Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đức Phật và chúng đệ tử »» Xem đối chiếu Anh Việt: Dòng tộc Sakya »»

Đức Phật và chúng đệ tử
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Dòng tộc Sakya

(Lượt xem: 4.116)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Dòng tộc Sakya

The Sakyans

Dòng sông Hằng chảy qua một đồng bằng rộng lớn, với rặng đồi Mahabharat làm biên giới ở phía Bắc, vượt khỏi chúng là đến dãy Himalaya (Hy-Mã-Lạp-Sơn). Ngay nơi tiếp giáp giữa vùng đồng bằng đó với những ngọn đồi chính, là quê hương của tộc người Sakya (Thích-Ca), dòng dõi mà Đức Thế Tôn đã chọn để hạ sanh vào. Người Sakya thuộc về giai cấp của những chiến binh (khattiya) và vốn nổi tiếng bởi tính nóng nảy cùng sự kiêu hãnh. So với các thành bang khác thì người Sakya khá là đơn giản. Họ như nằm ngoài rìa của nền văn minh đang phát triển nhanh chóng ở miền bắc Ấn Độ thời bấy giờ. Không có những thành thị như các vương quốc hùng mạnh, tộc Sakya chỉ có những thị trấn lớn cùng các làng mạc mà trong đó, những nơi trọng điểm là thủ đô Kapilavatthu, Catuma, Komadussa và Silavati.
1. The Ganges River flows through a broad flat plain bordered on its northern side by the Mahabharat Hills, beyond which lie the Himalayas. Just where the plain meets the hills was the homeland of the Sakyans, the tribe into which the Buddha was born. The Sakyans belonged to the warrior caste (khattiya) and had a reputation for hot-headedness and pride. Compared with the other states, the Sakyans were rather unsophisticated, on the outer edge, as it were, of the civilisation that was rapidly developing in northern India at that time. The Sakyans had no cities as such but rather large towns and villages, the main ones being Kapilavatthu, the capital, Catuma, Komadussa and Silavati.
Như bao dân tộc khác, người Sakya cũng có cho riêng mình những truyền thuyết về sự khởi thủy của dòng tộc, một sản phẩm của sự hòa trộn giữa sự thật và trí tưởng tượng, nhằm làm nổi bật sự uy dũng và cao quý của họ. Ngược dòng lịch sử để truy tìm nguồn gốc của mình, người Sakya quay về đến tận thời đại của vị Vua Okkaka huyền thoại. Theo truyền thuyết, Okkaka có năm hoàng hậu cùng rất nhiều người con nhưng chỉ có các con của hoàng hậu cả Bhatta là được phép thừa kế ngai vàng. Đó chính là bốn vị hoàng tử Okkamukha, Karakanda, Hatthinika và Sinipura. Khi người hoàng hậu cả qua đời, Okkaka kết hôn với một người phụ nữ rất trẻ và sắc phong cô ta làm hoàng hậu chính, mà bỏ qua những người vợ khác của mình. Việc đó đã dấy lên thật nhiều ghen tị nơi các bà vợ kia.1 Khi người hoàng hậu mới này hạ sinh một bé trai, Vua Okkaka rất vui mừng và hứa sẽ ban cho cô bất cứ điều gì cô muốn. Ngay lập tức cô trả lời, “Thiếp muốn con thiếp được thừa kế ngai vàng.” Nhà vua biết rằng không thể thực hiện điều này vì bốn người con trai kia của ông đã được thừa kế ngai vàng một cách hợp pháp, nhưng hoàng hậu lại nhất định buộc vua phải giữ lời hứa của mình. Không thể nuốt lời, nhà vua đành phải phong cho người con trai vừa chào đời là Jantu làm thái tử đồng thời trục xuất bốn người con trai kia của mình khỏi vương quốc. Vô cùng bất bình trước quyết định của vua, các chị của bốn vị hoàng tử đã tự nguyện cùng bị lưu đày với các em như một cách chống đối lại cha mình. Các hoàng tử và công chúa lang thang vào rừng tìm kiếm một nơi thích hợp để trú ngụ. Đoàn người đi mãi, cuối cùng họ bắt gặp am thất của vị ẩn sĩ Kapila, và vị ẩn sĩ này đã ân cần đón tiếp và mời họ trú lại gần đó. Thế là bốn hoàng tử cùng các chị mình đã quyết định ở lại và đặt tên cho vùng đất nhỏ đó là Kapilavatthu, để tỏ lòng trân trọng đối với vị hiền nhân. Cũng có một số ngôi làng biệt lập nằm rải rác không xa