Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật »» BỐN LỜI NGUYỆN RỘNG LỚN (Tứ Hoằng Thệ Nguyện) »»

Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật
»» BỐN LỜI NGUYỆN RỘNG LỚN (Tứ Hoằng Thệ Nguyện)

(Lượt xem: 518)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật - BỐN LỜI NGUYỆN RỘNG LỚN (Tứ Hoằng Thệ Nguyện)

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Không biết ai là người đã viết nên “4 lời nguyện rộng lớn” (Tứ hoằng thệ nguyện) này nhưng từ thời Lục Tổ Huệ Năng (TK VII) đã thấy đề cập và cho đến nay hằng ngày các tu sĩ cũng như cư sĩ theo con đường của Phật đều tụng niệm như một lời nhắc nhở để… đừng bao giờ quên:

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn Pháp môn vô lượng thệ nguyện học Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành

Chúng sanh thì “vô biên”, phiền não thì “vô tận”, pháp môn thì “vô lượng” còn Phật đạo thì “vô thượng”…

Chuyện kể có vị thiền sinh được Thầy cho có một chữ làm “công án” để mà nghiền ngẫm suốt mấy năm trời: “Vô”! Đọc Bát Nhã Tâm Kinh thấy toàn… Vô: “Vô sắc, vô thọ… vô nhãn nhĩ… vô vô minh, vô khổ tập diệt đạo, vô trí diệc vô đắc…”

Nhưng, tại sao chúng sanh thì vô biên?

Vô biên bởi vì không thể đếm, không thể đo được.

Sợi tóc trên đầu cũng đếm được, các ngôi sao trong vũ trụ cách xa hàng triệu năm ánh sáng cũng đo được… Còn chúng sanh thì chịu!

Bởi “chúng” “sanh” ở trong tâm. Mà tâm ở đâu thì không biết. Không ngằn mé. Không biên giới. Ngồi đây mà tức khắc đã có thể có mặt ở chân trời góc biển, ở bên kia nửa quả địa cầu, ở cả bên kia thế giới, với “những người muôn năm cũ”…

Vậy làm sao “độ” được? Dễ thôi. Trong kinh Kim Cang, Phật nói: “chúng sanh tức phi chúng sanh thị danh chúng sanh” (chúng sanh tức không phải chúng sanh, chỉ tạm gọi là chúng sanh). Và Bồ-tát thì phải “… diệt độ tất cả các loại chúng sanh, đưa vào vô dư Niết bàn”, “mà thiệt ra không có chúng sanh nào được diệt độ cả”

Nghĩa là chỉ cần làm “tắt ngấm” tham sân si (Niết bàn) thì chúng sanh đã được… diệt độ! Mà, lúc đó đâu còn “chúng” nào “sanh” ra nữa đâu, nên nói không có chúng sanh nào được diệt độ. Tóm lại, chúng sanh do ta bày ra, do ta vẽ ra… để tự làm khổ ta thì ta “tự diệt độ” lấy. Chả ai giúp mình đâu!

Lục Tổ Huệ Năng nói gọn: “Tự tâm chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”

Tại sao phiền não lại vô tận?

Vô tận nghĩa là không… dứt được, không hết được. Nó cứ liên miên… bất tận. Thiệt ra phiền não cũng là một “pháp”, nó cũng “sanh trụ dị diệt”, nhưng nó liên miên là vì nó “phan duyên”, dắt díu nhau. Không ư? Khi xảy ra một chuyện phiền não nào đó thì nó dắt dây dắt nhợ, chuyện xưa chuyện sau… lải nhải hoài không dứt!

Nhưng phiền não… cũng rất cần thiết đó chớ! Phiền não là Bồ đề mà! Không có phiền não thì ta không nhận ra Bồ đề, ta cứ để mình “trôi lăn” mãi trong khổ đau thôi. Cũng như nhờ có đau bụng mà ta biết bị “viêm ruột thừa” để kịp thời đi mổ!

Có thể “đoạn” được không? Được! Cái khó là thấy biết nguyên nhân của phiền não. Thường thì do tham, sân, si… mà ra. “Đoạn” (cắt đứt) được không là tùy tâm ta mà thôi.

Lục Tổ Huệ Năng bảo: Tự tâm phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.

***

Tại sao Pháp môn thì vô lượng?

Vô lượng nghĩa là vô số, nhiều đếm không xuể! Chi nhiều vậy? Là bởi vì mỗi pháp môn “trị” một thứ phiền não. Mà phiền não thì vô tận nên pháp môn cũng phải… vô tận. Có người chịu khó… đếm thử, thấy có tám vạn bốn ngàn pháp môn! Thế mà “thệ nguyện” học cho hết. Tẩu hỏa nhập ma là phải thôi! Tham quá mà. Thiệt ra, tùy theo căn cơ mỗi người mà chọn pháp môn cho phù hợp. Nói khác đi, tùy bệnh mà bốc thuốc. Cần thầy giỏi, chẩn đoán chính xác, chớ không phải thầy hù dọa làm cho người ta sợ hãi, lệ thuộc. Một “chứng” đau bụng có hàng trăm thứ bệnh, một chứng nóng sốt có hàng trăm thứ bệnh… Vì thế mà có tám vạn bốn ngàn thứ thuốc… ở trong Pharmacy. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải đề ra một danh mục “Thuốc thiết yếu” chừng vài trăm món để hướng dẫn sử dụng… Một “hoạt chất” (principe actif) của thuốc gốc có thể có hàng chục loại tên thương mại khác nhau dễ làm quáng mắt. Thầy thuốc có thể tùy tâm lý người bệnh mà “bào chế” sao cho phù hợp.

“Thuốc thiết yếu” ở đây là Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên, Bát nhã, Lục độ Ba-la-mật… vậy.

Và nhớ, “Pháp môn” còn là cửa đi vào Pháp, để thấy Tánh.

Cho nên Lục Tổ Huệ Năng dạy:

Tự tánh Pháp môn vô lượng thệ nguyện học.

***

Tại sao Phật đạo lại vô thượng?

Phật chưa bao giờ nói đạo Ta vô thượng, Ta là giáo chủ… Chỉ nói ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành… Và dạy: Đừng vội tin ta, đừng vội tin ai cả. Hãy đến thử đi rồi biết.

Phật đạo vô thượng ở đây không có nghĩa là… cao nhất mà chỉ có nghĩa là “khó nhất”! Thật vậy. Kinh Duy Ma Cật có một câu hỏi hay: Thế nào là “Phật đạo”? Trả lời: Phật đạo là phi đạo! “Phi đạo” có nghĩa là ngược chiều, ngược lại con đường bình thường của nhân sinh. Giàu sang phú quý, vợ đẹp con khôn, công danh vinh hiển… chẳng phải là “con đường” mơ ước của kiếp nhân sinh ư? Vậy mà Thái tử Tất-đạt-đa bỏ hết, đang đêm trốn ra khỏi cổng thành, lên rừng, sống đời khổ hạnh, nhịn đói, nhịn khát, nhịn thở, ngủ trong nghĩa địa… Tóm lại là lội dòng nước ngược. Người theo Phật đạo chấp nhận gian khổ, từ bỏ tham ái, chấp thủ… để giải thoát “luân hồi sanh tử” Không dễ chút nào là vậy!

Phật đạo cũng chính là con đường để thành Phật. Cho nên Lục Tổ Huệ Năng nói:

Tự tánh Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

(Từ Quang tập 36, tháng 4.2021)


    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hoa nhẫn nhục


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.146.154.243 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...