đi,
Nghèo giàu cùng cháy,
Lo khổ vạn mối.
(2) Hòa khí
Người ở thế gian, Cha con anh em,
Vợ chồng họ hàng,
Kính yêu lẫn nhau,
Không ghét hận nhau.
Có không, thông cảm,
Không được ham tiếc.
Lời nói sắc mặt,
Thường cùng hòa nhã,
Không nên chống trái.
Gặp lúc cãi cọ,
Mống tâm sân hận,
Đời sau chuyển kịch
Kết thành đại oán.
Những việc thế gian,
Thường gây họa nhau.
Tuy chưa tới lúc,
Cấp tốc phá vỡ.
NgườI trong ái dục,
Sống chết một mình.
Đi lai một mình,
Khổ vui tự chịu,
Không ai gánh thay.
Thiện ác biến hóa,
Họa phúc dõi theo.
Đường đạo không đồng,
Không ngày gặp lại.
Nhân lúc cường kiện,
Gắng sức tu thiện,
Còn chờ đợi chi?
Người đờI thiện ác
Tự mình không thấy,
Lành dữ họa phúc,
Cạnh tranh làm liều.
Thân ngu thần tối,
Chuyển tâm sai khiến,
Điên đảo liên miên,
Vô thường là gốc.
Ngu tối chợt đến,
Không tin kinh pháp.
Tâm không lo xa,
Chỉ thích khoái Ỷ.
Mê muội sân giận,
Tham tiền đắm sắc.
Cuối cùng chẳng dứt,
Thật là đáng thương.
NgườI xưa bất thiện,
Chẳng biết đạo đức,
Không ai khuyến tấn,
Chẳng có gì lạ.
Đường sinh đường tử,
Đường thiện đường ác,
Chẳng chút lòng tin,
Vì không thấy có,
Cùng nhau xem xét,
Rành rành trước mắt.
Hoặc cha khóc con
Hoặc con khóc cha,
Anh em vợ chồng,
Cùng khóc lẫn nhau.
Một sống một chết,
Xoay vần luyến đoái.
Thương lo ràng buộc,
Không cởi ra được.
Nghĩ tưởng ơn tốt,
Chẳng rờI tình dục.
Không thể nghĩ sâu hiến kế,
Chuyên tinh hành đạo,
Tuổi thọ hết rồi,
Không thể chối từ.
Mê đạo thì nhiều,
Đắc đạo thì ít.
Cưu mang sát độc,
Ác khí mịt mờ.
Vọng tâm nổi dậy,
Trái nghịch trời đất.
Buông lung tạo tội,
Đoạt mất tuổi thọ.
Chết đọa đường ác,
Không có ngày ra.
Phải suy nghĩ kỹ,
Tránh xa mọi ác,
Chọn lấy mọi thiện,
Vội mà làm ngay.
Ái dục vinh hoa
Chẳng phải thường còn.
Đang là ly biệt,
Không thể là vui.
Nên cần tinh tấn,
Sanh nước An-Lạc.
Trí tuệ sáng suốt,
Công đức thù thắng.
Chớ có,
Theo tâm dục vọng,
Phụ kinh bỏ giới,
Lùi lại sau người./.