chỗ họ, nhưng vì các hoàng tử trẻ quá kiêu hãnh và không bao giờ kết hôn với người ngoại tộc, nên họ đã quyết định tôn chị cả Piya làm mẹ và sau đó kết hôn với những người chị khác. Đó là một điều khiến cho tộc Sakya ở các thế kỷ sau thường bị đem ra châm chọc. Về sau, công chúa Piya kết hôn với Rama, vua của Benares, và con cái của họ thì trở thành tổ tiên của tộc Koliya. Những người bà con của dòng họ Sakya ở phía Đông. Câu chuyện này cùng với một số các câu chuyện khác có liên quan đến lịch sử của bộ tộc có lẽ đều đã được dạy cho thái tử Siddhartha từ lúc Ngài còn trẻ.
2. Like all peoples of the time, the Sakyans had legends about their origins, a mixture of fact and fiction, meant to emphasise their prowess and nobility. They traced their origins back to the mythical King Okkaka. According to the legend, Okkaka had five queens and numerous children but only the offspring of the chief queen, Bhatta, were in line for the throne. These princes were Okkàmukha, Karakanda, Hatthinika and Sinipura. When the chief queen died, Okkaka married a much younger woman and made her chief queen, passing over his other wives and creating much jealousy.1 When the new chief queen delivered a son, Okkaka was so pleased he offered to give her anything she wished. Immediately she replied, “I want my son to inherit the throne.” The king couldn’t do this because his four other sons were legally entitled to the throne, but the queen insisted that he keep his promise. Not being able to back down, he regretfully made his new son Jantu crown prince and expelled his other four sons. Their sisters were disgusted with this decision and as a protest they joined their brothers in exile. The princes and princesses wandered through the jungle looking for a suitable place to stay. Eventually, they came to the hermitage of the sage Kapila who welcomed them and invited them to live nearby, which they did, calling their small settlement Kapilavatthu in honour of the sage. There were isolated villages in the area but the young princes were too proud to marry outside their own tribe and so they made the oldest sister Piya, mother, and married the other sisters, something for which the Sakyans were, in later centuries, often teased. Later Piya married Rama, the king of Benares, and their offspring were the ancestors of the Koliyans, the Sakyans’ relations to the east. It was the learning of this story and others related to the history of the tribe that probably formed a part of the young Prince Siddhartha’s education.
Người Sakya có một hội đồng (sabha) được xây dựng từ những chiến binh của bộ tộc - những người được tôn trọng bởi sức mạnh quân sự hay sự khôn ngoan của họ. Hội đồng này thường xuyên hội họp tại hội trường (sala) của thủ đô Kapilavatthu, để thảo luận về tình hình của quốc gia.2 Bên cạnh đó, hội đồng cũng sẽ dàn xếp các vụ tranh chấp và làm công việc của một tòa án. Một người nếu đã chứng minh được bản thân mình trong trận mạc, lại là người sở hữu nhiều đất đai, gia súc cũng như nổi tiếng với sự khôn ngoan, tài trí cùng các kỹ năng hòa giải, sẽ được bầu làm vị thống lãnh của hội đồng và giữ nhiệm vụ như là vua của tộc Sakya.
3. The Sakyans had a council (sabha) that was made up of warriors of the tribe respected for their military prowess or wisdom. The council met regularly in Kapilavatthu’s assembly hall (sala) to discuss the running of the state.2 The council would have also settled disputes and acted as a law court. A man who had proven himself in battle, who was rich in land and cattle, and who was known for his wisdom, tact and conciliatory skills would be elected as the president of the council and act as ruler of the Sakyans.
