Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Phật Điển Phổ Thông - Dẫn vào tuệ giác Phật »» Xem đối chiếu Anh Việt: Phần I. Đức Phật - Chương I. Cuộc đời Đức Phật lịch sử »»

Phật Điển Phổ Thông - Dẫn vào tuệ giác Phật
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Phần I. Đức Phật - Chương I. Cuộc đời Đức Phật lịch sử

(Lượt xem: 4.676)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Phần I. Đức Phật - Chương I. Cuộc đời Đức Phật lịch sử

PART I: THE BUDDHA - CHAPTER 1: THE LIFE OF THE HISTORICAL BUDDHA



Giáng thần, đản sanh và thuở thiếu thời
Conception, birth and early life
L.1 Sự đản sanh hy hữu của bậc đại nhân
L.1 The wondrous birth of a great being
Ở đây, Đức Phật nói với Ānanda, vị đệ tử thị giả thân cận. Trước đó, Đức Phật đã kể cho Ānanda những điều hy hữu liên quan đến sự nhập thai và đản sanh của Ngài, và giờ đây Phật bảo Ānanda thuật lại cho các tỳ-kheo khác nghe để họ được khích lệ.
Here the Buddha addresses Ānanda, the disciple who acted as his chief personal attendant. The Buddha has previously told him of various wondrous things pertaining to his conception and birth, and now asks him to enunciate them so that other monks can hear of and be inspired by them.
Rồi Thế Tôn bảo Tôn giả Ānanda: ‘Này Ānanda, thật vậy, ông có thể tán thán thêm đầy đủ hơn nữa những phẩm tánh của Như lai, kỳ diệu, chưa từng có.’
Then the Blessed One addressed Venerable Ānanda: ‘Ānanda, that being so, you may eulogize more fully the wonderful and marvellous qualities of the Tathāgata.’
‘Bạch Thế Tôn, đây là điều con thân nghe từ chính kim khẩu của Thế Tôn.:
‘Venerable sir, I heard and learned this from the Blessed One’s own lips:
“(Thế Tôn đã nói với con:) Này Ānanda, Bồ-tát chánh niệm và tỉnh giác khi tái sinh lên cõi trời Tusita (Đâu-suất).33”… Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây là một phẩm tánh của Như lai, kỳ diệu, chưa từng có.
“Ānanda, mindful and clearly comprehending 33 the bodhisatta appeared in the Tusita heaven.34” Venerable sir, this I consider as a wonderful and marvellous quality of the Blessed One.
… “Này Ānanda, Bồ-tát chánh niệm và tỉnh giác an trú trong cõi trời Tusita.” Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.
… “Ānanda, mindful and clearly comprehending the bodhisatta remained in the Tusita heaven.” Venerable sir, this too I consider as a wonderful and marvellous quality of the Blessed One.
… “Này Ānandda không đen. Ngài có da màu nâu.” a, chánh niệm và tỉnh giác, cho đến trọn thọ mạng của mình, Bồ-tát an trú trong cõi trời Tusita.” Bạch Thế Tôn, conTo the monk called Cundaka he said, nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.
… “Ānanda, for the whole of his lifespan the bodhisatta remained in the Tusita heaven.”
Venerable sir, this too I consider as a wonderful and marvellous quality of the Blessed One.
… “Này Ānanda, Bồ-tát chánh niệm và tỉnh giác khi mạng chung từ cõi trời Tusita và giáng thần mẫu thai.” Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.
… “Ānanda, mindful and clearly comprehending the bodhisatta departed from the Tusita heaven and descended into his mother’s womb.” Venerable sir, this too I consider as a wonderful and marvellous quality of the Blessed One.
… “Này Ānanda, khi Bồ-tát mạng chung từ cõi trời Tusita và giáng thần mẫu thai, một sau đời này không còn đời nào nữa.vầng sáng bao la, thần diệu, vượt xa oai lực của chư thiên hiện ra trong thế gian cùng với chư thiên, Ma, Phạm34, cùng với dân chúng, sa-môn, bà-la-môn, vua chúa và quần chúng. Cho đến các thế giới trung gian kinh khủng ở giữa các thế giới, tối tăm, u ám, nơi mà mặt trăng mặt trời, có đại thần lực và đại oai lực như vậy, cũng không thể rọi thấu; ở đó cũng có một vầng sáng bao la hiện ra, vượt xa oai lực của chư thiên. Và các chúng sanh sanh vào những chỗ ấy liền trông thấy nhau do vầng sáng ấy, bèn bảo nhau: ‘Này bạn, vậy cũng có những chúng sanh khác sanh vào chỗ này.’ Và mười ngàn thế giới hệ này35 chuyển động, rung động, chuyển động mạnh, và vầng sáng bao la, thần diệu, vượt xa oai lực của chư thiên hiện ra trong thế giới.” Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.
… “Ānanda, when the bodhisatta passed away from the Tusita heaven and descended into his mother’s womb, an immeasurable glorious light surpassing the divine majesty of the gods appeared in the world with its gods, māras and brahmās,35 with its people, renunciants, brahmins, kings and the masses. And even in those awful open world intervals, of gloom and utter darkness, where the sun and the moon, mighty and powerful as they are, cannot make their light prevail; there too an immeasurable glorious light surpassing the divine majesty of the gods appeared. And the beings reborn there perceived each other by that light: ‘Friend, so indeed there are also other beings reborn here.’ And this ten-thousand-fold world-system shook,36 quaked, and trembled, and an immeasurable glorious light surpassing the divine majesty of the gods appeared in the world.” Venerable sir, this too I consider as a wonderful and marvellous quality of the Blessed One.
… “Này Ānanda, khi Bồ-tát giáng thần mẫu thai, bốn vị thiên tử đến hộ vệ ở bốn phương để không một ai, loài người hay loài phi-người, có thể gây tổn hại Bồ-tát và mẹ của Bồ-tát.” Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.
… “Ānanda, when the bodhisatta descended into his mother’s womb, four young gods came to guard him at the four quarters so that no humans or nonhumans or anyone at all could harm the bodhisatta or his mother.” Venerable sir, this too I consider as a wonderful and marvellous quality of the Blessed One.
… “Này Ānanda, khi Bồ-tát giáng thần mẫu thai, mẹ Bồ-tát tự nhiên trì giới, không sát sanh, không lấy của không cho, không tà hạnh trong các dục, không nói dối, không uống các thứ rượu nấu, rượu men, rượu ủ.”36Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.…
… “Ānanda, when the bodhisatta descended into his mother’s womb, the mother of the bodhisatta was inherently virtuous, refraining from killing living beings, refraining from taking what is not given, refraining from sexual misconduct, refraining from false speech, and refraining from wines, liquors, and intoxicants, the basis of negligence.”37 Venerable sir, this too I consider as a wonderful and marvellous quality of the Blessed One. …
… “Này Ānanda, vào ngày thứ bảy sau khi đản sanh Bồ-tát, mẹ Bồ-tát mệnh chung và sanh lên cõi trời Tusita.” Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.
… “Ānanda, on the seventh day after the birth of the bodhisatta, the bodhisatta’s mother passed away, and was reborn in the Tusita heaven.” Venerable sir, this too I consider as a wonderful and marvellous quality of the Blessed One.
… “Này Ānanda, những phụ nữ khác sau khi mang thai trong bụng chín tháng hay mười tháng (âm lịch) rồi mới sanh, mẹ Bồ-tát thì không như vậy. Mẹ Bồ-tát hạ sanh Bồ-tát sau khi hoài thai đúng mười tháng.” Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.
… “Ānanda, other young women give birth after carrying the child in the womb for nine or ten (lunar) months, but not so the bodhisatta’s mother. The bodhisatta’s mother gave birth to him after carrying him in her womb for exactly ten months.” Venerable sir, this too I consider as a wonderful and marvellous quality of the Blessed One.
… “Này Ānanda, những phụ nữ khác hoặc ngồi hoặc nằm mà sanh con, mẹ Bồ-tát hạ sanh Bồ-tát trong tư thế đứng.” Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.
… “Ānanda, other young women give birth seated or lying down, but not so the bodhisatta’s mother. The bodhisatta’s mother gave birth to him standing up.” Venerable sir, this too I consider as a wonderful and marvellous quality of the Blessed One.
… “Này Ānanda, khi Bồ-tát xuất sanh từ bụng mẹ, chư thiên đón đỡ Bồ-tát trước, sau mới đến loài người.” Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.
… “Ānanda, when the bodhisatta came forth from his mother’s womb, gods received him first, then human beings.” Venerable sir, this too I consider as a wonderful and marvellous quality of the Blessed One.
… “Này Ānanda, khi Bồ-tát xuất sanh từ bụng mẹ, thân Bồ- tát không chạm đến đất. Có bốn thiên tử đón đỡ Bồ-tát, đặt Bồ-tát trước mẹ và thưa: ‘Thiên hậu, hãy hoan hỷ, Thiên hậu vừa hạ sanh một đấng đại hùng.’” Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.
… “Ānanda, when the bodhisatta came forth from his mother’s womb, he did not touch the earth. The four young gods received him and set him before his mother saying: ‘O queen, rejoice, a son of great power has been born to you’.” Venerable sir, this too I consider as a wonderful and marvellous quality of the Blessed One.
… “Này Ānanda, khi Bồ-tát xuất sanh từ bụng mẹ, thân Bồ- tát thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt, mủ, máu, hay bất cứ vật bất tịnh nào. Này Ānanda, ví như một viên ma-ni bảo châu đặt trên một tấm lụa Kāsī, viên ngọc không làm nhiễm ô tấm lụa, tấm lụa cũng không làm nhiễm ô viên ngọc. Vì sao vậy? Vì cả hai đều thanh tịnh. Này Ānanda, cũng vậy, khi Bồ-tát xuất sanh từ bụng mẹ, thân Bồ-tát thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt, mủ, máu, hay bất cứ vật bất tịnh nào.” Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.
… “Ānanda, when the bodhisatta came forth from his mother’s womb, he did so dirt free, unsmeared by water, humours, blood, or any kind of impurity, clean and dirt free. Ānanda, suppose there were a gem-jewel placed on a Kāsi cloth, then the gem would not smear the cloth or the cloth the gem. Why is that? It is because of the purity of both. Ānanda, so too when the bodhisatta came forth from his mother’s womb, he did so dirt free, unsmeared by water, humours, blood, or any kind of impurity, clean and dirt free.” Venerable sir, this too I consider as a wonderful and marvellous quality of the Blessed One.
… “Này Ānanda, khi Bồ-tát xuất sanh từ bụng mẹ, có hai dòng nước từ hư không tuôn xuống, một dòng mát, một dòng nóng, tắm gội sạch sẽ cho Bồ-tát và cho mẹ.” Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.
… “Ānanda, when the bodhisatta came forth from his mother’s womb, two jets of water appeared to pour from the sky, one cool and one warm, for bathing the bodhisatta and his mother.” Venerable sir, this too I consider as a wonderful and marvellous quality of the Blessed One.
… “Này Ānanda, ngay khi Bồ-tát khi vừa đản sanh, liền đứng vững hai chân trên mặt đất; rồi xoay mặt về hướng bắc, Bồ-tát bước đi bảy bước, có một lọng trắng che phía trên. Bồ-tát nhìn khắp các phương, cất tiếng nói thống lĩnh:
… “Ānanda, as soon as the bodhisatta was born, he stood firmly with his feet on the ground; then he took seven steps facing north, and with a white parasol held over him, he looked at every quarter and uttered the words establishing his leadership:38
Ta tối tôn trên đời;
Ta tối thượng trên đời; Ta tối thắng trên đời;
Đây là đời sống cuối cùng, không còn tái sanh đời nào nữa.”
I am the highest in the world;
I am the best in the world;
I am the foremost in the world.
This is my last birth; now no more renewed existence.”
Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có...
Venerable sir, this too I consider as a wonderful and marvellous quality of the Blessed One.
“Khi Bồ-tát xuất sanh từ bụng mẹ, một vầng sáng bao la, thần diệu, vượt xa oai lực của chư thiên hiện ra trong thế gian cùng với chư thiên, Ma, Phạm38, cùng với dân chúng, sa- môn, bà-la-môn, vua chúa và quần chúng. Cho đến các thế giới trung gian kinh khủng ở giữa các thế giới, tối tăm, u ám, nơi mà mặt trăng mặt trời, có đại thần lực và đại oai lực như vậy, cũng không thể rọi thấu; ở đó cũng có một vầng sáng bao la hiện ra, vượt xa oai lực của chư thiên. Và các chúng sanh sanh vào những chỗ ấy liền trông thấy nhau do vầng sáng ấy, bèn bảo nhau: ‘Này bạn, vậy cũng có những chúng sanh khác sanh vào chỗ này.’ Và mười ngàn thế giới hệ này chuyển động, rung động, chuyển động mạnh, và vầng sáng bao la, thần diệu, vượt xa oai lực của chư thiên hiện ra trong thế giới.” Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.
… “When the bodhisatta came forth from his mother’s womb, an immeasurable glorious light surpassing the divine majesty of the gods appeared in the world with its gods, māras and brahmās, with its people, renunciants, brahmins, kings and the masses. And even in those awful open world intervals, of gloom, and utter darkness, where the sun and the moon, mighty and powerful as they are, cannot make their light prevail; there too an immeasurable glorious light surpassing the divine majesty of the gods appeared. And the beings reborn there perceived each other by that light: ‘Friend, so indeed there are also other beings reborn here.’ And this ten-thousand-fold world-system shook, quaked, and trembled, and an immeasurable glorious light surpassing the divine majesty of the gods appeared in the world.” Venerable sir, this too I consider as a wonderful and marvellous quality of the Blessed One.’
‘Này Ānanda, thật vậy, hãy nhận biết đây cũng là một phẩm tánh của Như Lai, kỳ diệu, chưa từng có: này Ānanda, ở đây, khi cảm thọ sanh Như Lai biết cảm thọ sanh; khi cảm thọ trụ, cảm thọ diệt, Như Lai biết cảm thọ trụ, cảm thọ diệt. Này Ānanda, hãy suy xét đây cũng là một phẩm tánh hy hữu và vị tằng hữu của Như Lai.’
‘Ānanda, that being so, you should consider this too as a wonderful and marvellous quality of the Tathāgata: Ānanda, here for the Tathāgata feelings are known as they arise, as they are present, as they disappear; perceptions are known as they arise, as they are present, as they disappear; thoughts are known as they arise, as they are present, as they disappear; Ānanda, you should consider this too as a wonderful and marvellous quality of the Tathāgata.’
‘Bạch Thế Tôn, vì rằng như vậy, hãy nhận biết đây cũng là một phẩm tánh của Như Lai, kỳ diệu, chưa từng có.’ Acchariya-abbhuta Sutta: Majjhima-nikāya III.118–120, 122–124, dịch Anh G.A.S.
‘Venerable sir, since this is so, I consider this too as a wonderful and marvellous quality of the Blessed One.’
Acchariya-abbhuta Sutta: Majjhima-nikāya III.118–120, 122–124, trans. G.A.S.
L.2 Dự đoán tương lai vĩ đại
L.2 Prediction of his future greatness
Đoạn này thuật chuyện chư thiên báo tin Bồ-tát đản sanh cho một Tiên nhân. Tiên ông hăm hở đến gặp Bồ-tát, và rồi đoán tương lai Bồ-tát sẽ thành chánh giác.
This passage tells of how the gods informed a sage of the birth of the bodhisatta, and how he eagerly went to see him, and predicted his future attainment of awakening.
Tiên A-tư-đà (Asita), thấy thiên chủ Thích (Sakka),39 và thiên chúng Ba mươi,40 hoan hỷ khoái lạc với các thiên y tinh khiết, đang vô lượng tán ca, tay nâng một tấm vải.
The seer Asita saw King Sakka39 and the host of the Thirty gods40 who were joyful and happy and in their clean garments, praising exceedingly, having held up a cloth.
Trông thấy chư thiên hoan hỷ phấn khởi, cung kính, Tiên nhân thầm nghĩ: ‘Vì sao thiên chúng quá đỗi vui mừng? Vì sao họ nâng lên một tấm vải?’
Seeing the gods were pleased in mind and cheerful, having paid his respects, he said this there: ‘Why is the community of gods extremely happy? What do they celebrate holding up a cloth?’
Ngay dù chiến đấu với a-tu-la và chư thiên thắng, a-tu-la bại. Họ cũng không quá đỗi vui mừng như vậy. Phải chăng thấy điều gì hy hữu mà các thần Martu này hưng phấn?
Even when there was a battle with the demi-gods, the victory went to the gods (and) the demi-gods were defeated. Even then there was no such excitement. Having seen what marvel are the Maruts (the gods) elated?
Chư thiên la vang, xứng hát, tấu nhạc; vỗ tay và khiêu vũ. Xin hỏi cư dân trên đỉnh Tu-di:41 Các tôn giả, xin nhanh chóng giải trừ nghi ngờ này.’
The gods shout, sing, and play music; they slap their arms, and dance. I ask you the inhabitants of the Meru’s crest:41 Sirs, please dispel my doubt quickly.’
“Bồ-tát, trân bảo vi diệu vô tỉ, đã đản sanh trong nhân gian, tại làng Thích-ca, Lâm-tỳ-ni (Lumbinī), vì lợi ích an lạc của mọi loài. Vì vậy chúng tôi vô cùng hoan lạc.
‘The bodhisatta, excellent jewel, incomparable, has been born in the village of the Sakyans, in the Lumbinī country, in the human world for our benefit and happiness. So we are jubilant, exceedingly pleased.
“Bồ-tát, tối tôn, tối thượng trên tất cả chúng sanh, là đấng ngưu vương tối tôn trong tất cả sanh loại. Rống tiếng rống sư tử oai hùng chúa tể sơn lâm; Ngài sẽ vận chuyển bánh xe chánh pháp trong rừng Tiên nhân.”42
He is the best of all beings, the topmost person, the human bull, the greatest among all people. Roaring like a mighty lion, the overlord of animals, he will cause the wheel (of Dhamma) to turn in the grove named after the seers.’42
Nghe rồi, Tiên nhân vội vàng hạ sơn, đến cung vua Tịnh Phạn.43 Sau khi ngồi xuống đó, bèn hỏi các Thích-ca: ‘Hài nhi sơ sanh ở đâu? Tôi mong diện kiến.’
Having heard the utterance, he descended hastily and arrived at the dwelling of Suddhodana.43 Having sat down there the seer said to the Sakyans: ‘Where is the young boy? I too wish to see him.’
Các Thích tử phò đồng tử cho Tiên A-tư-đà diện kiến. Tiên nhìn thấy đồng tử sắc da sáng chói rực rỡ, như vàng ròng được thợ kim hoàn cực kỳ thiện xảo tinh luyện;
The Sakyans then showed the child, the young boy, who was resplendent with glory, perfect in complexion, like burning gold burnished by an incredibly skilful smith in the very mouth of the furnace, to the one called Asita.
Nhìn thấy đồng tử sáng rực như lửa bùng, tinh khiết như chúa tể các sao trong hư không, tỏa sáng như mặt trời ra khỏi đám mây mùa thu, nguồn hỷ lạc vô biên phát sinh trong tâm Tiên nhân.
Seeing the young boy blazing like fire, purified like the lord of stars going in the sky, like the glittering sun released from clouds in autumn, he, being joyful, experienced abundant rapture.
Chư thiên Marut cầm lọng ngàn lớp nan hoa che giữa không. Vô số quạt cán vàng tung bay lên xuống; mà không thấy kẻ cầm lọng, cầm quạt.
The Maruts held in the sky an umbrella with many ribs and a thousand circles. Yak-tail fans with golden handles fluttered up and down; but the holders of the umbrella and the fans were not seen.
Nhìn thấy đồng tử như kim hoàn trên trên thảm nhung màu đỏ nhạt, có lọng trắng che trên đầu, tâm A-tư-đà (Kaṇhasiri), Tiên nhân bện tóc, tràn ngập hoan hỷ phấn chấn, đón nhận đồng tử.
The seer called Kaṇhasiri (Asita), the one with matted locks, having seen (the young boy) like a golden ornament on a pale red blanket, and the white umbrella being held above his head, with gladdened mind, cheerful, received him.
Sau khi đón nhận đấng Ngưu vương họ Thích, vị Tiên nhân tinh thông chiêm tướng và chú thuật, quan sát đồng tử, rồi cất lên tiếng quả quyết: ‘Đây là bậc vô đẳng đẳng, tối tôn trong loài hai chân (loài người).’
Having received the Sakyan bull, examining him, he, an expert in marks and mantras, raised his voice with confidence: ‘This one, incomparable, is supreme among the two legged (humans).’
Tự biết bản thân rồi sẽ ra đi, Tiên nhân ưu sầu rơi lệ.
Nhìn thấy Tiên rơi lệ, các Thích-ca liền hỏi: ‘Há đồng tử không bị tai chướng gì chăng’?
Then, reflecting on his own departure, being dejected, he shed tears. Seeing the seer wailing, the Sakyans said: ‘Surely, there will not be any danger to the young boy’?
Thấy họ Thích bất an, Tiên trả lời: ‘Không tai chướng gì cho đồng tử. Cũng sẽ không có bất cứ tai họa gì. Nhưng đây không phải là con người hạ liệt. Hãy cứ an tâm.
Seeing the Sakyans unhappy, the seer said: ‘I do not see any harm destined for the young boy. Nor will there be any danger for him. This is not an inferior being. Be pleased.
Đồng tử này sẽ chứng đắc Vô thượng giác. Vì thấy cái tối thượng thanh khiết, thương cảm vì lợi lạc quần sanh, Ngài sẽ chuyển bánh xe Chánh pháp. 44 Phạm hạnh 45 của Ngài sẽ được quảng bá.
This boy will reach the peak of awakening. Seeing what is supremely purified, having sympathy for the benefit of the great majority, he will turn the wheel of the Dhamma.44 His holy life45 will be widely known.
Mạng sống của tôi còn không lâu, rồi tôi sẽ chết mà không thể được Chánh pháp vô tỉ. Vì vậy tôi rất ưu sầu, khổ não.’
Little of my life here remains; then there will be death for me. I shall not hear the Dhamma of the peerless one; so I am afflicted, overwhelmed by disaster, miserable.
Nālaka Sutta: Sutta-nipāta 679–694, dịch Anh G.A.S.
Nālaka Sutta: Sutta-nipāta 679–694, trans. G.A.S.
L.3 Phụ mẫu
L.3 Parents
Ở đây, một vị tỳ-kheo đắc quả kể tên phụ mẫu của đức Phật, mà thân phụ của đức Phật trong lời kể này có thể là ‘ông nội’ của tỳ-kheo ấy.
Here an awakened monk names the Buddha’s parents, with the Buddha’s father as in a certain sense the monk’s ‘grandfather’.
Đấng dũng mãnh đại trí, quả vậy, sinh trong gia tộc có bảy đời thuần khiết. Con tâu Ngài Sakiya (Suddhodana), con nghĩ Tôn Ông là thiên chủ chư thiên; vì từ Tôn Ông đấng Mâu-ni chân thật danh hiệu.
A hero of great wisdom indeed cleanses seven generations in whatever family he is born. I think, Sakiya (Suddhodana), you are the king of gods, for you begot the sage who is truly named.
Phụ thân đức Đại Mâu-ni danh xưng là Tịnh Phạn (Suddhodhana). Thân mẫu đức Chánh Giác hiệu Ma-da (Māyā). Đức Bà hoài thai Bồ-tát; hạ sanh rồi thánh thể thượng sanh Tam thập tam.
The father of the great seer is called Suddhodana. The mother of the awakened one was called Māyā, who, having cherished the bodhisatta with her womb, after the breaking up of the body rejoices in the three heavens.
Thánh Mẫu Kiều-đàm-di (Gotamī Māyā)46 mạng chung, từ đây sanh thiên giới, đầy đủ dục cõi trời, hưởng thọ năm diệu dục, các thiên nữ tùy tùng.
She, Gotamī 46 (Māyā), having died, having descended from here, being possessed of divine sensual pleasures, rejoices in the five strands of sensual pleasures, surrounded by the groups of gods.
Tôi là con (đệ tử) của Phật, kham nhẫn điều khó nhẫn, hậu duệ Ương-kì-xa (Aṅgīrasa47) tôn kính, bậc không ai sánh được. Tôn Ông Sakiya (Suddhodana), phụ thân của phụ thân tôi. Tôn Ông Gotama, Ngài chính thật là tổ phụ tôi.
I am the son (the disciple) of the Buddha, who endures what is beyond endurance, the son of the incomparable Venerable Aṅgīrasa.47 You, Sakiya (Suddhodana), are my father’s father; truly you are my grandfather, Gotama.
Kāḷudāyī’s verses: Theragāthā 533–536, dịch Anh G.A.S.
Kāḷudāyī’s verses: Theragāthā 533–536, trans. G.A.S.
L.4 Gia tộc Gotama
L.4 Gotama’s family
Đoạn này đề cập đến con trai của đức Phật, sau này theo Phật xuất gia và đắc quả A-la-hán. Phụ thân của Phật vẫn còn là một cư sĩ đắc sơ quả Dự lưu; Đức Bà Ma-ha-ba-xa- ba-đề (Mahā-pajāpatī), di mẫu của Phật xuất gia thành vị tỳ- kheo-ni đầu tiên, và đắc quả A-la-hán. Vợ của Bồ-tát cũng xuất gia thành tỳ-kheo-ni đắc quả A-la-hán.
This passage refers to the Buddha’s son, who later ordained as a monk under him and attained arahantship. The Buddha’s father remained a layperson and attained stream-entry, the first level of spiritual nobility; his step-mother (Mahā-pajāpatī) became the first nun, and an arahant; his wife also seems to have also become a nun, and an arahant.
Các thức giả gọi tôi “La-hầu-la (Rāhula) hiền thiện” do bởi có hai điều: Tôi là con của Phật, và lại đắc Pháp nhãn.
They know me as ‘lucky’ Rāhula – lucky for two reasons: one that I am the son of the awakened one, and the other that I am one with vision of truths.
Rāhula kệ: Theragāthā 295, dịch Anh G.A.S.
Rāhula’s verses: Theragāthā 295, trans. G.A.S.
L.5 Tận hưởng tuổi thanh xuân
L.5 Lavish young life
Đoạn này miêu tả thời niên thiếu sung mãn dục, nhưng sau đó chuyển hướng suy gẫm về tuổi già, tật bệnh và sự chết đang đến với tất cả chúng ta.
This passage describes an early life of great comfort, but then moves to reflections on ageing, sickness and death as coming to us all.
“Này các tỳ-kheo, Ta đã từng sống trong diệu lạc, tối thượng diệu lạc, cực kỳ diệu lạc. Trong nhà phụ vương Ta, các hồ nước được xây, trong một hồ có hoa sen xanh, trong một hồ có hoa sen đỏ, trong một hồ có hoa sen trắng, tất cả vì Ta. Ta không dùng loại hương chiên-đàn nào mà không xuất xứ từ Ca-thi (Kāsī)48. Khăn quấn đầu của Ta bằng vải lụa Ca-thi, áo choàng, nội y, thượng y của Ta cũng vậy. Một lọng trắng được che ngày đêm trên Ta, không để cho lạnh, nóng, bụi, bẩn hay sương xúc chạm đến Ta.
Monks, I lived in refinement, utmost refinement, and total refinement. In my father’s home, there were lotus ponds just made for me: one where red-lotuses bloomed, one where white lotuses bloomed, one where blue lotuses bloomed, all for my sake. I used no sandalwood that was not from Kāsi.48 My turban was from Kāsi, as were my tunic, my lower garment, and my outer cloak. A white umbrella was held over me day and night to protect me from cold, heat, dust, dirt, and dew.
Này các tỳ-kheo, Ta có ba lầu cao: một cho mùa đông, một cho mùa hạ, một cho mùa mưa. Trong bốn tháng mưa, nhạc tấu quanh Ta trong lâu đài mùa mưa, bởi những nhạc công mà không một ai là nam trong bọn họ; Ta không hề bước xuống lầu. Trong khi đó các nô tì, các công thợ, và những kẻ hầu hạ trong nhà của những người khác được cho ăn cơm từ gạo nát, cháo chua, thì trong nhà phụ vương Ta, các nô tì, các công thợ, và những kẻ hầu hạ được cho ăn gạo ngon và thịt.
Monks, I had three mansions: one for the cold season, one for the hot season, and one for the rainy season. During the four months of the rainy season, being entertained in the mansion for the rainy-season, by musicians without one man among them, I did not once come down from the mansion. Whereas the servants, workers, and retainers in others’ homes are fed meals of broken rice with lentil soup, in my father’s home the servants, workers, and retainers were fed wheat, rice, and meat.
Này các tỳ-kheo, với đầy đủ sung mãn như vậy, sống trong diệu lạc xa hoa như vậy, mà Ta suy gẫm rằng: ‘Kẻ phàm phu không học tự mình bị già, không vượt qua khỏi già, khi thấy người khác bị già lại gớm ghiếc, xấu hổ, ghê tởm, quên rằng mình cũng bị già, không vượt qua khỏi già. Nếu Ta bị già, không vượt qua khỏi già, sau khi thấy người khác già, lại có thể gớm ghiếc, xấu hổ, ghê tởm sao? Như vậy, thật không thích hợp cho Ta.’ Sau khi tư duy như vậy, kiêu mạn về tuổi thanh xuân hoàn toàn bị loại trừ.
Monks, endowed with such affluence, living in such refinement, I considered: ‘When an untaught ordinary person, himself subject to ageing, not beyond ageing, sees another who is aged, he is horrified, humiliated, and disgusted, oblivious to himself that he too is subject to ageing, not beyond ageing. If I who am subject to ageing, not beyond ageing, were to be horrified, humiliated, and disgusted on seeing another person who is aged, that would not be fitting for me.’ As I pondered thus, the young person’s intoxication with youth entirely dropped away.
… [Đoạn Kinh tiếp theo tương tự, thay ‘già’ bằng ‘bệnh’ và ‘chết’, cũng vậy, ... cho đến] kiêu mạn về không bệnh hoàn toàn bị loại trừ; [… ] kiêu mạn về tuổi thọ hoàn toàn bị loại trừ...
... [The same is then said replacing ‘aging’ with ‘illness’ and then ‘death’, such that] the healthy person’s intoxication with health entirely dropped away. … the living person’s intoxication with life entirely dropped away.
Sukhumāla Sutta: Aṅguttara-nikāya I.145, dịch Anh G.A.S.
Sukhumāla Sutta: Aṅguttara-nikāya I.145, trans. G.A.S.
L.6 Dục lạc
L.6 Pleasures of the senses
Trong đoạn này, đức Phật nói về những lạc thú của tuổi trẻ, và sau đó là những giới hạn và nguy hiểm của những lạc thú đó.
In this passage, the Buddha reflects on the pleasures of his youth, and then on the limitations and dangers of such pleasures.
‘Này Māgaṇḍiya,49 Ta thuở trước, khi còn là tại gia, sống hưởng thụ năm diệu dục một cách đầy đủ, sung mãn:50 các sắc được nhận biết bởi mắt, đáng yêu, đáng thích, đáng ưa lạc, xứng ý, liên hệ đến dục, nhiễm dục; các tiếng được nhận biết bởi tai; các hương được nhận biết bởi mũi; các vị được nhận biết bởi lưỡi; các xúc được nhận biết bởi thân, các xúc này là đáng yêu, đáng thích, đáng ưa lạc, xứng ý, liên hệ đến dục, nhiễm dục.
‘Māgandiya,49 formerly when I lived the home life, I enjoyed myself, provided and endowed with the five strands of sensual pleasure:50 forms discernible by the eye that are wished for, desired, agreeable, likeable, connected with sensual desire and provocative of lust; sounds discernible by the ear; odours discernible by the nose; flavours discernible by the tongue; tangibles discernible by the body, that are wished for, desired, agreeable, likeable, connected with sensual desire and provocative of lust.
… Rồi sau một thời gian, sau khi nhận biết một cách như thực tập khởi, đoạn diệt, vị ngọt, nguy hiểm, sự xuất ly của của [sắc, ... cho đến] xúc, Ta đoạn trừ khát ái [đối với sắc, ... cho đến] xúc; dập tắt những cháy bỏng của [...] xúc; sau khi đoạn trừ, dập tắt, Ta an trú với khát ái được đoạn trừ, nội tâm tịch tĩnh.
… On a later occasion, having understood as they really are the origin, the disappearance, the gratification, the danger of sensual pleasures, and the escape from them, I abandoned craving for sensual pleasures; I removed fever for sensual pleasures; I abide without thirst, with a mind inwardly at peace.
Rồi Ta thấy các chúng sanh khác, chưa ly tham đối với các dục, đang bị khát ái bởi dục nhai nuốt, đang bị cơn sốt của dục thiêu đốt, phóng túng theo các dục. Ta không khát khao như chúng, Ta cũng không hoan hỷ với chúng. Vì sao vậy? Này Māgaṇḍiya, vì rằng có hỷ lạc này, ly dục, ly bất thiện pháp, vượt trên cả thiên lạc. Vì Ta hoan hỷ trong đó, ta không khát khao ước cái gì hạ liệt, Ta cũng không hoan hỷ trong đó…
I see other beings who are not free from lust for sensual pleasures, being devoured by craving for sensual pleasures, burning with fever for sensual pleasures, indulging in sensual pleasures. I do not envy them, nor do I delight therein. Why is that? Māgandiya, there is a (meditative) delight apart from sensual pleasures, apart from unwholesome states, which surpasses even divine pleasure. Since I take delight in that, I do not envy what is inferior, nor do I delight therein. …
Này Māgaṇḍiya, ví như một người bị bệnh cùi, với các chi đầy những mụt nhọt, lở lói và hôi thối, bị các loại trùng đục khoét, đang cào cấu miệng lở của các vết thương bằng móng tay, hơ đốt thân thể bên hố than cháy bỏng. Rồi các bằng hữu, quyến thuộc, bà con huyết thống của người ấy mời một y sĩ đến trị bệnh. Y sĩ cho nó thuốc, do thuốc ấy mà nó khỏi bệnh cùi, không bệnh, an lạc, tự tại, có thể đi chỗ nào nó muốn. Rồi người ấy thấy một người bị bệnh cùi khác, với các chi đầy những mụt nhọt, lở lói và hôi thối, bị các loại trùng đục khoét, đang cào cấu miệng lở của các vết thương bằng móng tay, hơ đốt thân thể bên hố than cháy bỏng.
Māgandiya, suppose there was a leper with sores and blisters on his limbs, being devoured by worms, scratching the scabs off the openings of his wounds with his nails, cauterizing his body over a burning charcoal pit. Then his friends and companions, his kinsmen and relatives, would bring a physician to treat him. The physician would make medicine for him, and by means of that medicine the man would be cured of his leprosy and would become well and happy, independent, master of himself, able to go where he likes. Then he might see another leper with sores and blisters on his limbs, being devoured by worms, scratching the scabs off the openings of his wounds with his nails, cauterizing his body over a burning charcoal pit.
Này Māgaṇḍiya, ông nghĩ thế nào? Người ấy có mong muốn được như người cùi kia, bên hố than cháy bỏng kia, hay muốn được dùng thuốc như kia?’ ‘Không, thưa Tôn giả Gotama. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả Gotama, vì khi có bệnh thời cần thuốc trị, khi không bệnh, thời không cần thuốc trị.’ ‘Này Māgaṇḍiya, cũng vậy, thuở trước, khi còn sống tại gia, Ta hưởng thụ năm diệu dục một cách đầy đủ, sung mãn… Rồi sau một thời gian, sau khi nhận biết một cách như thực sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của của [sắc, ... cho đến] xúc, Ta đoạn trừ khát ái [đối với sắc,... cho đến] xúc; dập tắt những cháy bỏng của [...] xúc; sau khi đoạn trừ, dập tắt, Ta an trú với khát ái được đoạn trừ, nội tâm tịch tĩnh.
Māgandiya, what do you think? Would the man envy that leper for his cauterizing the body over a burning charcoal pit, or for his use of medicine?’ ‘No, venerable Gotama. Why is that? Venerable Gotama, because when there is sickness, there is need for medicine; when there is no sickness, there is no need for medicine.’ ‘Māgandiya, similarly when I lived the home life before, I enjoyed myself provided and endowed with the five strands of sensual pleasure. … On a later occasion, having understood as they really are the origin, the disappearance, the gratification, the danger of sensual pleasures, and the escape from them, I abandoned craving for sensual pleasures, I removed fever for sensual pleasures, and now I abide without thirst, with a mind inwardly at peace.
Rồi Ta thấy các chúng sanh khác, chưa ly tham đối với các dục, đang bị khát ái bởi dục nhai nuốt, đang bị cơn sốt của dục thiêu đốt, phóng túng theo các dục. Ta không khát khao như chúng, Ta cũng không hoan hỷ với chúng. Vì sao vậy? Này Māgaṇḍiya, vì rằng có hỷ lạc này, ly dục, ly bất thiện pháp, vượt trên cả thiên lạc. Vì Ta hoan hỷ trong đó, ta không khát khao ước cái gì hạ liệt, Ta cũng không hoan hỷ trong đó.
Now I see other beings who are not free from lust for sensual pleasures, being devoured by craving for sensual pleasures, burning with fever for sensual pleasures, indulging in sensual pleasures, but I do not envy them, nor do I delight therein. Why is that? Māgandiya, there is a delight apart from sensual pleasures, apart from unwholesome states, which surpasses even divine pleasure. Since I take delight in that, I do not envy what is inferior, nor do I delight therein.