Phẩm thứ 34:
Tâm được Khai sáng

Di Lặc bạch Phật:
Lời Phật dạy dỗ,
Rất sâu rất khó,
Đều là ân từ,
Giải thoát khổ lo.
Phật là pháp vương,
Cực tôn hàng Thánh,
Quang minh chiếu suốt,
Vô tận ngằn mé,
Rộng khắp tất cả.
Phật là bậc Thầy
Của Trời và người.
Nay được gặp Phật,
Lại còn nghe tiếng
Phật Vô Lượng Thọ,
Thảy đều hoan hỉ,
Tâm được mở sáng.
Phật bảo Di Lặc,
Tôn kính đức Phật,
Là việc thiện lớn.
Thật nên niệm Phật,
Đoạn dứt hồ-nghi,
Nhổ gốc ái dục,
Lấp các nhân ác.
Đi khắp ba cõi,
Không đâu trở ngại,
Mở bày Chánh đạo,
Độ kẻ chưa độ.
Các ngươi cần biết,
Nhân dân mười phương
Kiếp xưa đến nay,
Cả đến mai sau,
Chuyển quanh năm đường,
Khổ lo không dứt.
Sanh thời khổ đau,
Già cũng khổ đau,
Bệnh vô cũng khổ,
Chết khổ vô cũng,
Mùi hôi bất tịnh,
Không thể vui được.
Nên tự đoạn tuyệt,
Rửa sạch tâm nhơ,
Lời nói việc làm,
Trung tín cả hai,
Trong ngoài ứng hợp.
Người nên tự độ,
Qua lại giúp nhau.
Chí tâm cầu nguyện,
Chứa chất căn lành.
Tuy một đời tinh tấn cần khổ,
Nhưng trong khoảnh khắc,
Sau sanh về nước
Phật Vô Lượng Thọ,
Khoái lạc vô cùng.
Vĩnh viễn nhổ tận
Cội gốc sinh tử.
Chẳng còn trở lại
Khổ não hoạn nạn,
Thọ ngàn vạn kiếp,
Tự tại tùy Ỷ.
Cần nên tinh tấn,
Cầu chỗ tâm nguyện,
Không được nghi hối.
Tự gây lỗi xấu,
Sanh về biên địa,
Trong thành bảy báu,
Suốt năm trăm năm,
Chịu các ách nạn.
Di Lặc bạch rằng:
Con xin lãnh thọ
Lời dạy sáng suốt của Phật,
Chuyên tinh tu học,
Làm theo lời dạy,
Chẳng dám sinh nghi./.