Suddhodana với cái tên mang ý nghĩa là “Tịnh Phạn” (Cơm Thuần Tịnh) hội tụ đầy đủ những yếu tố trên và đã cai trị tộc Sakya trong suốt nhiều năm như hầu hết các vị tổ tiên của ông trước đây đã từng. Ông cùng bốn người anh em khác: Dhotodana, Sakkodana, Sukkodana và Amitodana là con trai của Sihanu và bà Kaccana. Người Sakya vốn duy trì sự nội giao, hôn nhân giữa các anh chị em trong dòng họ cùng với chế độ đa thê. Thế nên Vua Suddhodana đã kết hôn với hai chị em ruột - Maha Maya và Maha Pajapati Gotami mà cả hai đều là những người em họ gần với ông. Kiểu sắp xếp này rất được khuyến khích bởi vì người Sakya rất kiêu hãnh, nên họ cảm thấy không tương xứng với phẩm giá của họ khi kết hôn với những người ngoại tộc, và cũng để gìn giữ gia sản tránh không bị lọt ra ngoài.
4. Suddhodana, whose name means ‘pure rice’, fulfilled all these requirements and had ruled the Sakyans for many years, as had probably many members of his family before him. He was the son of Sihanu and his wife Kaccana, and was one of five brothers, the others being Dhotodana, Sakkodana, Sukkodana and Amitodana. The Sakyans practised endogamy, marriage between cousins, and polygamy, so Suddhodana married two sisters, Maha Maya and Maha Pajapati Gotami, both of whom were his close cousins. This type of arrangement was encouraged because the Sakyans, being very proud, felt it was beneath their dignity to marry non-Sakyans and also because it kept property within the family.
Đức Phật tuy không gắn bó với bộ tộc của mình nhưng Ngài luôn dành một sự quan tâm trìu mến đến họ. Một lần nọ, có thanh niên Brahmin tên là Ambattha (A-Ma-Trú) đã ở trước mặt Đức Phật và lăng mạ dòng họ Sakya. Khi Đức Phật hỏi điều gì mà khiến cho anh ta tức giận người Sakya đến như vậy thì anh ta nói:
5. The Buddha was not attached to his tribe but he did have an affectionate regard for them. Once, the young Brahmin Ambattha abused the Sakyans in the presence of the Buddha. When the Buddha asked him why he was so angry with the Sakyans, he said: “Once, I went to Kapilavatthu on some business for my teacher, the Brahmin Pakkharasati, and I came to the Sakyans’ assembly hall. At that time, a crowd of Sakyans was sitting on high seats in their assembly hall, poking each other with their fingers, laughing and playing about together, and I am certain that they were making fun of me. No one even offered me a seat. It is not proper that they do not respect Brahmins.” The Buddha defended the Sakyans saying: “But, Ambattha, even the quail, that little bird, can say what she likes in her own nest.”
"Một thời ta đi đến Kapilavatthu (Ca-Tỳ-La-Vệ) vì có việc phải làm cho thầy ta là Brahmin Pokkharasadi, và ta đến tại hội trường của dòng họ Sakya. Lúc bấy giờ một số đông dòng họ Sakya và thanh niên Sakya đang ngồi trên ghế cao tại hội trường. Chúng cười với nhau, dùng ngón tay thọt nhau và ta chắc chắn là chúng đang chế nhạo ta. Khi đó thậm chí không có một ai mời ta ngồi cả. Như vậy thật không phải lẽ, thật không đúng pháp, khi chúng không tôn trọng các Brahmin.”
Kapilavatthu is the Sakyans’ home. They do not deserve censure for such a minor slight.”3 Many members of the Buddha’s family and other Sakyans became prominent in the Sangha, and it was likely that in some ways the Buddha favoured them, although not when it came to spiritual matters. He made his foster mother, Maha Pajapati Gotami, head of the Sangha of nuns. Of the nine different attendants that the Buddha had during his life, one, Ananda, was a cousin and two others, Nagasamala and Meghiya, were Sakyans.