Māgandiya Sutta: Majjhima-nikāya I.504–506, dịch Anh G.A.S.
Māgandiya Sutta: Majjhima-nikāya I.504–506, trans. G.A.S.
Tầm cầu giác ngộ
The quest for awakening
L.7 Thánh cầu
L.7 The noble search
Trong đoạn văn này, đức Phật đã miêu tả về sự tầm cầu chí thượng (thánh cầu) để vượt quá cửa tồn sinh hữu hạn, và đã khởi sự tầm cầu như thế nào.
In this passage, the Buddha describes the ‘noble search’ for that which is beyond the limitations of conditioned existence, and how he began this search.
Này các tỳ-kheo, có hai loại tầm cầu này: tầm cầu chí thượng (thánh cầu), tầm cầu hạ liệt (phi thánh cầu). Này các tỳ-kheo, thế nào là tầm cầu hạ liệt? Này các tỳ-kheo, ở đây, có người tự mình lệ thuộc sanh lại tầm cầu cái lệ thuộc sanh; tự mình lệ thuộc già lại tầm cầu cái lệ thuộc già; tự mình lệ thuộc bệnh lại tầm cầu cái lệ thuộc bệnh; tự mình lệ thuộc chết lại tầm cầu cái lệ thuộc chết; tự mình lệ thuộc sầu ưu lại tầm cầu cái lệ thuộc sầu ưu; tự mình lệ thuộc ô nhiễm lại tầm cầu cái lệ thuộc ô nhiễm.
Monks, there are these two kinds of search: the noble search and the ignoble search. Monks, what is the ignoble search? Monks, here someone being himself subject to birth seeks what is also subject to birth; being himself subject to ageing he seeks what is also subject to ageing; being himself subject to sickness he seeks what is also subject to sickness; being himself subject to death he seeks what is also subject to death; being himself subject to sorrow he seeks what is also subject to sorrow; being himself subject to defilements he seeks what is also subject to defilement.
Này các tỳ-kheo, cái gì đáng gọi là lệ thuộc sanh? Này các tỳ-kheo, vợ con là cái lệ thuộc sanh; nô bộc nam, nô bộc nữ là cái lệ thuộc sanh; dê và cừu là cái lệ thuộc sanh; gà và heo là cái lệ thuộc sanh; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là cái lệ thuộc sanh; vàng và bạc là cái lệ thuộc sanh. Này các tỳ- kheo, những chấp thủ ấy bị sanh. Người ấy bị buộc chặt, đắm đuối, mê say chúng, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh.…
Monks, what may be spoken of as subject to birth? Wife and children are subject to birth; men and women slaves are subject to birth; goats and sheep are subject to birth; fowl and pigs are subject to birth; elephants, cattle, horses, and mares are subject to birth; gold and silver are subject to birth. Monks, these acquisitions are subject to birth. One who is tied to these things, infatuated with them, and addicted to them, being himself subject to birth seeks what is also subject to birth. …
[‘Vợ con’ vân vân cũng được giải thích tương tự như vậy với ‘già’ cho đến ‘ô nhiễm’,51 và tất cả trừ ‘vàng và bạc’ cũng bị ‘bệnh’, ‘chết’ và ‘sầu’]. Người ấy bị buộc chặt, đắm đuối, mê say chúng, tự mình bị già lại tìm cầu cái lệ thuộc già [vân vân]. Này các tỳ-kheo, như vậy gọi là tầm cầu hạ liệt (phi thánh cầu).
[‘Wife and children’ etc. are then likewise each explained to be subject to ‘ageing’ and ‘defilement’,51 and all but ‘gold and silver’ to be subject to ‘sickness’, ‘death’, and ‘sorrow’]. One who is tied to these things, infatuated with them, and addicted to them, being himself subject to ageing [etc.] seeks what is also subject to ageing [etc.]. Monks, this is the ignoble search.
Này các tỳ-kheo, thế nào là tầm cầu chí thượng (thánh cầu)? Ở đây, có người tự mình lệ thuộc sanh, sau khi thấy rõ nguy hại của cái lệ thuộc sanh, bèn tầm cầu cái không sanh, Niết- bàn vô thượng an ổn; tự mình lệ thuộc già, sau khi thấy rõ nguy hại của cái lệ thuộc già, bèn tầm cầu cái không già, Niết-bàn vô thượng an ổn; tự mình lệ thuộc bệnh, sau khi thấy rõ nguy hại của cái lệ thuộc bệnh, bèn tầm cầu cái không bệnh, Niết-bàn vô thượng an ổn; tự mình lệ thuộc chết, sau khi thấy rõ nguy hại của cái lệ thuộc chết, bèn tầm cầu cái không chết, Niết-bàn vô thượng an ổn; tự mình lệ thuộc sầu ưu, sau khi thấy rõ nguy hại của cái lệ thuộc sầu ưu, bèn tầm cầu cái không sầu ưu, Niết-bàn vô thượng an ổn; tự mình lệ thuộc ô nhiễm, sau khi thấy rõ nguy hại của cái lệ thuộc ô nhiễm, bèn tầm cầu cái không ô nhiễm, Niết-bàn vô thượng an ổn. Này các tỳ-kheo, như vậy, gọi là tầm cầu chí thượng (thánh cầu).
Monks, what is the noble search? Here someone, being himself subject to birth, knowing the danger in what is subject to birth, seeks the unborn supreme security from bondage, nirvana; being himself subject to ageing, knowing the danger in what is subject to ageing, he seeks the unageing supreme security from bondage, nirvana; being himself subject to sickness, knowing the danger in what is subject to sickness, he seeks the unailing supreme security from bondage, nirvana; being himself subject to death, knowing the danger in what is subject to death, he seeks the deathless supreme security from bondage, nirvana; being himself subject to sorrow, knowing the danger in what is subject to sorrow, he seeks sorrowless supreme security from bondage, nirvana; being himself subject to defilement, knowing the danger in what is subject to defilement, he seeks the undefiled supreme security from bondage, nirvana. Monks, this is the noble search.
Này các tỳ-kheo, trước khi chưa giác ngộ, chưa chứng chánh đẳng giác, khi còn là Bồ-tát, Ta cũng vậy, tự mình lệ thuộc sanh lại tầm cầu cái lệ thuộc sanh, tự mình lệ thuộc già… bệnh… chết… sầu ưu… và ô nhiễm lại tầm cầu cái lệ thuộc ô nhiễm.
Monks, before my awakening, not yet fully awakened, while I was still a bodhisatta, I too being myself subject to birth, sought what was also subject to birth; being myself subject to ageing … sickness … death … sorrow … and defilement, I sought what was also subject to these.
Này các tỳ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: ‘Tại sao Ta, tự mình lệ thuộc sanh lại tầm cầu cái lệ thuộc sanh, tự mình lệ thuộc già… bệnh… chết… sầu ưu… và ô nhiễm lại tầm cầu cái lệ thuộc ô nhiễm?’
Monks, then I considered: ‘Why, being myself subject to birth, do I seek what is also subject to birth? Why, being myself subject to ageing … sickness … death … sorrow … and defilement, do I seek what is also subject to these?
Vậy Ta, tự mình lệ thuộc sanh, sau khi thấy rõ nguy hại của cái lệ thuộc sanh, bèn tầm cầu cái không sanh, Niết-bàn vô thượng an ổn; tự mình lệ thuộc già [vân vân], sau khi thấy rõ nguy hại của cái lệ thuộc già [vân vân], hãy tầm cầu cái không già… không bệnh… không chết… không sầu ưu… không ô nhiễm, Niết-bàn vô thượng an ổn.
Suppose that, being myself subject to birth, knowing the danger in what is subject to birth, I seek the unborn supreme security from bondage, nirvana. Suppose that, being myself subject to ageing [etc.], knowing the danger in what is subject to ageing [etc.], I seek the unageing … the unailing … the deathless … the sorrowless … the undefiled supreme security from bondage, nirvana.
Này các tỳ-kheo, sau một thời gian, khi Ta còn thiếu niên, niên thiếu, tóc đen nhánh, sung mãn lạc thú của tuổi thanh xuân, đang thời thịnh tráng, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.52
Monks, later while still young, a black-haired young man endowed with the blessing of youth, in the prime of life, though my mother and father wished otherwise and wept with tearful faces, I shaved off my hair and beard, put on the yellow robe, and went forth from the home life into homelessness.52
Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.161–163, dịch Anh G.A.S.
Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.161–163, trans. G.A.S.
L.8 Xuất gia
L.8 Going forth
Đoạn này tường thuật đức Cồ-đàm (Gotama) khởi đầu đời sống xuất gia tầm đạo.
This passage is on the start of Gotama’s life of renunciation and spiritual seeking.
Ở đây, này Aggivessana, trước khi chưa giác ngộ, chưa chứng chánh đẳng giác, khi còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ: ‘Ðời sống tại gia chật hẹp, đường đời đầy bụi bặm;53 đời sống xuất ly54 rộng rãi như hư không. Thật rất không dễ gì khi sống tại gia55 mà có thể sống trọn vẹn đời sống phạm hạnh viên mãn, thanh khiết, trắng tinh như vỏ ốc. Vậy Ta hãy cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình?’
Aggivessana, before my awakening, not yet fully awakened, while I was still a bodhisatta, I considered: ‘Home life is a constriction, a sphere of dust; 53 the life gone forth54 is an open-air life. It is not easy, while living in a home,55 to lead the holy life absolutely perfect and entirely pure as a polished shell. Suppose I shave off my hair and beard, put on the yellow robe, and go forth from the home life into homelessness?’
Này Aggivessana, sau một thời gian, khi Ta còn thiếu niên, niên thiếu, tóc đen nhánh, sung mãn lạc thú của tuổi thanh xuân, đang thời thịnh tráng, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Aggivessana, later while still young, a black-haired young man endowed with the blessing of youth, in the prime of life, though my mother and father wished otherwise and wept with tearful faces, I shaved off my hair and beard, put on the yellow robe, and went forth from the home life into homelessness.
Mahā-saccaka Sutta: Majjhima-nikāya I.240–241, dịch Anh G.A.S.
Mahā-saccaka Sutta: Majjhima-nikāya I.240–241, trans. G.A.S.
L.9 Hành trình tầm đạo
L.9 Preparing for spiritual striving
Ta tán thán xuất gia, như người xuất gia có mắt sáng, sau khi quán sát, hoan hỷ hạnh xuất gia.
I shall praise going-forth, as the one with vision went forth, as he, examining, found delight in going-forth.
Đời tại gia chật hẹp, đường đời đầy bụi bặm, đời xuất gia phóng khoáng, thấy vậy nên xuất gia.
Seeing that this home life is a constriction, the sphere of dust, and that going-forth is an open-air life, he went forth.
Sau khi đã xuất gia, viễn ly thân ác hành, viễn ly ngữ ác hành, sống chánh hạnh thanh tịnh.
Having gone forth, he avoided evil deeds with the body; having abandoned bad conduct in word, he purified his mode of living.
Phật56 đi đến Vương xá,57 đấng tướng hảo quang minh,58 đến thành núi bao quanh (Girigabba), khất thực xứ Ma-kiệt (Magadha).
The Buddha56 went to Rājagaha;57 the one endowed with the excellent marks58 went to Giribbaja, walked among the Magadhans for collecting alms.
Đứng trên sân lầu thượng, Bình-sa vương59 thấy Ngài, có đầy đủ tướng tốt, bèn nói lên lời này:
Standing in his palace Bimbisāra59 saw him; seeing the one endowed with the marks he said this:
‘Hãy xem tôn giả kia, đoan chính, sắc tịnh diệu, có đầy đủ chánh hạnh, mắt nhìn trước một tầm.
‘Sirs, look at this one who is handsome, large, pure; he is endowed with good conduct as he looks ahead a yoke’s length only.60
Chánh niệm, mắt nhìn xuống, gia tộc hẳn cao quý. Phái sứ giả đi theo, xem tỳ-kheo đi đâu.’
With down-turned eyes, possessing mindfulness, this one is not as though from a lowly family. Let the royal messengers run out to find where the monk will go.’
Sứ giả vua sai đi, bước theo sau lưng, hỏi: ‘Tỳ-kheo đi về đâu? Trú xứ ở chỗ nào?’
The royal messengers sent out followed behind him (thinking): ‘Where will the monk go? Where will his dwelling be?’
Khất thực từng nhà một,61 với các căn chế ngự,62 bình bát nhanh chóng đầy, tỉnh giác và chánh niệm.
Going on a continuous round,61 with sense-doors guarded,62 well-restrained, he filled his bowl quickly, being attentive and mindful.
Sau khi hành khất thực, ẩn sĩ ra khỏi thành, lên đỉnh Paṇḍava: ‘Sẽ trú ở chỗ này.’
Having wandered on his alms-round, having gone out of the city, the sage took himself to Mt Paṇḍava (thinking): ‘Here will be my dwelling.’
Thấy Ngài đến chỗ trú, ba sứ giả ngồi chờ, còn một vị đi về, kể lại chuyện vua hay:
Seeing him taking his dwelling, the three messengers sat down; among them one came back alone and informed the king:
‘Ðại vương, tỳ-kheo ấy, phía đông Paṇḍava, ngồi như cọp, bò chúa; như sư tử trong hang.’
‘Great king, that monk is seated on the eastern side of Mt Paṇḍava, like a tiger or bull, like a lion in a mountain cave.’
Sau khi nghe sứ thuật, đức vua ngự xa giá, vội vàng ra khỏi thành, đi đến Paṇḍava.
Hearing the messenger’s word, the ruler went hurrying in the state vehicle out to Mt Paṇḍava.
Đến chỗ xe đi được, vua xuống xe đi bộ; đức vua tiến lại gần, đi vào chỗ Ngài ở.
That ruler, going by vehicle as far as the vehicle park, descended from the vehicle, and went up to him on foot. Reaching him, he sat down.
Vua ngồi xuống chỗ ngồi, cũng trao đổi chào hỏi; chào hỏi thân thiện rồi, vua nói lên nghĩa này:
Having sat down, the king then exchanged the customary friendly greetings; having exchanged greetings, he said this:
‘Ngài niên thiếu, trẻ trung, đang độ tuổi thanh xuân, dung sắc đoan chánh đẹp, thiện sanh dòng Sát-lợi.
'Nghiêm chỉnh đội hùng binh, đoàn quân voi dẫn đầu: tài vật tôi chia Ngài. Xin hỏi: gia tộc sanh.’
‘You are young and tender, in your first youth, a stripling, having a good complexion and stature, like a ruler of good birth, making beautiful the van of the army, at the head of a community of elephants. I shall give you wealth; enjoy it. Tell me your birth, when asked.’
‘Đi thẳng từ phương này, dân tộc cạnh Tuyết sơn, giàu có và hùng mạnh, hệ thuộc Kiều-tát-la (Kosala).
‘King, straight on in that direction there is a people, living on the flank of the Himalayas, having wealth and vigour, belonging to one who has a long connection to the Kosalans.
Thuộc hậu duệ Nhật thân (Ādicca), huyết thống tộc Thích-ca. Từ đó tôi xuất gia, không vì ham dục lạc.
They are Ādicca by clan, Sakya by birth. From that family I went forth, not desiring pleasures of the senses.
Thấy nguy hiểm trong dục, thấy xuất ly an ổn; xuất ly, hành tinh tấn; tâm tôi vui trong đây.’
Having seen the peril in sensual pleasures, having seen going-forth as safety, I shall go in order to strive. In that my mind delights.’
Pabbajjā Sutta: Sutta-nipāta 405–424, dịch Anh G.A.S.
Pabbajjā Sutta: Sutta-nipāta 405–424, trans. G.A.S.
Đắc các định vô sắc vi tế
Attaining refined, formless states
Trên đường tầm đạo, đức Cồ-đàm (Gotama) trước tiên đi đến hai vị thầy chỉ dẫn Ngài tu chứng hai trạng thái ‘vô sắc’ huyền bí vượt ra ngoài tri giác của giác quan, mà sau đó Phật dung hội vào giáo pháp của mình. Tuy nhiên, những đoạn dịch sau đây cho thấy hai vị này chưa đạt mục đích cần đạt đến.
In his spiritual quest, Gotama at first went to two teachers who taught him how to attain two ‘formless’ mystical states beyond perception of physical things, that he later incorporated in his own teaching. In the following passages, though, the fact that they fell short of his goal is emphasized.
L.10 Học ‘vô sở hữu xứ’ với Āḷāra Kālāma
L.10 The ‘sphere of nothingness’ taught by Āḷāra Kālāma
Này các tỳ-kheo, sau khi xuất gia như vậy, đi tìm cái gì chí thiện, tầm cầu đạo lộ vô thượng dẫn đến an tịnh tối thắng, Ta đến gặp Āḷāra Kālāma và thưa rằng: ‘Tôn giả Kālāma, tôi muốn sống đời phạm hạnh trong pháp và luật này’. Này các tỳ-kheo, nghe nói vậy, Āḷāra Kālāma nói với ta như vầy:
Monks, having gone forth thus, searching for what is wholesome, seeking the supreme state of sublime peace, I went to meet Āḷāra Kālāma and said to him: ‘Friend Kālāma, I want to lead the holy life in this Dhamma and discipline.’63 Monks, thus being informed, Āḷāra Kālāma said this to me:
‘Hiền giả, hãy sống ở đây. Pháp này (giáo lý và những gì nó dẫn tới) là như vậy, khiến kẻ có trí không bao lâu tự chứng nhập và an trú trong ấy, tự mình bằng thắng trí mà tác chứng pháp của tôn sư của mình’.
‘The venerable one may stay here. This Dhamma (teaching, and what it leads to) is such that a wise man can soon enter upon and dwell in it, realizing for himself through direct insight the Dhamma of his own teacher.’
Này các tỳ-kheo, không lâu sau đó, rất nhanh chóng, Ta đã thông suốt Pháp ấy. Này các tỳ-kheo, nếu Ta nói về thuyết giáo của kẻ trí và thuyết giáo của bậc trưởng thượng, cho đến mức chỉ bằng tụng đọc nơi môi và tụng đọc lặp lại suông thì Ta, và những kẻ khác cũng vậy, có thể tuyên bố: ‘Tôi biết và tôi thấy’.
Monks, before long, so quickly, I learned that Dhamma. Monks, in the sense of mere lip-reciting and rehearsal, I spoke the knowledge-teaching and the elder’s teaching, and I, and others too, claimed: ‘I know and see.’
Này các tỳ-kheo, ta suy xét rằng: ‘Không phải chỉ bằng tín mà Āḷāra Kālāma tuyên bố rằng, do tự mình tác chứng pháp ấy bằng thắng trí mà chứng nhập và an trú trong pháp ấy. Thật vậy, Āḷāra Kālāma biết và thấy Pháp này mà an trú’. Này các tỳ-kheo, rồi ta đi đến Āḷāra Kālāma và hỏi rằng: ‘Tôn giả Kālāma, phải chăng, cho đến chừng mực ấy, tôn giả tuyên bố rằng, do tự mình tác chứng bằng thắng trí mà tôn giả chứng nhập và an trú trong Pháp này?’ Này các tỳ-kheo, Āḷāra Kālāma trả lời mà tuyên bố về vô sở hữu xứ.64
Monks, I considered: ‘It is not through mere faith alone that Āḷāra Kālāma declares that, by realizing it for himself with direct insight, he enters upon and dwells in this Dhamma. Certainly, Āḷāra Kālāma dwells knowing and seeing this Dhamma.’ Monks, then I went to Āḷāra Kālāma and asked him: ‘Friend Kālāma, in what way do you declare that, by realizing it for yourself with direct insight, you enter upon and dwell in this Dhamma?’ Monks, in replying, Āḷāra Kālāma declared the sphere of nothingness.64
Này các tỳ-kheo, Ta suy xét rằng: ‘Không chỉ Āḷāra Kālāma có tín, Ta cũng có tín tâm; không chỉ Āḷāra Kālāma có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn; không chỉ Āḷāra Kālāma có niệm, Ta cũng có niệm; không chỉ Āḷāra Kālāma có định, Ta cũng có định; không chỉ Āḷāra Kālāma có tuệ, Ta cũng có tuệ.65 Vậy Ta hãy nỗ lực tác chứng Pháp mà Āḷāra Kālāma tuyên bố, do tự mình tác chứng bằng thắng trí mà chứng nhập và an trú.’ Này các tỳ-kheo, không lâu sau đó, rất nhanh chóng, Ta chứng nhập và an trú Pháp ấy do tự mình tác chứng bằng thắng trí.
Monks, I considered: ‘Not only Āḷāra Kālāma has faith, I too have faith; not only Āḷāra Kālāma has vigour, I too have vigour; not only Āḷāra Kālāma has mindfulness, I too have mindfulness; not only Āḷāra Kālāma has meditative concentration, I too have meditative concentration; not only Āḷāra Kālāma has wisdom, I too have wisdom.65 Suppose I endeavour to realize the Dhamma that Āḷāra Kālāma declares he enters upon and dwells in by realizing it for himself with direct insight?’ Monks, before long, quickly, I entered upon and dwelled in that Dhamma by realizing it for myself with direct insight.
Này các tỳ-kheo, rồi ta đi đến Āḷāra Kālāma và nói rằng: ‘Tôn giả Kālāma, phải chăng, cho đến chừng mực ấy, tôn giả tuyên bố rằng, do tự mình tác chứng bằng thắng trí mà tôn giả chứng nhập và an trú trong Pháp này?’ ‘Hiền giả, cho đến chừng mực ấy, tôi tuyên bố rằng do tự mình tác chứng bằng thắng trí mà chứng nhập và an trú Pháp này.’ ‘Tôn giả Kālāma, cho đến chứng mực ấy, Tôi cũng chứng nhập và an trú trong Pháp này tự đạt và an trú trong Pháp này do tự mình tác chứng bằng thắng trí.’
Monks, then I went to Āḷāra Kālāma and asked him: ‘Friend Kālāma, is it in this way that you declare that you enter upon and dwell in this Dhamma by realizing it for yourself with direct insight?’ ‘Friend, that is the way I declare that I enter upon and dwell in this Dhamma by realizing it for myself with direct insight.’ ‘Friend Kālāma, it is in this way that I also enter upon and dwell in this Dhamma by realizing it for myself with direct insight.’
‘Hiền giả, lợi đắc thay cho chúng tôi, thật khéo lợi đắc thay cho chúng tôi khi chúng tôi có một đồng phạm hạnh như vậy. Vậy Pháp mà tôi tuyên bố chứng nhập và an trú do tự mình tác chứng bằng thắng trí, cũng là Pháp mà hiền giả chứng nhập và an trú do tự mình tác chứng bằng thắng trí. Và Pháp mà hiền giả chứng nhập và an trú do tự mình tác chứng bằng thắng trí, cũng là Pháp mà tôi chứng nhập và an trú do tự mình tác chứng bằng thắng trí. Vậy hiền giả biết Pháp mà tôi biết, và tôi biết Pháp mà hiền giả biết. Tôi như thế nào, thì hiền giả cũng như thế ấy; hiền giả như thế nào, thì tôi cũng như thế ấy. Hãy đến đây, hiền giả, nay chúng ta hãy cùng lãnh đạo hội chúng này.’
‘Friend, it is a gain for us, it is an excellent gain for us that we have such a companion in the holy life. So the Dhamma that I declare I enter upon and dwell in by realizing it for myself with direct insight is the Dhamma that you enter upon and dwell in by realizing it for yourself with direct insight. And the Dhamma that you enter upon and dwell in by realizing it for yourself with direct insight is the Dhamma that I declare I enter upon and dwell in by realizing it for myself with direct insight. So you know the Dhamma that I know, and I know the Dhamma that you know. As I am, so are you; as you are, so am I. Come, friend, let us now lead this community together.’
Này các tỳ-kheo, như vậy Āḷāra Kālāma là đạo sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy, ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Tuy vậy, này các tỳ-kheo, Ta suy xét rằng: ‘Pháp này không dẫn đến yểm ly, ly tham, tịch diệt, tịch tĩnh, không dẫn đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, mà chỉ dẫn đến tái sanh vào cõi vô sở hữu xứ.’ Này các tỳ-kheo, không thỏa mãn với Pháp ấy, thất vọng với Pháp ấy, Ta từ giã.
Monks, thus Āḷāra Kālāma, my teacher, placed me, his pupil, on an equal footing with himself and accorded me the highest honour. However, monks, I considered: ‘This Dhamma does not lead to disenchantment, to dispassion, to cessation, to peace, to higher knowledge, to awakening, to nirvana, but only to rebirth in the sphere of nothingness.’ Monks, not being satisfied with that Dhamma, being disappointed with that Dhamma, I left.
Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.163–165, dịch Anh G.A.S.
Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.163–165, trans. G.A.S.
L.11 Học ‘phi tưởng phi phi tưởng xứ’ với Rāma-Tử
L.11 The ‘sphere of neither-perception-nor-non-perception’ taught by Rāma and his son
Trong đoạn này, đức Cồ-đàm (Gotama) vượt hơn thầy của mình là con trai của Rāma bằng chứng đắc trạng thái mà chỉ có Rāma mới đạt được.
In this passage, Gotama goes beyond his teacher by attaining a state that only the teacher’s father had attained.
Này các tỳ-kheo, đi tìm cái gì chí thiện, tầm cầu đạo lộ vô thượng dẫn đến tối thắng an ổn, Ta đi đến Uddaka, con trai của Rāma (Rāmaputta), và thưa rằng: ‘Tôn giả, tôi muốn sống đời phạm hạnh trong pháp và luật này’. Này các tỳ- kheo, nghe nói vậy, Uddaka con trai của Rāma nói với Ta như vầy: ‘Hiền giả, hãy sống ở đây. Pháp này (giáo lý và những gì nó dẫn tới) là như vậy, khiến kẻ có trí không bao lâu tự chứng nhập và an trú trong ấy, tự mình bằng thắng trí mà tác chứng pháp của tôn sư của mình’.
Monks, searching for what is wholesome, seeking the supreme state of sublime peace, I went to meet Uddaka the son of Rāma (Rāmaputta) and said to him: ‘Friend, I want to lead the holy life in this Dhamma and discipline.’ Monks, thus being informed, Uddaka the son of Rāma said this to me: ‘The venerable one may stay here. This Dhamma (teaching and what it leads to) is such that a wise man can soon enter upon and dwell in it, realizing it for himself through direct insight the Dhamma of his own teacher.’
Này các tỳ-kheo, không lâu sau đó, rất nhanh chóng, Ta đã thông suốt Pháp ấy. Này các tỳ-kheo, nếu Ta nói về thuyết giáo của kẻ trí và thuyết giáo của bậc trưởng thượng, cho đến mức chỉ bằng tụng đọc nơi môi và tụng đọc lặp lại suông thì Ta, và những kẻ khác cũng vậy, có thể tuyên bố: ‘Tôi biết và tôi thấy’.
Monks, before long, so quickly, I learned that Dhamma. Monks, in the sense of mere lip-reciting and rehearsal, I spoke the knowledge-teaching and the elder’s teaching, and I, and others too, claimed: ‘I know and see.’
Này các tỳ-kheo, Ta suy xét rằng: ‘Không phải chỉ bằng tín mà Uddaka, con trai của Rāma, tuyên bố rằng, do tự mình tác chứng pháp ấy bằng thắng trí mà chứng nhập và an trú trong pháp ấy. Thật vậy, Uddaka con trai của Rāma biết và thấy Pháp này mà an trú’. Này các tỳ-kheo, rồi ta đi đến Uddaka con trai của Rāma và hỏi rằng: ‘Tôn giả Uddaka, phải chăng, cho đến chừng mực ấy, tôn giả tuyên bố rằng, do tự mình tác chứng bằng thắng trí mà tôn giả chứng nhập và an trú trong Pháp này?’ Này các tỳ-kheo, Uddaka con trai của Rāma trả lời mà tuyên bố về phi tưởng phi phi tưởng xứ.66
Monks, I considered: ‘It was not through mere faith alone that Rāma declared that, by realizing it for himself with higher knowledge, he entered upon and dwelled in this Dhamma. Certainly, Rāma dwelled knowing and seeing this Dhamma.’ Monks, then I went to Uddaka the son of Rāma and asked him: ‘Friend, in what way did Rāma declare that, by realizing it for himself with higher knowledge, he entered upon and dwelled in this Dhamma?’ Monks, in replying, Uddaka the son of Rāma declared the sphere of neither-perception-nor-non-perception.66
Này các tỳ-kheo, Ta suy xét rằng: ‘Không chỉ Uddaka con trai của Rāma có tín, Ta cũng có tín tâm; không chỉ Uddaka con trai của Rāma có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn; không chỉ Uddaka con trai của Rāma có niệm, Ta cũng có niệm; không chỉ Uddaka con trai của Rāma có định, Ta cũng có định; không chỉ Uddaka con trai của Rāma có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy Ta hãy nỗ lực tác chứng Pháp mà Uddaka con trai của Rāma tuyên bố, do tự mình tác chứng bằng thắng trí mà chứng nhập và an trú.’ Này các tỳ-kheo, không lâu sau đó, rất nhanh chóng, Ta chứng nhập và an trú Pháp ấy do tự mình tác chứng bằng thắng trí.
Monks, I considered: ‘Not only did Rāma have faith, I too have faith; not only did Rāma have vigour, I too have vigour; not only did Rāma have mindfulness, I too have mindfulness; not only did Rāma have meditative concentration, I too have concentration; not only did Rāma have wisdom, I too have wisdom. Suppose I endeavour to realize the Dhamma that Rāma declared he entered upon and dwelled in by realizing it for himself with direct insight?’ Monks, not long before, so quickly, I entered upon and dwelled in that Dhamma by realizing it for myself with direct insight.
Này các tỳ-kheo, rồi Ta đi đến Uddaka con trai của Rāma và nói rằng: ‘Tôn giả Uddaka, phải chăng, cho đến chừng mực ấy, tôn giả tuyên bố rằng, do tự mình tác chứng bằng thắng trí mà tôn giả chứng nhập và an trú trong Pháp này?’ ‘Hiền giả, cho đến chừng mực ấy, tôi tuyên bố rằng do tự mình tác chứng bằng thắng trí mà chứng nhập và an trú Pháp này.’ ‘Tôn giả Uddaka, cho đến chừng mực ấy, Tôi cũng chứng nhập và an trú trong Pháp này, tự đạt và an trú trong Pháp này do tự mình tác chứng bằng thắng trí.’
Monks, then I went to Uddaka the son of Rāma and asked him: ‘Friend, was it in this way that Rāma declared that he entered upon and dwelled in this Dhamma by realizing it for himself with direct insight?’ ‘Friend, that is the way that Rāma declared that he entered upon and dwelled in this Dhamma by realizing it for himself with direct insight.’ ‘Friend, it is in this way that I also enter upon and dwell in this Dhamma by realizing it for myself with direct insight.’
‘Hiền giả, lợi đắc thay cho chúng tôi, thật khéo lợi đắc thay cho chúng tôi khi chúng tôi có một đồng phạm hạnh như vậy. Vậy Pháp mà tôi tuyên bố chứng nhập và an trú do tự mình tác chứng bằng thắng trí, cũng là Pháp mà hiền giả chứng nhập và an trú do tự mình tác chứng bằng thắng trí. Và Pháp mà hiền giả chứng nhập và an trú do tự mình tác chứng bằng thắng trí, cũng là Pháp mà tôi chứng nhập và an trú do tự mình tác chứng bằng thắng trí. Vậy hiền giả biết Pháp mà tôi biết, và tôi biết Pháp mà hiền giả biết. Tôi như thế nào, thì hiền giả cũng như thế ấy; hiền giả như thế nào, thì tôi cũng như thế ấy. Hãy đến đây, hiền giả, nay chúng ta hãy cùng lãnh đạo hội chúng này.’
‘Friend, it is a gain for us, it is a great gain for us that we have such a companion in the holy life. So the Dhamma that Rāma declared he entered upon and dwelled in by realizing it for himself with direct insight is the Dhamma that you enter upon and dwell in by realizing it for yourself with direct insight. And the Dhamma that you enter upon and dwell in by realizing it for yourself with direct insight is the Dhamma that Rāma declared he entered upon and dwelled in by realizing it for himself with direct insight. So you know the Dhamma that Rāma knew and Rāma knew the Dhamma that you know. As Rāma was, so are you; as you are, so was Rāma. Come, friend, now lead this community.’
Này các tỳ-kheo, như vậy Uddaka con trai của Rāma, đồng phạm hạnh của Ta, lại đặt Ta vào địa vị bậc thầy67, và tôn sùng ta với sự tôn sùng tối thượng. Tuy vậy, này các tỳ-kheo, Ta suy xét rằng: ‘Pháp này không dẫn đến yểm ly, ly tham, tịch diệt, tịch tĩnh, không dẫn đến thắng trí, giác ngộ, Niết- bàn, mà chỉ dẫn đến tái sanh vào cõi vô sở hữu xứ.’ Này các tỳ-kheo, không thỏa mãn với Pháp ấy, thất vọng với Pháp ấy, Ta từ giã.
Monks, thus Uddaka the son of Rāma, my fellow monk, placed me in the position of the teacher67 and accorded me the highest honour. But I considered: ‘This Dhamma does not lead to disenchantment, to dispassion, to cessation, to peace, to direct insight, to awakening, to nirvana, but only to rebirth in the sphere of neither-perception-nor-non-perception.’ Not being satisfied with that Dhamma, being disappointed with that Dhamma, I left.
Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.165–166, dịch Anh G.A.S.
Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.165–166, trans. G.A.S.
Khổ hạnh tự hành xác
The ascetic life of rigorous self-denial
Trong giai đoạn tiếp theo trên đường tầm đạo, đức Cồ-đàm (Gotama) đã thử một phương pháp tu tập khác hiện hành đương thời: tích cực chế ngự thân và những ham muốn của thân bằng cách nhịn đói và nhịn thở trong thời gian dài. Như sẽ thấy, về sau đức Phật đã chỉ trích điều này.
In the next phase of his spiritual quest, Gotama tried another available method of spiritual development: the attempt to wilfully master the body and its desires by such things as fasting and holding of the breath for long periods. As will be seen, he later criticised this.
L.12 Khổ hạnh cực đoan
L.12 The extremity of his asceticism
Trong đoạn dịch này, đức Phật thuật lại Ngài đã hành như thế nào bốn pháp tu khổ hạnh phổ biến trong một số các sa- môn ngoại đạo đương thời tại Ấn-độ.
In this passage, the Buddha describes how he practised four modes of austere living that were then common, and are still practised by some non-Buddhist Indian ascetics.
Này Xá-lợi-phất (Sāriputta), Ta nhớ lại một thời Ta đã hành phạm hạnh với bốn chi: tự hành khổ bức, Ta đệ nhất khổ bức; tự hành dơ bẩn, Ta đệ nhất dơ bẩnbần; tự hành cẩn trọng, Ta đệ nhất cẩn trọng; tự hành lẩn tránh, Ta đệ nhất lẩn tránh.
Sāriputta, I recall having lived a holy life consisting of four factors: I have been an ascetic, a supreme ascetic; I have been unkempt, supremely unkempt; I have been scrupulous, supremely scrupulous; I have been secluded, supremely secluded.
Này Sāriputta, Ta tự hành khổ bức như vầy: Ta sống lõa thể, từ bỏ thói thường, liếm tay, mời thì không đến, gọi thì không dừng. Ta không nhận thức ăn mang đến, thức ăn nấu riêng cho, không nhận mời ăn; Ta không nhận đồ ăn từ nồi, từ chậu, tại ngưỡng cửa, giữa những cây gậy, giữa những chày giã gạo, từ hai người đang ăn, từ người đàn bà có thai, từ người đàn bà đang cho bú, từ người đàn bà đang giao cấu, đồ ăn đi quyên, tại chỗ có chó đứng, tại chỗ có ruồi bu. Ta không ăn cá thịt, không uống rượu nấu, rượu men, rượu ủ.
Sāriputta, there my practice of asceticism was such that I went naked, rejecting conventions, licking my hands, not coming when asked, not stopping when asked. I did not accept food brought or food specially made or an invitation to a meal; I received nothing from a pot, from a bowl, across a threshold, across a stick, across a pestle, from two eating together, from a pregnant woman, from a woman giving suck, from a woman lying in the midst of men, from where food was advertised to be distributed, from where a dog was waiting, from where flies were bustling. I accepted no fish or meat, I drank no liquor, wine, or fermented brew.
Ta chỉ nhận một nhà một miếng;68 Ta chỉ nhận hai nhà hai miếng; Ta chỉ nhận ba nhà ba miếng; ta chỉ nhận bốn nhà bốn miếng; Ta chỉ nhận năm nhà năm miếng; ta chỉ nhận sáu nhà sáu miếng; Ta chỉ nhận bảy nhà bảy miếng.
I kept to one house, to one morsel;68 I kept to two houses, to two morsels; I kept to three houses, to three morsels; I kept to four houses, to four morsels; I kept to five houses, to five morsels; I kept to six houses, to six morsels; I kept to seven houses, to seven morsels.