Phẩm thứ 35:
Đời trược Ác khổ

Phật bảo Di-Lặc:
Ngay trong đời nầy,
Các ông hãy biết
Đoan tâm chánh Ỷ,
Chẳng làm mọi ác,
Hành sâu đức độ.
Tại sao như vậy?
Mười phương thế giới,
Thiện nhiều ác ít,
Dễ dàng khai hóa.
Còn thế giới nầy
Đầy dẫy năm ác,
Hết sức cực khổ.
Nay tôi làm Phật,
Giáo hóa quần sanh,
Khiến bỏ năm ác,
Khiến trừ năm thống,
Khiến lìa năm thiêu,
Khiến trì năm thiện,
Khiến được phúc đức.
Thế nào là năm?
Thứ nhất: Giết hại
Thế gian, Chúng sanh đủ loại,
Ham làm việc ác,
Mạnh bắt nạt yếu,
Quật lại hại nhau,
Giết chóc cắn xé.
Ăn nuốt lẫn nhau.
Không biết làm thiện,
Sau này thọ báo.
Cho nên có kẻ
Bần cùng ăn xin,
Cô-độc, điếc, mù,
Câm, ngọng, ngu si,
Tệ ác...
Là do đời trước,
Không tin đạo đức,
Không chịu làm thiện.
Còn người tôn quỶ,
Giàu có, hiền hậu,
Trưởng giả, trí dũng,
Tài cao sáng suốt,
Đều bởi đời trước
Từ hiếu, tu thiện,
Tích công lũy đức.
Thế gian có thế,
Rành rành trước mắt.
Về sau thọ chung,
Vào cõi u-minh,
Chuyển sanh thân khác,
Biến hình cải dạng,
Mang thân cầm thú
Bọ bay sâu quậy.
Ví như pháp luật,
Lao ngục thế gian,
Tố khổ cực hình,
Thần hồn điêu đứng,
Tùy tội hướng đến.
Tuổi thọ phải chịu,
Hoặc dài hoặc ngắn,
Theo nhau cùng sanh,
Báo oán lẫn nhau,
Triền miên không ngừng.
Trả nợ chưa hết,
Chưa rời được nhau,
Loanh quanh trong đó,
Kiếp kiếp khó ra,
Khó được giải thoát,
Đau không thể nói.
Trời đất nhân gian,
Nghiệp quả tự nhiên,
Tuy chẳng cấp thời,
Nhưng khi đến lúc
Thiện ác báo ứng,
Mọi việc hiển bày.
Thứ hai: Trộm cắp
Thế gian nhân dân,
Chẳng thuận luân thường,
Phóng túng tự thị.
Người trên bất minh,
Kẻ dưới bất chánh,
Hại người oan uổng,
Tổn hại trung lương,
Lòng nghĩ miệng nói,
Cơ hồ khác nhau,
Tráo trở lắm chuyện.
Trên dướI trong ngoài
Lừa dối lẫn nhau,
Tức giận ngu si,
Muốn phần mình hơn,
Tham lam muốn nhiều.
Hơn thua lợi hại,
Kết oán thành thù,
Phá nhà hại thân,
Chẳng kể trước sau.
Giàu có keo bẩn,
Chẳng chịu giúp ai,
Tham tài quá nặng,
Lao tâm khổ thân,
Như thế mãi đến
Không chỗ cậy nhờ.
Thiện ác họa phước,
Tùy nghiệp thọ sanh.
Hoặc ở chỗ vui,
Hoặc vào chỗ khổ,
Hối, cũng không kịp.
Thấy người thiện, ghét,
Chẳng chịu ái mộ,
Thường nghĩ trộm cắp,
Mong lấy của người,
Tiêu tan mòn hết,
Lại đi tìm kiếm.
Thần minh ghi khắc,
Thọ chung hồn đi,
Sa vào ác đạo,
Khổ não vô-lường.
Quanh trong Tam đồ,
Nhiều đời nhiều kiếp,
Khó mà ra khỏi,
Đau không thể nói.
Thứ ba: Dâm dật
Thế gian nhân dân,
Cùng nhau sông gởi,
Thọ mạng bao lăm.
Con người bất lương,
Thân tâm bất chánh,
Thường nghĩ tà ác,
Thường nhớ dâm dật;
Trong lòng phiền não,
Ngoài thì phóng dật,
Hao tổn gia tài,
Làm điều phi pháp,
Mình đang cầu được,
Mà chẳng thuận cho.
Lại còn tụ họp kết bè,
Kéo quân đánh nhau,
Giết chóc, cưỡng đoạt,
Khủng bố bức hiếp,
Để cho vợ con
Từ tâm thỏa Ỷ,