Đức Phật đã bảo vệ cho người Sakya bằng cách giải thích rằng:
6. After nearly seven years of having heard nothing of his son, Suddhodana came to know that he was staying at Rajagaha, and that he was claiming to be enlightened. Overjoyed to know that his son was still alive, Suddhodana sent a messenger to ask him to return home. The messenger met the Buddha at the Bamboo Grove in Rajagaha and was so enthralled on hearing the Dhamma that there and then he decided to become a monk, completely forgetting to pass Suddhodana’s message on to the Buddha. More messengers were sent and the same thing happened. Finally, in exasperation, Suddhodana commissioned Kàludàyi to take the message, but told him that he had permission to become a monk only on condition that he passed the message to the Buddha. And so the Buddha came to know of his father’s desire to see him. Shortly after, he set out for Kapilavatthu, accompanied by a large number of monks. When the party arrived, they stayed outside the town in a park and in the morning entered the town to beg for alms. Only then did Suddhodana learn that the Buddha had arrived and was shocked that his son would sleep under a tree rather than in the palace, and beg in the streets rather than feast at the banquet table. “You are degrading your family’s dignity,” Suddhodana said, hardly able to contain his anger. The Buddha replied: “Suddhodana, on becoming enlightened one becomes a member of the family of the Noble Ones and their dignity does not depend upon outward trappings but on wisdom and compassion.” The Buddha did much teaching in Kapilavatthu and other towns, and many Sakyans became monks while others became enthusiastic followers of the Dhamma while remaining in the lay life. After initial resistance, Suddhodana listened to what his son had to say and became a Once-Returner.
"Nhưng này Ambattha, ngay cả chim cun cút, con chim bé nhỏ đó cũng có thể tự hót thỏa thích trong tổ của nó. Kapilavatthu là nhà của tộc Sakya. Họ không đáng bị chỉ trích chỉ vì một việc nhỏ như vậy.”3
7. The Sakyans’ clannishness and pride eventually led to their downfall. Although the Sakyans were free to run their own affairs, they were controlled to some degree by their powerful neighbour to the west, Kosala. By the Buddha’s time, Kosala had so much say in Sakyans’ affairs that once he actually described his homeland as being a part of Kosala. “Now the Sakyans are vassals of the king of Kosala. They offer him service and salute him, stand for him, do him honour and give him deference.”4 The Buddha’s love of personal freedom and independence was probably influenced by his Sakyan upbringing and there is no doubt that he sympathised with the small tribal republics in their struggles to keep their independence from the authoritarian monarchies that were emerging at the time. When he heard that King Ajatasattu was preparing to invade the Vajjian republic, he asked Ananda: “Have you heard that the Vajjians hold regular and frequent assemblies, that they meet in harmony, conduct business in harmony, and adjure in harmony, that they abide by the decisions they have made in accordance with tradition, that they honour, respect, revere and salute their elders and listen to their advice, that they do not abduct others’ wives or daughters and compel them to live with them, that they honour, respect, revere, and salute the Vajjian shrines at home and abroad, and do not withdraw the support given to them and that proper provisions and protection are given to holy men so that they can dwell there in comfort and more will come in the future?” Ananda replied that the Vajjians did do all these things and the Buddha said: “For as long as they do these things, the Vajjians may be expected to prosper and not decline.”5
Nhiều thành viên trong dòng dõi của Đức Phật cùng những người Sakya khác, đã trở nên nổi bật trong Tăng đoàn, và có khả năng là Đức Phật đã ưu ái họ ở một số mặt, cố nhiên không phải là những mặt liên quan đến sự phát triển tâm thức. Ngài để cho mẹ nuôi là bà Maha Pajapati Gotami (Ma-Ha-Ba-Xà-Ba-Đề-Cồ-Đàm) đứng đầu Ni đoàn và trong số chín người thị giả của Phật trong suốt thời gian Ngài tại thế thì tôn giả Ananda là anh em họ với Ngài và hai người khác - Nagasamala và Meghiya cũng là những người Sakya.