Ta sống bằng thức ăn từ một thí chủ, từ hai thí chủ, từ ba thí chủ, từ bốn thí chủ, từ năm thí chủ, từ sáu thí chủ, từ bảy thí chủ; ta ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa, ba ngày một bữa, bốn ngày một bữa, năm ngày một bữa, sáu ngày một bữa, bảy ngày một bữa; như vậy thậm chí đến nửa tháng một bữa, Ta an trú hành trì hạnh ăn theo từng thời.
I lived on the food from one donor, from two donors, from three donors, from four donors, from five donors, from six donors, from seven donors; I took food once a day, once every two days, once every three days, once every four days, once every five days, once every six days, once every seven days; thus even up to once every fortnight, I dwelt pursuing the practice of taking food at stated intervals.
Ta ăn rau sống, ăn cỏ kê, ăn lúa dại, ăn da vụn, ăn rêu, ăn cám, ăn váng cơm, ăn bột vừng, ăn cỏ, ăn phân bò. Ta sống nhờ rễ và trái cây rừng; Ta ăn trái cây rụng.
I was an eater of greens, eater of millet, eater of wild rice, eater of hide-parings, eater of moss, eater of rice-bran, eater of rice-scum, eater of sesamum flour, eater of grass, eater of cow-dung. I lived on forest roots and fruits; I fed on fallen fruits.
Ta mặc vải gai thô, mặc vải gai thô tạp, mặc vải tẩm liệm, mặc giẻ rách (phấn tảo y), mặc vỏ cây, mặc da linh dương, mặc da linh dương bện, mặc vải cỏ kusa, mặc vải vỏ cây, mặc vải gỗ bào, mặc tóc bện, mặc lông thú bện, mặc áo lông cú.
I clothed myself in hemp, in hemp-mixed cloth, in shrouds, in refuse rags, in tree bark, in antelope hide, in strips of antelope hide, in kusa-grass fabric, in bark fabric, in wood-shavings fabric, in head-hair wool, in animal wool, in owls’ wings.
Ta sống nhổ râu tóc, theo hạnh sống nhổ râu tóc.
I was one who pulled out hair and beard,69 pursuing the practice of pulling out hair and beard.
Ta là người luôn đứng, không dùng chỗ ngồi. Ta là người thường ngồi chò hỏ, sống tinh tấn theo hạnh ngồi chò hỏ. Ta là người dùng gai làm giường, luôn ngủ nằm trên giường gai.…
I was one who stood continuously, rejecting seats. I was one who squatted continuously, devoted to maintaining the squatting position. I was one who used a mattress of spikes; I made a mattress of spikes my bed.
Ta theo hạnh tắm (lễ) trong nước (lạnh) ba lần mỗi ngày kể cả tối đêm.
I dwelt pursuing the practice of (ritual) bathing in (cold) water three times daily including in the evening.
Như vậy bằng nhiều cách, Ta an trú theo hạnh hành khổ và hành xác. Này Sāriputta, như vậy là khổ hạnh của Ta.
Thus, in such a variety of ways I dwelt pursuing the practice of tormenting and mortifying the body. Sāriputta, such was my practice of asceticism.
Này Sāriputta, ở đây Ta hành dơ bần như vầy, như thân cây tindukā, bụi bẩn tích tụ nhiều năm, đóng thành tấm và thành miếng, cũng như vậy, bụi và bẩn tích tụ nhiều năm, đóng thành tấm và thành miếng trên thân ta. Ta không nghĩ rằng: ‘Hãy phủi sạch bụi bẩn này đi bằng tay mình, hay để kẻ khác phủi sạch bụi bẩn này đi bằng tay họ.’ Này Sāriputta, như vậy Ta hành dơ bẩn.
Sāriputta, there my pursuit of being unkempt was such that just as the bole of a tindukā tree, accumulating over the years, cakes and flakes off, so too, dust and dirt, accumulating over the years, caked off my body and flaked off. It never occurred to me: ‘Let me rub this dust and dirt off with my hand, or let another rub this dust and dirt off with his hand.’ Sāriputta, such was my practice of being unkempt.
Này Sāriputta, Ta hành cẩn trọng như vầy: Ta luôn tỉnh giác trong khi đi tới, đi lui. Ta tràn đầy lòng từ đến cả một giọt nước70 như vầy: ‘Mong rằng Ta không làm hại một chúng sanh nhỏ nào trong các khe đất.’ Này Sāriputta, như vậy Ta hành cẩn trọng.
Sāriputta, my practice of scrupulousness was such that I was always mindful in stepping forwards and stepping backwards. I was full of pity in regard to a drop of water70 thus: ‘Let me not hurt the tiny creatures in the crevices of the ground.’ Sāriputta, such was my practice of scrupulousness.
Này Sāriputta, Ta hành lẩn tránh như vầy: Ta trốn sâu trong một khu rừng và trú ngụ tại chỗ ấy. Và khi Ta thấy một người chăn bò hay người chăn cừu hay người cắt cỏ, hay người đốn củi, hay người thợ rừng, Ta liền chạy từ lùm này qua lùm khác, từ bụi này qua bụi khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác. Vì sao vậy? Để họ không thấy Ta và Ta không thấy họ.
Sāriputta, my practice of seclusion was such that I would plunge into some forest and dwell there. And when I saw a cowherd or a shepherd or someone gathering grass, or sticks, or a woodsman, I would flee from grove to grove, from thicket to thicket, from hollow to hollow, from hillock to hillock. Why was that? So that they should not see me and I should not see them.
Này Sāriputta, giống như một con nai rừng, thấy người liền chạy từ lùm này qua lùm khác, từ bụi này qua bụi khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác, cũng vậy, khi Ta thấy một người chăn bò, hay người chăn cừu, hay người cắt cỏ, hay người đốn củi, hay người thợ rừng, Ta liền chạy từ lùm này qua lùm khác, từ bụi này qua bụi khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác.…
Sāriputta, just as a forest-bred deer, on seeing human beings, flees from grove to grove, from thicket to thicket, from hollow to hollow, from hillock to hillock, so too, when I saw a cowherd or a shepherd or someone gathering grass, or sticks, or a woodsman, I would flee from grove to grove, from thicket to thicket, from hollow to hollow, from hillock to hillock. Sāriputta, such was my practice of seclusion.
Này Sāriputta, Ta bò bốn chân đến các chuồng bò, khi đàn bò đã đi và người chăn bò đã rời, rồi Ta ăn phân của các con bê còn bú. Này Sāriputta, khi mà nước tiểu và phân của Ta còn đọng lại, Ta ăn phân và nước tiểu của chính mình. Này Sāriputta, như vậy Ta hành trì ăn các thứ cực kỳ hủ bại.
Sāriputta, I went on all fours to the cow-pens when the cattle had gone out and the cowherd had left them, and I fed on the dung of the young suckling calves. Sāriputta, as long as my own excrement and urine lasted, I fed on my own excrement and urine. Sāriputta, such was my practice of great distortion in feeding.
Này Sāriputta, Ta lánh sâu vào một khu rừng rậm kinh sợ và trú ngụ tại chỗ ấy: khu rừng rậm kinh sợ này thường khiến người ta lông tóc dựng ngược nếu kẻ ấy chưa dứt tham ái.
Sāriputta, I plunged into some awe-inspiring grove and dwelt there: a grove so awe-inspiring that normally it would make a man’s hair stand up if he were not free from lust.
Này Sāriputta, trong những đêm đông lạnh lẽo, suốt những ngày mồng tám tuyết rơi, ban đêm Ta sống giữa trời và ban ngày trong lùm rậm. Trong tháng cuối hè, ban ngày Ta sống giữa trời còn ban đêm trong lùm rậm.
Sāriputta, when those cold wintry nights came during the eight-day interval of frost, I would dwell by night in the open and by day in the grove. In the last month of the hot season I would dwell by day in the open and by night in the grove.
Này Sāriputta, bỗng dưng xuất hiện với Ta bài kệ trước đây chưa từng được nghe này:
Sāriputta, there came to me spontaneously this verse never heard before:
Ẩn sĩ đang tầm cầu, chịu nóng và chịu lạnh, một mình rừng kinh sợ, trần truồng không lửa ấm.
The sage has engaged in searching, being heated and chilled, alone in the awe-inspiring grove, naked, no fire to sit beside.
Này Sāriputta, Ta ngủ trong bãi tha ma, nằm dựa trên một bộ xương.
Sāriputta, I made my bed in a charnel ground supported on a skeleton.
Này Sāriputta, những người chăn bò đến gần và khạc nhổ lên Ta, tiểu tiện lên Ta, ném bẩn vào Ta, và lấy que chọc lỗ tai Ta. Này Sāriputta, và Ta không nhớ là Ta có bao giờ khởi ác tâm đối với họ không. Này Sāriputta, như vậy Ta hành trú xả.
Sāriputta, cowherd boys came up and spat on me, urinated on me, threw dirt at me, and poked sticks into my ears. Sāriputta, yet I do not recall that I ever aroused an evil mind of hate against them. Sāriputta, such was my abiding in equanimity.
Mahā-sīhanāda Sutta: Majjhima-nikāya I.77–79, dịch Anh G.A.S.
Mahā-sīhanāda Sutta: Majjhima-nikāya I.77–79, trans. G.A.S.
L.13 Đau nhức vô ích
L.13 Pain in vain
Trong đoạn này, đức Phật giải thích rằng, trước thời hành khổ hạnh cực đoan, Ngài nhận ra rằng những hành giả nào mà chưa ly dục tham thì không thể đạt giác ngộ. Sau khi nhận ra rằng cần phải chế ngự dục tham, Ngài đã hành nhiều hình thức khổ hạnh cực đoan. Tuy nhiên, trong khi những hành trì khổ hạnh ấy có phát triển tinh tấn và chánh niệm, và sự đau đớn về thể xác mà chúng mang lại không ảnh hưởng đến tâm trí của Ngài, thì chúng cũng mang đến sự kiệt quệ về thể xác, và Ngài nhận ra rằng chúng không dẫn đến giác ngộ.
In this passage, the Buddha explains that, prior to his period of extreme asceticism, he realised that awakening was not possible for those religious practitioners who were still attached to sensual pleasures. Having realised that he had to shun sensual pleasures, he then engaged in many kinds of extreme ascetic practices. However, while these did develop great energy and mindfulness, and the physical pain they brought did not affect his mind, they also brought bodily exhaustion, and he came to realize that they were not leading to awakening.
‘Phải chăng chưa bao giờ khởi lên trong Ngài, thưa Tôn giả Gotama, một cảm thọ lạc đến mức nó chi phối tâm lâu dài? Phải chăng chưa bao giờ khởi lên trong tôn giả Gotama một khổ thọ đến mức nó chi phối tâm lâu dài?’
‘Has there never arisen in you, Venerable Gotama, a feeling so pleasant that it could invade his mind and remain? Has there never arisen in Venerable Gotama a feeling so painful that it could invade his mind and remain?’
‘Này Aggivessana, trong khi đi tìm cái gì chí thiện, tầm cầu tịch tĩnh vô thượng tối thắng, Ta tuần tự du hành qua nước Magadha và cuối cùng đến Uruvelā gần Senānigama. Tại đây, Ta thấy một địa điểm khả ái, một khóm rừng nhàn tịnh, có con sông trong xanh chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Này Aggivessana, Ta nghĩ: “Thật là một địa điểm khả ái, một khóm rừng nhàn tĩnh, có con sông trong xanh chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Thật là một chỗ thích hợp cho một thiện nam tử tha thiết tinh cần có thể tinh cần tu tập.”
Này Aggivessana, Ta ngồi xuống tại chỗ ấy và nghĩ rằng: “Nơi đây thật thích hợp để tinh cần tu tập.”
‘Aggivessana, searching for what is wholesome, seeking the supreme state of sublime peace, I wandered by stages through the Magadhan country until eventually I arrived at Uruvelā near Senānigama. There I saw an agreeable piece of ground, a delightful grove with a clear-flowing river with pleasant, smooth banks and nearby a village for alms resort. Aggivessana, I considered: “Agreeable is this piece of ground; delightful is the grove with a clear-flowing river with pleasant, smooth banks and nearby a village for alms resort. This place will indeed serve for the striving (spiritual exertion) of a clansman intent on striving.” Aggivessana, I sat down there with the thought: “This will serve for striving.”
Này Aggivessana, bấy giờ khởi lên trong Ta ba ví dụ chưa từng được nghe từ trước. [Tức là, như một khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa, được thả vào trong nước, không thể dùng để nhen lửa, nhưng một khúc cây khô thì có thể nhen lửa, do vậy chỉ] những sa-môn và bà-la- môn71 sống xả ly các dục về thân, và những ai mà nội tâm đã hoàn toàn trấn áp và đoạn trừ tham đắm dục, luyến ái dục, mê say dục, khao khát dục, và bức sốt dục, dù họ có cảm thọ hay không đau đớn, nhức nhối, đau nhức kịch liệt do bởi tinh cần, họ cũng có thể chứng đắc tri kiến vô thượng chánh giác.… Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Ta hãy nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm ức chế tâm, trấn áp tâm, và đánh bại tâm.”
Aggivessana, now these three similes occurred to me spontaneously, never heard before. [Namely that, just as a submerged or damp piece of sappy wood cannot be set alight with a fire-drill, but a dry one can be set alight, so only] those renunciants and brahmins71 who live bodily withdrawn from sensual pleasures, and whose sensual desire, affection, infatuation, thirst, and fever for sensual pleasures has been fully abandoned and suppressed internally, whether or not they feel painful, racking, piercing feelings due to exertion, they are capable of knowing and seeing and supreme awakening. …
Này Aggivessana, nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, Ta lấy tâm ức chế tâm, trấn áp tâm, và đánh bại tâm. Này Aggivessana, khi Ta làm vậy, mồ hôi toát ra từ nách của ta. Này Aggivessana, như một người lực sĩ nắm lấy một người ốm yếu đằng đầu hay vai, có thể ức chế, trấn áp, và đánh bại người ấy, cũng vậy, nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, Ta lấy tâm ức chế tâm, trấn áp tâm, và đánh bại tâm, và mồ hôi toát ra từ nách của ta.
Aggivessana, I considered: “Suppose, with my teeth clenched and my tongue pressed against the roof of my mouth, I beat down, constrain, and crush mind with mind?” Aggivessana, so with my teeth clenched and my tongue pressed against the roof of my mouth, I beat down, constrained, and crushed mind with mind. Aggivessana, while I did so, sweat ran from my armpits. Aggivessana, just as a strong man might seize a weaker man by the head or shoulders and beat him down, constrain him, and crush him, so too, with my teeth clenched and my tongue pressed against the roof of my mouth, I beat down, constrained, and crushed mind with mind, and sweat ran from my armpits.
[Lặp lại:] Này Aggivessana, dầu cho Ta có nỗ lực tinh cần không mệt mỏi, dựng lập chánh niệm liên tục không gián đoạn, nhưng thân Ta vẫn bị kích động và căng thẳng do bởi Ta bị kiệt sức bởi sự tinh tấn khổ sở. Nhưng khổ thọ ấy khởi lên trong Ta mà không chi phối tâm ta và tồn tục.
[Refrain:] Aggivessana, although tireless energy was aroused in me and unremitting mindfulness was established, my body was overwrought and strained because I was exhausted by the painful striving. But such painful feeling that arose in me did not invade my mind and remain.
Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Ta hãy tu thiền nín thở.”72 Rồi Ta nín thở vô, và thở ra qua miệng và mũi. Này Aggivessana, trong khi Ta làm vậy, thì một tiếng gió kinh khủng nổi lên, ngang qua lỗ tai. Này Aggivessana, ví như tiếng động kinh khủng phát ra từ ống bễ đang thổi của người thợ sắt, cũng vậy, trong khi Ta nín thở vô, và thở ra bằng mũi và tai, thời một tiếng gió kinh khủng nổi lên, ngang qua lỗ tai.… [Lặp lại]
Aggivessana, I considered: “Suppose I practise the breathless meditation?”72 So I stopped the in-breaths and out-breaths through my mouth and nose. Aggivessana, while I did so, there was a loud sound of winds coming out from my ear holes. Aggivessana, just as there is a loud sound when a smith’s bellows are blown, so too, while I stopped the in-breaths and out-breaths through my nose and ears, there was a loud sound of winds coming out from my ear holes. … [Refrain]
Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Ta hãy tu thêm thiền nín thở.” Rồi Ta nín thở vô, và thở ra qua miệng, mũi, và tai. Trong khi Ta làm như vậy, thì có những cơn gió kinh khủng nổi lên đau nhói trong đầu Ta. Này Aggivessana, ví như một người lực sĩ chém đầu Ta với một thanh kiếm sắc bén, trong khi Ta nín thở vô, thở ra, qua miệng, mũi và tai, thì có ngọn gió kinh khủng nổi lên đau nhói trong đầu Ta.… [Lặp lại]
Aggivessana, I considered: “Suppose I practise further the breathless meditation?” So I stopped the in-breaths and out-breaths through my mouth, nose, and ears. While I did so, violent winds cut through my head. Aggivessana, just as if a strong man were pressing against my head with the tip of a sharp sword, so too, while I stopped the in-breaths and out-breaths through my mouth, nose, and ears, violent winds cut through my head. … [Refrain]
Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Ta hãy tu thêm thiền nín thở.” Rồi Ta nín thở vô, và thở ra qua miệng, mũi và tai, Trong khi làm như vậy, Ta cảm giác đau đầu một cách kinh khủng. Này Aggivessana, ví như một người lực sĩ lấy một dây nịt bằng da cứng quấn tròn quanh đầu rồi siết mạnh, cũng vậy, trong khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, mũi, và tai, ta cảm giác đau đầu một cách kinh khủng.… [Lặp lại]
Aggivessana, I considered: “Suppose I practise further the breathless meditation?” So I stopped the in-breaths and out-breaths through my mouth, nose, and ears. While I did so there were violent pains in my head. Aggivessana, just as if a strong man were tightening a tough leather strap around my head as a headband, so too while I stopped the in-breaths and out-breaths through my mouth, nose, and ears, there were violent pains in my head. … [Refrain]
Này Aggivessana, ta suy nghĩ: “Ta hãy tu thêm thiền nín thở.” Rồi ta nín thở vô, và thở ra qua miệng, mũi và tai. Trong khi ta làm vậy, một ngọn gió kinh khủng cắt ngang bụng của ta. Này Aggivessana, ví như một người đồ tể thiện xảo hay đệ tử người đồ tể cắt ngang bụng với một con dao cắt thịt bò sắc bén, cũng vậy, khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, mũi và tai, một ngọn kinh khủng cắt ngang bụng của Ta.… [Lặp lại]
Aggivessana, I considered: “Suppose I practise further the breathless meditation?” So I stopped the in-breaths and out-breaths through my mouth, nose, and ears. While I did so, violent winds carved up my belly. Aggivessana, just as if a skilled butcher or his apprentice were to carve up an ox’s belly with a sharp butcher’s knife, so too while I stopped the in-breaths and out-breaths through my mouth, nose, and ears, violent winds carved up my belly. … [Refrain]
Này Aggivessana, ta suy nghĩ: “Ta hãy tu thêm thiền nín thở.” Rồi Ta nín thở vô, thở ra qua miệng, mũi và tai. Trong khi Ta làm như vậy, thì có một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân Ta. Này Aggivessana, ví như hai người lực sĩ sau khi nắm lấy cánh tay một người yếu hơn, nướng người ấy, đốt người ấy trên một hố than hừng, cũng vậy, trong khi Ta nín thở vô, và thở ra qua miệng, qua mũi và qua tai thì có một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân Ta.… [Lặp lại]
Aggivessana, I considered: “Suppose I practise further the breathless meditation?” So I stopped the in-breaths and out-breaths through my mouth, nose, and ears. While I did so, there was a violent burning in my body. Aggivessana, just as if two strong men were to seize a weaker man by both arms and roast him over a pit of hot coals, so too, while I stopped the in-breaths and out-breaths through my mouth, nose, and ears, there was a violent burning in my body. … [Refrain]
Này Aggivessana, bấy giờ chư thiên thấy Ta liền nói: “Sa- môn Gotama đã chết rồi.” Một số chư thiên nói: “Sa-môn Gotama chưa chết, nhưng sắp sửa chết.” Một số chư thiên nói: “Sa-môn Gotama chưa chết, cũng không phải sắp chết. Ngài là vị A-la-hán, đời sống của một A-la-hán là như vậy.”
Aggivessana, now the gods who saw me said: “The renunciant Gotama is dead.” Some gods said: “The renunciant Gotama is not dead, he is dying.” And other gods said: “The renunciant Gotama is neither dead nor dying; he is an arahant (worthy one), for such is the way arahants dwell.”
Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Ta hãy hoàn toàn tuyệt thực.”73 Rồi chư Thiên đi đến Ta và nói: “Thưa Ngài, chớ có hoàn toàn tuyệt thực. Nếu Ngài làm vậy, chúng tôi sẽ đổ các món ăn chư thiên qua các lỗ chân lông của Ngài, và nhờ vậy Ngài vẫn sống.” Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Nếu Ta hoàn toàn tuyệt thực và chư thiên này đổ các món ăn chư thiên qua các lỗ chân lông của Ta và nhờ vậy Ta vẫn sống, như vậy Ta tự dối Ta.” Vậy nên Ta bác bỏ chư thiên ấy và nói: “Không cần như vậy.”
Aggivessana, I considered: “Suppose I practise entirely cutting off food?”73 Then gods came to me and said: “Sir, do not practise entirely cutting off food. If you do so, we shall infuse heavenly food into the pores of your skin and this will sustain you.” Aggivessana, I considered: “If I claim to be completely fasting while these gods infuse heavenly food into the pores of my skin and this sustains me, then I shall be lying.” So I dismissed those gods, saying: “There is no need.”
Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Ta hãy ăn cực kỳ ít, mỗi lần chỉ ăn một chút, như canh đậu xanh, canh đậu đen, canh đậu, hay canh đậu nhỏ.” Vậy nên Ta ăn cực kỳ ít, mỗi lần chỉ ăn một chút, như canh đậu xanh, canh đậu đen, canh đậu, hay canh đậu nhỏ. Trong khi làm vậy, thân Ta trở nên hết sức gầy yếu. Vì Ta ăn quá ít: tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo; bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà; phần xương sống phô bày của Ta giống như một dây chuỗi hạt; các xương sườn của Ta nhô ra, gầy mòn giống như rui cột một kho cũ không mái; con ngươi long lanh của Ta nằm sâu thẳm trong hốc mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu; da đầu Ta trở thành nhăn nheo và khô cằn như trái bí xanh đắng nhăn nheo và khô cằn trong nắng gió.…
Aggivessana, I considered: “Suppose I take very little food, a handful each time, whether of bean soup or lentil soup or vetch soup or pea soup?” So I took very little food, a handful each time, whether of bean soup or lentil soup or vetch soup or pea soup. While I did so, my body reached a state of extreme emaciation. Because of eating so little: my limbs became like the jointed segments of vine stems or bamboo stems; my backside became like a camel’s hoof; the projections on my spine stood forth like corded beads; my ribs jutted out as gaunt as the crazy rafters of an old roofless barn; the gleam of my eyes sank far down in their sockets, looking like the gleam of water that has sunk far down in a deep well; my scalp shrivelled and withered as a green bitter gourd shrivels and withers in the wind and sun.
Này Aggivessana, vì Ta ăn quá ít, nên da bụng của Ta bám chặt đến xương sống; do vậy nếu Ta sờ da bụng, thì Ta đụng xương sống của mình và nếu Ta sờ xương sống, thì Ta đụng da bụng của mình. Này Aggivessana, vì Ta ăn quá ít, nên nếu Ta đi đại tiện, hay đi tiểu tiện thì Ta ngã quỵ úp mặt xuống đất. Aggivessana, vì Ta ăn quá ít, nên nếu Ta muốn xoa dịu thân ta, bằng cách lấy tay xoa bóp chân tay, thì các lông tóc hư mục tận gốc rụng khỏi thân Ta khi Ta xoa bóp.
Aggivessana, because of eating so little, my belly skin adhered to my backbone; thus if I touched my belly skin I encountered my backbone and if I touched my backbone I encountered my belly skin. Aggivessana, because of eating so little, if I defecated or urinated, I fell over on my face there. Aggivessana, because of eating so little, if I tried to ease my body by rubbing my limbs with my hands, the hair, rotted at its roots, fell from my body as I rubbed.
Này Aggivessana, bấy giờ có người thấy ta liền nói: “Sa-môn Gotama có da đen.” Một số người nói: “Sa-môn Gotama, da không đen. Ngài có da màu nâu.” Một số người nói: “Sa-môn Gotama da không đen, hay xám; Ngài có da màu vàng sẫm.” Này Aggivessana, cho đến mức độ như vậy, làn da vốn thanh tịnh, trong sáng của Ta bị hư hoại vì Ta ăn quá ít.
Aggivessana, now the people who saw me said: “The renunciant Gotama is black.” Some people said: “The renunciant Gotama is not black; he is brown.” Other people said: “The renunciant Gotama is neither black nor brown; he is golden-skinned.” Aggivessana, so much had the clear, bright colour of my skin deteriorated through eating so little.
Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Những sa-môn hay bà-la- môn nào trong quá khứ đã từng lãnh thọ cảm thọ đau đớn, nhức nhối, đau nhức kịch liệt, thì cũng đến thế là cùng cực; không thể hơn nữa. Những sa-môn hay bà-la-môn nào trong vị lai sẽ lãnh thọ cảm thọ đau đớn, nhức nhối, đau nhức kịch liệt, thì cũng đến thế là cùng cực; không thể hơn nữa. Những sa-môn hay bà-la-môn nào trong hiện tại đang lãnh thọ cảm thọ đau đớn, nhức nhối, đau nhức kịch liệt, thì cũng đến thế là cùng cực; không thể hơn nữa.
Aggivessana, I considered: “Whatever renunciants and brahmins in the past have experienced painful, racking, piercing feelings due to exertion, this is the utmost; there is none beyond this. And whatever renunciants and brahmins in the future will experience painful, racking, piercing feelings due to exertion, this is the utmost; there is none beyond this. And whatever renunciants and brahmins at present experience painful, racking, piercing feelings due to exertion, this is the utmost; there is none beyond this.
Nhưng dù hành khổ hạnh khốc liệt như vậy, Ta vẫn không chứng được pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng các bậc Thánh. Hay là có đạo lộ nào khác dẫn đến giác ngộ?
But by this racking practice of austerities I have not attained any superhuman distinction in knowing and seeing worthy of the noble ones. Could there be another path to awakening?
Mahā-saccaka Sutta: Majjhima-nikāya I.240–246, dịch Anh G.A.S.
Mahā-saccaka Sutta: Majjhima-nikāya I.240–246, trans. G.A.S.
L.14 Chiến thắng Ác ma cám dỗ
L.14 Rebuffing the temptation of Māra
Trong đoạn này, thần cám dỗ Māra (cũng gọi là Namucī và Kaṇha; xem *LI.5 và 7) đi đến chỗ đức Gotama (chưa thành Phật) vào cuối giai đoạn khổ hạnh của Ngài, thuyết phục Ngài từ bỏ cuộc sống xuất gia, để trở lại cuộc sống tại gia bình thường, mà vẫn có thể tạo thiện nghiệp và phước báo thế tục bằng các tế tự của Bà-la-môn giáo. Tuy nhiên, đức Gotama nói rằng Ngài không cần bất kỳ phước nghiệp nào (tế tự không làm gia tăng phước nghiệp) và rằng Ngài sẽ chứng đắc bồ-đề và giáo hóa nhiều đệ tử. Ngài có đủ năm căn: tín, tấn, niệm, định, và tuệ, và Ngài sẽ chiến thắng những ‘đội quân’ của Māra.
In this passage, the tempter-deity Māra (also known as Namucī and Kaṇha; see *LI.5 and 7) comes to Gotama (not yet a Buddha) at the end of his ascetic period, urging him to give up his renunciant life-style, and return to normal lay life in which he could generate beneficial karma and its worldly benefits by carrying out Brahmanical sacrifices. Gotama, though, says he has no need of any more beneficial karma (not that doing sacrifices would add to this), and that he is set to attain awakening and teach many disciples. He has the five faculties of faith, vigour, mindfulness, meditative concentration and wisdom, and will conquer Māra’s ‘army’ of moral and spiritual faults.
Ta cần hành tinh tấn, bên sông Ni-liên-thiền, nỗ lực tu tập thiền, an ổn thoát khổ ách.
Devoting to striving, while I was meditating near the river Nerañjarā, making a great effort, for the attainment of the security from bondage,
Ác ma (Namucī) đến gần Ta, nói những lời thương cảm: ‘Ông ốm không dung sắc, ông đã gần chết rồi.
Namucī approached me, uttering seemingly compassionate words!: ‘You are thin, of bad complexion; death is near you.
Ông một ngàn phần chết, chỉ một phần còn sống. Hãy sống, sống tốt hơn. Sẽ tạo các công đức.
There are one thousand parts of death in you; only one part of you is life. Live, sir, life is better. If you live, you will make beneficial karma.
Như ông sống Phạm hạnh, hãy đốt lửa tế tự, hãy chất chứa công đức. Ông tinh tấn làm gì?
Practising the holy life and performing the fire sacrifice, you could heap up much beneficial karma. What do you want with striving?
Đường tinh tấn khó đi; khó hành, khó đến đích.’ Nói lên những kệ này, Ác ma đứng gần Phật.
The road to striving is hard to travel, hard to perform, hard to achieve.’ Saying these verses, Māra stood near the Buddha.
Ác ma nói như vậy, Thế Tôn đáp như sau: ‘Quyến thuộc kẻ buông lung! Ác Ma, ngươi muốn gì?
To Māra who spoke thus, the Blessed One said this: ‘Kinsman of the negligent, evil one, you have come here for your own purpose.
Lượng phước dù rất nhỏ, Ta cũng không cần đến. Ác Ma, ngươi nên nói, cho ai cần phước ấy.
I do not have even the slightest need of (more) beneficial karma; Māra ought to speak to those who do have the need of it.
Tín, tinh tấn, trí tuệ, thảy đều có trong Ta. Người tinh tấn như Ta, ngươi hỏi gì lẽ sống?
Faith, vigour, and wisdom are found in me. Why do you ask me, one who is thus devoted to striving, about life?
Gió sẽ làm khô cạn, cho đến các dòng sông. Làm sao khô cạn máu, khi Ta sống tinh tấn?
This wind would dry up even the streams of the rivers; why should my blood, of one devoted to striving, not be dried up?
Dầu máu Ta khô cạn; mật, đàm khô, thịt rã; tâm ta càng tịnh tín, vững trú niệm, tuệ, định.
When my blood is being dried up, then the bile and phlegm are dried up. When the flesh wastes away, the mind becomes clearer, and all the more my mindfulness and wisdom and meditative concentration stand firm.
Ta an trú như vậy, đạt cảm thọ tối thượng, tâm không cầu các dục, hãy quán chúng sanh tịnh.
While I dwell like this, having reached the highest feeling, my mind has no regard for sensual pleasures. See a being’s pure state.
Dục, đội quân thứ nhất; không hỷ đội thứ hai; đói và khát thứ ba, thứ tư là khát ái.
Sensual pleasures are your first army; discontent is called your second; your third is hunger and thirst; the fourth is called craving.
Năm, hôn trầm thụy miên; thứ sáu là sợ hãi; thứ bảy là nghi ngờ; tám, ngụy thiện, ngoan cố.
Dullness and lethargy are your fifth; the sixth is called fear; your seventh is vacillating doubt; hypocrisy and obstinacy are your eighth.
Lợi, danh và cung kính; thanh danh, lợi bất chính; ai khen mình chê người; là đội quân của ngươi.
Gain, reputation, honour, and whatever fame is falsely received, and whoever both extols himself and disparages others, that is your army.
Đây đội quân Ác Ma, quân chiến đấu Kaṇhā. Ai yếu, không thể thắng. Chiến thắng, được an lạc.
Namucī, that is the striking force of Kaṇha. One who is not a hero cannot conquer it, but having conquered it one obtains happiness.
Ta ôm cỏ muñja? Đủ rồi, đời sống này. Ta thà chết chiến đấu, còn hơn sống chiến bại.
Should I wear muñja grass?74 I’ve had enough of life here. Death in battle is better for me than that I should be conquered and live.
Sa-môn, bà-la-môn, biến mất trong trận này, họ sao biết đường đi, bậc thiện đức đang đi.
Plunged into this battle some renunciants and brahmins are not seen, and they do not know the road by which those with good vows go.
Thấy quân Ma dàn khắp, Ác ma cùng quân voi, Ta bước vào chiến trận, chớ để Ta thối chạy.
Seeing the army arrayed all around, and Māra with his elephants, I shall go forth into battle.
Do not move me from my place.
Ðội quân của nhà ngươi, trời, người đều không thắng; Ta phá bằng trí tuệ, như đá đập bát sành.
That army of yours which the world together with the gods cannot overcome, I shall break with wisdom, as if breaking an unfired pot with a stone.
Tự tại nhiếp tâm tư, trụ vững trên chánh niệm, Ta du hành các nước, giáo huấn nhiều đệ tử,
Bringing my thoughts under control, making my mindfulness well-established, I shall wander from kingdom to kingdom, training many disciples.
Tinh cần không buông lung, hành theo lời Ta dạy; bất chấp ngươi họ đi, đến nơi không sầu ưu.’
Those vigilant devoted performers of my teaching will go, despite you, to where, having gone, they will not grieve.’
(Ác ma:) ‘Ta bảy năm từng bước, dõi theo sau Thế Tôn, không tìm thấy khuyết điểm, vị Giác ngộ chánh niệm.
(Māra:) For seven years I have followed the Blessed One step by step. I have not obtained an opportunity against the perfectly awakened Buddha who possesses mindfulness.
Ta thấy quạ bay quanh, hòn đá trong như mỡ, tưởng đây cái gì mềm, tưởng đây cái gì ngọt.
I once saw a bird circling a stone which looked like fat, thinking: “Perhaps we shall find something soft here; perhaps there may be something sweet.”
Không tìm thấy vị ngọt, quạ bay khỏi chỗ đó. Như quạ mổ hòn đá, Ta rời Gotama.’
Not obtaining anything sweet, the bird went away from there. Like the crow that attacked the stone and became despondent, we, after attacking Gotama and becoming despondent, will go away.’
Bị sầu muộn đè nặng, Ma buông rơi tì-bà, dạ-xoa này thất chí, biến mất khỏi chỗ này.
Overcome by grief, the lute fell from Māra’s armpit, and that discouraged spirit disappeared on that very spot.
Padhāna Sutta: Sutta-nipāta 425–449, dịch Anh G.A.S.
Padhāna Sutta: Sutta-nipāta 425–449, trans. G.A.S.
Giác ngộ và kết quả
The awakening and its aftermath
L.15 Chứng nhập các tầng định, hồi ức những đời quá khứ cùng với nghiệp tạo tác, và đắc giải thoát cứu cánh
L.15 Attaining the meditative absorptions, seeing past lives and the working of karma, and attaining liberation
Trong đoạn này đức Phật thuật chuyện thành chánh giác. Sau giai đoạn tu khổ hạnh, và gần như bỏ cuộc, Ngài đã tự hỏi liệu có pháp tu hiệu quả nào khác có khả năng dẫn đến giác ngộ hay không. Vào lúc đó, Ngài nhớ lại một trạng thái thiền đã từng chứng nhập lúc thiếu thời: cấp đầu tiên trong bốn thiền (jhāna: xem *Th.140), có hỷ và lạc phát sinh do ly dục. Do đó Ngài quyết định lập lại trạng thái này xem như phương pháp dẫn đến giác ngộ. Rõ ràng như được nêu trong những đoạn khác, trạng thái thiền này có thể đạt được bằng phương pháp như niệm hơi thở, chúng ta có thể thấy rằng đạo của Ngài bấy giờ là quán chiếu rõ trên thân, chứ không phải chỉ đạt đến các trạng thái định vô sắc hoàn toàn siêu việt thân thể, hoặc khổ hạnh cực đoan ức chế thân bằng ý chí khốc liệt.
In this passage the Buddha recalls his awakening/enlightenment. After his ascetic period, and nearly giving up, he had wondered if there was another, effective way to awakening. At that point, he remembered a meditative state he had entered some time in his youth: the first of four meditative absorptions (jhānas: see *Th.140), which was happy and joyful, but nothing to do with sensual pleasures or any negative state of mind. He thus decided to revisit this state as a way through to awakening. Given that it is clear from other passages that this would have been attained by a practice such as mindfulness of breathing, we can see that his path now became one of careful awareness of the body, rather than attaining formless states which completely transcended the body, or extreme asceticism that went for forceful and wilful mastery of the body.
Sau đó, Ngài phục hồi sức khỏe thể chất bằng cách chấm dứt nhịn ăn để có thể tiếp tục lần lượt chứng đắc bốn thiền. Rồi y cứ trên thiền thứ tư cực kỳ định tĩnh không cấu nhiễm, dễ vận dụng, Ngài nhớ lại vô số đời quá khứ, thấy các chúng sanh khác lúc bấy giờ tái sanh tùy theo nghiệp của họ, và sau đó, cho đến điểm quyết định, bằng chánh trí Ngài thấy biết như thực chân lý khổ của tồn tại, nguyên nhân của thân khổ và tâm khổ, thẩy thấy rõ chân lý khổ diệt, và con đường dẫn đến khổ diệt: bốn Thánh đế, Chân Lý của Bậc Thánh, mà sau đó trở thành bài Pháp đầu tiên của Ngài. Tri kiến như thực về Thánh đế thứ ba, khổ diệt, tất yếu dẫn đến chứng đắc Niết- bàn, và do đó diệt tận tất cả tập khí ô nhiễm vốn là chướng ngại giải thoát. Bấy giờ Ngài tự thấy là đã giác ngộ, đã thành Phật.