Cho vui sướng thân.
Mọi người chán ghét,
Tai hoạn khổ não.
Tội ác như vậy,
Người, quỷ đều rõ,
Thần minh ghi biết.
Tự vào Tam-đồ,
Vô lượng khổ não,
Xoay vần trong đó,
Nhiều đời nhiều kiếp
Khó mà ra khỏi,
Đau không thể nói.
Thứ tư: Vọng ngữ
Thế gian nhân dân,
Chẳng nhớ tu thiện,
Hai lưỡi, lời ác,
Nói láo, thêu dệt,
Ganh ghét người thiện,
Phá hại kẻ hiền,
Bất hiếu cha mẹ,
Khinh nhờn sư trưởng,
Không tin bạn bè,
Khó lòng thành thật.
Tôn quỶ tự đại,
Vị kỷ có đạo,
Cậy thế làm ngang
Xâm lăng người khác.
Bắt người kính sợ,
Chẳng biết tự thẹn,
Chẳng có sợ hãi,
Khó mà phục hóa,
Ôm lòng kiêu mạn.
Nhờ vào đời trước,
Phước đức đã tạo,
Đời nầy làm ác,
Phước đức hết rồi,
Thọ mệnh kết thúc,
Ác báo vây quanh.
Tên tuổi của họ,
Thần minh ghi rõ.
Tội lỗi dẫn dắt,
Phải đi đến nơi,
Tội báo tự nhiên,
Không trốn tránh được,
Thẳng vào vạc lửa,
Thân tâm tan nát,
Tinh thần đau khổ,
Khi đó suy tư,
Hối hận chẳng kịp.
Thứ năm: Say mê
Thế gian nhân dân,
Ỷ lại lười biếng,
Chẳng chịu làm thiện,
Sửa mình tu nghiệp.
Cha mẹ dạy bảo,
Làm trái chống nghịch,
Ví như oan gia,
Chẳng bằng không con,
Phụ ân bội nghĩa,
Không có báo đền.
Phóng đảng chơi rong,
Say đắm rượu chè,
Mê thích sắc đẹp.
Ngu độn a-dua,
Đề kháng xung đột.
Chẳng biết tình người,
Vô lễ vô nghĩa,
Chẳng khá can ngăn.
Sáu thân quyến thuộc
Có ăn hay không,
Chẳng cần để ý.
Chẳng nghĩ ơn cha,
Ơn mẹ, chẳng còn
Nghĩa bạn, nghĩa thầy.
Ý niệm thân khẩu,
Chẳng làm một thiện,
Chẳng tin kinh pháp của Phật,
Chẳng tin sanh tử thiện ác.
Muốn hại chân nhân,
Náo loạn tăng chúng,
Ngu si mê muội,
Tự phụ trí-tuệ.
Chẳng biết sanh từ đâu lại,
Chết sẽ đi đâu?
Bất nhân bất thuận,
Hy vọng số g lâu..
Từ tâm chỉ dạy,
Mà họ chẳng tin.
Khổ tâm nói mãi,
Với họ vô ích.
Tâm họ bế tắc,
Ý chẳng khai thông.
Thọ mạng gần hết,
Hối sợ dồn đến,
Không dự tu thiện,
Lâm chung mới hối,
Hối vào phút chót,
Liệu có được chăng!
Trời đất nhân gian,
Năm đường phân minh.
Thiện ác báo ứng,
Họa phước thay nhau,
Tự mình chịu lấy.
Người thiện làm thiện,
Vui lại vào vui,
Sáng lại vào sáng.
Người ác làm ác,
Khổ lại vào khổ,
Tối lại vào tối.
Không ai thấy biết,
Chỉ Phật thấu suốt.
Lời dạy chỉ rõ,
Người tin lại ít.
Sống chết chẳng ngừng,
Đường ác chẳng dứt.
Người đời như thế,
Khó mà hết tận.
Cho nên mới có,
Tam đồ khổ não,
Vô lượng triền miên,
Loanh quanh nhiều kiếp,
Tích lũy nhiều đời,
Không có ngày ra,
Khó được giải thoát,
Đau không thể nói.
Đó là năm ác,
Năm thống, năm thiêu,
Đau khổ như vậy.
Ví như lửa to,
Đốt chấy thân người.
Nhưng nếu ai biết,
Ở trong lửa ấy,
Nhất tâm chống ý,
Đoan thân chánh niệm,
Lời nói việc làm,
Ứng hợp với nhau,
Chí thành phụng hành.
Chỉ làm mọi thiện,
Chẳng làm một ác,
Thân được độ thoát.
Đặng phước đức rồi
Có thể sống lâu,
Trong đạo Niết-bàn,
Là năm thiện lớn./.

