Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật »» MƯỜI HẠNH BỒ-TÁT PHỔ HIỀN »»

Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật
»» MƯỜI HẠNH BỒ-TÁT PHỔ HIỀN

Donate

(Lượt xem: 860)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật - MƯỜI HẠNH BỒ-TÁT PHỔ HIỀN

Font chữ:

“Bốn lời nguyện rộng lớn” với vô biên, vô tận, vô lượng… gì gì đó chẳng qua cũng chỉ là nguyện, là ước, là mong… Nói khác đi, nó chỉ mới dừng lại ở “thái độ”, phải chuyển thành “hành vi” (hành động) mới có thể thành… chánh quả được (Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành)!

Con đường “thay đổi hành vi” từ Biết đến Muốn, rồi từ Muốn đến Làm không dễ chút nào (KAP = Knowledge/ Attitude/ Practice), rồi từ Làm đến… Duy trì… quả là gian khó. Mà Tu thì phải Hành, chớ không thì chỉ là cái “đãy sách”

Nhưng, hành cách nào?

Phần lớn các chùa hiện nay thường thấy nơi chánh điện có tượng Phật Thích-ca đặt ở giữa, bên phải có Bồ-tát Văn- thù-sư lợi, cưỡi sư tử, tay cầm kiếm; bên trái có Bồ-tát Phổ Hiền, cưỡi voi sáu ngà, tay cầm đóa hoa sen.

Ai nghĩ ra các hình tượng tượng trưng này thật là hay để nhắc học Phật là con đường của Từ-bi và Trí-tuệ. Văn- thù (Manjusri) là Bồ-tát của Trí-tuệ, tay cầm kiếm chặt đứt phiền não, tiếng rống sư tử làm tắt ngấm vô minh. Phổ Hiền (Samantabhadra) là Bồ-tát của Từ-bi, cưỡi voi sáu ngà, chở bao nặng nhọc của bước đường thực hành và hoằng pháp. Tại sao voi 6 ngà? Tượng trưng cho Lục Ba-la-mật: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí huệ. Thú vị là tượng Văn-thù luôn ở bên trái còn Phổ Hiền thì luôn ở bên phải Phật Thích-ca. Khoa học bây giờ cũng thấy não trái là não của Trí tuệ, não phải là não của Từ Bi. Hồi xa xưa đó không ngờ đã phát triển nền Khoa học não bộ (Neurosciences) đến vậy!

Phổ là rộng, phổ quát (Universal) còn Hiền là Đức hạnh (Great conduct, Virtue, Goodness). Bồ tát Phổ Hiền đã làm một bảng Hướng dẫn thực hành (Guideline in Practising Buddhism) gọi là Mười Hạnh Phổ Hiền rất cụ thể. Học 10 hạnh này, mỗi ngày một chút thôi cũng đủ rồi vậy.

1. Lễ kính Chư Phật

(To pay homage and respect to all Buddhas)

“Chư” Phật, chớ chẳng phải chỉ có một vị Phật duy nhất. Phật nhiều vô kể. Phật khắp mười phương. Khắp tam thiên đại thiên thế giới, cả 3 thời quá khứ hiện tại vị lai, thời nào cũng có Phật, ở đâu cũng có Phật. Bởi ở đâu cũng có kẻ giác ngộ, lúc nào cũng có kẻ giác ngộ. Nhưng Phật Thích-ca vẫn là vị Phật lịch sử, vị đạo sư, kẻ dẫn đường, “bổn sư” của ta… Phật Thích-ca chẳng từng nói Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành đó sao? Phật Thích-ca cũng đã… không quên giới thiệu cho chúng ta các vị Phật khác ở khắp Đông Tây Nam Bắc để ta lễ kính.