He then regained physical health by ending his fast, so that he could go on to attain the four meditative absorptions in turn, then from the great stillness and sensitivity of the fourth absorption, remembered many of his countless past lives, saw how other beings were then being reborn according to the quality of their karma, their actions, and then, most crucially, attained direct insight into the painful nature of conditioned existence, what originated such states and their mental and physical pains, how they end, and the path to this: these four Truths of the Noble Ones (often called ‘Noble Truths’) later became the subject of his first teaching. Insight into the third of them entailed the realization of nirvana, and hence the ending of the intoxicating inclinations that are a barrier to this. He thus saw that he was now awakened. He was a Buddha.
Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: ‘Ta nhớ lại, trong khi phụ thân Ta, thuộc dòng Sakka (Thích-ca), đang cày ruộng, và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây hồng táo (jambu / cây diêm- phù), Ta ly dục, ly pháp ác bất thiện, chứng nhập và an trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc phát sanh do ly dục cùng với tầm và tứ. Ðạo lộ này có thể dẫn đến giác ngộ chăng?’ Này Aggivessana, tiếp theo hồi ức ấy, ý thức này khởi lên: ‘Ðây thực là đạo lộ đưa đến giác ngộ’.
Aggivesana, I considered: ‘I recall that when my father the Sakyan was occupied, while I was sitting in the cool shade of a rose-apple tree, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, I entered and dwelled in the first meditative absorption, which is comprised of the joy and easeful pleasure associated with mental application and examination, and born of seclusion. Could this be the path to awakening?’ Aggivessana, then following on that memory was the realization: ‘This indeed is the path to awakening.’
Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: ‘Sao Ta lại sợ lạc thọ này, phát sanh do ly dục, ly pháp bất thiện?’ Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: ‘Ta không sợ lạc thọ này, phát sanh do ly dục, ly pháp bất thiện’.
Aggivessana, I considered: ‘Why am I afraid of that easeful pleasure that has nothing to do with sensual pleasures and unwholesome states?’ Aggivessana, I considered: ‘I am not afraid of that easeful pleasure that has nothing to do with sensual pleasures and unwholesome states.’
Rồi, này Aggivessana, Ta suy nghĩ: ‘Thật không dễ gì có được lạc thọ ấy, với thân thể cực kỳ gầy ốm như thế này. Vậy Ta hãy ăn thức ăn thô?’ Rồi Ta ăn thức ăn thô: cơm và cháo chua.
Aggivessana, I considered: ‘It is not easy to attain that easeful pleasure with a body so excessively emaciated. Suppose I ate some solid food: some boiled rice and porridge?’ And I ate some solid food: some boiled rice and porridge.
Này Aggivessana, lúc bấy giờ, năm tỳ-kheo đang hầu Ta75 suy nghĩ: ‘Nếu sa-môn Gotama chứng pháp, ông sẽ nói cho chúng ta biết’. Nhưng, này Aggivessana, khi thấy Ta ăn thức ăn thô, cơm và cháo, các vị ấy chán ghét và rời bỏ Ta, nghĩ rằng: ‘Sa-môn Gotama nay sống xa hoa, từ bỏ tinh tấn, trở lui đời sống xa hoa’.
Aggivessana, now at that time five monks were waiting upon me, 75 thinking: ‘If our renunciant Gotama achieves some higher state, he will inform us.’ But, Aggivessana, when I ate the boiled rice and porridge, the five monks were disgusted and left me, thinking: ‘The renunciant Gotama now lives luxuriously; he has given up his striving and reverted to luxury.’
Này Aggivessana, sau khi ăn thức ăn thô và phục hồi thể lực, Ta ly dục, ly pháp ác bất thiện, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Nhưng lạc thọ như vậy khởi lên trong Ta, tồn tại mà không chiếm đoạt tâm Ta.
Aggivessana, when I had eaten solid food and regained my strength, then, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, I entered and dwelled in the first meditative absorption, which is comprised of the joy and easeful pleasure associated with mental application and examination, But such pleasant feeling that arose in me did not invade my mind and remain.
Diệt tầm và tứ, chứng nhập và an trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Nhưng lạc thọ như vậy khởi lên nơi ta, được tồn tại mà không chi phối tâm Ta.
With the stilling of mental application and examination, I entered and dwelled in the second meditative absorption, which is comprised of the joy and easeful pleasure born from a composed, concentrated state, devoid of mental application and examination, bringing inner clarity, being a one-pointed state of mind. But such pleasant feeling that arose in me did not invade my mind and remain.
Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm giác lạc mà các bậc thánh nói là an trú lạc với xả và niệm, chứng và trú Thiền thứ ba. Nhưng lạc thọ như vậy khởi lên nơi ta, được tồn tại mà không chi phối tâm Ta.
With non-attachment towards joy, I dwelled with equanimity, being mindful and with clear comprehension, I experienced happiness with the body; and I entered and dwelled in the third meditative absorption of which the noble ones declare: ‘he is possessed of equanimity, he is mindful, a person abiding in happiness.’ But such pleasant feeling that arose in me did not invade my mind and remain.
Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Nhưng lạc thọ như vậy khởi lên trong Ta, tồn tại mà không chiếm đoạt tâm Ta.
Having previously given up pleasure and pain, with the disappearance of happiness and unhappiness, I entered and dwelled in the fourth meditative absorption, which is without any pleasant or painful (feeling) and purified by equanimity and mindfulness. But such pleasant feeling that arose in me did not invade my mind and remain.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, trụ vững, không dao động, Ta hướng tâm đến túc mạng minh. Ta nhớ lại các đời sống quá khứ, một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. ‘Tại chỗ kia, Ta có tên như vậy, dòng họ như vậy, giai cấp như vậy, cảm thọ khổ lạc như vậy, tuổi thọ như vậy; và sau khi chết tại chỗ kia, Ta tái sanh tại chỗ nọ; và tại chỗ ấy, Ta có tên như vậy, dòng họ như vậy, giai cấp như vậy, cảm thọ khổ lạc như vậy, tuổi thọ như vậy; và sau khi chết tại chỗ nọ, Ta tái sanh tại đây.’ Như vậy, cùng với những đặc điểm chung và riêng, Ta nhớ lại nhiều đời sống quá khứ.
When my mind was thus composed, purified, bright, without blemish, the defilements removed, malleable, wieldy, steady and attained to imperturbability, I directed it to knowledge of the recollection of past lives. I recollected my manifold past lives, that is, one birth, two births, three births, four births, five births, ten births, twenty births, thirty births, forty births, fifty births, a hundred births, a thousand births, a hundred thousand births, many eons of world-contraction, many eons of world-expansion, many eons of world-contraction and expansion: ‘There I was so named, of such a clan, with such an appearance, such was my nutriment, such my experience of pleasure and pain, such my lifespan; and passing away from there, I was reborn elsewhere; and there too I was so named, of such a clan, with such an appearance, such was my nutriment, such my experience of pleasure and pain, such my lifespan; and passing away from there, I was reborn here.’
Này Aggivessana, đó là minh thứ nhất mà Ta đã chứng trong canh đầu của đêm ấy. Vô minh diệt, minh sanh, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Nhưng lạc thọ như vậy khởi lên trong Ta, tồn tại mà không chiếm đoạt tâm Ta.
Thus with their aspects and particulars I recollected (many of) my manifold past lives. Aggivessana, this was the first true knowledge attained by me in the first watch of the night. Ignorance was banished and true knowledge arose, darkness was banished and light arose, as happens in one who dwells diligent, ardent, and resolute. But such pleasant feeling that arose in me did not invade my mind and remain.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, trụ vững, không dao động, Ta hướng tâm đến sanh tử trí. Với thiên nhãn thuần tịnh, vượt quá loài người, Ta thấy chúng sanh chết đây sanh kia, thấp hèn và cao sang, xinh đẹp và thô xấu, hạnh phúc và bất hạnh, Ta biết rõ tùy theo nghiệp mà chúng đã tạo: những chúng sanh có những ác hành về thân, ngữ và ý, phỉ báng các bậc thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục; còn những chúng sanh nào có những thiện hành về thân, ngữ và ý, không phỉ báng các bậc thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, sinh thiên.’
When my mind was thus composed, purified, bright, without blemish, the defilements removed, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, I directed it to knowledge of the passing away and rebirth of beings. With the divine eye, which is purified and surpasses the human, I saw beings passing away and being reborn, of a low or high status, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate, and I understood how beings fare on according to their actions (karma) thus: ‘These beings who behaved wrongly by body, speech, and mind, who reviled the noble ones, held wrong view, and undertook actions based on wrong view, with the dissolution of the body, after death, have been reborn in a state of misery, in a bad destination, in the lower world, even in hell; but these beings who behaved well by body, speech, and mind, who did not revile the noble ones, who held right view, and undertook action based on right view, with the breakup of the body, after death, have been reborn in a good destination, in a heavenly world.’
Như vậy với thiên nhãn thuần tịnh, vượt quá loài người, Ta thấy chúng sanh chết đây sanh kia, thấp hèn và cao sang, xinh đẹp và thô xấu, hạnh phúc và bất hạnh, Ta biết rõ tùy theo nghiệp mà chúng đã tạo. Này Aggivessana, đó là minh thứ hai mà Ta đã chứng trong canh giữa của đêm ấy. Vô minh diệt, minh sanh, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, do ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Nhưng lạc thọ như vậy khởi lên trong Ta, tồn tại mà không chiếm đoạt tâm Ta.
Thus with the divine eye, which is purified and surpasses the human, I saw beings passing away and being reborn, of a low or high status, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate, and I understood how beings fare on according to their actions. Aggivessana, this was the second true knowledge attained by me in the middle watch of the night. Ignorance was banished and true knowledge arose, darkness was banished and light arose, as happens in a one who dwells diligent, ardent, and resolute. But such pleasant feeling that arose in me did not invade my mind and remain.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, trụ vững, không dao động, Ta hướng tâm đến lậu tận trí.76 Ta biết như thật: ‘đây là khổ’; ‘đây là nguyên nhân của khổ’; ‘đây là khổ diệt’; ‘đây là con đường dẫn đến khổ diệt’; ‘đây là những lậu hoặc’; ‘đây là nguyên nhân của lậu hoặc’; ‘đây là lậu hoặc diệt’; ‘đây là con đường dẫn đến lậu hoặc diệt’.
When my mind was thus composed, purified, bright, without blemish, the defilements removed, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, I directed it to knowledge of the destruction of the intoxicating inclinations.76 I directly knew as it really is: ‘This is the painful’; ‘this is the origin of the painful’; ‘this is the cessation of the painful’; ‘this is the way leading to the cessation of the painful’.
I directly knew as it really is: ‘These are the intoxicating inclinations’; ‘this is the origin of the intoxicating inclinations’; ‘this is the cessation of the intoxicating inclinations’; ‘this is the way leading to the cessation of the intoxicating inclinations’.
Biết vậy, thấy như vậy, tâm Ta giải thoát khỏi dục lậu, giải thoát khỏi hữu lậu, giải thoát khỏi vô minh lậu.
When I knew and saw thus, my mind was liberated from the intoxicating inclination to sensual desire, from the intoxicating inclination to a way of being, and from the intoxicating inclination to ignorance.
Đã giải thoát và biết rằng: ‘Ta đã giải thoát.’ Ta như thực biết rằng: ‘Sanh77 đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không còn đời sống nào khác nữa.’
When it was liberated, there came the knowledge: ‘It is liberated.’ I directly knew: ‘Birth77 is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, and there is nothing more to be done hereafter.’
Này Aggivessana, đó là minh thứ ba mà Ta đã chứng trong canh cuối. Vô minh diệt, minh sanh, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Nhưng lạc thọ như vậy khởi lên trong Ta, tồn tại mà không chiếm đoạt tâm Ta.
Aggivessana, this was the third true knowledge attained by me in the last watch of the night. Ignorance was banished and true knowledge arose, darkness was banished and light arose, as happens in one who dwells diligent, ardent, and resolute. But such pleasant feeling that arose in me did not invade my mind and remain.
Mahā-saccaka Sutta: Majjhima-nikāya I.246–249, dịch Anh G.A.S.
Mahā-saccaka Sutta: Majjhima-nikāya I.246–249, trans. G.A.S.
L.16 Hỷ lạc khi thấy đã chấm dứt vòng lưu chuyển sanh tử
L.16 Joy at finding the end of wandering on from life to life
Ở đây, đức Phật cảm hứng hỷ lạc khi thấy đã dứt trừ khát ái nó lôi cuốn Ngài và các chúng sanh khác vào vòng lưu chuyển sanh tử khiến phải lãnh thọ thân khổ tâm khổ.
Here the Buddha expresses joy at having identified and ended the craving that had been driving him, like all beings, through repeated rebirths and the mental and physical pains that these bring.
Qua vô số luân hồi tái sanh,78 Ta tìm nhưng chẳng gặp kẻ dựng ngôi nhà này,79 khổ sanh tử không ngừng.
Through many a birth I wandered in saṃsāra,78 seeking, but not finding the builder of the house.79 Painful is repeated birth.
Này kẻ xây nhà, Ta đã thấy. Ngươi không còn xây nhà được nữa. Khung sườn bị phá vỡ, cột kèo đã ngã đổ. Tâm dứt mọi tác hành, khát ái đã diệt tận.
O house-builder! You are seen. You shall build no house again. All your rafters are broken. Your ridge-pole is shattered. Mind is free from volitional constructions. Achieved is the destruction of cravings.
Dhammapada 153–154, dịch Anh G.A.S.
Dhammapada 153–154, trans. G.A.S.
L.17 Đạt giác ngộ, chứng Niết-bàn
L.17 Attaining nirvana on reaching awakening/enlightenment
Này các tỳ-kheo, trong khi đi tìm cái gì chí thiện, tầm cầu đạo lộ vô thượng tối thắng an ổn, Ta tuần tự du hành qua nước Magadha và cuối cùng đến Uruvelā gần Senānigama. Tại đây, Ta thấy một địa điểm khả ái, một khóm rừng nhàn tĩnh, có con sông trong xanh chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực.
Monks, searching for what is wholesome, seeking the supreme state of sublime peace, I wandered by stages through the Magadhan country until eventually I arrived at Uruvelā near Senānigama. There I saw an agreeable piece of ground, a delightful grove with a clear-flowing river with pleasant, smooth banks and nearby a village for alms resort.
Này Aggivessana, Ta nghĩ: “Thật là một địa điểm khả ái, một khóm rừng nhàn tĩnh, có con sông trong xanh chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Thật là một chỗ thích hợp cho một thiện nam tử tha thiết tinh cần có thể tinh cần tu tập.”
Này Aggivessana, Ta ngồi xuống tại chỗ ấy và nghĩ rằng: “Nơi đây thật thích hợp để tinh cần tu tập.”
Monks, I considered: ‘This is an agreeable piece of ground; this is a delightful grove with a clear-flowing river with pleasant, smooth banks and nearby a village for alms resort. This will serve for the striving of a clansman intent on striving.’ And I sat down there, thinking: ‘This will serve for striving.’
Này các tỳ-kheo, rồi tự mình lệ thuộc sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sanh, tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn thoát khỏi các khổ ách, Niết-bàn, Ta đã chứng được cái không sanh, vô thượng an ổn thoát khỏi các khổ ách, Niết- bàn; tự mình lệ thuộc già, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn, Ta đã chứng được cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình lệ thuộc bệnh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị bệnh, tìm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn, Ta đã chứng được cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình lệ thuộc chết, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị chết, tìm cầu cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn, Ta đã chứng được cái không chết, vô thượng an ổn thoát khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị sầu, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sầu, tìm cầu cái không sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn, Ta đã chứng được cái vô sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình lệ thuộc ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị ô nhiễm, tìm cầu cái không bị ô nhiễm, vô thượng an ổn thoát khỏi các khổ ách, Niết-bàn, Ta đã chứng được cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, Niết-bàn.
Monks, then being myself subject to birth, having understood the danger in what is subject to birth, seeking the unborn supreme security from bondage, nirvana, I attained the unborn supreme security from bondage, nirvana; being myself subject to ageing, having understood the danger in what is subject to ageing, seeking the unaging supreme security from bondage, nirvana, I attained the unaging supreme security from bondage, nirvana; being myself subject to sickness, having understood the danger in what is subject to sickness, seeking the unailing supreme security from bondage, nirvana, I attained the unailing supreme security from bondage, nirvana; being myself subject to death, having understood the danger in what is subject to death, seeking the deathless supreme security from bondage, nirvana, I attained the deathless supreme security from bondage, nirvana; being myself subject to sorrow, having understood the danger in what is subject to sorrow, seeking sorrowless supreme security from bondage, nirvana, I attained the sorrowless supreme security from bondage, nirvana; being myself subject to defilement, having understood the danger in what is subject to defilement, seeking the undefiled supreme security from bondage, nirvana, I attained the undefiled supreme security from bondage, nirvana.
Tri kiến khởi lên nơi ta: ‘Ta giải thoát không dao động. Nay là đời cuối cùng, không còn tái sanh đời nào nữa’.
The knowing and seeing arose in me: ‘My liberation is unshakable. This is my last birth. Now there is no more repeated being.’
Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.166–167, dịch Anh G.A.S.
Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.166–167, trans. G.A.S.
L.18 Tìm lại con đường cổ xưa
L.18 The rediscovery of an ancient path
Trong đoạn này, đức Phật so sánh khám phá thánh đạo tám chi của Ngài, dẫn đến chấm dứt già và chết, giống như việc khám phá lại một con đường dẫn đến một thành cổ bị bỏ quên. Như những vị Phật quá khứ xa xưa, Ngài đã khám phá con đường dẫn đến Niết-bàn, và chỉ dạy nó cho người khác.
In the passage, the Buddha compares his discovery of the noble eightfold path, which goes to the cessation of the painful bundle of ageing and death etc., as like the re-discovery of a path to a forgotten ancient city. Like other long-past Buddhas before him, he had discovered the path to nirvana, and taught it to others.
Này các tỳ-kheo, ví như một người lang thang qua một cánh rừng, chợt thấy một con đường cũ, lối mòn xưa có nhiều người trong quá khứ đã từng đi qua. Người ấy lần theo lối mòn ấy, bỗng thấy một cổ thành, một vương thành trong quá khứ có cư dân, với đầy đủ khu vườn, rừng cây, hồ nước, và thành lũy; một nơi khả ái. Rồi người ấy về báo cáo cho vua hay đại thần của vua: ‘… Thưa tôn ông, hãy tái thiết cổ thành ấy!’ Rồi vị vua hay đại thần của vua cho tái thiết ngôi thành ấy, và sau một thời gian thành ấy phát triển trở thành một đô thị phồn vinh, phát triển rộng lớn, dân cư đông đúc.
Monks, suppose a man wandering through a forest would see an ancient path, an ancient road travelled upon by people in the past. He would follow it and would see an ancient city, an ancient capital that had been inhabited by people in the past, with parks, groves, ponds, and ramparts, a delightful place. Then the man would inform the king or a royal minister of this and say: ‘… Sire, renovate that city!’ Then the king or the royal minister would renovate the city, and some time later that city would become successful and prosperous, well populated, filled with people, attained to growth and expansion.
Này các tỳ-kheo, cũng vậy, Ta đã thấy con đường cũ, một lối mòn xưa cũ mà các vị Chánh Ðẳng Giác trong quá khứ đã đi qua. Con đường cũ, đạo lộ cũ ấy là gì? Ðó chính là con đường có tám nhánh, tức là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.…
Monks, so too I saw the ancient path, the ancient road travelled by the perfectly awakened Buddhas of the past. What is that ancient path, that ancient road? It is just this noble eightfold path namely: right view, right resolve, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right meditative concentration.
Ta đã đi theo con đường ấy và do vậy Ta chứng biết già chết; già chết tập khởi; già chết đoạn diệt; con đường đưa đến già chết đoạn diệt.…
I followed that path and by doing so I have directly known ageing and death, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation. …
Sau khi chứng biết, Ta đã công bố cho các tỳ-kheo, tỳ-kheo- ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di được biết. Này các tỳ-kheo, phạm hạnh này đã phồn vinh, phát triển rộng lớn, giữa chúng chư thiên và loài người.
Having directly known them, I have explained them to the monks, nuns, the male and female lay followers. Monks, this holy life has become successful and prosperous, extended, popular, widespread, well proclaimed among gods and humans.
Nagara Sutta: Saṃyutta-nikāya II.105–107, dịch Anh G.A.S.
Nagara Sutta: Saṃyutta-nikāya II.105–107, trans. G.A.S.
L.19 Tôn kính Pháp
L.19 Honouring the Dhamma
Ở đây, đức Phật thấy rằng không có bất cứ ai có những phẩm tính cao thượng hơn để cho Ngài tôn kính, và thấy rằng Ngài chỉ tôn kính Pháp mà Ngài đã giác ngộ. Phạm thiên Sahampati (chúa tể thế giới Ta-bà), một vị ‘Bất hoàn’ tuổi thọ rất dài dưới sự giáo hóa bởi một vị Phật quá khứ (Saṃyutta-nikāya V.232–233), xuất hiện trước Ngài và xác nhận rằng tất cả chư Phật đều tôn kính Pháp.
Here the Buddha sees that there is no person he can honour as superior to him in spiritual qualities, but that he should honour the Dhamma he has awakened to. The deity Brahmā Sahampati, a long-lived ‘non-returner’ who had been taught by a past Buddha (Saṃyutta-nikāya V.232–233), appears to him and confirms that all Buddhas honour Dhamma.
Một thời, Thế Tôn mới vừa giác ngộ, Ngài ở tại Uruvelā, trên bờ sông Nerañjarā, dưới gốc cây đa Mục dương (Ajapālanigrodha). Rồi trong khi độc cư nhàn tĩnh, tư tưởng sau đây khởi lên: ‘Quả thật là khổ nếu sống không cung kính và không thuận tùng. Vậy Ta hãy sống y chỉ sa-môn hay bà- la-môn nào để cung kính và thuận tùng?’
On one occasion, when the Blessed One was newly awakened, he was staying at Uruvelā on the bank of the river Nerañjarā, at the foot of the Goatherd’s Banyan tree. Then while he was alone and in seclusion, this line of thinking arose in his mind: ‘One suffers if dwelling without reverence or deference. Now on what renunciant or brahmin can I dwell in dependence, honouring and respecting him?’
Rồi Thế Tôn suy nghĩ: ‘Với mục đích làm cho tròn đầy giới uẩn chưa được tròn đầy, Tay chỉ một sa-môn hay bà-la-môn để cung kính và thuận tùng. Nhưng trong thế gian này gồm chư thiên, Ma, Phạm thiên, cùng với dân chúng, các sa-môn, bà-la-môn, trời và người, Ta không thấy có một sa-môn hay bà-la-môn nào khác thành tựu giới uẩn hơn Ta mà ta có thể sống y chỉ để cung kính và thuận tùng.
Then the Blessed One considered: ‘It would be for the sake of perfecting the unperfected body of ethical discipline that I would dwell in dependence on another renunciant or brahmin, honouring and respecting him. However, in this world with its gods, māras and brahmās, with its people, renunciants, brahmins, kings and the masses, I do not see another renunciant or brahmin more consummate in ethical discipline than I, on whom I could dwell in dependence, honouring and respecting him.
Với mục đích làm cho tròn đầy định uẩn chưa được tròn đầy… tròn đầy tuệ uẩn chưa được đầy đủ… tròn đầy giải thoát uẩn chưa được đầy đủ… tròn đầy giải thoát tri kiến uẩn chưa được đầy đủ, Ta hãy sống y chỉ một sa-môn hay bà-la- môn để cung kính và thuận tùng… Nhưng… Ta không thấy có một vị sa-môn hay bà-la-môn nào khác thành tựu định uẩn [... cho đến giải thoát tri kiến uẩn] hơn Ta…
It would be for the sake of perfecting the unperfected body of meditative concentration … the unperfected body of wisdom … the unperfected body of liberation … the unperfected body of knowing and seeing of liberation that I would dwell in dependence on another renunciant or brahmin … However … I do not see another renunciant or brahmin more consummate in these than I …
Vậy Ta hãy sống y chỉ Pháp này mà Ta đã giác ngộ viên mãn, để cung kính và thuận tùng?
What if I were to dwell in dependence on this very Dhamma to which I have fully awakened, honouring and respecting it?
Bấy giờ, bằng tâm tư của mình mà biết được tâm tư của Thế Tôn, như một nhà lực sĩ co duỗi cánh tay, Phạm thiên Sahampati biến mất khỏi Phạm thiên giới và hiện ra trước mặt Thế Tôn. Trật thượng y sang một phía vai, chắp tay hướng đến Thế Tôn, Phạm thiên bạch: ‘Bạch Thế Tôn, sự thật là như vậy! Bạch Thiện Thệ, sự thật là như vậy!…
Then, having known with his own mind the mind of the Blessed One, just as a strong man might extend his bent arm or bend his extended arm, Brahmā Sahampati disappeared from the Brahmā-world and reappeared in front of the Blessed One. Arranging his upper robe over one shoulder, he saluted the Blessed One with his hands before his heart and said to him: ‘Blessed One, so it is! Fortunate One, so it is! …
Chư Phật thời quá khứ, chư Phật thời vị lai, chư Phật thời hiện tại, diệt khổ cho nhiều người.
Awakened ones in the past, those in the future, and he who is the awakened one now, removing the sorrow of many,
Hết thảy đã, đang, sẽ, sống cung kính Chánh Pháp. Pháp nhĩ là như vậy, Pháp tánh chư Phật-đà.
All have dwelt, will dwell, dwell, revering the true Dhamma deeply. This, for Buddhas, is the standard law.
Vì vậy, muốn lợi mình, mong cầu thành vĩ đại, hãy cung kính Chánh Pháp, ghi nhớ lời Phật dạy.’
Hence, one who desires his own good, aspiring for greatness, should respect the true Dhamma deeply, recollecting the Buddhas’ teaching.’
Gārava Sutta: Saṃyutta-nikāya I.138–140 <304–306>,80dịch Anh G.A.S.
Gārava Sutta: Saṃyutta-nikāya I.138–140 <304–306>,80 trans. G.A.S.
Phẩm đức viên mãn của đức Phật
The achievements and nature of the Buddha
L.20 Như Lai
L.20 The Tathāgata
Đoạn này giải thích rằng Phật là ‘Như Lai’ (Tathāgata), vị Đi-như-vậy hay Đến-như-vậy.81 ‘Thế giới/thế gian’ (loka) mà đức Phật đã siêu việt được mô tả trong các đoạn tuyển dịch phân tích thành chuỗi các kinh nghiệm: sáu giác quan (căn), các đối tượng giác quan (cảnh), và các thức giác quan (Saṃyutta-nikāya IV.52), nghĩa là tất cả những gì có thể nói thảy đều mang tính chất khổ, dù rất vi tế (Saṃyutta-nikāya IV.38–40).
This passage explains that the Buddha is the ‘Tathāgata’, one who is Thus-gone or Thus-come.81 The ‘world’ (loka) that the Buddha has transcended is elsewhere described as disintegrating processes of experience: six senses, sensory objects, sensory consciousness, and the feelings that arise conditioned by sensory contacts (Saṃyutta-nikāya IV.52), i.e. all that is in some way painful, however subtly so (Saṃyutta-nikāya IV.38–40).
Thế gian, Như Lai đã hiện chứng giác ngộ. Như Lai đã thoát ly hệ phược bởi thế gian. Thế gian tập khởi, Như Lai đã hiện chứng giác ngộ. Thế gian tập khởi, Như Lai đã đoạn. Thế gian diệt, Như Lai đã hiện chứng giác ngộ. Thế gian diệt, Như Lai đã tác chứng. Đạo tích thế gian diệt, Như Lai đã hiện chứng giác ngộ. Đạo tích thế gian diệt, Như Lai đã tu.
The world has been fully understood by the Tathāgata. From the world, the Tathāgata is unfettered. The origination of the world has been fully understood by the Tathāgata. The origination of the world has been abandoned by the Tathāgata. The cessation of the world has been fully understood by the Tathāgata. The cessation of the world has been realized by the Tathāgata. The path leading to the cessation of the world has been fully understood by the Tathāgata. The path leading to the cessation of the world has been developed by the Tathāgata.
Những gì, trong thế gian này gồm chư thiên, Ma, Phạm thiên, cùng với dân chúng, các sa-môn, bà-la-môn, trời và người, mà được thấy, được nghe, được cảm, được biết, được đạt đến, được tầm cầu, được ý tư sát, tất cả đều đã được Như Lai hiện chứng giác ngộ. Do vậy, được gọi là Như Lai.
Whatever in this world with its gods, māras and brahmās, with its people, renunciants, brahmins, kings and the masses, is seen, heard, sensed, cognized, attained, sought after, pondered by the intellect, that has been fully awakened to by the Tathāgata. Thus he is called the Tathāgata.
Từ đêm Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh Đẳng Giác, đến đêm nhập vô dư y bát-Niết-bàn (anupādisesa-nibbāna), Những gì được Như Lai nói, tuyên bố, giải thích, những điều ấy chính thực là như vậy (tath’eva) và không thể sai khác. Do vậy, được gọi là Như Lai.
From the night the Tathāgata attains the unsurpassed full awakening, until the night (of his death when) he attains final nirvana in the nirvana-element with no fuel remaining, whatever the Tathāgata has said, spoken, explained is just so (tath’eva) and not otherwise. Thus he is called the Tathāgata.
Những gì Như Lai nói thảy đều tương ưng với những gì Như Lai làm (tathā-kārī), và những gì Như Lai làm thảy đều tương ưng với những gì Như Lai nói (tathā-vādī). Do vậy, được gọi là Như Lai.
In accord with what the Tathāgata says is what he does (tathā-kārī), and in accord with what he does is what he says (tathā-vādī). Thus he is called the Tathāgata.
Trong thế gian này gồm chư thiên, Ma, Phạm thiên, cùng với dân chúng, các sa-môn, bà-la-môn, trời và người, Như Lai là đấng tối thắng tôn, vô năng thắng, toàn tri kiến, đại tự tại. Do vậy, được gọi là Như Lai.
In this world with its gods, māras and brahmās, with its people, renunciants, brahmins, kings and the masses, the Tathāgata is the unvanquished victor, the all-seeing, the wielder of power. Thus he is called the Tathāgata.
Loka Sutta: Itivuttaka 112, dịch Anh G.A.S.
Loka Sutta: Itivuttaka 121–122, trans. G.A.S.
L.21 Như Lai xuất hiện thiện pháp xuất hiện
L.21 The Tathāgata as the one person that causes many good things to appear
Này các tỳ-kheo, có một người xuất hiện ở thế gian vì lợi ích, vì an lạc cho đa số, vì thương tưởng thế gian, vì lợi ích, vì an lạc, cho chư thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Chính một người này.
Monks, there is one person who arises in the world for the welfare of the many, for the happiness of the many, out of compassion for the world, for the good, welfare, and happiness of gods and humans. Who is that one person? It is the Tathāgata, the arahant (worthy one), the perfectly awakened Buddha. This is that one person.
Này các tỳ-kheo, có một người xuất hiện trong thế gian khó mà gặp được… xuất hiện một con người hy hữu… mà người ấy mất đi là sầu khổ cho đa số… một người độc nhất, không hai, vô song, không ai có thể bằng, không ai có thể sánh, không có ai bằng, không ai đồng đẳng, không ai đối địch, tối tôn trong loài người. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Chính một người này.
Monks, there is one person arising in the world who is hard to obtain … who arises as a man of marvels … whose passing away is a distress for the many … who is unique, without a peer, without counterpart, incomparable, unequalled, matchless, unrivalled, the best of humans. Who is that one person? It is the Tathāgata, the arahant, the perfectly awakened Buddha. This is that one person.
Này các tỳ-kheo, có một người mà sự xuất hiện, là sự xuất hiện của đại nhãn, của đại quang, của đại minh… là sự xuất hiện của sáu vô thượng… sự chứng ngộ bốn vô ngại giải… sự thông đạt của nhiều giới… sự thông đạt của các giới sai biệt;… đó là sự chứng ngộ của quả minh và giải thoát… sự chứng ngộ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, và A-la-hán. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Chính một người này. Này các tỳ-kheo, có một người mà sự xuất hiện là sự xuất hiện của tất cả những điều ấy.
Monks, the appearance of one person is the appearance of great vision, of great light, of great radiance … it is the appearance of the six things unsurpassed … the realization of the fourfold analytical knowledge … the penetration of the various elements, of the diversity of elements; … it is the realization of the fruit that is knowledge and freedom … the realization of the fruits that are stream-entry, once-returning, non-returning, and arahantship. Who is that one person? It is the Tathāgata, the arahant, the perfectly awakened Buddha. This is that one person. Monks, the appearance of this one person is the appearance of all these.
The Ones, suttas 171–187: Aṅguttara-nikāya I.22–23, dịch Anh G.A.S.
The Ones, suttas 171–187: Aṅguttara-nikāya I.22–23, trans. G.A.S.
L.22 Lực của đức Phật
L.22 The powers of the Buddha
Đoạn này là phần trả lời của đức Phật khi một nguyên tỳ- kheo bất mãn, xuyên tạc Phật rằng Ngài chỉ dựa trên lý luận suông mà giảng pháp, thiếu thần thông thắng trí.
This passage is part of the Buddha’s response when a disgruntled ex-monk slanders him by saying that he teaches based only on reasoning, and lacks any supernormal higher knowledge.
Này Sāriputta, Sunakkhatta ngu si kia sẽ không bao giờ hiểu biết tổng loại của pháp nơi Ta rằng: “Thế Tôn bằng tâm mình thấu hiểu rõ tâm của những chúng sanh khác và những người khác: tâm có tham biết là tâm có tham, tâm không tham biết là tâm không tham [và tương tự, tâm có sân, tâm có si];… tâm tập trung (saṅkhitam cittaṃ: tâm giản lược) biết là tâm tập trung, tâm không tập trung biết là tâm không tập trung; tâm tán loạn biết là tâm tán loạn, tâm cao đại (mahaggaṃ cittaṃ: đại hành tâm) biết là tâm cao đại, tâm không cao đại biết là tâm không cao đại ... tâm định tĩnh biết là tâm định tĩnh, tâm không định tĩnh biết là tâm không định tĩnh, tâm giải thoát biết là tâm giải thoát, tâm không giải thoát biết là tâm không giải thoát.”
Sāriputta, this foolish man Sunakkhatta will never understand me in line with the Dhamma: “That Blessed One encompasses with his own mind the minds of other beings and other persons: he understands a mind affected by lust as affected by lust, a mind unaffected by lust as unaffected by lust [and likewise a mind affected by or unaffected by hate or delusion]; he understands a contracted mind as contracted, a distracted mind as distracted; he understands an exalted mind as exalted, an unexalted mind as unexalted; … he understands a composed mind as composed, an uncomposed mind as uncomposed; he understands a liberated mind as liberated, an unliberated mind as unliberated.”
Này Sāriputta, Như Lai có mười Như Lai lực, do thành tựu mười lực mà Như Lai tự tuyên bố địa vị Ngưu vương, rống tiếng rống sư tử trong các hội chúng, và chuyển Phạm luân.82 Mười điều ấy là những gì?
Sāriputta, the Tathāgata has these ten Tathāgata’s powers, possessing which he claims the herd-leader’s place, roars his lion’s roar in the assemblies, and sets rolling the wheel of Brahmā.82 What are the ten?
Này Sāriputta, ở đây Như Lai biết như thật rằng trường hợp có xảy ra là có xảy ra; trường hợp không xảy ra là không xảy ra (xứ phi xứ trí lực). Đó là trí lực của Như Lai mà Như Lai sở hữu, bằng trí lực này mà Như Lai tự tuyên bố địa vị Ngưu vương, rống tiếng rống sư tử trong các hội chúng, và chuyển Phạm luân.
Sāriputta, here the Tathāgata understands as it really is the possible as possible; the impossible as impossible. That is a Tathāgata’s power that the Tathāgata has, by virtue of which he claims the herd-leader’s place, roars his lion’s roar in the assemblies, and sets rolling the wheel of Brahmā.
