Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng »» Làm thiện tích phước »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng
»» Làm thiện tích phước

(Lượt xem: 3.434)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng - Làm thiện tích phước

Font chữ:


Giảng rộng

Những gì người thế tục tích lũy được, có những thứ người khác có thể cướp đoạt, mà bản thân mình không thể mang theo khi chết. Lại có những thứ người khác không thể cướp đoạt, nhưng bản thân mình cũng không thể mang theo khi chết. Lại có những thứ mà mình có thể mang theo khi chết nhưng người khác không thể cướp đoạt.

Vàng bạc châu báu, nhà cửa ruộng vườn... đó là những thứ người khác có thể cướp đoạt, mà ta không thể mang theo khi chết. Học thức uyên bác, tài năng xuất chúng, đó là những thứ người khác không thể cướp đoạt, nhưng ta cũng không thể mang theo khi chết.

Còn nói về những thứ mà ta có thể mang theo khi chết nhưng người khác không thể cướp đoạt, thì không gì khác hơn chính là những việc thiện đã làm, phước đức đã tạo. Làm thiện đạt đến mức cao nhất thì có thể giúp cho tổ tiên bảy đời đều được siêu thăng, thần thánh đều ủng hộ; tích phước đến mức cao nhất thì có thể khiến cho các nạn lũ lụt, lửa cháy đều không thể làm hại đến.

Làm việc thiện chính là nền tảng của sự tu phước, mà phước đức có được lại chính là sự cảm ứng từ việc làm thiện. Nếu chỉ tu phước mà không tu trí huệ, mỗi khi hưởng phước lại nhân đó mà tạo thêm nghiệp xấu. Nếu chỉ tu trí tuệ mà không tu phước, e rằng đời sau phước mỏng, cuộc sống phải chịu nhiều khó khăn thiếu thốn.

Xưa vào thời đức Phật Ca-diếp tại thế, có hai anh em nhà kia đều xuất gia làm sa môn. Người anh trì giới tham thiền, hết lòng cầu đạo, nhưng không tu hạnh bố thí. Người em lại siêng tu phước nhưng thường phạm vào giới luật. Về sau, khi đức Thích-ca Mâu-ni thành Phật, người anh chứng đắc quả vị A-la-hán, nhưng vì chưa từng tu phước nên thường đói thiếu, ăn chẳng được no. Người em do thường phạm giới nên phải sinh làm con voi. Tuy nhiên, do đời trước thường tu phước nên tuy sinh vào loài súc sinh lại được đức vua yêu thích, thường cho mang trên thân đầy những thứ vòng ngọc châu báu, lại ban cho thực ấp đến trăm hộ, thức ăn thường dư dật. Cho nên nói rằng: “Tu phước không tu huệ, thân voi mang chuỗi ngọc. Tu huệ không tu phước, La-hán thường đói thiếu.”

Chỉ duy nhất đức Phật được tôn xưng là bậc Lưỡng túc tôn, vì cả hai mặt phước, huệ của ngài đều đầy đủ.

Trưng dẫn sự tích

Tạo lập nhiều ruộng nhân nghĩa


Vào đời nhà Minh, ở huyện Hoa Đình có người tên là Cố Chánh Tâm, tên tự là Trọng Tu. Cha ông là Cố Trung Lập làm quan Tham nghị ở Quảng Tây.

Chánh Tâm thích làm việc thiện, thường quyên góp đến số 104.700 lượng bạc, mua ruộng đến 40.800 mẫu, dùng vào việc giúp đỡ người khác, gọi là nghĩa điền. Những ruộng ấy nằm phân tán trong 2 huyện Hoa Đình và Thanh Phố, lợi tức thu hoạch được đều dùng để cung cấp các khoản sưu dịch thuế má cho nhà nông gặp lúc khó khăn, giúp họ không rơi vào cảnh khốn cùng.