8. It seems that King Pasenadi of Kosala wished to extend his influence amongst the Sakyans, which he chose to do by demanding a Sakyan noblewoman as a wife for his son. No Sakyans wanted a daughter of theirs to marry outside the tribe, but at the same time they could not ignore the wishes of their powerful neighbour. Mahanama, one of the Buddha’s cousins, came up with a solution. He had fathered a daughter named Vasabhakhattiya by one of his female slaves and he suggested that this girl be passed off as a Sakyan noblewoman and given to King Pasenadi’s son in marriage. The trick worked; Vasabhakhattiya was taken to Kosala, married and accepted into the Kosalan royal family. Eventually she gave birth to a son who was named Vidudabha and who became crown prince. When Vidudabha grew up he wished to visit what he believed to be his Sakyan relatives at Kapilavatthu but his mother persuaded him not to go, knowing that the Sakyans would treat him with contempt. Eventually he did go and was bewildered by the cool reception he received. Not wanting to receive more disrespect he soon left, but just after leaving Kapilavatthu, one of his attendants had to return to get a sword which he had forgotten. When he arrived at the assembly hall he saw a slave woman washing with milk the seat on which Vidudabha had sat – an accepted way of purifying something that had become ritually impure. The warrior asked the slave why she was doing this. “Because the son of a slave has sat there,” she replied. He asked her what she meant and she told him the whole story. When Vidudabha heard the truth, that his mother was not a noblewoman but a common slave, his humiliation and fury knew no bounds and he vowed that one day he would punish the Sakyans for their deception. “Let them pour milk over my seat to purify it. When I am king, I will wash the place with the blood of their hearts.”
Sau ròng rã gần bảy năm không nghe tin tức gì về con trai mình, Vua Suddhodana được báo rằng Phật hiện đang lưu trú ở Rajagaha (Vương-Xá), và tuyên bố rằng mình đã chứng được đạo lớn. Lòng tràn ngập niềm vui khi biết rằng con trai vẫn còn sống, Vua Suddhodana ngay lập tức đã gửi đi một sứ giả để thỉnh Phật trở về quê nhà. Nhưng khi người sứ giả đó gặp được Đức Phật ở Veluvana Vihara (Tịnh-Xá-Trúc-Lâm) gần Rajagaha, thì đã quá say mê nghe Pháp đến mức ông quyết định xuất gia trở thành một tu sĩ ngay tại đó, và hoàn toàn quên mất nhiệm vụ phải truyền lời mời của Vua Suddhodana đến cho Phật. Nhiều sứ giả khác đã được lần lượt gửi đi nhưng điều tương tự đều xảy đến với họ. Cuối cùng, quá bực tức và thất vọng với những người trước, Vua Suddhodana ra lệnh cho Kaludayi làm người truyền tin và căn dặn rằng, người này chỉ được phép xuất gia sau khi đã truyền thông điệp đến cho Đức Phật. Vì thế mà Đức Phật cũng đã biết lòng mong muốn được gặp lại mình của vua cha. Không lâu sau đó, Ngài khởi hành hướng về thủ đô Kapilavatthu, cùng với một đại chúng rất đông các vị xuất sĩ. Khi đoàn người về gần đến nơi, họ đã dừng chân nghỉ lại qua đêm trong một công viên ở ngoại thành cho đến sáng sớm hôm sau thì tuần tự vào thành để khất thực. Mãi đến lúc đó, Vua Suddhodana mới hay rằng Đức Phật đã về tới, và ông sửng sốt khi biết con trai mình thà chọn ngủ dưới gốc cây hơn là chăn ấm nệm êm bên trong cung điện, và thà khất thực trên các con phố hơn là thỏa thích ăn uống bên các bàn tiệc linh đình. "Con đang làm mất đi sự tôn nghiêm của dòng dõi mình”, vua Suddhodana khiển trách, gần như không thể kiềm chế cơn giận của mình. Đức Phật từ tốn trả lời rằng: "Đại vương Suddhodana, ta đã chứng đạo và bước chân vào gia đình của chư Phật, và phẩm giá của dòng họ này không lệ thuộc vào những trang sức phù phiếm bên ngoài mà là ở tuệ giác và lòng từ bi.” Đức Phật dành nhiều thời gian giảng dạy ở Kapilavatthu cùng các thị trấn lân cận, và kết quả là nhiều thanh niên trong tộc Sakya đã phát tâm xuất gia, trong khi những người khác thì trở thành những tín đồ nhiệt thành trong Giáo Pháp của Phật trong khi vẫn sống đời sống của người tại gia. Lúc đầu Vua Suddhodana có phần chống đối, nhưng dần dần ông cũng chịu mở lòng lắng nghe những lời con trai mình nói, và sau đó ông đã chứng được thánh quả Nhất Lai.