Kinh Pháp Hoa có Bồ-tát Thường Bất Khinh là vị Bồ- tát rất dễ thương, ông luôn vái lạy mọi người và nói với họ rằng: “Xin kính lễ Ngài, vị Phật tương lai” Mặc cho người ta đánh mắng xua đuổi, ông cũng cứ lễ kính trân trọng chân thành như vậy, cho đến một hôm người ta giật mình nhìn lại, ừ đúng, sao không nhỉ? Nếu ta tu tập đúng con đường Phật dạy, ta cũng có thể trở thành Phật lắm chứ? Bài học: Đừng coi khinh mình, đừng coi thường mình, miễn là…

2. Xưng tán Như Lai

(To praise the Thus Come One - Tathagata)

Rất thú vị ở đây là không có chuyện “lễ kính” Như Lai mà chỉ là “xưng tán” (ca ngợi) Như Lai mà thôi. Nói khác đi, Như Lai không việc gì phải lễ kính! Phật thì “lễ kính” còn Như Lai chỉ “xưng tán” Lý do? Như Lai là Như Lai, không phải Phật. Như Lai “vô sở tùng lai diệc vô sở khứ” (chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu!): Thus come one - Tathagata. Nó vậy là nó vậy. Nhiều khi ta lầm tưởng Phật với Như lai. Nhìn con chim đầy màu sắc kia xem. Nhìn thiên nga và bầy vịt kia xem. Nhìn mây trôi nước chảy kia xem. Như Lai đó. Con ong cái kiến là Như Lai. Đóa hoa muôn màu muôn sắc là Như Lai. Và Phật cũng là… Như Lai khi đã giác ngộ, đã “thấy biết” và từ đó sống trong Như Lai, sống cùng Như Lai, sống với Như Lai. Ta vẫn gọi Phật bằng nhiều danh xưng với lòng tôn kính: Như Lai, Bậc Ứng cúng, Thế gian giải, Thiên Nhân sư…

Kinh nói “vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai” chớ không nói “Vào nhà Phật, mặc áo Phật…”, cũng nói “Như Lai thọ lượng” chớ không nói “Phật thọ lượng” (Pháp Hoa).

Nhớ lễ kính chư Phật mà xưng tán Như Lai vậy.

3. Quảng tu cúng dường

(To make abundant offerings)

Quảng tu là rộng tu. Tu mà bó hẹp, bịt mắt chỉ thấy một góc, một phía thì uổng lắm. Phật dạy lúc trước, lúc sau hay lúc giữa cũng chỉ có một, nhưng tùy theo “căn cơ” của đối tượng mà ứng biến, gia giảm cho phù hợp, nên đôi khi dễ tưởng là khác, là “mâu thuẫn” Có lần trong một buổi thuyết giảng của Phật cả mấy ngàn người đã bỏ đi. Trước khi nhập Niết bàn, Phật còn dặn dò xưa nay Ta chưa hề giảng dạy điều gì cả, chưa hề giảng dạy cho ai cả. Hình như Phật biết trước, thời đại Internet, đầy những fake news. Cái thấy biết của Phật thì như cánh rừng Simsapa kia mà điều nói ra chỉ là nhúm lá trong tay. Phần không nói ra, rồi sẽ tự biết. Phật gợi ý để rồi tự ta phát hiện, tự chứng, tự nội.

“Nhất thiết chủng trí” rồi thì đã có Bình đẳng tánh trí, Diệu quan sát trí. Cúng dường là bố thí. Quảng tu cúng dường là bố thí rộng lớn. Bố thí là hàng đầu trong Lục độ (Bố thí, Trì giới…). Bố thí có tài thí, pháp thí và vô úy thí. Bố thí thân mạng mỗi ngày nhiều như cát sông Hằng… là tốt nhất (Thiền). Dược Vương Bồ-tát tự đốt cả thân mình, đốt cả hai cánh tay (đốt ở đây là dập tắt tham, sân, si, mạn, nghi, kiến… để có thân vô ngã, pháp vô ngã) được các vị Phật khen là “món thí hạng nhứt!”