Một năm nọ, vào khoảng gần cuối năm, có quan tuần tra đến phủ Tùng Giang, hạ lệnh nghiêm cấm người dân vào lúc giao thừa không được nhóm lửa, đốt pháo... Có người dân trong phố vi phạm lệnh cấm, quan sai người đến bắt, lại bắt nhầm Cố Chánh Tâm giam vào ngục. Nhân đó ông gặp được những tù nhân bị rách rưới rét lạnh, liền cấp phát quần áo cho; gặp những người đói khát, liền cấp phát cơm gạo; những người phạm tội có thể chuộc bằng tiền, liền xin nộp tiền thay cho họ; khiến cho phạm nhân trong nhà ngục được cứu ra hết gần như trống rỗng. Chánh Tâm lại còn giúp tiền để tu sửa lại nhà ngục. Ông thường thi ân cho rất nhiều người dù biết họ không có khả năng báo đáp.

Sau khi ông chết, các quan địa phương đem những việc làm tốt đẹp ấy báo lên triều đình, hoàng đế ban chỉ hết lời khen ngợi, cho được đưa vào thờ tự chung với các bậc tiền nhân hiền đức của địa phương.

Lời bàn

Đời nhà Tống, Phạm Trọng Yêm mua ruộng để sử dụng hoa lợi thu hoạch vào việc giúp đỡ người trong họ Phạm, gọi là nghĩa điền, để lại tiếng thơm muôn đời. Nhưng nghĩa điền của họ Phạm chỉ giúp đỡ cho người cùng họ Phạm, không giúp được đến những người khác họ; ruộng ấy cũng chỉ khoảng trăm mẫu, không nhiều đến số hơn bốn mươi ngàn. Việc làm cao đẹp của Cố Chánh Tâm vượt xa người đi trước, thật hết sức phi thường. Cứ theo như phước báo của việc làm ấy mà xét thì hiện nay nhất định ông đang thọ sinh nơi cung trời Lục dục, bay lượn tự tại giữa không trung, thọ hưởng an lạc vô cùng tận.

Một mình đảm nhận việc nghĩa

Vào đời nhà Minh, tại Hồ Châu thuộc tỉnh Triết Giang có người tên Từ Nhữ Huy, nhà giàu có, thích làm việc bố thí giúp người. Bấy giờ, có ngôi chùa ở Hàng Châu tổ chức giới đàn, phí tổn rất lớn, quan viên cả hai ty Bố chánh và Án sát cùng họp lại, kêu gọi các nhà hào phú ở địa phương phát tâm đóng góp.

Từ Nhữ Huy tự nguyện xin được một mình lo liệu tất cả. Vị Hiến trưởng là Dương Kế Tông gạn hỏi vì sao ông làm như vậy, Từ Nhữ Huy Đáp: “Người ta dẫu có tích lũy được sản nghiệp, nếu có đứa con hư hỏng, ắt rồi tất cả cũng sẽ về tay người khác, sao bằng đem dùng vào việc tốt đẹp vượt trội này, đời sau sẽ mãi mãi được thọ hưởng phước báo? Huống chi tiền tài là đầu mối tụ tập oán thù, con tôi không có tiền tài thì không phải nhận lãnh oán thù, hẳn sẽ được người thương yêu.”

Nhữ Huy hiến cúng một ngàn nén bạc. Quan chức hai ty Bố chánh và Án sát đều ngợi khen sự sáng suốt hào phóng của ông, đặc biệt thiết đặt chỗ ngồi danh dự nơi hậu đường mời ông đến, tất cả quan thuộc đồng liêu cùng tụ họp chiêu đãi, lại kính tặng ông một bức trướng lụa và đưa tiễn về đến tận nhà. Ai nghe đến việc này cũng đều kính phục, ngưỡng mộ.

Lời bàn

Kinh Đại Bảo Tích dạy rằng: “Nếu ta không bỏ được tiền tài, tiền tài cũng sẽ bỏ ta. Nay ta nên xả bỏ tiền tài giả tạm, nên tạo tác tài bảo bền vững.”