Này Sāriputta, ở đây Như Lai như thật biết quả (vipāka: dị thục) của nghiệp đã làm trong quá khứ, vị lai, và hiện tại, tùy thuộc xứ và nhân (nghiệp dị thục trí lực);… biết con đường đưa đến tất cả các định hướng tái sanh (biến thú hành trí lực);… biết thế gian với chủng loại giới sai biệt (chủng chủng giới trí lực);… biết chí hướng sai biệt của các chúng sanh (chủng chủng thắng giải trí lực);… biết căn tánh của các chúng sanh khác, nhân cách khác (căn thượng hạ trí lực);… biết thiền, giải thoát, đẳng trì (samādhi: định), đẳng chí (samāpatti: định nhập) với các tính chất tịnh, nhiễm khởi (tĩnh lự giải thoát đẳng trì đẳng chí trí lực).…
Sāriputta, here the Tathāgata understands as it really is: the results of actions undertaken, past, future, and present, by way of possibilities and causes; … the ways leading to all (rebirth) destinations; … the world with its many and different elements; … how beings have different inclinations; … disposition of the faculties of other beings, other persons; … the defilement, the cleansing, and the emergence in regard to the meditative absorptions, liberations, concentrations, and attainments. …
Này Sāriputta, ở đây Như Lai nhớ đến nhiều đời quá khứ của mình: một đời, hai đời… nhiều kiếp thế gian hoại, thế gian thành… Như vậy với các tướng chung và riêng, Như Lai nhớ lại nhiều đời quá khứ (túc trụ tùy niệm trí lực)…
Sāriputta, here the Tathāgata recollects his manifold past lives: one birth, two births … many eons of world contraction and expansion … Thus with their aspects and particulars he recollects his manifold past lives. …
Này Sāriputta, với thiên nhãn thuần tịnh vượt quá loài người, Như Lai thấy các chúng sanh chết nơi này sanh nơi kia, thấp hèn, cao sang, xinh đẹp, thô xấu, hạnh phúc, bất hạnh… và hiểu các chúng sanh ấy biết rõ tùy theo nghiệp mà chúng đã tạo (tử sanh trí lực).…
Sāriputta, with the divine eye, which is purified and surpasses the human, the Tathāgata sees beings passing away and reappearing, of a low or high status, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate …. and understands how beings pass on according to their actions. …
Này Sāriputta, Như Lai diệt tận các lậu, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, bằng thắng tri mà tư tác chúng, chứng nhập và an trú ngay trong kinh nghiệm hiện tiền (diṭṭhe dhamme: trong hiện pháp) (lậu tận trí lực). Đó là trí lực của Như Lai mà Như Lai sở hữu, bằng trí lực này mà Như Lai tự tuyên bố địa vị Ngưu vương, rống tiếng rống sư tử trong các hội chúng, và chuyển Phạm luân.
Sāriputta, by realizing for himself with direct insight, the Tathāgata here and now enters upon and abides in the freedom of mind and freedom by wisdom that are without intoxicating inclinations, with the destruction of the intoxicating inclinations. That too is a Tathāgata’s power that the Tathāgata has, by virtue of which he claims the herd-leader’s place, roars his lion’s roar in the assemblies, and sets rolling the wheel of Brahmā.
Mahā-sīhanāda Sutta: Majjhima-nikāya I.69–71, dịch Anh G.A.S.
Mahā-sīhanāda Sutta: Majjhima-nikāya I.69–71, trans. G.A.S.
L.23 Phật khai phát con đường cho các đệ tử đi theo
L.23 The Buddha as the originator of the path which his disciples follow
Này các tỳ-kheo, do yếm ly, ly dục, tịch diệt, giải thoát không chấp thủ đối với sắc, thọ, tưởng, hành, và thức,83 mà Như Lai, vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, được gọi là vị Chánh Ðẳng Giác. Cũng vậy, tỳ-kheo tuệ giải thoát, do yếm ly, ly dục, tịch diệt, giải thoát không chấp thủ đối với sắc, thọ, tưởng, hành, và thức mà được gọi là vị có tuệ giải thoát.
Monks, through disenchantment with form, feeling, perception, volitional activities, and consciousness,83 through their fading away and cessation, the Tathāgata, the arahant, the perfectly awakened Buddha, is freed by non-clinging; he is called the perfectly awakened Buddha. The same applies to a monk liberated by wisdom …
Này các tỳ-kheo, Như Lai, vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, là người phát khởi con đường trước kia chưa từng phát khởi, là bậc khai sinh con đường trước kia chưa được khai sinh, là vị tuyên thuyết con đường trước kia chưa được tuyên thuyết. Ngài là vị tri đạo, ngộ đạo, thiện xảo đạo. Các đệ tử của Như Lai là những người tùy hành theo đạo, an trú đạo.
Monks, the Tathāgata, the arahant, the perfectly awakened Buddha, is the originator of the path unarisen before, the producer of the path unproduced before, the declarer of the path undeclared before. He is the knower of the path, the discoverer of the path, the one skilled in the path. And his disciples now dwell following that path and become possessed of it afterwards.
Sambuddha Sutta: Saṃyutta-nikāya III.65–66, dịch Anh G.A.S.
Sambuddha Sutta: Saṃyutta-nikāya III.65–66, trans. G.A.S.
L.24 Phật xuất hiện, ánh sáng xuất hiện
L.24 The appearance of the Buddha brings great light
Này các tỳ-kheo, chừng nào mà mặt trăng và mặt trời không hiện ra ở đời, cho đến khi ấy, không xuất hiện ánh sáng, vầng sáng, mà chỉ có đêm tối, u ám; ngày và đêm không thể phân biệt, tháng và nửa tháng không thể phân biệt, các mùa và năm không thể phân biệt.
Monks, so long as the moon and the sun have not arisen in the world, for just so long there is no appearance of great light and radiance, but then blinding darkness prevails, a dense mass of darkness; for just so long day and night are not discerned, the month and fortnight are not discerned, the seasons and the year are not discerned.
Nhưng, này các tỳ-kheo, khi mặt trăng và mặt trời hiện ra ở đời, thì… [các điều ấy xuất hiện và có thể phân biệt].
But, monks, when the moon and the sun arise in the world, then … [these appear and are discerned].
Này các tỳ-kheo, cũng vậy, trong bao lâu mà Như Lai, vị A- la-hán, Chánh Ðẳng Giác không xuất hiện thế gian, cho đến khi ấy, không xuất hiện đại quang minh mà chỉ có đêm tối, u ám; cho đến khi ấy, không có tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, thiết lập, khai diễn, phân tích, hiển thị bốn Thánh đế.84 Nhưng, này các tỳ-kheo, khi Như Lai xuất hiện thế gian… [thì các điều ấy xuất hiện và các Thánh Đế được khai diễn].
Monks, so too, so long as the Tathāgata has not arisen in the world, the arahant, the perfectly awakened Buddha, for just so long there is no appearance of great light and radiance, but then blinding darkness prevails, a dense mass of darkness; for just so long there is no explaining, teaching, proclaiming, establishing, disclosing, analysing, or elucidating of the four Truths of the Noble Ones.84 But, monks, when the Tathāgata arises in the world … [then these appear and the Truths of the Noble Ones are disclosed].
Suriya Sutta: Saṃyutta-nikāya V.442–43, dịch Anh G.A.S.
Suriya Sutta: Saṃyutta-nikāya V.442–43, trans. G.A.S.
Đức Phật vị đạo sư
The Buddha as teacher
L.25 Quyết định thuyết pháp
L.25 Decision to teach
Trong đoạn này, đức Phật ngần ngại thuyết pháp, vì nghĩ rằng không ai có thể hiểu được sự uyên áo của pháp này. Tuy nhiên, theo thỉnh cầu của Phạm thiên Sahampati (về vị này, xem *L.19), Ngài quyết định thuyết pháp sau khi thấy rằng một số người sẽ hiểu được.
In this passage, the Buddha hesitates to teach Dhamma, as he thinks that no-one else will be able to understand its profundity. However, at the request of Brahmā Sahampati (on whom, see *L.19), he decides to teach after having seen that there are some who will understand.
Một thời Thế Tôn ở tại Uruvelā, trên bờ sông Nerañjarā, dưới gốc cây đa Mục dương (Ajapālanigrodha), mới vừa giác ngộ. Rồi trong khi thiền tịnh độc cư nhàn tĩnh, Thế Tôn suy nghĩ: ‘Pháp mà Ta chứng được này, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tĩnh, vi diệu, siêu lý luận, cực diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái lạc chấp tàng (ālayarāmā: ái a-lại-da), hoan lạc chấp tàng (ālayaratā: hân a-lại-da), hỷ lạc chấp tàng (ālayasammuditā: hỷ a-lại-da). Ðối với quần chúng như vậy, pháp này thật khó thấy, tức là, lý y duyên tánh duyên khởi (idappaccayatā paṭiccasamuppādo).85 Và pháp này thật khó thấy; tức là tĩnh chỉ tất cả hành, xả ly tất cả sanh y (upadhi), ái tận, ly dục, tịch diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà người khác không hiểu, như vậy thật là phiền nhọc cho Ta, gây não hại cho Ta.’
On one occasion the Blessed One was staying at Uruvelā, on the river Nerañjarā at the foot of the Goatherd’s Banyan tree, having just realized the full awakening. Then, while being alone and in seclusion, the Blessed One considered: ‘This Dhamma that I have attained is profound, hard to see and hard to understand, peaceful, sublime, unattainable by mere reasoning, subtle, to be experienced by the wise. But this population delights in clinging, enjoys clinging, and rejoices in clinging. It is hard for such a population to see this state, namely, specific conditionality, dependent arising.85 And it is hard to see this state, namely, the stilling of all volitional activities, the relinquishing of all acquisitions, the destruction of craving, non-attachment, cessation, nirvana. If I were to teach the Dhamma, others would not understand me, and that would be wearying and troublesome for me.’
Như vậy, khi Thế Tôn đang ngẫm nghĩ, tâm xu hướng không quan hoài, không thuyết pháp. Bấy giờ, những vần kệ hy hữu từ trước chưa từng được nghe:
Thus when the Blessed One was considering, his mind inclined towards inaction, to not teaching the Dhamma. Thereupon, there came to the Blessed One spontaneously these verses never heard before:
Pháp khó chứng đắc này, sao Ta phải công bố? Với ai còn tham, sân, khó chứng ngộ pháp này.
What is the point of trying to teach the Dhamma that even I found hard to reach? – For it is not easily understood by those who live in lust and hate.
Ai chưa khéo ly tham, bị bóng tối bao phủ, khó thấy pháp ngược dòng, thẳm sâu vi diệu này.
Those dyed in lust, wrapped in darkness, will never discern that which goes against the worldly stream, fine, profound, difficult to see and subtle.
Trong khi ngẫm nghĩ như vậy, Thế Tôn hướng tâm không quan hoài, không thuyết pháp.
Considering thus, the Blessed One’s mind inclined to inaction rather than to teaching the Dhamma.
Lúc bấy giờ Phạm thiên Sahampati, bằng tâm tư của mình, biết được tâm tư của Ta, liền suy nghĩ: ‘Thế giới sẽ bị hủy hoại, thế giới sẽ bị diệt vong, nếu Như Lai, vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác hướng tâm không quan hoài, không thuyết pháp.’
Then Brahmā Sahampati knew with his mind the thought in the mind of the Blessed One and considered: ‘The world will be lost; the world will perish; since the mind of the Tathāgata, the arahant, the perfectly awakened Buddha, inclines to inaction rather than to teaching the Dhamma.’
Rồi, nhanh như một lực sĩ co duỗi cánh tay, Phạm thiên Sahampati biến mất khỏi thế giới Phạm thiên, và hiện ra trước mặt Thế Tôn. Phạm thiên Sahampati trật thượng y sang một phía vai, chắp tay hướng về Thế Tôn, bạch rằng: ‘Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn thuyết pháp, mong Thiện Thệ thuyết pháp. Có những chúng sanh ít nhiễm bụi trần sẽ bị tổn hại nếu không được nghe Chánh pháp. Những người này có thể thâm hiểu Chánh pháp.’
Then, just as quickly as a strong man might extend his bent arm or bend his extended arm, Brahmā Sahampati vanished from the Brahmā world and appeared before the Blessed One. Brahmā Sahampati, arranged his upper robe on one shoulder, and extending his hands in reverential salutation toward the Blessed One, said: ‘Venerable sir, let the Blessed One teach the Dhamma, let the Fortunate One teach the Dhamma. There are beings with little dust in their eyes, who will perish if they were to not hear the Dhamma. There will be those who will understand the Dhamma.’
Bạch như vậy rồi, Phạm Thiên Sahampati lại nói thêm:
Brahmā Sahampati spoke thus, and then he said further:
Xưa tại Magadha, hiển hiện pháp bất tịnh, do bởi tâm tư duy, đã nhiễm ô trần cấu.
In Magadha there have appeared till now impure teachings devised by those still stained.
Xin mở rộng cánh cửa, dẫn đến bất tử này! Hãy để họ nghe Pháp, đấng Ly cấu đã chứng.
Open the doors to the deathless! Let them hear the Dhamma that the stainless one has found.
Như đứng trên đỉnh cao, thấy quần chúng dưới đó, đấng Thiện Trí biến nhãn, đã lên điện Chánh pháp; đấng đã vượt sầu ưu, nhìn xuống đám quần sanh, bị sầu khổ bức bách, bị sanh, già chi phối.
Just as one who stands on a mountain peak can see below the people all around, so, O wise one, all-seeing sage, ascend the palace of the Dhamma. Let the sorrowless one survey this human breed, engulfed in sorrow, overcome by birth and old age.
Xin đứng dậy khởi hành, vị Anh hùng chiến thắng, vị Thương chủ sạch nợ! Hãy đi khắp thế gian, Thế Tôn, thuyết diệu pháp, người nghe sẽ thâm hiểu!
Arise, victorious hero, caravan leader, debtless one, and wander in the world. Let the Blessed One teach the Dhamma, there will be those who will understand.
Thế Tôn sau khi nghe Phạm thiên thỉnh cầu, vì thương tưởng chúng sanh, bằng Phật nhãn, quán sát thế gian. Quán sát thế gian bằng Phật nhãn, Ngài thấy: có những chúng sanh mắt ít nhiễm bụi đời, có những chúng sanh mắt nhiễm nhiều bụi đời; có hạng lợi căn, có hạng độn căn; có hạng thiện tánh, có hạng ác tánh; có hạng dễ dạy, có hạng khó dạy; và một số ít thấy sợ hãi trong những lỗi lầm và trong sự tái sanh đời khác.
Then the Blessed One listened to the pleading of Brahmā, and out of compassion for the beings he surveyed the world with the eye of the awakened one. Surveying the world with the eye of the awakened one, he saw: beings with little dust in their eyes, beings with much dust in their eyes; beings with keen faculties, beings with dull faculties; beings with good qualities, beings with bad qualities; beings who are easy to teach; beings who are hard to teach; and some who dwell seeing fear in blame and in the next world.
Như trong ao sen xanh, ao sen hồng, ao sen trắng, có một số hoa sen xanh, sen hồng, hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước; có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước; có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước đẫm ướt – cũng vậy, quán sát thế gian bằng Phật nhãn, Thế Tôn thấy: có hạng chúng sanh mắt ít nhiễm bụi đời, có hạng chúng sanh mắt nhiễm nhiều bụi đời; có hạng lợi căn, có hạng độn căn; có hạng thiện tánh, có hạng ác tánh; có hạng dễ dạy, có hạng khó dạy; và một số ít thấy sự nguy hiểm của những hành động lỗi lầm và sự tái sanh thế giới khác.
Just as in a pond of blue or red or white lotuses: some lotuses that are born and grow in the water thrive immersed in the water without rising out of it; some other lotuses that are born and grow in the water rest on the water’s surface; and some other lotuses that are born and grow in the water rise out of the water and stand clear, unwetted by it – so too, surveying the world with the eye of the awakened one, the Blessed One saw: beings with little dust in their eyes, beings with much dust in their eyes; beings with keen faculties; beings with dull faculties; beings with good qualities, beings with bad qualities; beings who are easy to teach and hard to teach, and some who dwell seeing fear in blame and in the next world.
Rồi Thế Tôn trả lời Phạm thiên Sahampati bằng bài kệ sau đây:
Then he replied to Brahmā Sahampati in a verse:
Cửa bất tử rộng mở, cho ai muốn nghe pháp, cho những ai cởi bỏ, khỏi tín tâm tà vạy.
Ôi Phạm thiên! Nghĩ phiền, Ta đã không muốn giảng, pháp tối thượng vi diệu, cho quần chúng loài người.
Open for them are the doors to the deathless, let those with ears now release their faith. O Brahmā, thinking it would be troublesome, I did not speak the Dhamma subtle and sublime.
Phạm thiên Sahampati nghĩ rằng Thế Tôn đã nhận lời thỉnh cầu thuyết Pháp, liền sau khi đảnh lễ Thế Tôn, đi vòng phía hữu rồi biến mất.
Then Brahmā Sahampati, thinking that the Blessed One had consented to his request that he would teach the Dhamma, departed at once, after paying homage to the Blessed One, keeping him on the right.
Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.167–169, dịch Anh G.A.S.
Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.167–169, trans. G.A.S.
L.26 Những đệ tử đắc pháp đầu tiên
L.26 The first to receive the Buddha’s teaching
Trong đoạn này, đức Phật nghĩ rằng xứng đáng nhất để được nghe pháp trước tiên là hai người đã chỉ dạy Ngài đạt vô sở hữu xứ và phi tưởng phi phi tưởng xứ, Āḷāra Kālāma và Uddakaputta (xem *L.10 và 11). Khi chư thiên hiện đến báo tin hai người ấy vừa mới chết, bằng thắng trí đức Phật xác nhận tin này. Rồi Ngài nghĩ đến năm vị mà trước kia đã cùng hành khổ hạnh. Trên đường đi thuyết pháp, đức Phật gặp một vị lõa hình ngoại đạo (ājīvaka: ngoại đạo theo thuyết định mệnh), ông này không có ấn tượng gì khi nghe Phật tự nói đã giác ngộ. Khi đến gần nhóm năm tỳ-kheo; vừa trông thấy Phật họ quyết định chối bỏ Ngài, vì Ngài đã từ bỏ khổ hạnh. Nhưng khi Phật tự khẳng định đã thành tựu giác ngộ, và hiển thị cho họ thấy những thay đổi, các vị này chấp nhận nghe pháp, cho đến khi chứng đắc bồ-đề.
In this passage, the Buddha thinks that the best people for him to teach first are the two people who taught him to attain the spheres of nothingness and of neither-perception-nor-non-perception, Āḷāra Kālāma and Uddaka the son of Rāma (see *L.10 and 11). When deities told him of their recent deaths, which he then confirmed by his meditative powers, he then thought of the five that he had previously practised asceticism with. On the way to teach them, he met a fatalist ascetic who was unimpressed by his claims to awakening. On approaching the five ascetics, they at first resolved to snub him, due to his abandoning asceticism, but his repeated affirmation of his attainment showed them that a change had come over him, and they then accepted his teaching, until they too attained awakening.
Này các Tỳ-kheo, Ta suy nghĩ: ‘Ta nên thuyết pháp cho ai đầu tiên? Ai sẽ nhanh chóng hiểu pháp này?’ Này các tỳ- kheo, rồi Ta nghĩ: ‘Āḷāra Kālāma là người có trí tuệ bác văn, có kham năng, thông huệ; từ lâu đã ít nhiễm bụi đời. Ta hãy thuyết pháp cho Āḷāra Kālāma đầu tiên. Ông ấy sẽ nhanh chóng hiểu pháp này.’ Này các tỳ-kheo, rồi chư thiên đến Ta và báo rằng: ‘Bạch Thế Tôn, Āḷāra Kālāma đã mệnh chung bảy ngày trước rồi.’ Bấy giờ tri kiến khởi lên nơi Ta: Āḷāra Kālāma đã mệnh chung bảy ngày trước rồi.
Monks, I considered thus: ‘To whom should I first teach the Dhamma? Who will understand the Dhamma quickly?’ Monks, then I considered: ‘Āḷāra Kālāma is wise, intelligent, and discerning; he has long had little dust in his eyes. Suppose I taught the Dhamma first to Āḷāra Kālāma. He will understand it quickly.’ Monks, then the deities approached me and said: ‘Venerable sir, Āḷāra Kālāma died seven days ago.’ And the knowing and seeing arose in me: Āḷāra Kālāma died seven days ago.
Này các tỳ-kheo, Ta nghĩ: ‘Thật là một tổn thất lớn cho Āḷāra Kālāma. Nếu nghe pháp này, ông ấy sẽ nhanh chóng thâm hiểu.’
Monks, I considered: ‘Āḷāra Kālāma was a great discerner. If he had heard this Dhamma, he would have understood it quickly.’
Rồi này các tỳ-kheo, Ta lại nghĩ: ‘Ta nên thuyết pháp cho ai đầu tiên? Ai sẽ nhanh chóng hiểu pháp này?’ Rồi này các tỳ- kheo, Ta lại nghĩ: ‘Uddaka Rāmaputta là người có trí tuệ bác văn, có kham năng, thông huệ; từ lâu đã ít nhiễm bụi đời. Ta hãy thuyết pháp đầu tiên cho Uddaka Rāmaputta. Ông ấy sẽ nhanh chóng hiểu pháp này.’ Này các tỳ-kheo, rồi chư thiên đến Ta và báo tin rằng: Bạch Thế Tôn, Uddaka Rāmaputta đã mệnh chung bảy ngày trước rồi.’ Bấy giờ tri kiến khởi lên nơi Ta: Uddaka Rāmaputta đã mệnh chung bảy ngày trước rồi.
Monks, I considered thus: ‘To whom should I first teach the Dhamma? Who will understand the Dhamma quickly?’ Monks, then I considered: ‘Uddaka the son of Rāma is wise, intelligent, and discerning; he has long had little dust in his eyes. Suppose I taught the Dhamma first to Uddaka the son of Rāma. He will understand it quickly.’ Monks, then the deities approached me and said: ‘Venerable sir, Uddaka the son of Rāma died last night.’ And the knowing and seeing arose in me: Uddaka the son of Rāma died last night.
Này các tỳ-kheo, Ta nghĩ: ‘Thật là một tổn thất lớn cho Uddaka Rāmaputta. Nếu nghe pháp này, ông ấy sẽ nhanh chóng thâm hiểu.
Monks, I considered: ‘Uddaka the son of Rāma was a great discerner. If he had heard this Dhamma, he would have understood it quickly.’
Này các tỳ-kheo, Ta suy nghĩ: ‘Ta nên thuyết pháp cho ai đầu tiên? Ai sẽ nhanh chóng hiểu pháp này?’ Này các tỳ-kheo, rồi Ta lại nghĩ: ‘Nhóm năm tỳ-kheo thật đã giúp ích Ta rất nhiều khi Ta đang tinh cần khổ hành. Vậy Ta hãy thuyết pháp cho những người này đầu tiên.’
Monks, I considered thus: ‘To whom should I first teach the Dhamma? Who will understand the Dhamma quickly?’ Monks, then I considered: ‘The monks of the group of five who attended upon me while I was engaged in my striving were very helpful. Suppose I taught the Dhamma first to them.
Này các tỳ-kheo, rồi Ta lại nghĩ: ‘Nay nhóm năm tỳ-kheo đang ở đâu?’ Này các tỳ-kheo, với thiên nhãn thanh tịnh siêu việt loài người, Ta thấy nhóm năm tỳ-kheo hiện ở Vārānasi (Ba-la-nại), trong khu Isipatana migadāya (Vườn nai, khu Tiên nhân đọa). Này các tỳ-kheo, rồi sau khi trú tại Uruvelā ít lâu cho đến khi thấy đủ, Ta lên đường đi đến Vārānasi.
Monks, then I considered: ‘Where are the monks of the group of five now living?’ Monks, with the divine eye, which is purified and surpasses the human, I saw the group of five living at Varanasi in the Deer Park at Isipatana. Monks, then when I had stayed at Uruvelā as long as I chose, I set out to wander by stages to Varanasi.
Này các tỳ-kheo, một tà mạng ngoại đạo (Ājīvaka) tên là Upaka, gặp Ta đang đi trên con đường giữa cây Bồ-đề và Gayā. Ông ấy nói với ta: ‘Này hiền giả, các căn của Ngài thật trong suốt; sắc da của Ngài thật tinh khiết, thanh bạch. Này hiền giả, hiền giả xuất gia theo ai? Ai là thầy của hiền giả? Hiền giả hâm mộ pháp của ai?’ Này các tỳ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với tà mạng Upaka bằng bài kệ như sau:
Monks, the Ājīvaka Upaka saw me proceeding on the road between the Bodhi tree and Gayā. He spoke to me: ‘Friend, your sense faculties are clear; the colour of your skin is pure and bright. Friend, under whom have you gone forth? Or who is your teacher? Or whose Dhamma do you profess?’ Monks, being spoken so, I replied to the Ājīvaka Upaka in verses:
Tối thắng, nhất thiết trí; vô nhiễm trong mọi pháp; ái tận, đoạn tận thảy, chứng giải thoát, ai thầy?
I am one who has transcended all, a knower of all, unsullied among all things, renouncing all, released by the cessation of craving. Having known this all for myself, to whom should I point as teacher?
Không ai là thầy Ta; không ai bằng với Ta; trong thế giới trời người, không ai sánh ngang Ta.
A-la-hán trên đời, Ta Đạo sư vô thượng, tự mình thành chánh giác, Ta tịch tĩnh, thanh lương.
I have no teacher; there is none like me; in the world with its gods, there is no counterpart. Indeed I am the arahant in the world; I am the teacher supreme. I am the only perfectly awakened Buddha; I am one with fires quenched and extinguished.
Ðể chuyển bánh xe Pháp, Ta đến thành Kāsi, gióng tiếng trống bất tử, trong thế giới tối tăm.
I go now to the city of Kāsi to set in motion the wheel of the Dhamma. In a world that has become blind, I will beat the drum of the deathless.
(Upaka:) Này Hiền giả, như Ngài đã tự xưng, thật xứng đáng là vị chiến thắng vô tận.
(Upaka:) Friend, as you claim, you ought to be the infinite victor.
(Đức Phật:) Người chiến thắng như Ta, thảy đều chứng lậu tận. Ta chiến thắng ác pháp, (này Upaka,) do vậy, Ta Tối thắng.
(The Buddha:) The victorious ones are those like me who have won the destruction of intoxicating inclinations. I have vanquished all evil states; therefore, Upaka, I am a victorious one.
Này các tỳ-kheo, nghe nói vậy, tà mạng Upaka nói: ‘Này Hiền giả, mong sự tình là vậy’, rồi lắc đầu và đi theo một ngả khác.
Monks, when this was said, the Ājīvaka Upaka, saying ‘Friend, may it be so’, shaking his head, taking a bypath, departed.
Này các tỳ-kheo, sau đó Ta lần hồi đi đến Vārānasi (Ba-la- nại), trong khu Isipatana migadāya (Vườn nai, khu Tiên nhân đọa), đi đến chỗ nhóm năm tỳ-kheo đang trú. Này các tỳ- kheo, nhóm năm tỳ-kheo khi trong thấy Ta từ xa đi đến, bèn đồng ý với nhau rằng: ‘Này các Hiền giả, kia Sa-môn Gotama đang đi đến; Ông ấy đang sống trong xa hoa, đã từ bỏ tinh cần, đã trở lui đời sống đầy đủ vật chất. Chúng ta chớ có đảnh lễ, hay đứng dậy chào đón, hay đón lấy y bát. Hãy dọn một chỗ ngồi, và nếu muốn thì ông ấy ngồi.’ Này các tỳ- kheo, nhưng khi Ta đi đến gần, năm tỳ-kheo ấy không thể giữ đúng điều đã đồng ý với nhau. Có người đến đón Ta và cầm lấy y bát, có người dọn chỗ ngồi, có người mang nước rửa chân đến; nhưng các vị ấy gọi Ta bằng tên với xưng hô “hiền giả”.
Monks, then wandering by stages, I eventually came to Varanasi, to the Deer Park at Isipatana, and I approached the monks of the group of five. Monks, the monks of the group of five, seeing me coming in the distance, agreed among themselves: ‘Friend, here comes the renunciant Gotama who lives luxuriously, who gave up his striving and reverted to luxury. We should not pay homage to him or rise up for him or receive his bowl and robe. But a seat may be prepared so that if he likes, he may sit down.’ Monks, however, as I approached, the monks of the group of five found themselves unable to keep their pact. Some came to meet me and took my bowl and robe; some prepared a seat; some set out water for my feet; however, they addressed me by name and as ‘friend’.
Này các tỳ-kheo, khi Ta nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm tỳ-kheo: ‘Này các tỳ-kheo, chớ có gọi Như Lai bằng tên với xưng hô “hiền giả”. Như Lai là vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Này các tỳ-kheo, hãy lắng tai nghe pháp bất tử Ta đã chứng. Ta sẽ giảng dạy, Ta sẽ thuyết giáo. Hành đúng theo điều Ta chỉ giáo, không bao lâu các ông sẽ đạt như mục đích mà vì đó các thiện gia nam tử đã xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình: đó là tự mình bằng thắng trí86 ngay trong hiện pháp mà tác chứng phạm hạnh cứu cánh; rồi chứng nhập và an trú.’
Monks, thereupon I told the monks of the group of five: ‘Monks, do not address the Tathāgata by name and as “friend”. The Tathāgata is the arahant, the perfectly awakened Buddha. Monks, listen, the deathless has been attained! I shall instruct you, I shall teach you Dhamma. Practising as you are instructed, by realizing it for yourselves here and now through higher knowledge86 you will soon enter and dwell in that supreme goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the home life into homelessness.’
Này các tỳ-kheo, khi nghe nói vậy, nhóm năm tỳ-kheo nói Ta: ‘Hiền giả Gotama, với phẩm hạnh như vậy, với thực hành như vậy, với khổ hạnh như vậy, mà Hiền giả đã không chứng đắc pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh, nhưng nay, trong khi sống xa hoa, từ bỏ tinh cần, trở lui đời sống vật chất đầy đủ, làm sao Hiền giả có thể chứng đắc pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh?’
Monks, when this was said, the monks of the groups of five said this me: ‘Friend Gotama, by the conduct, the practice, and the austerities that you undertook, you did not achieve any superhuman distinction in knowing and seeing worthy of the noble ones. Since you now live luxuriously, having given up your striving and reverted to luxury, how could you have achieved any superhuman distinction in knowing and seeing worthy of the noble ones?’
Này các tỳ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm tỳ- kheo: ‘Này các Tỳ-kheo, Như Lai không sống xa hoa, không từ bỏ tinh cần, không trở lui đời sống vật chất đầy đủ. Như Lai là vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Này các tỳ-kheo, hãy lắng tai nghe pháp bất tử Ta đã chứng. Ta sẽ giảng dạy, Ta sẽ định tĩnh. thuyết giáo. Hành đúng theo điều Ta chỉ giáo, không bao lâu các ông sẽ đạt như mục đích mà vì đó các thiện gia nam tử đã xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình: đó là tự mình bằng thắng trí ngay trong hiện pháp mà tác chứng phạm hạnh cứu cánh; rồi chứng nhập và an trú.’
Monks, when this was said, I told the monks of the group of five: ‘Monks, the Tathāgata does not live luxuriously, nor has he given up his striving and reverted to luxury. The Tathāgata is an arahant, a perfectly awakened Buddha. Monks, listen, the deathless has been attained! I shall instruct you, I shall teach you Dhamma. Practising as you are instructed, by realizing it for yourselves here and now through higher knowledge you will soon enter and dwell in that supreme goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the home life into homelessness.
Này các tỳ-kheo, lần thứ hai, nhóm năm tỳ-kheo nói với Ta: ‘Hiền giả Gotama,…(như trên)… tri kiến thù thắng xứng đáng bậc thánh?’
Monks, a second time the monks of the group of five said to me: ‘Friend Gotama … how could you have achieved any superhuman distinction in knowing and seeing worthy of the noble ones?’
Này các tỳ-kheo, khi nghe nói vậy, lần thứ hai Ta nói với nhóm năm tỳ-kheo: ‘Này các tỳ-kheo, Như Lai không sống xa hoa… Ta sẽ giảng dạy… các ông không bao lâu, ... tự mình bằng thắng trí ngay trong hiện pháp mà tác chứng phạm hạnh cứu cánh; rồi chứng nhập và an trú.’
Monks, when this was said, for the second time too I told the monks of the group of five: ‘Monks, the Tathāgata does not live luxuriously … I shall instruct you … you will soon enter and dwell in that supreme goal ….’
Này các tỳ-kheo, lại lần thứ ba, nhóm năm tỳ-kheo nói với Ta: ‘Hiền giả Gotama,…(như trên)… tri kiến thù thắng xứng đáng bậc thánh?’
Monks, a third time the monks of the group of five said to me: ‘Friend Gotama … how could you have achieved any superhuman distinction in knowing and seeing worthy of the noble ones?’
Này các tỳ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm tỳ- kheo: ‘Các ông trước kia có bao giờ nghe Ta khẳng quyết như vậy không?’ – ‘Không, bạch Thế Tôn.’ – “Này các tỳ- kheo, Như Lai là vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Này các tỳ- kheo, hãy lắng tai nghe pháp bất tử Ta đã chứng. Ta sẽ giảng dạy, Ta sẽ thuyết giáo. Hành đúng theo điều Ta chỉ giáo, không bao lâu các ông sẽ đạt như mục đích mà vì đó các thiện gia nam tử đã xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình: đó là tự mình bằng thắng trí ngay trong hiện pháp mà tác chứng phạm hạnh cứu cánh; rồi chứng nhập và an trú.’
Monks, when this was said I asked the monks of the group of five: ‘Monks, have you ever known me to insist like this before?’ ‘No, venerable sir.’ ‘Monks, the Tathāgata is the arahant, the perfectly awakened Buddha. Monks, listen, the deathless has been attained! I shall instruct you, I shall teach you Dhamma. Practising as you are instructed, by realizing it for yourselves here and now through higher knowledge, you will soon enter and dwell in that supreme goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from home life into homelessness.’
Này các tỳ-kheo, Ta đã làm cho nhóm năm tỳ-kheo thấu hiểu. Này các tỳ-kheo, rồi thì, hoặc khi Ta chỉ dạy cho hai tỳ-kheo, ba tỳ-kheo kia sẽ đi khất thực, và nhóm sáu người sống bằng thức ăn mà ba tỳ-kheo này khất thực mang về. Này các tỳ- kheo, hoặc khi Ta chỉ dạy cho ba tỳ-kheo, hai tỳ-kheo kia sẽ đi khất thực, và nhóm sáu người sống bằng thức ăn mà hai tỳ-kheo này khất thực mang về.
Monks, I was able to convince the monks of the group of five. Monks, then I sometimes instructed two monks while the other three went for collecting alms, and the six of us lived on what those three monks brought back from their alms-round. Monks, sometimes I instructed three monks while the other two went for collecting alms, and the six of us lived on what those two monks brought back from their alms-round.
Này các tỳ-kheo, chúng năm tỳ-kheo, sau khi được Ta giáo giới như vậy, chỉ giáo như vậy, tự mình lệ thuộc sanh mà biết rõ sự nguy hại của cái bị sanh, tầm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn, và đã chứng được cái không sanh, vô thượng an ổn thoát khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình lệ thuộc già mà biết rõ sự nguy hại của cái bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn, chứng được cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình lệ thuộc bệnh… chứng được cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình lệ thuộc chết… chứng được cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình lệ thuộc sầu ưu… chứng được cái không sầu ưu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình lệ thuộc ô nhiễm… chứng được cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, Niết-bàn.
Monks, then the monks of the group of five, thus taught and instructed by me, being themselves subject to birth, having understood the danger in what is subject to birth, seeking the unborn supreme security from bondage, nirvana, attained the unborn supreme security from bondage, nirvana. They, being themselves subject to ageing, having understood the danger in what is subject to ageing, seeking the unaging supreme security from bondage, nirvana, attained the unaging supreme security from bondage, nirvana. They, being themselves subject to sickness … attained the unaging supreme security from bondage, nirvana. They, being themselves subject to death … attained the deathless supreme security from bondage, nirvana. They, being themselves subject to sorrow … attained the sorrowless supreme security from bondage. They, being themselves subject to defilement … attained the undefiled supreme security from bondage, nirvana.
Tri và kiến khởi lên nơi nhóm năm tỳ- kheo: ‘Ta giải thoát không dao động. Nay là đời cuối cùng, không còn tái sanh đời nào nữa.’
The knowing and seeing arose in the monks of the group of five: ‘Our release is unshakable; this is our last birth; now there is no more renewed being.’
Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.167–173, dịch Anh G.A.S.
Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.167–173, trans. G.A.S.
L.27 Bài pháp đầu tiên: Chuyển Pháp Luân
L.27 The first discourse: The Setting in Motion of the Dhamma-wheel
Đoạn này là bài pháp nổi tiếng đầu tiên của đức Phật. Nó giới thiệu con đường Phật giáo là một “trung đạo” giữa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnh, và sau đó tập trung vào 1) những khía cạnh khác nhau của đời sống mà tất yếu là khổ đau về tinh thần hay thể xác, gọi là ‘khổ’ (dukkha - như được giải thích chi tiết hơn trong các đoạn *Th.150-152), 2) những điều này xuất phát từ tham ái, hay khát ái, và 3) chấm dứt bằng sự diệt tận của tham ái, điều này 4) đạt được bằng cách hành theo thánh đạo tám chi. Kết thúc bài pháp, một trong những vị nghe Phật thuyết, do bài pháp này mà đã giác ngộ: ông đã đạt được ‘pháp nhãn’, một trực kiến sâu sắc về mẫu mực của thực tại (pháp) theo đó bất cứ điều gì có sanh thì có diệt. Đặc biệt, những hiện tượng đau khổ xuất phát từ tham ái sẽ chấm dứt khi tham ái chấm dứt. Sự chứng đắc pháp nhãn đánh dấu sự đắc quả Dự lưu, một hạng thánh giả, và sẽ chứng đắc bồ-đề hoàn toàn trong tối đa bảy đời nữa. Những thánh giả là những vị có tuệ quán thâm sâu, để được giác ngộ một phần hay hoàn toàn (xem *Th.201). Đối với họ, những sự thật quan trọng nhất, theo nghĩa là những khía cạnh của thực tế, là những hiện tượng đau khổ, nguyên nhân dẫn đến khổ, trạng thái siêu việt khổ, và con đường dẫn đến đó; đó là bốn ‘Chân lý của bậc Thánh’.87 Bài pháp kết thúc và thông tin “bánh xe Chánh pháp” đã được đức Phật vận chuyển bắt đầu lan truyền từ mặt đất cho đến các tầng trời.