4. Sám hối nghiệp chướng

(To repent misdeeds and evil karmas)

Chướng là trở ngại, gây phiền phức, gây rắc rối, không trơn tru. Cái gì gây trở ngại, gây chướng vậy? Nghiệp!

Nghiệp là gì? Phật dạy nghiệp là tài sản của ta. Ta là kẻ thừa tự của nghiệp. Nói khác đi, ta “lãnh đủ” nếu ta tạo nghiệp. Dĩ nhiên, đó là ác nghiệp. Thiện nghiệp thì sao? Thì ta không bị chướng, gì cũng thành tựu, tốt đẹp. Nhìn hôm nay biết nghiệp ngày xưa. Nhân hôm nay biết quả ngày sau. Nói khác đi, nó là kết quả, là nguyên nhân của đời sống ta, là hạnh phúc, là khổ đau của kiếp sống ta. Cải nghiệp được không? Được. Nghiệp do thân khẩu ý mà sinh. Hành vi chỉ là thân và khẩu. Có Thân nghiệp, Khẩu nghiệp, nguồn gốc của sanh sự. Nhưng Ý nghiệp mới thật là ghê gớm. Ý dẫn đầu các pháp. Nhưng Ý thường làm bộ vô can. “Tác ý” là yếu tố chính xác định nghiệp. Người ta có thể tha thứ cho một sự vô tình, nhưng cố ý thì rắc rối to. “Như lý tác ý”, nghĩa là theo “lý” mà làm. Lý đây là cái thấy biết như thực, cái chánh kiến, chánh tư duy, từ đó mà có chánh ngữ, chánh nghiệp. Còn sám hối là hối lỗi, thấy biết chỗ sai quấy mà “từ nay xin chừa” Ta là chủ nhân của nghiệp. Sám hối cái sai quấy thì không đi vào ác nghiệp và từ đó, nghiệp hết… chướng!

5. Tùy hỷ công đức

(To rejoice in others’ merits and virtues)

Là công đức do tùy hỷ mà có. Tùy hỷ là cái vui theo người. Người có chuyện vui thì mình vui theo. Dĩ nhiên, chuyện vui đó phải là chuyện thiện. Nếu là chuyện xấu ác mà vui theo thì nguy. Tùy hỷ thực chất là để chữa trị bệnh đố kỵ, ghen ghét, là một trong những “bản năng” gốc của con người. Đố kỵ ghen ghét cũng vì tham, vì thấy thua sút người ta. Khi không còn tham sân si, khi vô ngã rồi thì không còn ganh ghét đố kỵ nữa. Tùy hỷ mà giả đò, tùy hỷ mà không thực lòng, tùy hỷ mà hùa theo thì không phải là tùy hỷ. Sẽ chẳng có “công đức” gì ở đây! Thứ tùy hỷ giả, nói theo, làm vui lòng người, khen bừa cho người vui thì chưa gọi là tùy hỷ. Nịnh càng không phải là tùy hỷ. Cho nên phải coi chừng tùy hỷ. Coi chừng lời tùy hỷ, kẻ tùy hỷ. Ái ngữ không phải là tùy hỷ. Chánh ngữ mới đúng. Có chánh kiến, chánh tư duy thì mới có chánh ngữ. Quả là không dễ.

6. Thỉnh Phật chuyển pháp luân

(To request the Buddhas to continue teaching)

Pháp luân là “Bánh xe pháp” Bánh xe pháp vẫn phải luôn chuyển không ngừng bởi đời sống như dòng sông vẫn trôi chảy. Cũng vẫn tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến đó thôi, cũng vẫn thất tình lục dục đó thôi, nhưng đã mỗi thời mỗi khác. Xưa cung tên giáo mác nay hỏa tiễn hạt nhân… Xưa bệnh tật khu trú từng vùng, nay lan tràn trong nháy mắt… Thế giới trong lòng bàn tay. Trái đất nóng lên. Môi trường chết ngạt. Thức ăn đầy độc chất. Tin tức đầy fake news, deepfake… Xưa, lên núi cao tìm thầy, vào hang sâu tìm kinh sách, chỉ một câu một chữ thôi đủ ngộ. Nay bấm cái nút, thiên kinh vạn quyển, tẩu hỏa nhập ma. Sinh học tạo con người từ ADN, công nghệ gắn thêm AI (trí thông mình nhân tạo), robot điều khiển con người từ xa…