Phẩm thứ 36:
Coi trọng Giáo hối

Phật bảo Di-Lặc:
Lời ta dạy ngươi,
Chỉ vì năm ác,
Năm thống năm thiêu,
Loanh quanh trong đó,
Chỉ vì làm ác,
Nên mới ra vào,
Mọi đường ác thú.
Hoặc ngay hiện tại,
Trưóc bị bệnh nguy,
Muốn sống chẳng được,
Muốn chết không xong.
Tội báo hiện rõ,
Cho mọi người thấy.
Hoặc khi chết rồi,
Vào ba đường ác,
Sầu khóc một mình,
Tự thiêu tự đốt.
Đã từ bao đời,
Cùng nhau kết oán.
Khởi từ việc nhỏ,
Lần thành đại ác,
Đều bởi tham lam,
Cướp tài đoạt sắc,
Chẳng chịu bố thí.
Tham dục tự khoái,
Không biết cỡi gỡ.
Si dục thúc bách,
Tranh hơn lợi mình.
Phú quý vinh hoa,
Đường thời khoái ý,
Chẳng hay nhẫn nhục,
Chẳng chăm tu thiện,
Oai thế không mấy,
Đều tiêu tan hết.
Đạo trời lập ra,
Tự nhiên xét thấy,
Một thân lo sợ,
Cam phận ở trong.
Xưa nay có thế,
Đau đớn lắm thay !
Các ngươi được nghe kinh Phật,
Suy nghĩ cho kỹ,
Đoan tâm chánh ý,
Suốt đời không biếng,
Tôn kính thánh thiện,
Nhân từ bác ái.
Phát tâm độ thế,
Nhổ gốc các ác,
Cắt đường sinh tử,
Ra khỏi Tam-đồ,
Đường lo, sợ, khổ.
Nếu ngươi làm thiện,
Sao rằng đệ nhất?
Hãy tự đoan tâm,
Hãy tự đoan thân,
Tai mắt miệng lưỡi,
Đều cùng tự đoan.
Thân tâm tịnh khiết,
Cùng thiện tương ưng,
Đừng theo thị dục,
Chẳng phạm các ác.
Lời nói ôn hòa,
Thân làm cần chuyên,
Động tác muốn xem,
An định từ từ,
Làm hết mọi sự;
Nếu làm gấp vội,
Thất bại về sau,
Hối tiếc đã rồi,
Vì làm không kỹ
Bỏ mất công phu./.

Phẩm thứ 37:
Nghèo mà Được báu

Rộng trồng công đức,
Chẳng phạm giới cấm,
Nhẫn nhục tinh tấn,
Chuyên một lòng từ.
Giữ giới thanh tịnh,
Một ngày một đêm,
Hơn cả Cực Lạc
Làm thiện trăm năm.
Là vì tại sao?
Quốc độ Phật kia,
Tích đức toàn thiện,
Không khởi tí ác.
Nếu mà tu thiện,
Mười ngày mười đêm,
Thì hơn tha phương,
Trong các nước Phật,
Làm thiện ngàn năm.
Là bởi tại sao?
Các nước Phật xa,
Phước đức tự nhiên,
Lấy đâu tạo ác.
Chỉ có thế gian,
Thiện ít ác nhiều,
Uống khổ ăn độc.
Chẳng thấy an ổn.
Ta thương các ngươi,
Khổ tâm dạy bảo,
Thọ trì kinh pháp.
Thảy đều phải nhớ,
Thảy đều phụng hành.
Tôn ti nam nữ,
Quyến thuộc bằng hữu,
Chuyển lời dạy nhau,
Tự kiểm soát nhau,
Hòa thuận nghĩa lý,
Hoan lạc từ hiếu.
Nếu có vi phạm,
Phải tự hối quá,
Bỏ ác tạo thiện,
Sáng nghe chiều sửa.
Phụng trì kinh giới,
Như nghèo gặp báu,
Cải đổi quá khứ,
Sửa lại tương lai,
Rửa tâm làm khác,
Tự nhiên cảm giáng,
Sở nguyện được liền.
Xứ Phật sở hành,
Quốc ấp khâu tụ,
Cây cỏ không ngăn
Thiên hạ thuận hòa,
Trời trăng trong sáng,
Gió mưa đúng thời,
Tai dịch chẳng có.
Nước vượng dân an,
Binh giáo vô dụng.
Tôn sùng người đức,
Hưng thịnh kẻ nhân,
Việc tu lễ nhượng,
Nước không trộm cắp,
Không có oan uổng,
Mạnh không hiếp yếu,
Đều được như ý.
Ta thương chúng sanh,
Sâu như cha mẹ
Nghĩ nhớ con cái,
Nên ta thị hiện làm Phật,
Ở thế giới nầy,
Lấy thiện đánh ác,
Nhổ gốc sanh tử,
Thu lại ngũ đức,
Lên an vô vi.
Khi ta Niết bàn,
Kinh đạo diệt dần,
Lòng người dối nịnh,
Trở lại làm ác,
Năm thống năm thiêu,
Về sau chuyển kịch.
Nên cùng thay nhau,
Chuyên dạy kinh giới
Của Phật để lại,
Không được vi phạm.
Di Lặc Bồ Tát,
Cung kính bạch Phật:
Người đời khổ ác,
Như vậy như vậy,
Phật đều từ bi,
Độ thoát tất cả,
Lãnh thọ Phật dạy,
Chẳng dám để mất.