This passage is the famous first discourse of the Buddha. It introduces the Buddhist path as a ‘middle way’ between the extremes of sensual indulgence and extreme asceticism, and then focuses on 1) various aspects of life that entail mental or physical pain, so as to be ‘the painful’ (dukkha – as more fully explained in passages *Th.150–152), 2) how these arise from craving, or demanding desires, and 3) cease with the end of craving, which is 4) attained by practise of the noble eightfold path. At the end of this teaching, one of the Buddha’s audience gains an experiential realization based on it: he gains the ‘vision of Dhamma’ or ‘Dhamma-eye’, a direct insight into the reality-pattern (dhamma) that anything that arises will in time cease. In particular, the painful phenomena that arise from craving will cease when craving ends. The gaining of the Dhamma-eye marks the attainment of at least stream-entry: becoming the kind of spiritually ennobled person (noble one) that will attain full awakening in a maximum of seven more lives. The noble ones are those with deep spiritual insight, so as to be partially or fully awakened/enlightened (see *Th.201). For them, the most significant truths, in the sense of aspects of reality, are painful phenomena, what causes them, the transcending of what is painful, and the path to this; these are the four ‘Truths of the Noble Ones’.87 The discourse ends with news of the Buddha’s ‘turning of the Dhamma-wheel’, by transmitting insight into Dhamma, spreading up to the various kinds of deities.
Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Vārānasi (Ba-la- nại), trong khu Isipatana migadāya (Vườn nai, khu Tiên nhân đọa). Tại đấy, Thế Tôn nói với chúng năm tỳ-kheo: ‘Này các tỳ-kheo, có hai cực đoan này, mà người xuất gia không nên hành sự theo. Hai điều ấy là gì? Một là đắm say trong các dục, hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích; và hai là tự hành khổ mình, đau đớn, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Này các tỳ-kheo, tránh xa hai cực đoan này, Như Lai chánh giác con đường giữa, tác thành mắt, tác thành trí, dẫn đến tịch tĩnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
Thus have I heard. At one time the Blessed One was dwelling at Varanasi in the Deer Park at Isipatana. There the Blessed One addressed the monks of the group of five thus: ‘Monks, these two extremes should not be followed by one gone forth (into the homeless life). What two? That which is this pursuit of sensual happiness in sensual pleasures, which is low, vulgar, the way of the ordinary person, ignoble, not connected to the goal; and that which is this pursuit of self-mortification, which is painful, ignoble, not connected to the goal. Monks, without veering towards either of these two extremes, the Tathāgata has awakened to the middle way, which gives rise to vision, which gives rise to knowledge, which leads to peace, to higher knowledge, to full awakening, to nirvana.
Và thế nào, này các tỳ-kheo, là con đường giữa mà Như Lai đã chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, dẫn đến an tĩnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Đó chính là Thánh đạo tám chi: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Ðó là, này các tỳ-kheo, con đường giữa mà Như Lai đã chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, dẫn đến tịch tĩnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
And what, monks, is that middle way awakened to by the Tathāgata, which gives rise to vision, which gives rise to knowledge, which leads to peace, to higher knowledge, to full awakening, to nirvana? It is just this noble eightfold path, that is to say, right view, right resolve, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right meditative concentration. This, monks, is that middle way awakened to by the Tathāgata, which gives rise to vision, which gives rise to knowledge, which leads to peace, to higher knowledge, to full awakening, to nirvana.
Ở đây, này các tỳ-kheo, đây là Thánh Đế về khổ: sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ; sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ; oán gặp nhau là khổ; ái biệt ly là khổ; cầu không được là khổ; tóm lại, năm thủ uẩn88 là khổ.
Now this, monks, is the Truth of the Noble Ones that is the painful: birth is painful, ageing is painful, illness is painful, death is painful; sorrow, lamentation, (physical) pain, unhappiness and distress are painful; union with what is disliked is painful; separation from what is liked is painful; not to get what one wants is painful; in brief, the five grasped-at categories of existence88 are painful.
Ở đây, này các tỳ-kheo, đây là Thánh Đế về khổ tập. Chính khát ái này dẫn đến luân chuyển tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia; tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.
Now this, monks, is the Truth of the Noble Ones that is the origin of the painful. It is this craving which leads to repeated existence, accompanied by delight and attachment, seeking delight now here, now there; that is, craving for sensual pleasures, craving for being (something), craving for (something’s) non-existence.
Ở đây, này các tỳ-kheo, đây là Thánh Đế về khổ diệt. Chính sự diệt tận khát ái không còn dư tàn, xả ly, xuất ly, giải thoát, không chấp tàng nó.89
Now this, monks, is the Truth of the Noble Ones that is the cessation of the painful. It is the remainderless fading away and cessation of that same craving, the giving up and relinquishing of it, freedom from it, non-reliance on it. 89
Ở đây, này các tỳ-kheo, đây là Thánh đế về con đường dẫn đến khổ diệt. Đó chính là Thánh đạo tám chi: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
Now this, monks, is the Truth of the Noble Ones that is the way leading to the cessation of the painful. It is this noble eightfold path, that is to say, right view, right resolve, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right meditative concentration.
“Ðây là Thánh đế về khổ”, với Ta, này các tỳ-kheo, phát sinh nhãn trong các pháp chưa từng nghe trước đây, phát sanh trí sanh, phát sanh tuệ, phát sanh minh, phát sanh ánh sáng. Và “Đây là Thánh đế về khổ - cần được biến tri”, với Ta, này các tỳ-kheo, phát sinh nhãn trong các pháp chưa từng nghe trước đây, phát sanh trí sanh, phát sanh tuệ, phát sanh minh, phát sanh ánh sáng. Và “Đây là Thánh đế về khổ - đã được biến tri”, với Ta, này các tỳ-kheo, phát sinh nhãn trong các pháp chưa từng nghe trước đây, phát sanh trí sanh, phát sanh tuệ, phát sanh minh, phát sanh ánh sáng.
“This is the Truth of the Noble Ones that is the painful”: in me, monks, in regard to things unheard before, there arose vision, knowledge, wisdom, insight and light. Now on this, “This – the Truth of the Noble Ones that is the painful – is to be fully understood”: in me, monks, in regard to things unheard before, there arose vision, knowledge, wisdom, insight, and light. Now on this, “This – the Truth of the Noble Ones that is the painful – has been fully understood”: in me, monks, in regard to things unheard before, there arose vision, knowledge, wisdom, insight and light.
[Cũng vậy, nói về “Đây là Thánh đế về khổ tập”, “Đây là Thánh đế về khổ tập - cần được đoạn trừ”, “Đây là Thánh đế về khổ tập - đã được đoạn trừ.”] với Ta, này các tỳ-kheo, phát sinh nhãn trong các pháp chưa từng nghe trước đây, phát sanh trí sanh, phát sanh tuệ, phát sanh minh, phát sanh ánh sáng.
(Likewise,) in me, monks, in regard to things unheard before, there arose vision, knowledge, wisdom, insight and light, with respect to: “This is the Truth of the Noble Ones that is the origin of the painful”, “This – the Truth of the Noble Ones that is the origin of the painful – is to be abandoned”, and “This – Truth of the Noble Ones that is the origin of the painful – has been abandoned.”
[Cũng vậy, nói về “Đây là Thánh đế về khổ diệt”, “Đây là Thánh đế về khổ diệt - cần đượớc tác chứng”, “Đây là Thánh đế về khổ diệt - đã được tác chứng ngộ.”] với Ta, này các tỳ- kheo, phát sinh nhãn trong các pháp chưa từng nghe trước đây, phát sanh trí sanh, phát sanh tuệ, phát sanh minh, phát sanh ánh sáng.
(Likewise,) in me, monks, in regard to things unheard before, there arose vision, knowledge, wisdom, insight and light, with respect to: “This is the Truth of the Noble Ones that is the cessation of the painful”, “This – the Truth of the Noble Ones that is the cessation of the painful – is to be personally experienced” and “This – the Truth of the Noble Ones that is the cessation of the painful – has been personally experienced”.
[Cũng vậy, nói về “Đây là Thánh đế về con đường dẫn đến khổ diệt”, “Đây là Thánh đế về con đường đưa đến khổ diệt - cần được tu tập”, “Đây là Thánh đế về con đường đưa đến khổ diệt - đã được tu tập.”] với Ta, này các tỳ-kheo, phát sinh nhãn trong các pháp chưa từng nghe trước đây, phát sanh trí sanh, phát sanh tuệ, phát sanh minh, phát sanh ánh sáng.
(Likewise,) in me, monks, in regard to things unheard before, there arose vision, knowledge, wisdom, insight and light, with respect to: “This is the Truth of the Noble Ones that is the way leading to the cessation of the painful”, “This – the Truth of the Noble Ones that is the way leading to the cessation of the painful – is to be developed”, and “This the Truth of the Noble Ones that is the way leading to the cessation of the painful – has been developed.”
Chừng nào mà, này các tỳ-kheo, tri kiến của Ta về bốn Thánh đế này, như thật với ba chuyển và mười hai hành tướng, chưa hoàn toàn thanh tịnh như thực, thời cho đến khi ấy, này các tỳ-kheo, trong thế giới này gồm chư thiên, Ma, Phạm, cùng với dân chúng, sa-môn, bà-la-môn, vua chúa và quần chúng, Ta đã không tự tuyên bố hiện chứng Vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Nhưng chừng nào mà, này các tỳ-kheo, tri kiến của Ta trong bốn Thánh đế này, như thật với ba chuyển và mười hai hành tướng như vậy, đã được hoàn toàn thanh tịnh như thực, thì chừng ấy, trong thế giới này gồm chư thiên, Ma, Phạm, cùng với dân chúng, sa-môn, bà-la-môn, vua chúa và quần chúng, Ta tự tuyên bố hiện chứng Vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Và tri kiến khởi lên trong Ta: “Ta giải thoát không dao động. Đây là đời sống cuối cùng, không còn tái sanh đời nào nữa.”
So long, monks, as my knowing and seeing of these four Truths of the Noble Ones, as they really are in their three phases (each) and twelve modes (altogether) was not thoroughly purified in this way, then so long, in the world with its gods, māras and brahmās, with its people, renunciants, brahmins, kings and the masses, I did not claim to be fully awakened to the unsurpassed perfect awakening. But when, monks, my knowing and seeing of these four Truths of the Noble Ones, as they really are, in their three phases and twelve modes, was thoroughly purified in this way, then, in the world with its gods, māras and brahmās, with its people, renunciants, brahmins, kings and the masses, I claimed to be fully awakened to the unsurpassed perfect awakening. The knowledge and the vision arose in me: “Unshakeable is the liberation of my mind; this is my last birth: now there is no more rebirth.”
Đây là điều Thế Tôn đã thuyết. Chúng năm tỳ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Và trong khi pháp này được tuyên bố, Tôn giả Koṇḍañña viễn trần, ly cấu, pháp nhãn phát sinh, thấy rằng ‘phàm pháp gì được tập khởi, tất cả pháp ấy sẽ diệt tận.’
This is what the Blessed One said. Elated, the monks of the group of five delighted in the Blessed One’s statement. And while this explanation was being spoken, there arose in the Venerable Koṇḍañña the dust-free, stainless vision of Dhamma: ‘whatever is subject to origination, all that is subject to cessation.’
Và khi Pháp luân này được Thế Tôn chuyển vận như vậy, chư thiên ngụ trên mặt đất lớn tiếng hô vang: ‘Tại Vārānasi (Ba-la-nại), trong khu Isipatana migadāya (Vườn nai, khu Tiên nhân đọa), Pháp luân vô thượng này đã được Thế Tôn vận chuyển, mà không có bất kìkỳ sa-môn, bà-la-môn, chư thiên, Ma, Phạm, hay bất cứ một ai trong thế gian có thể vận chuyển.’ Khi nghe tiếng hô vang của chư Thiên ngụ trên đất, chư thiên trong trời Tứ đại vương cũng hô vang lên như vậy. Khi nghe tiếng hô này vậy, chư thiên Tam thập tam thiên cũng hô vang, rồi lần lượt chư thiên trời Dạ-ma (Yāmā), chư thiên trời Đâu-suất (Tusitā), chư thiên trời Hóa lạc thiên, chư thiên trời Tha hóa tự tại, và chư thiên trong Phạm thiên giới.
And when the Dhamma-wheel had been set in motion by the Blessed One, the earth-dwelling gods raised a cry: ‘At Varanasi, in the Deer Park at Isipatana, the unsurpassed Dhamma-wheel has been set in motion by the Blessed One, which cannot be stopped by any renunciant or brahmin or māra or brahmā or by anyone in the world.’ Having heard the cry of the earth-dwelling gods, the gods of the Four Great Kings raised the same cry. Having heard it, the Thirty-three gods took it up, then the Yāma gods, then the Contented gods, then the Delighting in Creating gods, then the gods who are Masters of the Creations of Others, and then the gods of the brahmā group.
Như vậy, trong sát-na ấy, trong khoảnh khắc ấy, trong giây phút ấy, tiếng hô vang ấy lên đến Phạm thiên giới, và mười ngàn thế giới chuyển động, rung động, chuyển động mạnh, và một vầng sáng bao la, rộng lớn hiển hiện trong thế gian, vượt quá uy lực chư thiên.
Thus at that moment, at that instant, at that second, the cry spread as far as the brahmā world, and this ten thousandfold world-system shook, quaked, and trembled, and an immeasurable glorious radiance appeared in the world, surpassing the divine majesty of the gods.
Rồi Thế Tôn cảm hứng nói lên, ‘Này, quả thật, Koṇḍañña (Kiều-trần-như), ông đã hiểu! Quả thật, Koṇḍañña, ông đã hiểu!’ Do vậy, Tôn-giả Koṇḍañña được gọi là Aññāta (người đã hiểu)-Koṇḍañña (A-nhã Kiều-trần-như).
Then the Blessed One uttered this inspiring utterance: ‘The honourable Koṇḍañña has indeed understood! The honourable Koṇḍañña has indeed understood! In this way, the Venerable Koṇḍañña acquired the name Aññāta(Who Has Understood)-Koṇḍañña.
Dhamma-cakka-ppavattana Sutta: Saṃyutta-nikāya V.420–424, dịch Anh P.H.
Dhamma-cakka-ppavattana Sutta: Saṃyutta-nikāya V.420–424, trans. P.H.
L.28 Bậc đạo sư thuyết Pháp
L.28 Teacher of the Dhamma
Này Đại vương, Như Lai xuất hiện trong thế gian, là vị A-la- hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu Ðiều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Sau khi bằng thắng trí mà tự tác chứng, Ngài tuyên bố thế giới này gồm chư thiên, Ma, Phạm, cùng với dân chúng, sa-môn, bà-la-môn, vua chúa và mọi người, Ngài thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, với đầy đủ văn và nghĩa. Ngài truyền dạy phạm hạnh thuần nhất viên mãn, thanh tịnh.
Great king, a Tathāgata arises in the world, an arahant, perfectly awakened Buddha, one endowed with knowledge and conduct, Fortunate One, knower of the worlds, incomparable trainer of persons to be tamed, teacher of gods and humans, awakened one, Blessed One. He, having realized it by his own higher knowledge, proclaims this world with its gods, māras and brahmās, with its people, renunciants, brahmins, rulers, and the masses. He teaches the Dhamma, which is good in its beginning, good in its middle, good in its culmination, with the right meaning and phrasing. He reveals the perfectly complete and purified holy life.
Sāmañña-phala Sutta: Dīgha-nikāya I.62, dịch Anh G.A.S.
Sāmañña-phala Sutta: Dīgha-nikāya I.62, trans. G.A.S.
L.29 Cử sáu mươi vị đệ tử giác ngộ đi hoằng pháp
L.29 Sending out sixty awakened disciples to teach the Dhamma
Đoạn này thuật việc đức Phật họp sáu mươi vị đệ tử đã giác ngộ là những vị A-la-hán như Ngài, phái họ đi truyền pháp cho mọi người.
This passage describes how the Buddha, having gathered sixty awakened disciples who were arahants like himself, sends them out to compassionately teach Dhamma to others.
Vào lúc bấy giờ, có sáu mươi mốt vị A-la-hán trên thế gian.
At that time, there were sixty-one arahants in the world.
Thế Tôn bảo rằng: ‘Này các tỳ-kheo, Ta đã thoát khỏi tất cả mọi trói buộc, cả thiên giới và nhân giới. Này các tỳ-kheo, các ngươi cũng đã thoát khỏi tất cả mọi trói buộc, cả thiên giới và nhân giới. Hãy đi, này các tỳ-kheo, vì lợi ích của nhiều người, vì an lạc của nhiều người, vì thương tưởng thế gian, vì mục đích, vì lợi ích, vì an lạc của chư thiên và nhân loại. Chớ đi hai người chung một đường.
The Blessed One said this: ‘Monks, I am free from all snares, both celestial and human. Monks, you too are free from all snares, both celestial and human. Monks, wander forth for the welfare of the many, for the happiness of the many, out of compassion for the world, for the good, welfare, and happiness of gods and humans. Let not two go the same way.
Này các tỳ-kheo, hãy thuyết giảng pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, với đầy đủ văn và nghĩa. Hãy thuyết minh phạm hạnh thuần nhất viên mãn, thanh tịnh. Có những chúng sanh mắt ít nhiễm bụi trần, sẽ bị suy thoái nếu không được nghe pháp. Có những hạng người sẽ hiểu được pháp.
Monks, teach the Dhamma that is good in its beginning, good in its middle, good in its culmination, with the right meaning and phrasing. Reveal the perfectly complete and purified holy life. There are beings with little dust in their eyes, who will fall away if they were to not hear the Dhamma. There will be those who will understand the Dhamma.
Này các tỳ-kheo, Ta cũng sẽ đi đến Senānigama ở Uruvelā để thuyết giảng pháp.
Monks, I too will go to Senānigama in Uruvelā in order to teach the Dhamma.
Mahāvagga I.10–11: Vinaya I.20–21, dịch Anh G.A.S.
Mahāvagga I.10–11: Vinaya I.20–21, trans. G.A.S.
L.30 Người quá đói thì không thể hiểu Pháp
L.30 Ensuring that a man was not too hungry to understand the Dhamma
Đoạn này minh họa đức Phật với tâm từ bi.
This passage illustrates the compassionate way in which the Buddha taught.
Một ngày nọ, khi đức Đạo sư đang ngồi trong hương thất tại rừng Jeta, quán sát thế giới vào lúc bình minh, nhìn thấy một người đàn ông nghèo khổ ở Āḷavi. Nhận thấy ông ấy có căn cơ chứng đạo, Phật cùng với chúng năm trăm tỳ-kheo tùy tùng trước sau đi đến Āḷavi. Ở đó, dân chúng liền thỉnh đức Đạo sư về nhà để cúng dường. Người đàn ông nghèo cũng nghe đức Đạo sư có đến và quyết định đi nghe Phật thuyết pháp. Nhưng ngay chính hôm đó, một con bò của ông lại đi lạc. Ông bèn suy nghĩ, ‘Liệu ta nên đi tìm bò hay đi nghe pháp?’ Rồi ông quyết định, ‘Trước tiên ta sẽ đi tìm bò, sau đó sẽ đi nghe pháp.’ Theo đó, sáng sớm ông ra ngoài tìm con bò của mình.
One day, as the teacher was seated in the Perfumed Chamber at Jeta Grove, surveying the world at dawn, he saw a certain poor man at Āḷavi. Perceiving that he had the basis for attainment, he surrounded himself with a company of five hundred monks and went to Āḷavi, where the inhabitants immediately invited the teacher to be their guest. The poor man also heard that the teacher had arrived and decided to go and hear him teach the Dhamma. But that very day an ox of his strayed off. So he reflected, ‘Shall I seek the ox, or shall I go and hear the Dhamma?’ And he decided, ‘I will first seek the ox and then go and hear the Dhamma.’ Accordingly, early in the morning, he set out to seek his ox.
Dân chúng ở Āḷavi dọn chỗ ngồi cho tỳ-kheo Tăng mà thượng thủ là đức Phật, rồi dâng thực phẩm, và ăn xong, bát của bậc Đạo sư được thu cất, để Ngài đọc kệ tụng hồi hướng. Nhưng đức Đạo sư nói, ‘Người mà Ta du hành ba mươi dặm đến đây để độ, người ấy đang đi vào rừng tìm con bò đi lạc. Chừng nào người ấy chưa về, Ta sẽ không nói pháp.’ Rồi Ngài ngồi im lặng.
The residents of Āḷavi provided seats for the Sangha of monks presided over by the Buddha, served them food, and after the meal took the teacher’s bowl, that he might recite words of blessing. The teacher said, ‘he for whose sake I came here a journey of thirty leagues has gone into the forest to seek his ox, which is lost. Not until he returns will I teach Dhamma.’ And he held his peace.
Khi ngày chưa tắt nắng, người đàn ông nghèo tìm thấy con bò của mình và lập tức dẫn nó về lại đàn. Rồi ông nghĩ, ‘Dù nếu ta chẳng thể làm gì khác hơn được, chí ít ta cũng sẽ đến đảnh lễ đức Đạo sư.’
Như vậy, dù bị cơn đói dằn vặt, ông vẫn quyết định không về nhà, mà vội đi đến chỗ đức Đạo sư, và đảnh lễ, rồi ngồi xuống một bên. Khi người đàn ông nghèo đến đứng trước đức Đạo sư, Ngài bèn nói với người quản sự cúng dường, ‘Có thức ăn nào cho tỳ-kheo Tăng còn lại không?’ ‘Bạch Đại Đức, thức ăn vẫn chưa được chạm vào’ ‘Vậy, hãy mang cho người nghèo kia.’
While it was still day, the poor man found his ox and immediately drove it back to the herd. Then he thought, ‘Even if I can do nothing else, I will at least pay my respects to the teacher.’ Accordingly, though he was oppressed with pangs of hunger, he decided not to go home but went quickly to the teacher, and having paid respect to him, sat down to one side. When the poor man came and stood before the teacher, the teacher said to the steward of the alms, ‘Is there any food remaining of that given to the Sangha of monks?’ ‘Venerable sir, the food has not been touched’ ‘Well then, serve this poor man with food.’
... Ngay khi người nghèo kia vừa dứt những khổ nhọc của thân, tâm ông trở nên an tĩnh. Sau đó, đức Đạo sư đã thuận thứ thuyết pháp,90 và nêu rõ bốn Thánh đế. Khi bài pháp kết thúc, người đàn ông nghèo đắc quả Dự lưu. [Sau đó đức Phật giải thích cho các vị tỳ-kheo biết rằng Ngài đã biết về tình cảnh của người đàn ông nghèo và đã nghĩ:] ‘Nếu Ta thuyết pháp cho người này trong khi ông đang đói, thì ông ấy sẽ không thể hiểu được.’
... As soon as the poor man’s physical sufferings had been relieved, his mind became tranquil. Then the teacher taught the Dhamma the step-by-step discourse,90 then pointed out the (four) Truths (of the Noble Ones). At the conclusion of the teaching, the poor man attained the fruition that is stream-entry. ... [Later the Buddha explained to the monks that he had known of the poor man’s situation and had thought:] ‘If I teach Dhamma to this man while he is suffering the pangs of hunger, he will not be able to understand it.’
Dhammapada commentary, III.261–63, dịch Anh P.H.
Dhammapada commentary, III.261–63, trans. P.H.
L.31 Một người hạ tiện được chư thiên kính lễ khi thọ cụ túc và giác ngộ
L.31 A lowly person becomes honoured by gods through ordination and awakening
Tôi sanh nhà bần tiện, nghèo khổ không đủ ăn, khiêm tốn hạ thấp mình, tôi quét hoa héo rụng.
I was born in a humble family, poor, having little food; my work was lowly: I was a disposer of withered flowers.
Tôi bị người ghê tởm, lăng mạ và khinh bỉ, hạ mình xuống thật thấp, tôi kính lễ nhiều người.
Despised by men, disregarded and reviled, making my mind humble I paid homage to many people.
Rồi tôi thấy đức Phật, chúng tỳ-kheo cung kính, đấng Ðại Hùng vào thành, Magadha tối thượng.
Then I saw the awakened one, revered by the Sangha of monks, the great hero, entering the supreme city of the Magadha people.
Tôi quăng bỏ đòn gánh, đến gần để đảnh lễ; với lòng thương xót tôi, đấng Thượng nhân dừng lại.
Throwing down my carrying-pole, I approached to pay homage to him; out of sympathy for me the best of humans stood still.
Lễ chân Ðạo Sư xong, tôi đứng sang một bên, xin đấng Tối Thượng Tôn, cho con được xuất gia.
Having paid homage to the teacher’s feet, standing on one side I then asked the best of all living beings for admission into the monastic community.
Đức Ðạo Sư từ mẫn, thương xót khắp thế gian, gọi: ‘Hãy đến, tỳ-kheo’. Tôi đắc giới cụ túc.
Then the merciful teacher, sympathetic to the whole world, said to me: ‘Come, monk.’ That was my full admission.
Rồi tôi sống trong rừng, một mình, không biếng nhác, tôi theo lời Ðạo Sư, như đấng Tối thắng dạy.
Dwelling alone in the forest, not relaxing, I myself performed the teacher’s bidding, just as the Victorious One had exhorted me.
Canh một, nhớ các đời, giữa đêm tịnh thiên nhãn,91 cho đến canh cuối cùng, tôi phá khối si ám.
For the first watch of the night I recollected my previous births; for the middle of the night, I purified my divine-eye91; in the last watch of the night, I tore asunder the mass of darkness.
Khi đêm vừa mới tàn, rạng đông, trời ló rạng, Ðế Thích, Phạm Thiên đến, chắp tay đảnh lễ tôi:
Then at the end of the night, towards sunrise, (the gods) Inda (Sakka) and Brahmā came and revered me with cupped hands (saying):
‘Kính lễ vị thắng sanh, kính lễ vị thượng nhân, đã đoạn tận các lậu, Ngài xứng đáng cúng dường.’
‘Homage to you thoroughbred of humans; homage to you, best of humans; to you whose intoxicating inclinations are annihilated; you are worthy of gifts, sir.’
Đức Ðạo Sư thấy tôi, chúng thiên tử vây quanh, thị hiện nụ vi tiếu, nói với tôi nghĩa này:
Then seeing me revered by the assembly of gods, giving a smile the teacher said this:
‘Bằng khổ hạnh, phạm hạnh, bằng tự chế, điều phục, đấy là bà-la-môn; tối thượng bà-la-môn.’
‘By austerity, by living the holy life, by self-restraint and self-taming, by this one is a brahmin; this is the supreme state of being a brahmin.’
Verses of Sunīta: Theragāthā 620–631, dịch Anh G.A.S.
Verses of Sunīta: Theragāthā 620–631, trans. G.A.S.
L.32 Đạo sư thiện xảo: tinh tấn không nên quá căng, không nên quá chùng
L.32 A skilful teacher: effort needs to be neither too taut nor too slack
Đoạn này minh họa phương pháp giáo hóa thiện xảo của đức Phật. Chuyện về một tỳ-kheo vừa thọ cụ túc, quá nỗ lực tu tập kinh hành, đến gần như muốn bỏ tu trở về đời vì không chứng đắc đạo quả gì. Đức Phật khuyên chỉ nên nỗ lực hài hòa nhưng không đến mức giải đãi. Tuy đây là lời khuyên cho một tỳ-kheo, nhưng nó liên quan đến việc tu tập nói chung.
This passage illustrates the skilful way in which the Buddha taught. It concerns a recently ordained monk who was too forceful in the energy that he applied to meditative walking, and who nearly gives up being a monk as he gains no beneficial results. The Buddha advises him to approach things more gently, though not in a slack way. While this advice relates to a monk, it is of more general relevance to spiritual practice.
Vì sự tinh tấn nỗ lực đi kinh hành quá mức, hai bàn chân của tôn giả Soṇa đã bị rách. Lối kinh hành vì vậy vấy đầy máu như là chỗ mổ bò. Rồi vào một lúc, tôn giả Soṇa trong lúc độc nhàn tĩnh tại một nơi thanh vắng, ý nghĩ sau đây khởi lên: ‘Các đệ tử của Thế Tôn sống tinh cần tu tập, ta là một trong số các vị ấy, nhưng tâm của ta vẫn không giải thoát các lậu, không chấp thủ. Vả, gia đình ta có nhiều tài sản; ta có thể thọ dụng những tài sản ấy và làm các phước sự.92 Hay là ta nên quay về đời sống hạ liệt rồi thọ dụng những tài sản ấy và làm các phước sự?’
Because of the excessive application of vigour in pacing up and down the (skin of) Venerable Soṇa’s feet broke, the place for pacing up and down became stained with blood as though there had been slaughter of cattle. Then the following thought arose in Venerable Soṇa’s mind as he was meditating alone: ‘The Blessed One’s disciples dwell applying vigour. I am one of them, yet my mind is not freed from the intoxicating inclinations with no grasping. I have my family’s possessions. So it might be possible to enjoy the possessions and do karmically beneficial actions?92 Suppose that I, having returned to the low life, should enjoy the possessions and should do karmically beneficial actions?’
Lúc bấy giờ, Thế Tôn bằng tha tâm trí biết được ý nghĩ của tôn giả Soṇa. Rồi như người lực sĩ co duỗi cánh tay, Thế Tôn biến mất khỏi đỉnh núi Linh Thứu (Gijjikūṭa: Kỳ-xà-quật) và hiện ra ở khu Rừng lạnh (Sīta).… [Thế Tôn đến chỗ Soṇa và hỏi phải chăng ông có ý nghĩ hoàn tục vì tinh tấn tu tập mà không kết quả. Soṇa trình Phật, đúng như vậy. Phật nói:] ‘Này Soṇa, ngươi nghĩ thế nào về điều này? Có phải trước đây khi còn tại gia, ngươi tinh thông âm điệu của dây đàn tỳ- bà?’ ‘Bạch Thế Tôn, đúng vậy.’ ‘Này Soṇa, ngươi nghĩ thế nào về điều này? Khi dây đàn tỳ-bà của ngươi quá căng, phải chăng lúc ấy cây đàn của ngươi hợp điệu và thích hợp để tấu nhạc?’ ‘Bạch Đại Đức, không phải như vậy.’ ‘Này Soṇa, ngươi nghĩ thế nào về điều này? Khi dây đàn tỳ-bà của ngươi quá chùng, phải chăng lúc ấy cây đàn của ngươi hợp điệu và thích hợp để tấu nhạc?’ ‘Bạch Đại Đức, không phải như vậy.’ ‘Này Soṇa, ngươi nghĩ thế nào về điều này? Khi dây đàn tỳ- bà của ngươi không quá căng và cũng không quá chùng, được lên dây một cách vừa phải, phải chăng lúc ấy cây đàn tỳ-bà của ngươi hợp điệu và thích hợp để tấu nhạc?’ ‘Bạch Đại Đức, thật như vậy.’ ‘Này Soṇa, cũng như vậy, sự tinh tấn nỗ lực quá căng thẳng dẫn đến loạn động, tinh tấn quá lơi lỏng đưa đến giải đãi. Này Soṇa, do đó ở đây ngươi phải lập tâm tinh tấn bình đẳng, thấu triệt các căn bình đẳng,93 và y chỉ trên đó mà nắm bắt các tướng của thiền.’ ‘Kính vâng, bạch Đại Đức.’ Tôn giả Soṇa vâng lời đức Thế Tôn.
Then the Blessed One, knowing by his mind the mind of the Venerable Soṇa, just as a strong man might stretch out his bent arm, or might bend back his outstretched arm, vanishing from Mount Vulture Peak appeared in the Cool Grove. … [He approached Soṇa and asked him if he was thinking of returning to lay life due to the failure of his spiritual efforts. When he said that this was true, the Buddha said:] ‘Soṇa, what do you think about this? Were you clever at the lute’s stringed music when formerly you were a householder?’ ‘Yes, venerable sir.’ ‘Soṇa, what do you think about this? When the strings of your lute were too taut, was your lute at that time tuneful and fit for playing?’ ‘No indeed not, venerable sir.’ ‘Soṇa, what do you think about this? When the strings of your lute were too slack, was your lute at that time tuneful and fit for playing?’ ‘No indeed not, venerable sir.’ ‘Soṇa, what do you think about this? When the strings of your lute were neither too taut nor too slack, but were keyed to an even pitch, was your lute at that time tuneful and fit for playing?’ ‘Yes indeed, venerable sir.’ ‘Soṇa, even so does excessive application of vigour conduce to restlessness, and too feeble vigour conduces to slothfulness. Soṇa, therefore do you determine upon an even balance in vigour and pierce the even balance of the spiritual faculties93 and reflect upon it.’ ‘Yes indeed, venerable sir’, the Venerable Soṇa answered the Blessed One in assent.
Sau khi giáo giới tôn giả Soṇa với những chỉ dẫn như vậy, rồi như người lực sĩ co duỗi cánh tay, Thế Tôn biến mất khỏi chỗ tôn giả Soṇa và xuất hiện trở lại trên đỉnh Linh Thứu.
Then the Blessed One, having exhorted the Venerable Soṇa with this exhortation, just like a strong man might extend his bent arm or bend his extended arm, he, vanishing from in front of the Venerable Soṇa in the Cool Grove, appeared on Mount Vulture Peak.
Sau đó, tôn giả Soṇa lập tâm tinh tấn bình đẳng, thấu triệt các căn bình đẳng, và y chỉ trên đó mà nắm bắt các tướng của thiền. Bấy giờ, tôn giả Soṇa trong khi sống độc cư, tách biệt, chuyên tâm tu tập tinh tấn không buông lung, cho nên chẳng bao lâu, đạt được mục đích mà thiện gia nam tử lìa bỏ gia đình, chân chánh xuất gia, sống không gia đình, ngay trong hiện pháp, bằng thắng trí tự thân tác chứng phạm hạnh vô thượng, thuần nhất viên mãn, thanh tịnh; sau khi tác chứng, chứng nhập và an trú; tự biết rằng: ‘Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì cần làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa.’ Tôn giả Soṇa như vậy chứng đắc quả A- la-hán.
Then the Venerable Soṇa determined upon evenness in vigour and he pierced the evenness of the faculties and reflected upon it. Then the Venerable Soṇa, dwelling alone, secluded, earnest, ardent, self-resolute, having soon realized here and now by his own higher knowledge that supreme goal of the holy life for the sake of which sons of good families rightly go forth from home life into homeless life, abided in it, and he understood: ‘Birth is destroyed, the requirements of the holy life have been fulfilled, what ought to be done has been done, and there is nothing more to be done hereafter.’ And so the Venerable Soṇa became one of the arahants.
Mahāvagga V.1.13–18: Vinaya I.182–183, dịch Anh G.A.S.
Mahāvagga V.1.13–18: Vinaya I.182–183, trans. G.A.S.
L.33 Đức Phật: Đạo sư thiện xảo
L.33 The Buddha’s skilful means as a teacher
Trong đoạn này, đức Phật giáo giới tỳ-kheo Nanda, là người em khác mẹ, để giữ Nanda không còn ý định hoàn tục. Phật hỏi Nanda vì sao lại có ý định hoàn tục, rồi sau đó Ngài hóa hiện khiến cho Nanda thấy rằng nếu Nanda muốn có một nữ nhân xinh đẹp, thì trong chư thiên có rất nhiều người đẹp như vậy, đẹp hơn bất kỳ người nữ nào trong nhân gian. Vì mục đích này mà Nanda không bỏ tu, nhưng rồi sau đó thấy rằng như vậy để có được những thiên nữ xinh đẹp là một lý do thấp kém, và được thúc đẩy bởi những phê bình của các tỳ-kheo khác, Nanda tự mình tu tập chân chánh và cuối cùng đạt đến giác ngộ. Như vậy đức Phật đã khéo léo hướng dẫn Nanda đạt đến mục đích cao nhất, đầu tiên khuyến dụ bằng mục đích thấp hơn nhưng hấp dẫn.
In this passage, the Buddha teaches the monk Nanda, his cousin and step-brother, to ensure he remains as a monk after he had expressed his intention to return to lay life. He asks him why he intends this, then helps him see that if it is a beautiful female he is after, the heavens have plenty of these, more beautiful than any human. Having thus got him to remain a monk, Nanda then comes to see that doing so to attain beautiful goddesses is a low reason, and spurred on by the criticism of other monks, properly applies himself and attains awakening. Thus the Buddha skilfully guides him to the highest goal, by first offering him a tempting lower goal.