Duy-ma-cật nói: Phải nắm bắt thật đúng đối tượng thì “thuyết pháp” mới có hiệu quả. Phật dạy “Ta chẳng có pháp gì để thuyết cả!” Vì “Pháp thuận với không, tùy theo vô tướng, ứng với vô tác. Pháp lìa khỏi tốt và xấu, thêm và bớt, sinh và diệt… há thuyết diễn được sao?”

Lục tổ Huệ Năng nói: “Thiện tri thức, đạo cần phải linh động, chớ nên làm cho ngăn trệ. Tâm chẳng trụ pháp thì đạo được linh động, tâm nếu trụ pháp, gọi là tự trói”

Cho nên vẫn phải Thỉnh Phật chuyển pháp luân thôi.

7. Thỉnh Phật trụ thế

(To request the Buddhas to remain in the world)

Người có “chứng ngộ” thường dễ thấy “phạm hạnh đã tròn đầy”, muốn “đặt gánh nặng xuống, bước vào cõi vô sanh, niết bàn tịch diệt…” Nhưng, thế thì còn ai để lặn lội trong cõi Ta-bà đầy ô trược này mà “hóa độ” chúng sanh? Cho nên phải thỉnh Phật trụ thế.

Bồ-tát thì phải “bất tận hữu vi, bất trụ vô vi” Hữu vi thì vô thường, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ như điện, giả tạm, hư vọng, dẫn đến nhàm chán, buông bỏ. Nhưng Bồ-tát thì không. Phải chịu khó ở lại giúp đời giúp người “hộ trì chánh pháp” “Vào sinh tử luân hồi như vào vườn cảnh, đức tánh vô niệm, trí huệ thực tướng, nhưng chẳng bỏ pháp thế gian. Từ bi hỷ xả mà không phóng dật, tu học lẽ Không mà không chấp không, quán vô thường mà không chán cội lành, quán phiền não mà không đoạn phiền não”

Trí bất đắc hữu vô/ Nhi hưng đại bi tâm.

8. Thường tùy Phật học

(To follow the teachings of the Buddhas at all times)

Phật không dạy nhiều và thậm chí còn nói “Ta chẳng có pháp gì để thuyết cả”! Nhưng chư Phật đều nhắc nhở Chư ác mạc tác/ Chúng thiện phụng hành/ Tự tịnh kỳ ý (thị chư Phật giáo). Nghĩa là việc ác đừng làm, việc thiện thì làm. Quan trọng nhất là phải “tự tịnh kỳ ý” Cái mới khó! Thanh tịnh bổn nhiên/ Tùy chúng sanh tâm/ Chu biến pháp giới, ấy chẳng qua vì nghiệp mà thấy vậy, ra vậy. Phải làm cho tâm được trở về với cái “thanh tịnh bổn nhiên” ấy của mình vốn sẵn. Cái khó ở chỗ phải tự mình làm, tự mình “tịnh cái ý” của mình chớ không thể nhờ ai giúp được. Chỉ có thể quay về nương tựa chính mình thôi. Tuệ giác, Insight, là cái thấy bên trong. Tìm kiếm đâu xa. Gia trung hữu bảo hưu tầm mích. Tóm lại, thường tùy Phật học là học chính mình, quay về bên trong mình. Luôn tự hỏi mình đang tham đó ư? đang sân (giận) rồi sao? mê muội đến vậy hả? Thôi nhé.