Phẩm thứ 38:
Lễ Phật Hiện Sáng

Phật bảo A-Nan:
Nếu ông muốn thấy,
Vô Lượng Thanh Tịnh
Bình Đẳng Giác,
Cùng chư Bồ Tát,
Và A-La-Hán,
Ở quốc độ đó,
Đứng dậy, hướng Tây,
Cung kính đảnh lễ,
Xưng niệm Nam Mô
A Di Đà Phật.
Bấy giờ A-Nan,
Từ chỗ đứng dậy,
Hướng Tây chỉnh thân,
Sửa áo chắp tay,
Cung kính đảnh lễ,
Năm thể sát đất,
Phật Vô Lượng Thọ.
Lễ xong, bạch rằng:
Con nguyện muốn thấy
Phật A-Di-Đà,
Cõi nước Cực Lạc,
Cúng dường phụng sự,
Trồng mọi thiện căn.
Đảnh lễ xong rồi,
Tức thì liền thấy
Phật A Di Đà,
Dung nhan rộng lớn,
Sắc tướng đoan nghiêm,
Như núi vàng kim,
Cao khỏi tất cả
Các thế giới trên.
Lại nghe mười phương thế giới.
Chư Phật Như Lai,
Xưng dương tán thán
Phật A Di Đà,
Hạt giống công-đức,
Không ngại, không mất.
A-Nan bạch Phật:
Quốc độ tịnh sát,
Của đức Phật kia,
Được việc hiếm có,
Con cũng hân nguyện,
Sanh về nước đó.
Thế Tôn bảo rằng:
Sanh trong nước đó,
Từng được thân cận,
Vô lượng chư Phật,
Trồng các cội đức.
Ngươi muốn sanh đó,
Phải cần nhứt tâm,
Quy-y chiêm ngưỡng.
Nói lời thế rồi,
Phật A Di Đà
Giữa lòng bàn tay,
Phật Vô Lượng Quang
Chiếu khắp tất cả
Thế giới chư Phật.
Thời các nước Phật
Thảy đều hiện rõ,
Như gần một tầm,
Thấy Phật Di Đà,
Quang minh thù thắng
Rất là thanh tịnh.
Ở thế giới đó,
Có núi Hắc-sơn,
Tuyết-sơn, Kim-cang,
Thiết-vi lớn nhỏ,
Núi sông, tòng lâm,
Cung điện trời người,
Tất cả cảnh giới,
Không đâu không chiếu.
Ví mặt trời mọc,
Chiếu sáng thế gian,
Cho đến Nê-lê,
Hàng khe tối tăm,
Tất được vén chiếu,
Đều cùng một màu,
Ví như kiếp thủy,
Tràn nghập thế giới,
Muôn vật ở trong
Chìm đắm chẳng hiện.
Mênh mông bát ngát,
Chỉ thấy nước lớn.
Quang minh Phật kia,
Cũng y như thế.
Tất cả quang minh,
Bồ Tát, Thanh -Văn,
Như không còn nữa.
Chỉ thấy Phật quang
Chiếu diệu hiển hách.
Cả hội bốn chúng,
Thiên Long bát bộ,
Người và phi nhân,
Đều thấy Cực Lạc thế giới,
Mọi thứ trang nghiêm.
Phật A Di Đà
Ở trên tòa cao,
Oai đức lồng lộng,
Tướng hảo quang minh,
Thanh-Văn Bồ-Tát,
Cung kính nhiễu quanh.
Thí như,
Núi Tu-di-vương,
Lên khỏi mặt biển,
Hiện sáng chiếu diệu,
Thanh tịnh bằng phẳng,
Không có uế tạp,
Cùng hình khác nhau,
Chỉ có các bảo trang nghiêm,
Thánh hiền ở chung.
A-Nan cùng với
Chúng đẳng Bồ Tát,
Đều rất hoan hỉ,
Dập đầu đảnh lễ,
Xưng niệm Nam-mô
A Di Đà
Tam-miệu-tam Phật-đà.
Chư Thiên nhân dân,
Cho đến sâu bọ cựa quậy,
Thấy ánh sáng ấy,
Hiện có tật khổ,
Chẳng không ngưng dứt.
Tất cả lo phiền,
Chẳng không giải thoát,
Thảy đều từ tâm làm thiện,
Hoan hỉ khoái lạc.
Chuông khánh, đàn sắt,
Không-hầu nhạc khí,
Chẳng đánh tự nhiên,
Phát năm âm thanh.
Trong nước của Phật,
Chư Thiên nhân dân,
Đều cầm hoa hương,
Lên tới hư không,
Tung rải cúng dường.
Bấy giờ, thế giới Cực Lạc,
Quá về hướng Tây,
Trăm nghìn Câu-chi
Na-do-tha nước,
Có Phật oai lực,
Như đứng trước mặt,
Như tịnh thiên-nhãn
Xem như một tầm.
Thấy được nước kia,
Cũng đều như vậy.
Bên cõi Cực Lạc,
Cũng thấy rõ ràng
Đức Phật Thích-Ca,
Ở cõi Ta-Bà,
Đang vì đại chúng
Vây quanh thuyết pháp./.