Một câu chuyện khác cho thấy đức Phật là vị Đạo sư thiện xảo, dẫn từ truyện chú giải Pháp Cú (Dhammapada) (III.425-28). Truyện kể về con trai của người kim hoàn, người này tu quán bất tịnh nhưng hành theo lời dạy một cách sai lầm quá tệ hại khiến cho tự cảm thấy không bao giờ mình có thể chứng đắc định. Tuyệt vọng, cậu tìm đến bổn sư là Tôn giả Sāriputta nhiều lần. Tôn giả Sāriputta dẫn cậu đến gặp Phật. Đức Thế Tôn quán sát thấy rằng trong nhiều đời trước, cũng như trong đời này, cậu là thợ kim hoàn, và như vậy chỉ cần một vật xinh đẹp làm đề mục chú tâm thì có thể chứng đắc các định; một đối tượng tiêu cực sẽ không bao giờ – ngay từ đầu – giúp ích gì. Phật hóa hiện một hoa sen bằng vàng màu đỏ, và bảo chú tâm vào đó mà tu định. Cậu nhanh chóng chứng nhập bốn thiền. Đức Phật thấy rằng duy chỉ khi ấy, với tâm định tĩnh, mới là lúc thích hợp để tu quán những dấu hiệu biến đổi và tan rã của thân thể; do vậy, Ngài khiến cho đóa sen héo úa. Cậu nhìn thấy điều này, và sau đó là những hoa sen khác, diễn ra một cách tự nhiên, trải qua tất cả các giai đoạn phát triển khác nhau, từ mới nhú đến nở rộ, rồi tàn lụi. Sau khi nghe một bài kệ của Phật (Dhammapada 285), cậu giác ngộ.
Another story of the Buddha’s skilfulness as a teacher comes from the Dhammapada commentary (III.425–28). It describes a goldsmith’s son who is particularly bad at doing all the meditation practices he is given, which have been focused mostly on the unlovely aspects of the body, so that he thinks he will never be able to concentrate. In despair, he visits his teacher Sāriputta several times. Sāriputta takes him to the Buddha, who realizes that in many previous lives, as well as this one, he had been a goldsmith, and just needed an object that was beautiful to settle his mind so that he can attain the meditations; a negative object would never, at first, be helpful for him. He conjures up a golden red lotus for the boy, and asks him to practise meditation on that object. The boy quickly attains the four meditative absorptions. The Buddha sees that only now, with his mind calmed, is the time right for the boy to see the signs of decay and decomposition. He causes the lotus to wither. The boy sees this, and then other lotuses, naturally occurring, all at various stages of development, from newly budding to fully mature, to decayed. After a verse (Dhammapada 285) from the Buddha, the boy becomes enlightened.
Một truyện chú giải Pháp Cú khác (II.272-75), về cái chết của con dại của cô Kisā Gotamī. Cô không chịu chấp nhận điều này, và đã ôm thi hài đứa trẻ đi tìm thuốc để ‘chữa trị’ cho nó. Mọi người nghĩ cô bị điên, nhưng một người tử tế đã chỉ cô đến đức Phật. Ngài nói Ngài có thể chữa trị cho đứa trẻ nếu cô tìm cho được một nhúm hạt cối – với điều kiện chỉ từ một gia đình chưa từng có ai chết. Đi tìm kiếm ‘thuốc’ này, cô nhận ra rằng mình chẳng phải là người duy nhất mất đi người thân vào tay thần chết, và cô đã chấp nhận thực tế. Đức Phật thuyết pháp và rồi cô đắc quả Dự lưu.
Another Dhammapada commentary (II.272-75) story is on the death of Kisā Gotamī’s toddler. She is unable to accept this and, carrying the child, goes in search of medicine to ‘cure’ him. People think her mad, but a kind person directs her to the Buddha. He says he can cure the child if she gets him a pinch of mustard seed – but only if it is from a house where no-one has died. Going in search of this ‘medicine’, she comes to realise that she is not alone in losing someone to death, and accepts its reality. The Buddha then teaches her and she becomes a stream-enterer.
‘Thích-ca nữ, đối với con, bạch Thế Tôn, là xinh đẹp nhất trong nước, với tóc chải mới nửa mái, khi con xuất gia, đã nói với con rằng, “Mong chủ nhân hãy về gấp.” Vì con không thể quên nàng, bạch Thế Tôn, nên con sống đời phạm hạnh mà không hoan hỷ, con không thể tiếp tục đời sống phạm hạnh chân chính, cho nên sau khi từ bỏ học xứ, trở về đời sống hạ liệt.’
‘The Sakyan lady, to me, Blessed One, the loveliest in the land, looked on with half-combed hair as I was coming out of the house and said this to me, “May you come back quickly, master.” Now it is in recollecting this that I, Blessed One, lead the holy life without finding delight in it, that I am unable to continue the holy life properly, that I will disavow the training and revert to the lower life’
Rồi Thế Tôn cầm tay Tôn giả Nanda, như một lực sĩ co duỗi cánh tay, biến mất ở rừng Jeta, và xuất hiện tại cõi trời Tam thập tam. Lúc bấy giờ, khoảng năm trăm thiên nữ được gọi là ‘có chân như chim bồ câu’, đi đến để hầu hạ thiên chủ Sakka. Lúc bấy giờ Thế Tôn bảo Tôn giả Nanda… ‘Ông nghĩ thế nào, này Nanda? Ai đẹp đẽ hơn, đáng ưa nhìn hơn, khả ái hơn, Thích-ca nữ xinh đẹp trong nước hay năm trăm thiên nữ “có chân như chim bồ câu” này?’ ‘Bạch Thế Tôn, cô ấy được ví như một con khỉ cái bị thương… nếu đem so sánh với năm trăm thiên nữ….’
Then the Blessed One seized the Venerable Nanda by the arm and, just as a strong man might stretch out a bent arm, or bend an outstretched arm, just so did he disappear from Jeta’s Grove and appear amongst the gods of the Thirty-three. And on that occasion as many as five hundred nymphs, known as ‘dove-footed’, had come in attendance upon Sakka, lord of gods, as a result of which the Blessed One addressed the Venerable Nanda, saying … ‘What do you think, Nanda? Which is more excessively beautiful, the more fair to behold or the more to inspire serenity: the Sakyan lady who is the loveliest in the land, or these five hundred nymphs who are known as “dove-footed”?’ ‘It is as if she were a mutilated monkey … when contrasted with these five hundred nymphs ….’
‘Hãy hoan hỷ, này Nanda! Hãy hoan hỷ, này Nanda! Ta bảo chứng cho ông sẽ có năm trăm thiên nữ…’ ‘Nếu Thế Tôn bảo chứng cho con… bạch Thế Tôn, con sẽ hoan hỷ sống đời phạm hạnh.’
‘Find delight there, Nanda, find delight there. I will be your surety as regards acquisition of the five hundred nymphs ….’ ‘If the Blessed One will be my surety … then I, Blessed One, will find delight, Blessed One, in the holy life.’
… [Sau khi trở về rừng Jeta] Các tỳ-kheo được nghe: ‘Tôn giả Nanda, em Thế Tôn, con của Di mẫu, sống phạm hạnh vì mục đích có các thiên nữ…’ Rồi các tỳ-kheo, bạn của Tôn giả Nanda, gọi Tôn giả Nanda là ‘người làm thuê’, là ‘người buôn bán’…
… [After they returned to the Jeta Grove] The monks came to hear that, ‘It is said that the Venerable Nanda, brother of the Blessed One and son of his maternal aunt, leads the holy life for the sake of nymphs ….’ Then the monks who were companions of the Venerable Nanda (now) addressed him with the titles ‘hireling’ and ‘buyer’ …
Rồi Tôn giả Nanda, bị khốn đốn, xấu hổ, chán ngán, bởi vì bị gọi là ‘người làm thuê’, ‘người buôn bán’, bèn lui về sống viễn ly, không phóng dật, nhiệt thành, tinh cần, chuyên niệm, không bao lâu… tự mình với thắng trí, chứng ngộ và an trú phạm hạnh vô thượng, thuần nhất viên mãn, thanh tịnh, do mục đích này mà thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình… Và Tôn giả Nanda cuối cùng đắc quả A-la-hán.
Then the Venerable Nanda, being plagued, humiliated and horrified by his companions’ title of ‘hireling’ and ‘buyer’, dwelling alone, secluded, diligent, ardent and dedicated, mature, not long afterwards … entered upon and then abided in that unsurpassed culmination of the holy life for the sake of which young men rightly go forth from home into homelessness … And the Venerable Nanda became one of the arahants.
Nanda Sutta: Udāna 22–23, dịch Anh P.H.
Nanda Sutta: Udāna 22–23, trans. P.H.
L.34 Hãy tìm chính ta, và thuận thứ thuyết pháp
L.34 Seek within, and the step-by-step discourse
Trong đoạn này, đức Phật khuyến khích một nhóm người hãy tìm những gì đáng tìm trong ta hơn là tìm kiếm những thứ bên ngoài. Rồi Phật thuyết pháp một cách tuần tự (xem * Th.28), chuẩn bị tâm trí người nghe để có thể nghe giáo thuyết cao tột.
In this passage, the Buddha has urged a group of men to look within for what is worth finding, rather than be concerned with external matters. He then gives what is known as the step-by-step discourse (see *Th.28), in which he prepares his audience’s mind before giving them his highest teaching.
Bấy giờ, Thế Tôn sau khi trú tại Vārāṇasī tùy theo ý muốn bèn khởi hành đi đến Uruvelā. Rồi Thế Tôn tách khỏi đường lộ, đi đến một rừng cây; sau khi đến đó, đi sâu vào trong khu rừng cây ấy và ngồi xuống ở gốc cây nọ. Vào lúc bấy giờ, một nhóm hiền hữu ba mươi người đang du ngoạn nơi khu rừng cây ấy cùng với vợ của mình. Một người không có vợ, bao một kỹ nữ và dẫn theo. Rồi trong lúc những người ấy đang vui các trò chơi mà không lưu ý, kỹ nữ ấy đã lấy trộm các tư tài của họ rồi tẩu thoát.
Then the Blessed One, having dwelt at Varanasi for as long as he thought fit, set out on tour for Uruvelā. Then the Blessed One left the road and went to a certain woodland grove; having gone there, and having entered it he sat down at the foot of a tree. At that time a group of thirty friends of high standing were sporting in that same grove together with their wives. One of them had no wife; for him they had procured a harlot. Now while they were heedlessly indulging in their sports, that harlot took the articles belonging to them, and ran away.
Sau đó, là những người bạn trong lúc giúp đỡ bạn mình đi tìm người đàn bà kia, đang lang thang trong rừng cây thì thấy đức Thế Tôn đang ngồi ở dưới một gốc cây nọ; họ liền đi đến gần đức Thế Tôn, rồi hỏi Thế Tôn: ‘Thưa Đại Đức, Ngài có thấy một phụ nữ đi qua đây không?’ ‘Này các công tử, phụ nữ ấy là gì đối với các công tử?’ ‘Đại Đức, chúng con là nhóm hiền hữu ba mươi người đang cùng vợ của mình du ngoạn trong rừng cây. Một người không có vợ, bao một kỹ nữ và dẫn theo. Rồi trong lúc chúng con đang vui các trò chơi mà không lưu ý, kỹ nữ ấy đã lấy trộm các tư tài của chúng con rồi tẩu thoát. Đại Đức, là những người bạn trong lúc giúp đỡ bạn đi tìm kiếm người đàn bà kia, chúng con đây lang thang trong rừng cây này.’
Then those companions, helping their friend, went in search of that woman; roaming about that woodland grove, they saw the Blessed One sitting at the foot of a tree. Seeing him they went to the place where the Blessed One was; having approached him, they spoke to the Blessed One: ‘Venerable sir, has the Blessed One seen a woman passing by?’ ‘Young men, what have you to do with the woman?’ ‘Venerable sir, we the thirty friends of high standing, together with our wives were sporting in this woodland grove. One of us had no wife; for him we had procured a harlot. Now, venerable sir, while we were heedlessly indulging in our sports, that harlot has taken the articles belonging to us, and has run away. Venerable sir, helping our friend, we companions go in search of that woman and roam about this woodland grove.’
‘Này các công tử, các bạn nghĩ thế nào? Cái gì quý trọng hơn đối với các bạn: tìm kiếm người đàn bà, hay tìm kiếm chính mình?’ - ‘Đại Đức, chính việc tìm kiếm chính mình quý trọng hơn.’ - ‘Các công tử, thế thì các bạn hãy ngồi xuống, Ta sẽ nói pháp cho các bạn.’ ‘Kính vâng, Đại Đức.’ Những người bạn nhóm hiền hữu ấy sau khi kính cẩn chào hỏi Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
‘Young men, now what do you think? Which is better for you: that you should go in search of a woman, or that you should go in search of yourselves?’ ‘Venerable sir, of these, that we should go in search of ourselves is indeed better for us.’ ‘Young men, if so sit down, I will teach you Dhamma.’ The rich young companions replied: ‘Yes, venerable sir.’ They respectfully greeted the Blessed One, and sat down at a respectful distance.
Thế Tôn theo thứ lớp nói pháp cho họ nghe, tức là nói về thí, về giới, về sinh thiên, nêu rõ sự nguy hại, ô nhiễm, hạ liệt, của các dục, và sự lợi ích của sự xuất ly chúng. [...], thế rồi, ngay tại chỗ ngồi ấy, họ đạt được pháp nhãn thanh tịnh, viễn trần, ly cấu, thấy pháp: ‘Phàm pháp gì có khởi, tất cả pháp ấy đều có diệt.’
Then the Blessed One delivered a step-by-step discourse, that is, talk on giving, talk on ethical discipline, talk on the heaven worlds; he made known the danger, the inferior nature and tendency to defilement of sensual pleasures, and the advantage of renouncing them; thus they obtained, while sitting there, the pure and spotless eye of the Dhamma: ‘Whatsoever is subject to origination is also subject to cessation.’
Sau khi thấy pháp, đắc pháp, biết pháp, thâm nhập pháp, đoạn nghi, dứt trừ do dự, thành vô sở úy trong giáo pháp của Phật mà không do ai khác, các công tử này liền bạch Thế Tôn rằng: ‘Bạch Đại Đức, thật là đại phúc lợi chúng con được xuất gia theo Thế Tôn, thọ giới cụ túc’ - Thế Tôn đáp ứng: ‘Hãy đến đây, các tỳ-kheo, trong giáo pháp được khéo thuyết này, hành phạm hạnh chân chánh dứt khổ.’ – ‘Kính vâng’, như vậy các tôn giả ấy đắc giới cụ túc.
And having seen Dhamma, attained Dhamma, known Dhamma, plunged into Dhamma, overcome uncertainty, dispelled all doubts, gained full insight, and having had full confidence in the Dhamma of the teacher independent of anyone else, they said to the Blessed One: ‘Venerable sir, may we receive the admission (into the monastic order) and the full admission in the presence of the Blessed One?’ ‘Come, monks’, said the Blessed One, ‘well-taught is the Dhamma; lead a holy life for the sake of complete extinction of the painful. Thus it was the venerable ones’ receiving of the full admission.
Mahāvagga: Vinaya I.23–24, dịch Anh G.A.S.
Mahāvagga: Vinaya I.23–24, trans. G.A.S.
L.35 Giáo giới thị đạo trên thần biến và tha tâm thị đạo
L.35 Teaching is a wonder that is superior to supernormal powers and mind-reading
Trong đoạn này, đức Phật phê bình thỉnh cầu của một cư sỹ, rằng chư tỳ-kheo nên thi triển thần thông để làm tăng lòng tin của dân chúng đối với Phật. Chư tỳ-kheo có thể thi triển các thần thông biến hóa và đọc được ý nghĩa của người khác bằng vào định lực, nhưng điều này sẽ không gây ấn tượng cho người hoài nghi khiến họ tăng trưởng tín tâm, vì họ vẫn thấy những phép lạ như vậy cũng có thể được thực hiện bởi một loại chú thuật nào đó. ‘Phép lạ’ thực sự hữu ích chính là giáo hóa người khác con đường dẫn đến giác ngộ. Trong khi đức Phật tỏ ra xem nhẹ hai loại ‘phép lạ’ đầu, rõ ràng Phật chỉ trích nhắm đến việc thi triển chúng đơn giản vì đó chỉ là một màn trình diễn để thu hút sự ủng hộ. Cũng có đôi lúc, Phật sử dụng các lực thần thông ấy chỉ cốt dễ dàng giáo hóa mọi người hơn, và Phật cũng không nhất thiết chỉ trích các tỳ-kheo sử dụng những lực thần thông như vậy. Truyền thuyết nói, có lần đức Phật đã thi triển ‘song biến thị đạo’, duy chỉ Phật mới có thể: cùng lúc biến hóa vừa lửa vừa nước từ các chi phần khác nhau nơi thân Ngài, và phát ra những tia sáng sáu màu (Paṭisambhidāmagga I.125–126). Tuy vậy, Ngài đã bác bỏ thách thức của Ma biến Tuyết sơn thành vàng (Saṃyutta-nikāya I.116 <258>).
In this passage, the Buddha criticises the suggestion that monks should perform displays of supernormal power so as to increase people’s faith in him. Monks might be able to genuinely perform psycho-kinetic wonders and mind-reading, based on the power of their meditation, but this would not impress skeptics to develop faith, as they would see such things as done by some kind of magic charm. The really beneficial ‘wonder’ is teaching others the way to awakening. While the Buddha expresses disgust at the first two ‘wonders’, it is clear that his criticism is directed at performing them simply as a display to attract support. Elsewhere, he uses such powers to better enable him to teach people, and he does not criticise monks who use such powers in this way. Once, the Buddha is said to have performed the ‘wonder of the pairs’, that only he was capable of: producing fire and water from various parts of his body, and emitting rays of six colours (Paṭisambhidāmagga I.125–126). He rebuffs Māra’s temptation to turn the Himālayas into gold, though (Saṃyutta-nikāya I.116 <258>).
Một thời Thế Tôn trú tại Nāḷandā, trong vườn xoài Pāvārika. Lúc bấy giờ gia chủ Kevaṭṭa94 đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Kevaṭṭa bạch Thế Tôn: ‘Bạch Đại Đức, Nāḷandā này có uy lực, phồn thịnh, nhân dân đông đúc, thảy đều có tịnh tín nơi Thế Tôn. Lành thay nếu Thế Tôn chỉ giáo cho một tỳ-kheo thị hiện pháp thượng nhân, thần thông biến hóa (thần biến thị đạo). Nhờ vậy Nāḷandā này sẽ có nhiều người tịnh tín Thế Tôn hơn nữa.’ Nghe nói vậy, Thế Tôn nói với gia chủ Kevaṭṭa: ‘Này Kevaṭṭa, Ta không dạy cho các tỳ-kheo pháp như vậy, rằng: “Này các tỳ-kheo, các ông hãy thị hiện pháp thượng nhân, thần thông biến hóa cho các bạch y cư sĩ” ’.
On one occasion the Blessed One was staying at Nālandā, in the Pāvārika mango grove. Then the householder Kevaṭṭa94 came to the Blessed One and, after paying him respect, sat down to one side. So seated, he said to the Blessed One: ‘Venerable sir, this Nālandā is rich, prosperous, populous, and full of people who have faith in the Blessed One. It would be well if the Blessed One were to instruct a monk to perform superhuman wonders of psychic potency. In this way, the people of Nālandā would come to have more faith in the Blessed One.’ So being said, the Blessed One spoke to the householder Kevaṭṭa: ‘Kevaṭṭa, this is not the way I teach the Dhamma to the monks, saying: Monks, go and perform superhuman wonders of psychic potency for the white-clothed laypeople.
… Khi gia chủ trẻ tuổi Kevaṭṭa thỉnh cầu lần thứ ba, Thế Tôn đáp: ‘Này Kevaṭṭa, có ba pháp thị đạo (thần thông) này Ta đã tự mình tác chứng bằng thắng trí và tuyên thuyết. Ba pháp ấy là gì? Đó là biến hóa thần thông (thần biến thị đạo), tha tâm thần thông (ký tâm thị đạo), giáo hóa thần thông (giáo giới thị đạo). Kevaṭṭa, biến hóa thần thông là gì? Kevaṭṭa, ở đời có tỳ-kheo chứng được các thần thông: một thân hóa hiện thành nhiều thân, nhiều thân hiện thành một thân; hiện thân, biến mất; đi xuyên qua vách, qua tường, qua núi, như đi ngang qua hư không; lặn xuống khỏi đất rồi nổi lên mặt đất như ở trong nước; đi trên nước mà không chìm như đi trên đất liền; ngồi kiết già bay trên hư không như chim; hai bàn tay Ta có thể chạm đến sờ đến những vật có đại thần biến, đại uy lực như mặt trời và mặt trăng; tự thân Ta có thể tự tại chi phối các cõi Phạm thiên.
… When the householder Kevaṭṭa repeated his request for a third time, the Blessed One said: ‘Kevaṭṭa, there are three kinds of wonder that I have declared, having realized them by my own insight. Which three? They are the wonder of supernormal power, the wonder of mind-reading, and the wonder of instruction. Kevaṭṭa, what is the wonder of supernormal power? Kevaṭṭa, here a monk wields various kinds of supernormal powers: Having been one he becomes many; having been many he becomes one. He appears and disappears. He goes unimpeded through walls, ramparts, and mountains as if through sky. He dives in and out of the earth as if it were water. He walks on water without sinking as if it were on earth. Sitting cross-legged, he flies through the air like a winged bird. With his hand he touches and strokes even the moon and the sun, so mighty and powerful. He exercises influence with his body even as far as the brahmā worlds.
Có người có tâm tịnh tín thấy tỳ-kheo ấy thi triển các thần thông… Người có tịnh tín ấy nói với một người không có tâm tịnh tín… Người không có tâm tịnh tín có thể nói với người có tâm tịnh tín: ‘Này bạn, có một loại chú thuật gọi là Gandhāra. Bằng chú thuật này có thể hóa hiện nhiều thân, nhiều thân hiện thành một thân... có thể tự tại chi phối các cõi Phạm thiên.’ Này Kevaṭṭa, ông nghĩ thế nào? Người không có tâm tịnh tín có thể nói với người có tâm tịnh tín như vậy không?’ ‘Bạch Thế Tôn, người ấy có thể nói như vậy.’ - ‘Này Kevaṭṭa, chính vì quán sát thấy rõ sự nguy hiểm trong biến hóa thần thông mà Ta nhàm chán nó, hổ thẹn về nó, ghê tởm nó, biến hóa thần thông.
Then someone who has faith and trust sees that monk wield such varying kinds of supernormal powers. … That faithful and believing person tells this to someone else who is skeptical and unbelieving. … And that unfaithful and unbelieving man might say: ‘Sir, there is something called the Gandhāra charm. It is by means of this that the monk wields such miracles as having been one he becomes many … He exercises influence with his body even as far as the brahmā worlds.’
Này Kevaṭṭa, thế nào là tha tâm thần thông? Này Kevaṭṭa, ở đời có tỳ-kheo đọc được tâm, và tâm sở của các chúng sanh khác, của các nhân vật khác, đọc được suy tầm, tư sát, của các chúng sanh khác, của các nhân vật khác: ‘Như vậy là ý của ngươi.’ Có người có tâm tịnh tín thấy tỳ-kheo ấy thi triển… Người có tịnh tín ấy nói với một người không có tâm tịnh tín… Người không có tâm tịnh tín có thể nói với người có tâm tịnh tín: ‘Này bạn, có một loại chú thuật gọi là Maṇikā, bằng chú thuật này, tỳ-kheo đọc được tâm của các người khác ...’ ‘Này Kevaṭṭa, ông nghĩ thế nào? Người không có tâm tịnh tín có thể nói với người có tâm tịnh tín như vậy không?’ ‘Bạch Thế Tôn, người ấy có thể nói như vậy.’ - ‘Này Kevaṭṭa, chính vì quán sát thấy rõ sự nguy hiểm trong tha tâm thần thông mà Ta nhàm chán nó, hổ thẹn về nó, ghê tởm nó, tha tâm thần thông.
Kevaṭṭa, what do you think, would not a skeptic say that to a believer?’ ‘Venerable sir, he would say thus.’ ‘Kevaṭṭa, that is why, seeing the danger of the wonder of supernormal power, I am disgusted with, ashamed of and shun it. Kevaṭṭa, what is the wonder of mind-reading? Here a monk reads the minds of other beings, of other people, reads their mental states, their thoughts and ponderings, and says: ‘That is how your mind is; that is how it inclines; that is in your heart.’ Then someone who has faith and trust sees him doing these things. He tells this to someone else who is skeptical and unbelieving. … And that unfaithful and unbelieving man might say: ‘sir, there is something called the Maṇikā charm. It is by means of this that that monk can read the minds of others …’
Này Kevaṭṭa, thế nào là giáo hóa thần thông? Ở đời có tỳ- kheo giáo giới như vầy: “Hãy tư duy như thế này, chớ có tư duy như thế kia; hãy tác ý như thế này, chớ có tác ý như thế kia; hãy trừ bỏ điều này, hãy chứng đạt và an trú điều kia.” Này Kevaṭṭa, như vậy gọi là giáo hóa thần thông.
Kevaṭṭa, what do you think, would not a skeptic say that to a believer?’ ‘Venerable sir, he would say thus.’ ‘Kevaṭṭa, that is why, seeing the danger the wonder of mind-reading, I am disgusted with, ashamed of and shun it. Kevaṭṭa, what is the wonder of instruction? Kevaṭṭa, here a monk gives instruction as follows: “Think in this way, not that way, attend in this way, not that way, abandon this, and abide having entered on that.” Kevaṭṭa, that is called the miracle of instruction.
… [Đức Phật tiếp tục mô tả sự dẫn dắt một người cho đến chứng đắc quả vị A-la-hán.] Này Kevaṭṭa, như vậy là giáo hóa thần thông.’ Và này Kevaṭṭa, ba pháp thần thông này, Ta đã tự mình tác chứng bằng thắng trí và tuyên thuyết.
… [The Buddha goes on to describe guiding a person up to attaining arahantship.] Kevaṭṭa, that is called the wonder of instruction.’ And I, Kevaṭṭa, have experienced these three wonders by my own higher knowledge.
Kevaṭṭa Sutta: Dīgha-nikāya I.211–215, dịch Anh G.A.S.
Kevaṭṭa Sutta: Dīgha-nikāya I.211–215, trans. G.A.S.
Xưng tán Phật
Praise of the Buddha
L.36 Chư thiên xưng tán
L.36 Praise by the gods
Bạch Thế Tôn, Thiên đế Thích biết được chư Thiên ở Tam thập tam thiên tín tâm hoan hỷ, liền nói với họ: ‘Này các thiện hữu, các bạn có muốn nghe tám pháp như thật xưng tán Thế Tôn không?’ ‘Thưa Tôn chủ, chúng tôi muốn…’ Biết được ý muốn, Thiên đế Thích tuyên thị tám pháp như thật xưng tán Thế Tôn:
Venerable sir, Sakka the king of gods, then seeing their satisfaction, said to the gods of the Thirty-three: ‘Gentlemen, would you like to hear eight truthful statements in praise of the Blessed One?’ ‘Yes, sir ….’ On receiving their assent, Sakka the king of gods declared the eight truthful statements in praise of the Blessed One:
‘Này các thiện hữu Tam thập tam thiên, các bạn nghĩ thế nào? Như Lai hành đạo vì lợi ích cho số đông, vì an lạc cho số đông, vì thương tưởng thế gian, vì mục đích, vì lợi ích, vì an lạc cho loài trời và loài người. Cho đến như vậy, chúng ta thật không tìm thấy một vị đạo sư nào với các phẩm tánh như vậy, trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.
‘Gods of the Thirty-three, what do you think? As regards the way in which the Blessed One has striven for the welfare of the many, for the happiness of the many, out of compassion for the world, for the welfare and happiness of gods and humans, we can find no teacher endowed with such qualities, whether we consider the past or the present, other than the Blessed One.
Chánh Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, là pháp được hiện chứng (như là chân lý và thực tại), tức thời (kết quả trì hoãn), đến để mà thấy, dẫn đạo, được thể nghiệm nội tâm bởi trí giả, và chúng ta chẳng thể tìm được một vị đạo sư nào có pháp dẫn đạo như vậy, trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.
Well-proclaimed by the Blessed One is the Dhamma, directly visible (as to is truth and reality), not delayed (in its results), inviting investigation, applicable and onward leading, to be individually understood by the wise, and we can find no proclaimer of such an onward-leading Dhamma, either in the past or in the present, other than the Blessed One.
Thế Tôn thiện xảo thi thiết cái gì là thiện và cái gì là bất thiện, cái gì là tội và cái gì là không tội, cái gì nên hành theo và cái gì không nên hành theo, cái gì là hạ liệt và cái gì là cao thượng, cái gì là đen, trắng và vừa đen vừa trắng. Chúng ta không tìm thấy một vị đạo sư nào thuyết những pháp như vậy, trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.
Well explained by the Blessed One is what is wholesome and what is unwholesome, what is blameworthy and what is blameless, what is to be followed and what is not to be followed, what is low and what is excellent, what is dark, bright and mixed in quality. And we can find none who is a proclaimer of such things, either in the past or in the present other than the Blessed One.
Thế Tôn thiện xảo thi thiết cho các đệ tử đạo tích dẫn đến Niết-bàn, và cả hai, Niết-bàn và đạo tích, hợp lại thành một, như nước sông Hằng hợp lưu với nước sông Yamuna và cùng chảy. Và chúng ta không tìm thấy một vị đạo sư thi thiết đạo tích dẫn đến Niết-bàn như vậy, trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.
Well explained by the Blessed One to his disciples is the path leading to nirvana, and the two, nirvana and the path, coalesce, just as the waters of the river Ganges and the river Yamuna coalesce and flow on together. And we can find no proclaimer of the path leading to nirvana either in the past or in the present other than the Blessed One.
Và Thế Tôn cũng sở đắc các đồng bạn, cả các vị hữu học chánh hướng cùng các vị đã cứu cánh lậu tận, và Thế Tôn không sống tách biệt với họ, mà tất cả cùng đồng một hỷ lạc trú. Và chúng ta không tìm thấy một vị đạo sư như vậy, trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.
And the Blessed One has gained companions, both learners who have entered the path and the ones without intoxicating inclinations who have lived the holy life, and the Blessed One dwells together with them, all rejoicing in the one thing. And we can find no such teacher either in the past or in the present other than the Blessed One.
Với Thế Tôn sở đắc hoàn bị cả lợi dưỡng lẫn danh xưng, cho đến mức mà, và ta nghĩ rằng, các vị sát-đế-lỵ hằng an trú với sắc diện ái mộ Thế Tôn, nhưng Thế Tôn thọ dụng vật thực với tâm không kiêu mạn. Và chúng ta tìm thấy một vị đạo sư như vậy, trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.
To the Blessed One both gains and fame are well-secured, so much so that, I think, the members of the ruling class will continue to be attached to him, yet the Blessed One takes his food without conceit. And we can find no teacher who does this either in the past or in the present other than the Blessed One.
Thế Tôn hành như thuyết, thuyết như hành. Thế Tôn như vậy hành pháp-tùy pháp. Và chúng ta không tìm thấy một vị đạo sư như vậy, trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.
In accord with what the Blessed One says is what he does, and in accord with what he does is what he says. Acting thus, he practises Dhamma in accord with Dhamma. And we can find no teacher who does this either in the past or in the present other than the Blessed One.
Thế Tôn đã đoạn nghi, dứt trừ do dự, đã cứu cánh tư duy, chí hướng, và tối sơ phạm hạnh. Và chúng ta không tìm thấy một vị đạo sư như vậy, trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn’.
The Blessed One has transcended vacillation, passed beyond all uncertainty, he has accomplished his aim in regard to his goal and the supreme holy life. And we can find no teacher who has done the like, whether we consider the past or the present, other than the Blessed One’.
Và khi Thiên đế Thích tuyên thuyết tám pháp như thật xưng tán Thế Tôn, chư thiên Tam thập tam thiên sau khi nghe càng sinh tâm hoan hỷ, tràn đầy hỷ lạc.
And when Sakka the king of gods had thus proclaimed these eight truthful statements in praise of the Blessed One, the gods of the Thirty-three were even more pleased, overjoyed and filled with delight and happiness at what they had heard in the Blessed One’s praise.
Rồi một số chư thiên thốt lên: ‘Ôi, nguyện sao có bốn vị Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, và diễn thuyết Chánh Pháp như Thế Tôn! Như thế là lợi ích cho số đông, an lạc cho số đông, vì thương tưởng thế gian, vì lợi ích và an lạc cho chư thiên và nhân loại!’ Một số chư thiên khác lại nói: ‘Không nhất thiết có bốn vị Chánh Ðẳng Giác, chỉ nguyện sao có ba vị!’ Một số khác lại nói: ‘Không nhất thiết có ba, chỉ nguyện sao có hai vị!’
Then certain gods exclaimed: ‘Oh, if only four perfectly awakened Buddhas were to arise in the world and teach the Dhamma just like the Blessed One! That would be for the benefit of the many, for the happiness of the many, out of compassion for the world, for the benefit and happiness of gods and humans!’ And some said: ‘Never mind four perfectly awakened Buddhas, three would suffice!’
Others said: ‘Never mind three, two would suffice!’
Khi nghe vậy, Thiên đế Thích nói: ‘Chư thiện hữu, không thể có, không bao giờ có hai vị Chánh Ðẳng Giác đồng thời xuất hiện trong cùng một thế giới hệ.95 Trường hợp này không thể xảy ra. Ước nguyện sao Thế Tôn hiện tại ít bệnh, ít hoạn, trụ thế lâu dài, như thế là vì lợi ích cho số đông, an lạc cho số đông, vì thương tưởng thế gian, vì lợi ích và an lạc cho loài người và loài trời!’
This being said, Sakka the king of gods said: ‘Gentlemen, it is impossible, it cannot happen, that two perfectly awakened Buddhas should arise simultaneously in a single world-system.95 That cannot be. May this Blessed One continue to live long, for many years to come, free from sickness and disease! That would be for the benefit of the many, for the happiness of the many, out of compassion for the world, for the benefit and happiness of gods and humans!’
Mahā-govinda Sutta: Dīgha-nikāya II.222–225, dịch Anh G.A.S.
Mahā-govinda Sutta: Dīgha-nikāya II.222–225, trans. G.A.S.
Dung nghi của đức Phật
The Buddha’s appearance and manner
L.37 Dung sắc của Phật giống như các tỳ-kheo khác
L.37 The Buddha as looking like any other monk
Trong khi kinh nói rằng đức Phật có thể hóa hiện dung sắc và ngôn ngữ phù hợp với những người đối thoại (Dīghanikāya II.109), trong đoạn trích dịch này, một đệ tử của Phật, chưa bao giờ thấy Phật, lúc đầu không nhận ra khi ông tá túc cùng một chỗ với Ngài, được nghe Ngài giảng pháp liền nhận ra ngay.
While it is said that the Buddha could adapt his appearance and speech to those of people he talked to (Dīgha-nikāya II.109), in this passage, a disciple of the Buddha who has never seen him at first fails to recognise him when he shares accommodation with him, but then realises who he is when he receives a detailed teaching from him.
Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn du hành trong xứ Magadha, trú tại Rājagaha, rồi đi đến nhà thợ gốm Bhaggava và nói với ông: ‘Này Bhaggava, nếu không có gì phiền, tôi muốn tá túc trong xưởng của ông một đêm.’ - ‘Đại Đức, không có gì phiền, nhưng ở đây đã có một vị xuất gia đến trước rồi. Nếu vị ấy đồng ý, thưa Đại Đức, Ngài cứ yên tâm tá túc.’
On one occasion the Blessed One was wandering in the Magadhan country and eventually arrived at Rājagaha. There he went to the potter Bhaggava and said to him: ‘Bhaggava, if it is not inconvenient for you, I will stay one night in your workshop.’ ‘Venerable sir, it is not inconvenient for me, but there is a homeless one (a renunciant) already staying there. If he agrees, then stay as long as you like.’
Lúc bấy giờ, thiện gia nam tử tên là Pukkusāti, với tín tâm hướng đến Thế Tôn mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, và đã đến tá túc trước tại chỗ của người thợ gốm. Rồi Thế Tôn đi đến tôn giả Pukkusāti và nói: ‘Này tỳ-kheo, nếu không có gì phiền, Ta muốn tá túc tại chỗ này một đêm.’
- ‘Này bạn, xưởng của người thợ gốm rất rộng rãi; tôn giả cứ yên tâm tá túc.’
Now there was a clansman named Pukkusāti who had gone forth from the home life into homelessness out of faith in the Blessed One, and on that occasion he was already staying in the potter’s workshop. Then the Blessed One went to the Venerable Pukkusāti and said to him: ‘Monk, if it is not inconvenient for you, I will stay one night in the workshop.’ ‘Friend, the potter’s workshop is large enough. Let the venerable one stay as long as he likes.’
Thế Tôn sau khi bước vào xưởng của người thợ gốm, trải thảm cỏ một bên, rồi ngồi kiết-già, lưng thẳng và an trú niệm trước mặt. Bấy giờ Thế Tôn phần lớn qua đêm ngồi như vậy và tôn giả Pukkusāti cũng phần lớn qua đêm ngồi như vậy.
Then the Blessed One entered the potter’s workshop, prepared a spread of grass at one end, and sat down, folding his legs crosswise setting his body erect, and establishing mindfulness in front of him. Then the Blessed One spent most of the night seated in meditation, and the Venerable Pukkusāti also spent most of the night seated in meditation.