9. Towards the end of the Buddha’s life, Vidudabha did become king and on several occasions he marched with his army towards Kapilavatthu, although on each occasion the Buddha was able to persuade him to turn back. Eventually though, Kapilavatthu and several other Sakyan towns were attacked and Vidudabha had the personal satisfaction of having many Sakyans massacred. After the campaign, he marched back to Kosala loaded with loot. On their way back, the army camped for one evening beside the bank of a river and during the night, a heavy rainstorm further upstream sent a huge torrent down the river, drowning most of Vidudabha’s army. The Sakyans who survived the terrible massacre rebuilt a few small towns and tried to continue their lives, but with their numbers decimated and their independence lost, they declined and are remembered today only because of one of their number, the Buddha.
Tính thị tộc cùng lòng kiêu hãnh của người Sakya cuối cùng đã dẫn họ đến sự sụp đổ. Mặc dù người Sakya được tự do trong việc điều hành đất nước của mình, nhưng ở một mức độ nhất định họ vẫn bị kiểm soát bởi người hàng xóm đầy quyền lực ở phía Tây - Kosala. Vào thời đức Phật, Kosala có tiếng nói rất quan trọng đối với công việc của người Sakya, rằng thậm chí có lần Phật đã mô tả quê hương Ngài như là một phần của vương quốc Kosala. "Hiện tại người Sakya là chư hầu của Vua Kosala. Họ kính cẩn phục vụ, đảnh lễ, đứng dậy, chắp tay và đối xử với ông rất lễ độ.”4 Lòng coi trọng sự tự do cá nhân và tính độc lập của Đức Phật có thể đã chịu ảnh hưởng bởi sự giáo dục của người Sakya, và không có gì nghi ngờ khi Ngài đã dành rất nhiều cảm thông đối với các nước cộng hòa nhỏ, khi thấy họ phải tranh đấu hòng bảo vệ nền độc lập, trước sự bành trướng của chế độ quân chủ độc tài vào thời điểm đó. Khi Phật nghe tin Vua Ajatasattu (A-Xà-Thế) đang chuẩn bị xâm chiếm nước Cộng hòa Vajjian, Ngài hỏi tôn giả Ananda:

“Thầy có nghe dân Vajji thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau; rằng họ tụ họp trong sự hòa hợp, làm việc trong sự hòa hợp và ban hành những quy định trong sự hòa hợp; rằng họ tuân thủ các quyết định phù hợp với truyền thống của dân Vajji mà họ đã ban hành; rằng họ tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão Vajji và nghe theo lời dạy của những vị này; rằng họ không có bắt cóc và cưỡng ép vợ hay con gái của người khác phải sống với mình; rằng họ tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu của Vajji ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước; và sau cùng họ bảo hộ, che chở, ủng hộ đúng pháp các bậc Thánh khiến những vị chưa đến sẽ đến trong xứ, và những vị đã đến được sống an lạc không?”