Phẩm thứ 39:
Từ Thị thuật thấy

Bấy giờ,
Phật bảo A-Nan,
Và Từ-Thị Bồ-Tát:
Hãy xem thế-giới Cực Lạc,
Cung điện, lầu gác,
Suối ao, cây rừng,
Vi diệu nghiêm-tịnh,
Các ông thấy chưa?
Hãy xem chư Thiên Dục-giới,
Trên đến Trời Sắc cứu-cánh,
Mưa hoa gió hương,
Phủ khắp Phật-sát,
Các ông thấy chăng?
A-Nan liền đáp:
Dạ, con đã thấy.
Các ông có nghe,
Phật A Di Đà,
Đại âm vang khắp,
Tất cả thế-giới,
Giáo chúng sanh không?
_ Dạ con có nghe.
Phật bảo: Các ông
Đã thấy nước kia,
Chúng dân tịnh hạnh,
Dạo khắp hư không,
Mang theo cung điện,
Không đâu chướng ngại,
Đi khắp mười phương,
Cúng dường chư Phật.
Các ông thấy chăng?
Còn thấy họ đang
Niệm Phật tương tục,
Lại thấy các chim,
Trụ giữa hư không,
Phát ra âm thanh
Đủ mọi loại tiếng.
Các ông thấy chăng?
Từ-Thị bạch Phật:
Như Phật đã nói,
Chúng con thấy hết.
Phật bảo Di Lặc:
Nhân dân nước kia,
Có người thai sanh,
Ông nhận ra chăng?
Di Lặc bạch Phật:
Thế Tôn! Con thấy
Cực Lạc thế giới,
Người ở trong thai,
Như trời Dạ-Ma,
Ở trong cung điện.
Lại thấy chúng sanh,
Ở trong hoa sen,
Ngồi thế kiết già,
Tự nhiên hóa sanh.
Do nhân duyên gì,
Nhân dân nước kia,
Có người thai sanh,
Có người hóa sanh?