Từ Nhữ Huy làm như thế chính là đã tạo tác tài bảo bền vững.

Bố thí cúng dường không mệt mỏi

Vào cuối đời nhà Minh, vùng Triết Giang có người họ Sử thích làm việc thiện, thường bố thí giúp người, lại rất hoan hỷ tổ chức trai tăng cúng dường. Bấy giờ có vị tăng hiệu là Đại Thành, thường xuống núi hóa duyên rồi mang về chùa cúng dường chúng tăng. Đường về chùa đi ngang qua nhà họ Sử, hôm nào thấy hòa thượng quay về cơm không đầy bát, Sử quân lập tức vào nhà lấy cơm thêm vào cho đầy. Cứ như vậy trải qua nhiều năm, chưa bao giờ sinh lòng chán nản mỏi mệt.

Ngày kia, người vợ của Sử quân sắp đến ngày sinh nở, bỗng thấy hòa thượng Đại Thành đến nhà, xăm xăm đi thẳng vào phòng phu nhân. Mọi người nhìn thấy đều lấy làm kinh dị, vội đuổi theo vào thì không tìm thấy gì cả. Sau đó, phu nhân hạ sinh một bé trai. Sử quân cấp tốc sai người lên chùa dò hỏi về hòa thượng Đại Thành, mới hay trong cùng ngày hôm đó ngài đã viên tịch. Sử quân nhân đó liền đặt tên cho con trai là Sử Đại Thành.

Đứa bé hết sức thông minh, từ lúc ở trong thai đã khiến người mẹ chỉ ăn toàn thức ăn chay lạt. Khi trưởng thành, văn chương ngày càng trác tuyệt phi thường. Đến khoảng niên hiệu Thuận Trị thì thi đỗ Trạng nguyên.

Lời bàn

Chỉ biết làm việc thiện mà không tin Phật pháp, cách tu phước như vậy, bậc thức giả xem là đầu mối oan nghiệp của đời thứ ba. Vì sao vậy? Vì nhân việc làm thiện đó, trong hai đời được hưởng phước báo ắt không tránh khỏi tạo ra nhiều tội nghiệt, đến đời thứ ba hẳn phải nhận lãnh nghiệp báo khổ đau. Sử quân vốn là người trong Phật pháp, nên tuy được hưởng phú quý vinh hoa vẫn không vì thế mà đắm say mê muội.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 46 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống đẹp giữa dòng đời


Công đức phóng sinh


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Bức Thành Biên Giới

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.






DONATION

Quý vị đang truy cập từ IP 44.200.171.156 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong Rộng Mở Tâm Hồn Van Tran Thu Huyen Rộng Mở Tâm Hồn nguyen ba tho Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Tâm Lương Rộng Mở Tâm Hồn lamtrinh Rộng Mở Tâm Hồn đức Lâm Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Nhĩ Như Thị Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn thái quân Rộng Mở Tâm Hồn Tịch Nguyệt Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thanh01 Rộng Mở Tâm Hồn Thu Loan Rộng Mở Tâm Hồn Davidlam Rộng Mở Tâm Hồn Leanbinh Rộng Mở Tâm Hồn Ngọc Châu Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn 釋祥厳 Rộng Mở Tâm Hồn Tăng Văn Y Rộng Mở Tâm Hồn ĐẶNG THỊ THU AN Rộng Mở Tâm Hồn Văn Dũng Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn Lâm Thành Được Rộng Mở Tâm Hồn Quảng Thúy Rộng Mở Tâm Hồn phuctan Rộng Mở Tâm Hồn Thích Thện Tâm ... ...

Hoa Kỳ (1.152 lượt xem) - Việt Nam (235 lượt xem) - Senegal (69 lượt xem) - Central African Republic (46 lượt xem) - Australia (10 lượt xem) - Greece (7 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...