“Có bốn thứ ma, tám vạn bốn ngàn thứ phiền não làm cho chúng sanh nhọc nhằn, mỏi mệt, chư Phật dùng chính những thứ ấy mà làm Phật sự” (kinh Duy-ma-cật).

Học Phật được vậy thì “sự sự vô ngại”

Thiện Tài đồng tử trải qua 53 “cửa ải”, ở đâu cũng học, cũng hành đúng pháp, sau cùng thì mới “thõng tay vào chợ” được vậy!

9. Hằng thuận chúng sanh

(To accommodate and benefit all living beings)

Chúng sanh bệnh thì mình cũng bệnh như Duy-ma-cật. Đồng bệnh tương lân, mới thấu cảm nhau. Bồ-đề-đạt-ma đã vội xua đuổi, bỏ rơi Lương Võ Đế cũng đáng tiếc.

Huệ Năng khi đã giác ngộ: “Bổn lai vô nhất vật” rồi, đã thấy pháp thân rồi mà cũng mất 15 năm theo cùng nhóm thợ săn, săn thú, uống rượu, bán buôn… Hay là… ông cố tình xâm nhập để quan sát, học hỏi, tu tập? Nghe nói tuy sống chung với nhóm thợ săn 15 năm như vậy, ông chưa từng săn thú, ăn thịt, uống rượu? Biết đâu ông cũng đã “độ” được năm ba. Huệ Năng nói: “Ngoài không dính mắc là thiền, trong không lay động là định…”

Chúng sanh nào thì Bồ tát đó. Chúng sanh ở trong Bồ tát, Bồ tát ở trong chúng sanh. “Đồng nhi bất hòa” Quán Thế Âm có 32 ứng hóa thân để biến hiện tùy cơ. Gặp vua quan thì vua quan. Gặp ốm đau bệnh hoạn thì ốm đau bệnh hoạn… Mà bên trong vẫn là Bồ-tát Quán Thế Âm như như bất động, với bình cam lồ, với nhành dương liễu, với “vô úy thí”…

Tham vấn viên trong công tác xã hội ngày nay đóng vai kẻ mại dâm, người nghiện ma túy để hòa nhập với đối tượng, giúp họ giải thoát, bằng kỹ năng tham vấn với tôn trọng, chân thành, thấu cảm, lắng nghe…

10. Phổ giai hồi hướng

(To transfer all merits and virtues to benefit all beings) “Hồi hướng” là chia sẻ. “Phổ” là cùng khắp, rộng lớn.

Chia sẻ cái gì? Cái công đức. Phước đức cũng chia sẻ được, nhưng phước đức thì hữu lậu, như Lương Võ Đế đúc chuông lớn, xây chùa to, nuôi tăng đoàn… cũng chẳng có tí “công đức” nào bị Bồ-đề-đạt-ma quở. Có thể ông vua còn vênh váo, tự mãn, với cái ngã to đùng của mình thì càng đáng trách, trong khi công đức là cái tu bên trong, để có tuệ giác và vô ngã. “Tu tánh” là công. “Tu thân” là đức. Huệ Năng nói “chánh niệm không gián đoạn là công, tâm bình đẳng, chánh trực là đức”

Có người hỏi Phật vậy chia sẻ cái phước có làm giảm bớt phước của mình đi không? Phật nói không. Phước như ngọn đuốc, càng “mồi” cho trăm ngàn ngọn đuốc khác để cùng sáng lên vẫn không làm tổn hao ngọn lửa của đuốc.

Công đức cũng vậy. Càng hồi hướng càng thêm công đức.

“Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo”

(Từ Quang tập 37, tháng 7.2021)

Lời dịch “Mười Hạnh Phổ Hiền” tiếng Anh, dựa theo en.wikipedia. org/wiki Samantabhadra


    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gõ cửa thiền


Phát tâm Bồ-đề


Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Cho là nhận

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.14.83 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (194 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...