Phẩm thứ 40:
Biên địa nghi thành

Phật bảo Từ Thị:
Nếu có chúng sanh,
Dùng tâm nghi hoặc,
Tu các công đức,
Nguyện sanh nước kia,
Chẳng rõ Phật trí,
Bất tư-nghì trí,
Bất khả-xưng trí,
Đại thừa quảng trí,
Vô-đẳng vô-luân,
Tối thượng thắng trí.
Mọi trí như thế,
Nghi, hoặc chẳng tin,
Nhưng họ vẫn biết,
Tin tội tin phước,
Tu-tập thiện bản,
Nguyện sanh Cực Lạc.
Lại có chúng sanh.
Tích tập thiện căn,
Mong cầu Phật trí,
Phổ-biến trí,
Vô-đẳng trí,
Oai-đức quãng đại,
Bất tư-nghì trí.
Dù chẳng tín tâm,
Song do thiện căn,
Vẫn được vãng sanh
Nước Phật thanh tịnh.
Ý chí do dự,
Không được chuyên t âm,
Song do niệm Phật
Liên tục không ngừng,
Kết hợp thiện nguyện căn bổn,
Tiếp được vãng sanh.
Những người như thế,
Có được nhân duyên,
Tuy sanh Cực Lạc,
Nhưng không thể đến
Nơi Vô Lượng Thọ.
Đường vào Phật quốc,
Bị chận ở nơi
Nội thành bảy báu.
Phật không khiến vậy,
Thân hành tự làm,
Tâm tự hướng thú.
Cũng có hoa sen ao báu,
Thân thọ tự nhiên,
Ăn uống khoái lạc,
Như Trời Đao Lợi.
Ở trong thành đó,
Không thể ra được,
Chỗ ở trên đất,
Không thể cao rộng tùy ý.
Trong năm trăm năm,
Không hề thấy Phật,
Không nghe kinh Pháp,
Không thấy Bồ-Tát,
Thánh chúng Thanh-Văn,
Người đó trí tuệ không sáng,
Trì kinh lại ít,
Tâm không giải mở,
Ý chẳng hoan lạc,
Là như thế đó,
Gọi là thai sanh.
Nếu có chúng sanh,
Tin rõ Phật trí,
Cho đến thắng trí,
Đoạn trừ nghi hoặc,
Tin thiện căn mình,
Làm mọi công-đức,
Chí tâm hồi hướng,
Đều được hóa sanh,
Trong hoa bảy báu,
Ngồi thế kiết già,
Chỉ trong khoảnh khắc,
Thân tướng quang minh,
Trí-huệ công-đức,
Như các Bồ-Tát,
Thành tựu đầy đủ.
Di Lặc nên biết,
Người hóa sanh nầy,
Trí-huệ thắng hơn.
Còn người thai sanh,
Trong năm trăm năm,
Chẳng thấy Tam-Bảo,
Không biết pháp thức Bồ-Tát,
Không được tu tập công đức,
Không được phụng-sự,
Phật Vô Lượng Thọ.
Nên biết người đó,
Trong đời quá khứ
Không có trí tuệ,
Sở trí nghi hoặc./ .

    « Xem chương trước «      « Sách này có 6 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vầng sáng từ phương Đông


Hạnh phúc khắp quanh ta


Nguyên lý duyên khởi


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 98.82.140.17 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách ... ...

Việt Nam (233 lượt xem) - Hoa Kỳ (33 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - ... ...