Khi tôn giả Ananda xác thực rằng người Vajjia thực sự đã gìn giữ tất cả những điều trên thì Đức Phật tuyên bố rằng:

“Chừng nào các pháp trên vẫn còn được duy trì giữa họ, thời dân tộc Vajji sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.”5

Vua Pasenadi của nước Kosala dường như muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình đối với tộc Sakya, nên trong một lần ông đã yêu cầu chọn ra một người nữ quyền quý trong dòng họ Sakya để làm vợ cho con trai mình. Tuy rằng lúc bấy giờ không người Sakya nào muốn con gái của mình phải kết hôn với người ngoại tộc, nhưng đồng thời họ cũng không thể lờ đi trước ý muốn của nước láng giềng hùng mạnh được. Mahanama (Ma-Ha-Nam), một trong những người anh em họ của Phật khi đó đã nghĩ ra một đối sách. Ông nhận nuôi một cô con gái tên là Vasabhakhattiya, người mà vốn là con của một nữ nô lệ. Sau đó ông đề nghị cho cô gái này mạo danh là một nữ quý tộc của dòng họ Sakya và mang gả cho con trai của Vua Pasenadi. Mưu mẹo cuối cùng đã thành công, Vasabhakhattiya được đưa đến Kosala, kết hôn và được chấp nhận vào hoàng tộc Kosala. Không lâu sau, cô hạ sinh cho vua một người cháu trai tên là Vidudabha, người mà sau đó được phong làm thái tử. Khi Vidudabha lớn lên, ông muốn đi về Kapilavatthu để thăm viếng những người thuộc dòng họ Sakya mà ông tin là quyến thuộc của mình, nhưng mẹ ông đã ra sức thuyết phục ông đừng đi, vì biết rằng người Sakya sẽ đón tiếp ông với sự khinh miệt. Cuối cùng Vidudabha cũng nhất quyết về quê, và ở đó ông vô cùng hoang mang trước sự tiếp đón lạnh nhạt mà ông nhận được. Ngay lập tức ông rời khỏi nơi đó, vì không muốn phải nhận thêm bất kỳ sự thiếu tôn trọng nào nữa. Nhưng ngay khi vừa ra khỏi Kapilavatthu, một người hầu của ông vì bỏ quên kiếm nên đã quay lại lấy. Khi người đó trở lại hội trường, anh trông thấy một nữ tỳ đang dùng sữa mà tẩy rửa chiếc ghế Vidudabha đã ngồi - một nghi thức thường dùng để thanh tẩy những vật đã bị ô uế. Vô cùng thắc mắc, người lính đó tiến tới và hỏi lý do vì sao người tỳ nữ lại làm như vậy, thì được cô trả lời rằng: “vì con của một nô lệ đã ngồi lên nó.” Anh không hiểu ý người nữ tỳ là gì nên đã hỏi lại và được cô kể cho nghe toàn bộ câu chuyện. Khi Vidudabha nghe được về sự thật rằng mẹ của mình không phải là một quý tộc mà là một nô lệ thấp kém, ông cảm thấy vô cùng nhục nhã và trong cơn thịnh nộ ông đã thề rằng một ngày nào đó sẽ trừng phạt người Sakya cùng với sự lừa dối của họ:

“Hãy cứ để chúng đổ sữa trên ghế ta ngồi để rửa nó đi. Khi ta lên ngôi, ta thề sẽ rửa chỗ ngồi bằng máu trong tim chúng.”

Vào đoạn cuối cuộc đời Đức Phật, Vidudabha đã thật sự nối ngôi làm vua và nhiều lần mang quân tiến đánh Kapilavatthu. Nhưng mỗi lần như vậy, Đức Phật đều thuyết phục khiến ông đổi ý mà lui quân. Tuy thế, cuối cùng Kapilavatthu và các thành thị của tộc Sakya khác cũng bị tấn công, và Vidudabha đã trả được mối thù của mình bằng việc thảm sát rất nhiều người trong tộc Sakya. Sau cuộc chiến, ông hành quân về lại Kosala mang theo vô số chiến lợi phẩm. Trên đường trở về, quân đội cắm trại qua đêm bên cạnh bờ sông và một trận mưa lớn trên thượng nguồn trong đêm đó, đã gây nên trận lũ khủng khiếp, nhấn chìm Vidudabha cùng hầu hết đội quân của ông. Về phần những người Sakya may mắn sống sót sau vụ thảm sát khủng khiếp ấy, họ đã nỗ lực xây dựng lại một vài thị trấn nhỏ và cố gắng sống tiếp, nhưng bởi lượng người mỗi ngày một suy giảm, và sự độc lập đã bị tước mất, họ dần tàn lụi và chỉ còn được ghi nhớ đến hôm nay chính nhờ vào một thành viên trong dòng tộc, Đức Phật.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Công đức phóng sinh


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Bhutan có gì lạ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.178.157 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...