Rồi Thế Tôn suy nghĩ: ‘Thiện gia nam tử này có cử chỉ chí tín. Ta hãy hỏi xem sao.’ Bấy giờ Thế Tôn hỏi Tôn giả Pukkusāti: ‘Này tỳ-kheo, ông nương theo ai mà xuất gia? Tôn sư của ông là ai? Ông hâm mộ pháp của ai?’
Then the Blessed One considered: ‘This clansman conducts himself in a way that inspires confidence. Suppose I were to question him?’ So the Blessed One asked the Venerable Pukkusāti: ‘Monk, under whom have you gone forth? Who is your teacher? Whose Dhamma do you profess?’
- ‘Này bạn, có Sa-môn Gotama con nhà họ Thích, xuất gia từ dòng họ Thích-ca. Tiếng đồn tốt đẹp về Sa-môn Gotama được lan truyền như vầy: “Đức Thế Tôn ấy là A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu Ðiều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn.” Tôi nương theo vị ấy mà xuất gia; Thế Tôn là bậc Ðạo Sư của tôi; và tôi hâm mộ pháp của đức Thế Tôn ấy.’
‘Friend, there is the renunciant Gotama, a Sakyan, who went forth from the Sakyan clan. Now a good report of that Venerable Gotama has arisen: “That Blessed One is the arahant, the perfectly awakened Buddha, endowed with knowledge and conduct, Fortunate One, knower of the worlds, incomparable leader of persons to be tamed, teacher of gods and humans, awakened one, Blessed One.” I have gone forth under that Blessed One; that Blessed One is my teacher; I profess the Dhamma of that Blessed One.’
‘Này tỳ-kheo, Thế Tôn, vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ấy hiện nay đang ở đâu?’ ‘Này bạn, có một thành phố trong xứ sở phương bắc tên là Sāvatthī. Thế Tôn, vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác hiện nay đang trú tại đó.’ ‘Này tỳ-kheo, trước đây ông có gặp vị Thế Tôn ấy chưa? Và nếu gặp, ông có nhận ra không?’ ‘Thưa bạn, không. Trước đây tôi chưa từng gặp vị Thế Tôn ấy, và giả sử có gặp, tôi cũng không nhận ra.’
‘Monk, where is that Blessed One, the arahant, the perfectly awakened Buddha, now living?’ ‘Friend, there is a city in the northern country named Sāvatthī. The Blessed One, the arahant, the perfectly awakened Buddha, is now living there.’ ‘Monk, have you ever seen that Blessed One before? Would you recognize that Blessed One if you see him?’ ‘No, friend, I have never seen that Blessed One before, nor would I recognize him if I saw him.’
Bấy giờ Thế Tôn suy nghĩ: “Thiện gia nam tử này nương theo Ta mà xuất gia. Vậy Ta hãy thuyết pháp cho thiện gia nam tử này.” Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Pukkusāti: ‘Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói pháp cho ông.’ ‘Vâng, thưa bạn.’ Tôn giả Pukkusāti vâng đáp.…
Then the Blessed One considered: This clansman has gone forth from the home life into homelessness under me. Suppose I were to teach him Dhamma. So the Blessed One addressed the Venerable Pukkusāti thus: ‘Monk, I will teach you Dhamma. Listen and attend closely to what I shall say.’ ‘Yes, friend’, the Venerable Pukkusāti replied. …
Rồi tôn giả Pukkusāti sau khi hoan hỷ tín thọ những điều Thế Tôn nói, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, đi vòng quanh Thế Tôn theo phía hữu, rồi ra đi tìm y bát. Trong khi tôn giả Pukkusāti đi tìm y bát, đụng phải một con bò cuồng đang chạy, tôn giả mạng chung.
Then the Venerable Pukkusāti, having delighted and rejoiced in the Blessed One’s words, rose from his seat, and after paying homage to the Blessed One, keeping him on his right, he departed in order to search for a bowl and robes. Then, while the Venerable Pukkusāti was searching for a bowl and robes, a stray cow killed him.
Khi ấy, một số đông tỳ-kheo đi đến chỗ Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các vị tỳ-kheo ấy bạch Thế Tôn: ‘Bạch Đại Đức, thiện gia nam tử Pukkusāti được Thế Tôn giáo giới pháp yếu và đã mệnh chung. Định hướng tái sanh của vị ấy như thế nào? Đời sống sau khi chết như thế nào?’
Then a number of monks went to the Blessed One, and after paying homage to him, they sat down at one side and told him: ‘Venerable sir, the clansman Pukkusāti, who was given a brief instruction by the Blessed One, has died. What is his destination? What is his future course?’
‘Này tỳ-kheo, thiện gia nam tử Pukkusāti là một hiền trí, đã hành pháp-tùy pháp, và không có phiền nhiễu Ta với những vấn đề về pháp. Này các tỳ-kheo, thiện gia nam tử Pukkusāti đoạn tận năm hạ phần kết, hóa sanh vào Tịnh cư thiên96 và nhập Niết-bàn tại đó, không phải sanh trở lại thế gian này nữa.’
Monks, the clansman Pukkusāti was wise. He practised in accordance with the Dhamma and did not trouble me in the interpretation of the Dhamma. With the destruction of the five lower fetters, the clansman Pukkusāti has reappeared spontaneously in the pure abodes96 and will attain final nirvana there without ever returning from that world.
Dhātu-vibhaṅga Sutta: Majjhima-nikāya III.237–247, dịch Anh G.A.S.
Dhātu-vibhaṅga Sutta: Majjhima-nikāya III.237–247, trans. G.A.S.
L.38 Tướng hảo của Phật do nghiệp thiện quá khứ
L.38 The Buddha’s bodily characteristics as shaped by his excellent past actions
Đoạn này trích từ đoạn kinh mô tả ba mươi hai tướng tốt mà đức Gotama có từ khi đản sanh, cho thấy tương lai sẽ thành Phật hay một vị Chuyển luân vương nhân từ. Những tướng hảo hoặc ‘dấu hiệu’ này có thể được nhận thấy chỉ là thể chất theo cảm quan thông thường, hoặc đó là những sắc thái của tâm được biểu hiện bởi thân duy chỉ những người có cảm quan nhạy bén mới có thể nhìn thấy. Trong cả hai phương diện, một số trong các tướng hảo ấy đã được dùng làm đề mục để quán tưởng Phật, và những phẩm đức trang nghiêm thân Phật, rồi khi những tướng hảo này được phát triển, bấy giờ hình thành các Phật tượng. Mỗi tướng hảo được cho là quả dị thục vi diệu của nghiệp được tạo tác trong đời quá khứ, và tiêu biểu cho một phẩm tánh đặc hữu của đức Phật hay vị Chuyển luân vương. Các tướng hảo bao gồm những đặc điểm như dấu bánh xe trong lòng bàn chân, bàn tay mềm mại, một giọng nói hay, đôi mắt rất xanh, một sợi lông trắng (bạch hào) giữa đôi chân mày, và nhục kế (như búi tóc bằng thịt) trên đỉnh đầu. Những nghiệp quá khứ, được đức Gotama tạo tác khi còn là Bồ-tát làm nhân cho các tướng hảo này, như sau.
This passage is extracted from one that describes thirty-two bodily characteristics that Gotama was born with, indicative of a future as either a Buddha or a Cakkavatti, a compassionate ‘Wheel-turning’ monarch. These characteristics or ‘marks’ may be regarded as physical in the normal sense, or as aspects of a ‘spiritual’ body which only sensitive people could see. Either way, some of them came to be used as a basis for visualizing the Buddha, and the qualities he embodied, and then for the form of Buddha-images, when these developed. Each characteristic is said to be the karmic result of a particular excellence in a past life, and to be indicative of a particular quality of the life of a Buddha or Cakkavatti. They include such things as the marks of wheels on the soles of his feet, soft hands, a beautiful voice, very blue eyes, a white filament of hair between his eye-brows, and seeming to be crowned by a turban. The past actions that the marks are seen as caused by are as follows.
Như Lai đời trước… trước đây khi sanh làm người, thọ trì kiên cố trong các thiện pháp, thân thiện hành, ngữ thiện hành, và ý thiện hành, thọ trì kiên cố đẳng phần bố thí, kiên cố trì giới, trai giới cận trụ, hiếu hạnh với mẹ, hiếu hạnh với cha, cung kính sa-môn, bà-la-môn, tôn kính các bậc trưởng thượng trong gia tộc, và kiên cố trong các thiện pháp tăng thượng khác… Vị ấy mang lại an lạc cho nhiều người, trừ diệt dao động, khủng bố, kinh sợ, an bài thủ hộ, hộ trì, bảo vệ một cách như pháp, bố thí cho các người tùy tùng… từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh; loại bỏ gậy, loại bỏ dao kiếm, sống biết tàm quý, có tâm từ thương xót hết thảy chúng sanh… Vị ấy bố thí các thức ăn loại cứng loại mềm, các loại nếm, các thức uống dịu ngọt, tươi mát…
The Tathāgata in previous birth … when formerly he was born as a human being, was firm in undertaking, steadfast in undertaking wholesome actions: good conduct of body, speech and mind, generosity, ethical discipline, observances on days of special restraint, reverence towards mother, father, renunciants, brahmins, honouring the eldest of the family, and every kind of higher skilful state. … He acted for the happiness of many people, dispelling agitation, terror, and fear, providing guard and defence and protection in accordance with Dhamma, and gave alms with all the accompaniments. ... Having renounced onslaught on living beings, he refrained from harming living beings; the stick laid down, the sword laid down, he dwelt conscientiously, full of pity, sympathetic to the good of all living beings. … He was a giver of excellent and delightful hard and soft foods, delicious and refreshing drinks.
Vị ấy hành bốn nhiếp sự để nhiếp phục mọi người: bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự… Vị ấy nói với mọi người bằng những lời liên hệ đến mục đích cứu cánh, liên hệ đến pháp, đem lại lợi ích, an lạc cho chúng sanh… Ngài cẩn trọng chỉ dạy các kỹ thuật, học thuật, oai nghi và hành động, nghĩ rằng ‘Mong họ nhanh chóng thấu hiểu tôi, nhanh chóng thực hành, không phải mệt nhọc lâu dài.’…
… He was one who united people through the four means of drawing together harmoniously: giving, endearing speech, helpful conduct, and impartiality. … He was one who uttered speech to people concerned with both their welfare and the Dhamma, and explained these in detail to them. He performed the sacrificial act of giving Dhamma, bringing happiness and welfare to living beings. … He taught thoroughly craft or science or conduct or activity, thinking ‘May they understand me quickly, discern quickly, quickly succeed, may they not suffer long.’
Ngài đi đến các vị sa-môn, bà-la-môn, và thưa hỏi: ‘Thiện là gì, thưa Tôn giả, bất thiện là gì? Có tội là gì? Không có tội là gì? Ðiều nào nên làm? Ðiều nào không nên làm? Ðiều nào làm sẽ đưa đến cho ta bất hạnh và đau khổ lâu dài? Ðiều nào nếu làm sẽ đưa đến cho ta hạnh phúc và an lạc lâu dài?’…
… He approached renunciants and brahmins, and questioned them thoroughly: ‘What is wholesome, venerable sir, what is unwholesome? What is blameworthy, what blameless? What is to be practised, what not practised? What, if done by me, would bring harm and suffering for a long time? Or on the other hand, what if done by me would be beneficial and cause happiness for a long time?’
Ngài không sân hận, không hay sầu não; dầu có bị nói nhiều, cũng không tức tối, không giận dữ, không thù hằn, không phản kháng, không tỏ vẻ thịnh nộ, sân hận, bất mãn. Và Ngài bố thí các đệm trải, chăn màn mềm mại, nhẹ nhàng; vải quyên mềm mại, vải bông mềm mại, vải lụa mềm mại, và vải len mềm mại.…
Ngài làm cho đoàn tụ những người thân thích, thân tín, bạn bè và thân thuộc thất lạc và chia cách lâu ngày; Ngài làm cho đoàn tụ mẹ với con, con với mẹ; cũng vậy, cha với con, con với cha, anh em với nhau, anh chị em với nhau, Ngài vui vẻ làm cho mọi người hòa thuận…
Ngài mưu cầu sự hài hòa trong đại chúng, quán sát và hiểu biết rõ ràng toàn thể đại chúng, biết từng người giống như thế nào, tự mình biết, biết từng người, biết sự sai biệt giữa từng người. Ngài là người trước đó đã làm những gì cần tùy theo những đặc tính sai biệt của từng người: ‘Người này xứng đáng như thế này, người này xứng đáng như thế kia.’… Ngài mong cầu phúc lợi cho đại chúng, mong cầu lợi ích, an lạc của đại chúng, mong cầu an ổn khoái lạc cho đại chúng, Ngài hằng nghĩ rằng: “Làm thế nào cho họ tăng trưởng tín, giới, đa văn, thí xả, (biết) pháp, (có) trí, tăng trưởng tài vật và lúa gạo, đất ruộng và tài sản, gia súc và gia cầm, con trai và thê thiếp, nô bộc, công thợ, bà con, bạn bè, và thân thuộc?’…
… He was free from anger, filled with serenity; even when spoken to much, he did not take offence, become angry, show ill-will, or become obdurate, and he manifested neither wrath nor anger or discontent; and he was one who gave fine and soft carpets and coverings of fine linen, of fine cotton, fine silk and fine wool. … He was one who brought together long-lost and long-separated relatives, associates, friends and companions; he was one who united mother with child and child with mother, likewise father and child, brother and brother, brother and sister, he was one who took pleasure in having made harmony. … He sought harmony among the populace, knew who each person was similar to, knew it by himself, knew each person, knew each person’s special qualities. He was formerly one who did what was required in accordance with people’s special qualities: ‘This one is worthy of this, this one is worthy of that.’ … He was desirous of the welfare of many people, of their benefit, of their comfort and of their rest from labours, he thought constantly: ‘How may they increase in faith, in ethical discipline, learning, generosity, (knowledge of) Dhamma, wisdom, increase in wealth and grain, in land and property, beasts and fowl, sons and wives, servants and workers, relatives, associates, and in connexions by marriage?’
Ngài là người có bản tánh không gây tổn hại các hữu tình khác, dù bằng tay chân, bằng đá sỏi, hay bằng dao, gậy.… Ngài là người không có cái nhìn gian xảo, không hành động theo cách quanh co và không liếc nhìn có tính toán; Ngài là một người nhìn thẳng vào mọi người, nhã nhặn, với tâm ngay thẳng và với đôi mắt từ ái.…
Ngài là vị lãnh đạo đại chúng trong các thiện pháp: là vị tiên phong đại chúng trong các thiện hành bởi thân, ngữ, và ý, bố thí, trì giới, trai giới cận trụ, kính trọng mẹ, cha, sa-môn, bà-la-môn, tôn kính các bậc trưởng thượng trong gia tộc, và trong các tăng thượng thiện khác.…
… He was one whose nature was such as not to harm other beings, whether by hands, stones, sticks, or swords. … He was one who was not shifty, not acting in a crooked way and not looking in a calculated way; he was one who looked at people in a direct way, courteous, with a straightforward mind and with loving eyes. … He was a leader of the people in wholesome actions: foremost among the people in good conduct of body, speech and mind; in providing alms, undertaking ethical discipline, observances on days of special restraint, honouring mother and father, brahmins and renunciants, and respecting the head of the clan, and in the manifold kinds of higher skilful states.
Ngài nói lời chân thật, nói đúng sự thật, xác thực, đáng tin cậy, không lừa dối người khác.… Ngài từ bỏ lời nói chia rẽ, tránh xa nói chia rẽ: nghe điều gì chỗ này, không đem nói chỗ kia, khiến sanh mâu thuẫn giữa những người này; nghe điều gì ở kia, không đem nói với những người này, khiến sanh mâu thuẫn giữa những người kia. Như vậy, Ngài sống hòa hợp những kẻ chia rẽ, tăng trưởng những kẻ đã hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, nói lời dẫn đến hòa hợp.…
… He was a speaker of truth, united with truthfulness, reliable, trustworthy, not a deceiver of people. … He, having abandoned divisive speech, abstained from divisive speech: having heard something from one group of people, he was not one to tell it somewhere else, causing others to be in conflict with them; or having heard something from those others, he was not one to tell it to the first group, causing them to be in conflict with the other people. Thus he was a uniter of those divided, a sustainer of those united, fond of harmony, delighting in harmony, rejoicing in harmony, he was one who uttered speech which brought about harmony.
Ngài từ bỏ nói lời độc ác, tránh nói lời độc ác: nói những lời hòa nhã, êm tai, dễ thương, cảm động đến tâm, nhã nhặn, làm đẹp lòng và vui lòng nhiều người.… Ngài từ bỏ lời nói tạp uế, tránh xa lời nói tạp uế: nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về pháp và luật; là người nói những lời đáng được ghi nhớ, hợp thời, thuận lý, có cân nhắc, có ý nghĩa.…
… He had abandoned harsh speech, abstained from harsh speech: he was one who uttered the kind of speech which is gentle, pleasant to hear, affectionate, reaching to the heart, courteous, pleasing and attractive to the many. … He had abandoned idle chatter, abstained from idle chatter: he spoke at the right time, what is correct and to the point, of Dhamma and ethical discipline; he was one who uttered speech to be treasured, timely, for a reason, measured, meaningful.
Ngài từ bỏ tà mạng, nuôi sống theo chánh mạng: tránh xa các sự gian lận bằng cân, hóa tệ giả, đo lường dối, nhận hối lộ, gian trá và lừa đảo, và các hành vi bạo lực như tổn hại, đánh đập, câu thúc, bức đoạt và cướp phá.
… Having abandoned wrong livelihood, he was one who earned his living by right livelihood: he was one who abstained from crooked ways such as cheating with weights, false metal and measure, taking bribes, deceiving and fraud and from such acts of violence as maiming, beating, binding, mugging and looting.
Lakkhaṇa Sutta: Dīgha-nikāya III.142–176, dịch Anh P.H.
Lakkhaṇa Sutta: Dīgha-nikāya III.142–176, trans. P.H.
L.39 Cử chỉ và hành xử trầm tĩnh cẩn trọng của Phật
L.39 The calm and measured movement and behaviour of the Buddha
Trong đoạn này, một người quan sát đức Phật trong bảy tháng, không chỉ chú ý đến ba mươi hai đặc tướng của thân Ngài, mà còn đến cách Ngài di duyển và hành động một cách an tĩnh, chừng mực, thoải mái, chú tâm, vô tham và chu đáo.
In this passage, someone closely observes the Buddha for seven months, not only noting the thirty-two special characteristics of his body, but how he moves and conducts himself in a calm, measured, relaxed, attentive, ungreedy and caring way.
Rồi niên thiếu bà-la-môn Uttara suy nghĩ: ‘Sa-môn Gotama có đầy đủ ba mươi hai tướng hảo của bậc Ðại nhân. Vậy ta hãy đi theo sau Sa-môn Gotama để quan sát các cử chỉ của Ngài.’ Rồi niên thiếu bà-la-môn Uttara trong bảy tháng đi theo sau Thế Tôn như bóng theo hình, không bao giờ rời. Sau bảy tháng, từ xứ sở Videha, Uttara khởi hành đi đến Mithilā, chỗ bà-la-môn Brahmāyu. Khi đến đó, đảnh lễ ông, rồi ngồi xuống một bên.
Then the brahmin student Uttara considered: ‘The renunciant Gotama is endowed with the thirty-two characteristics of a great man. Suppose I were to follow the renunciant Gotama and observe his behaviour?’ Then the brahmin student Uttara followed the Blessed One for seven months like a shadow, never leaving him. At the end of the seven months in the country of the Videhans, he set out to journey to Mithilā where the brahmin Brahmāyu was. When he arrived, he paid homage to him and sat down at one side.
Bấy giờ, bà-la-môn Brahmāyu hỏi: ‘Uttara thân mến, tiếng đồn về Tôn giả Gotama là đúng, không sai chăng? Tôn giả Gotama là như vậy, không phải khác chăng?’ ‘Thưa thầy, tiếng đồn về Tôn giả Gotama là đúng như vậy, không phải khác; và Tôn giả Gotama là như vậy, không phải khác. Ngài ấy có đầy đủ ba mươi hai tướng Ðại nhân.…
Thereupon, the brahmin Brahmāyu asked him: ‘Well, my dear Uttara, is the report that has been spread about the Venerable Gotama true or not? And is the Venerable Gotama one such as this or not?’ ‘Sire, the report that has been spread about the Venerable Gotama is true, and not otherwise; and the Venerable Gotama is one such as this and not otherwise. He possesses the thirty-two characteristic of a great man. …
Khi đi, Ngài bước chân phải trước. Ngài không bước quá xa hay đặt chân xuống quá gần. Ngài bước không quá nhanh không quá chậm. Khi đi hai đầu gối không va chạm nhau, mắt cá không va chạm nhau. Ngài đi không nâng bắp vế lên cao, hay hạ xuống thấp, không khép chúng lại, không dang chúng ra. Khi đi, Ngài chỉ di động phần thân dưới, và không dùng lực toàn thân mà đi. Khi người nhìn, Ngài xoay nhìn toàn thân; không ngửa mặt lên, không cúi mặt xuống. Ngài không nhìn quanh khi đi, chỉ nhìn phía trước xa khoảng một làn cày; xa hơn thế cũng không chướng ngại thấy biết của Ngài.
When he walks, he steps out with the right foot first. He does not extend his foot too far or put it down too near. He walks neither too quickly nor too slowly. He does not walk knocking knee against knee or ankle against ankle. He walks without raising or lowering his thighs, or bringing them together or keeping them apart. When he walks, only the lower part of his body moves, and he does not walk with bodily effort. When he turns to look, he does so with his whole body. He does not look straight up; he does not look straight down. He does not walk looking about. He looks a plough-yoke’s length before him, beyond that he has unhindered knowing and seeing.
Khi bước vào nhà, Ngài không nhón người lên hay khom mình xuống, không cúi về phía trước, không ngửa về phía sau. Ngài không xoay mình quá xa, cũng không quá gần chỗ ngồi; không tì tay lên chỗ ngồi; không gieo mình xuống chỗ ngồi. Khi ngồi trong nhà, Ngài không táy máy tay, không rung lắc chân; không ngồi tréo đầu gối; không ngồi chồng mắt cá;97 không ngồi tay chống cằm. Khi đang ngồi trong nhà, Ngài không sợ hãi, không run rẩy và dao động, không hoảng hốt. Lông tóc Ngài không dựng ngược vì không có gì sợ hãi, run sợ và dao động, không có gì hoảng hốt; Ngài ngồi trong nhà với tâm nhàn tĩnh viễn ly.
When he goes indoors, he does not raise or lower his body, or bend it forward or back. He turns round neither too far from the seat nor too near it. He does not lean on the seat with his hand. He does not throw his body onto the seat. When seated indoors, he does not fidget with his hands. He does not fidget with his feet. He does not sit with his knees crossed. He does not sit with his ankles crossed.97 He does not sit with his hand holding his chin. When seated indoors he is not afraid, he does not shiver and tremble, he is not nervous. Being unafraid, not shivering or trembling or nervous, his hair does not stand up and he is intent on seclusion.
Khi nhận nước rửa bát, Ngài không nâng bát lên cao, không hạ bát xuống thấp, không nghiêng bát về phía trước hay phía sau. Ngài nhận nước rửa bát không quá ít, không quá nhiều. Ngài rửa bát, không gây tiếng nước rào rào; không xoay tròn bát. Ngài không đặt bát xuống đất để rửa tay; khi tay rửa xong, bát cũng rửa xong; khi bát rửa xong, tay cũng rửa xong. Ngài đổ nước trong bát không quá xa hay quá gần, và không tóe nước.
When he receives the water for his alms-bowl, he does not raise or lower the bowl or tip it forwards or backwards. He receives neither too little nor too much water for the bowl. He washes the bowl without making a splashing noise. He washes the bowl without turning it round. Not until he has put the bowl down on the ground does he wash his hands; by the time his hands are washed, the bowl is washed; by the time the bowl is washed, the hands are washed. He pours the water for the bowl neither too far nor too near, and he does not scatter it.
Khi nhận cơm, Ngài không nâng bát lên cao, không hạ bát xuống thấp, không nghiêng bát tới, không nghiêng bát lui. Ngài nhận cơm không quá ít, không quá nhiều. Ngài ăn cơm với đồ ăn vừa phải; Ngài không để quá nhiều đồ ăn vào vắt cơm. Ngài nhai vắt cơm trong miệng hai ba lần rồi mới nuốt, và không hột cơm nào chưa được nhai kỹ mà được cho vào trong thân, và không hột cơm nào còn lại trong miệng, rồi đang có căng thẳng trong lòng.
Ngài ăn miếng cơm khác. Khi ăn cơm, Ngài cảm thọ vị của cơm nhưng không cảm thọ tham nơi vị. Ngài ăn thức ăn có tám chi: không phải để vui đùa, không phải để say đắm, không phải để làm tốt thân, để làm đẹp thân, mà chỉ để bảo dưỡng thân, để thân tồn tại, để ngăn ngừa thương tổn, và để tư trợ phạm hạnh, với ý nghĩ rằng: ‘Như vậy, Ta diệt trừ cảm thọ cũ (đói), không khởi cảm thọ mới (quá no), và Ta khỏe mạnh, không lỗi lầm, an ổn.’
When he receives rice, he does not raise or lower the bowl or tip it forwards or backwards. He receives neither too little rice nor too much rice. He adds sauces in the right proportion; he does not exceed the right amount of sauce in the mouthful. He turns the mouthful over two or three times in his mouth and then swallows it, and no rice kernel enters his body unchewed, and no rice kernel remains in his mouth; then he takes another mouthful. He takes his food experiencing the taste, though not experiencing greed for the taste. The food he takes has eight factors: it is neither for amusement, nor for intoxication, nor for the sake of physical beauty and attractiveness, but only for the endurance and continuance of his body, for the ending of discomfort, and for assisting the holy life; he considers: ‘Thus I shall terminate old feelings (hunger) without arousing new feelings (from over-eating) and I shall be healthy and blameless and shall live in comfort.’
Khi Ngài ăn xong và nhận nước rửa bát, Ngài không nâng bát lên cao, không hạ bát xuống thấp, không nghiêng bát tới, không nghiêng bát lui. Ngài nhận nước không quá ít, không quá nhiều. Ngài rửa bát không gây tiếng nước rào rào; không xoay tròn bình bát… [như trên]. Khi ăn xong, Ngài đặt bát xuống đất, không quá xa, không quá gần; và Ngài không lơ là bát, cũng không quá lo giữ bát.
When he has eaten and receives water for the bowl, he does not raise or lower the bowl or tip it forwards or backwards. He receives neither too little nor too much water for the bowl. He washes the bowl without making a splashing noise. He washes the bowl without turning it round … [as above]. When he has eaten, he puts the bowl on the floor neither too far nor too near; and he is neither careless of the bowl nor over-solicitous about it.
Khi ăn xong, Ngài ngồi im lặng một lúc, nhưng không để quá giờ đọc kệ hồi hướng. Khi ăn và đọc kệ hồi hướng xong, Ngài không phê bình bữa ăn ấy hay mong có bữa ăn khác; mà chỉ nói pháp để khai thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ hội chúng ấy. Như vậy rồi, Ngài đứng dậy, rời khỏi chỗ ngồi và ra đi. Ngài đi không quá nhanh, không quá chậm, đi không phải như muốn tránh khỏi đó.
When he has eaten, he sits in silence for a while, but he does not let the time for the blessing go by. When he has eaten and gives the blessing, he does not do so criticizing the meal or expecting another meal; he instructs, urges, rouses, and gladdens that audience with talk purely on the Dhamma. When he has done so, he rises from his seat and departs. He walks neither too fast nor too slow, and he does not go as one who wants to get away.
Ngài đắp y lên mình không quá cao, không quá thấp, không quá chật, không quá rộng, y không bị gió thổi tuột thân Ngài. Bụi dơ không dính trên thân Ngài.
His robe is worn neither too high nor too low on his body, not too tight against his body, nor too loose on his body, nor does the wind blow his robe away from his body. Dust and dirt do not soil his body.
Khi đi đến tăng-già-lam, Ngài ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Ngài rửa chân, dù Ngài không cố ý làm đẹp chân. Rửa chân xong, Ngài ngồi kiết già, dựng thẳng thân, lập chánh niệm trước mặt. Ngài không nghĩ đến tự tổn hại, không nghĩ đến tổn hại người, không nghĩ đến tổn hại cả hai; Ngài ngồi với tâm hướng đến lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi cả thế gian.
When he has gone to the monastery, he sits down on a seat made ready. Having sat down, he washes his feet, though he does not concern himself with grooming his feet. Having washed his feet, he seats himself cross-legged, sets his body erect, and establishes mindfulness in front of him. He does not occupy his mind with self-affliction, or the affliction of others, or the affliction of both; he sits with his mind set on his own welfare, on the welfare of others, and on the welfare of both, even on the welfare of the whole world.
Khi đi đến tăng-già-lam, Ngài thuyết pháp cho hội chúng. Ngài không tán dương hay chỉ trích hội chúng ấy; duy chỉ bằng pháp thoại Ngài khai thị, khích lệ làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ hội chúng ấy. Âm thanh phát ra từ miệng Ngài có tám đức tánh: trong trẻo, dễ hiểu, êm tai, lưu loát, nghe rõ ràng, phân minh, thâm trầm và vang vọng. Nhưng khi mà tiếng nói của Ngài vang xa trong chừng mực hội chúng có thể nghe hiểu, thì lời nói của Ngài không vượt quá hội chúng. Khi hội chúng đã được Ngài khai thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ hội chúng ấy bằng pháp thoại, họ rời chỗ ngồi đứng dậy ra về vẫn quay lại nhìn Ngài, không muốn rời.
When he has gone to the monastery, he teaches the Dhamma to an audience. He neither flatters nor berates that audience; he instructs, urges, rouses, and encourages it with talk purely on the Dhamma. The speech that issues from his mouth has eight qualities; it is distinct, intelligible, melodious, audible, fluent, clear, deep, and sonorous. But while his voice is intelligible as far as the audience extends, his speech does not issue out beyond the audience. When the people have been instructed, urged, roused, and gladdened by him, they rise from their seats and depart looking only at him and concerned with nothing else.
Thưa thầy, chúng con thấy Tôn giả Gotama đi, chúng con thấy Ngài đứng, chúng con thấy Ngài vào nhà, chúng con thấy Ngài ngồi im lặng trong nhà, chúng con thấy Ngài ăn trong nhà, chúng con thấy Ngài ngồi im lặng sau khi ăn xong, chúng con thấy Ngài đọc kệ hồi hướng sau khi ăn xong, chúng con thấy Ngài đi trở về tăng viện; trong tăng viện chúng con thấy Ngài ngồi im lặng, chúng con thấy Ngài đi đến tăng viện thuyết pháp cho hội chúng. Tôn giả Gotama ấy như vậy; Ngài ấy như vậy và còn hơn như vậy nữa.
Sire, we have seen the Venerable Gotama walking, we have seen him standing, we have seen him entering indoors, we have seen him indoors seated in silence, we have seen him eating indoors, we have seen him seated in silence after eating, we have seen him giving the blessing after eating, we have seen him going to the monastery, we have seen him in the monastery seated in silence, we have seen him in the monastery teaching the Dhamma to an audience. Such is the Venerable Gotama; such he is, and more than that.
Khi nghe nói vậy, bà-la-môn Brahmāyu rời chỗ ngồi đứng dậy, sau khi trật thượng y sang một bên vai, ông chắp tay hướng về Thế Tôn và nói lời cảm hứng sau đây ba lần: ‘Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác!’ và rồi, ‘Có thể tại một nơi nào, vào một thời nào, chúng ta sẽ đi đến gặp Tôn giả Gotama ấy, có lẽ chúng ta sẽ có một cuộc nói chuyện với Ngài ấy.’
When this was said, the brahmin Brahmāyu rose from his seat, and after arranging his upper robe on one shoulder, he extended his hands in reverential salutation towards the Blessed One and uttered this exclamation three times: ‘Homage to the Blessed One, the arahant, the perfectly awakened Buddha! Homage to the Blessed One, the arahant, the perfectly awakened Buddha! Homage to the Blessed One, the arahant, the perfectly awakened Buddha!’, and then, ‘Perhaps sometime or other we might meet the Venerable Gotama, perhaps we might have some conversation with him.’
Brahmāyu Sutta: Majjhima-nikāya II.136–141, dịch Anh G.A.S.
Brahmāyu Sutta: Majjhima-nikāya II.136–141, trans. G.A.S.
Điều phục và giáo hóa những người chống đối hoặc đe dọa
Taming and teaching those who resisted or threatened him
L.40 Chỉ cho một người giận dữ về lỗi của vị ấy
L.40 Showing an angry man the error of his ways
Ở đây, đức Phật đã điều phục một người nóng giận, khiến cho ông ấy xuất gia thọ giới, và sau đó chứng đạt giác ngộ.
Here the Buddha tames a bad tempered man, such that he goes on to ordain, and later attains awakening.
Bà-la-môn Akkosaka (Mạ Lỵ) thuộc dòng họ Bhāradvāja nghe đồn: ‘Người ta nói rằng có một bà-la-môn thuộc dòng họ Bhāradvāja đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình theo Sa-môn Gotama.’ Ông phẫn nộ, không hoan hỷ, đi đến chỗ Thế Tôn, phỉ báng và mạ lịmạ lỵ Ngài bằng những lời ti tiện, thô lỗ.
Akkosaka (Abusive), a brahmin of the Bhāradvāja clan, heard: ‘It is said that a brahmin of the Bhāradvāja clan has gone forth from the household life into homelessness under the renunciant Gotama.’ Angry and displeased, he approached the Blessed One and abused and reviled him with rude, harsh words.
Khi ông mạ lịmạ lỵ xong, Thế Tôn nói với ông: ‘Này bà-la-môn, ông nghĩ thế nào? Các thân hữu, thân tộc huyết thống, những người khách, có đến viếng thăm ông không?’ ‘Tôn giả Gotama, thỉnh thoảng họ có đến viếng thăm tôi.’ ‘Ông có chiêu đãi họ các thức ăn loại cứng, loại mềm và các loại gia vị không?’ ‘Tôn giả Gotama, thỉnh thoảng có.’
When he had finished speaking, the Blessed One said to him: ‘Brahmin, what do you think? Do your friends and colleagues, kinsmen and relatives, as well as guests come to visit you?’ ‘Venerable Gotama, sometimes they come to visit me.’ ‘Do you then offer them some food or a meal or a snack?’ ‘Venerable Gotama, sometimes I do.’
‘Nhưng nếu họ không nhận, vậy tức món ăn ấy về ai?’ ‘Nếu họ không nhận, các thức ăn ấy thuộc về tôi.’
‘But if they do not accept it from you, then to whom does the food belong?’ ‘If they do not accept it from me, then the food still belongs to us.’
‘Cũng vậy, này bà-la-môn, chúng tôi là những người không phỉ báng ai, không mạ lịmạ lỵ ai. Chúng tôi không nhận của ông những lời phỉ báng, mạ lịmạ lỵ, mà ông đổ dồn vào chúng tôi. Này bà-la-môn, những lời ấy trở lại thuộc về ông! Này bà-la-môn, nó trở lại thuộc về ông!
‘Brahmin, so too, we who do not abuse anyone, who do not scold anyone, who do not rail against anyone, refuse to accept from you the abuse and scolding and tirade you let loose at us. Brahmin, it still belongs to you! Brahmin, it still belongs to you!
Này bà-la-môn, ai phỉ báng trở lại người phỉ báng, mạ lỵ trở lại người mạ lỵ, mắng nhiếc trở lại người mắng nhiếc, như vậy, người ấy được xem là đã trao đổi, chia phần với ông. Nhưng chúng tôi không trao đổi, chia phần những thứ ấy với ông, thế thì, này bà-la-môn, những thứ ấy trở lại thuộc về ông! Này bà-la-môn, nó trở lại thuộc về ông!
Brahmin, one who abuses his own abuser, who scolds the one who scolds him, who rails against the one who rails at him, he is said to partake of the meal, to enter upon an exchange. But we do not partake of the meal; we do not enter upon an exchange. Brahmin, it still belongs to you! Brahmin, it still belongs to you!’
(Akkosaka): ‘Vua và quần thần của vua đều biết rằng Sa-môn Gotama là vị A-la-hán, tuy vậy Tôn giả Gotama đã phẫn nộ.’
(Akkosaka:) ‘The king and his retinue understand the renunciant Gotama to be an arahant, yet the Venerable Gotama still gets angry.’
(Đức Phật): Sao giận người không giận, sống chánh mạng, điều phục; bằng chánh trí, giải thoát, như vậy sống tịch tĩnh?
(The Buddha:) How can anger arise in one who is angerless, in the tamed living calmly, in one liberated by perfect knowledge, in the stable one who abides in peace?
Người giận, giận đáp trả, giận mình, do vậy thành tệ hại. Người giận không giận trả, chiến thắng trận khó thắng.
One who repays an angry man with anger thereby makes things worse for himself. Not repaying an angry man with anger, one wins a battle hard to win.
Người hành lợi cả hai, cho mình, cho người khác, biết kẻ thù giận dữ, vẫn niệm tĩnh an bình.
One practices for the welfare of both, one’s own and the other’s, when, knowing that one’s foe is angry, one mindfully maintains his peace.
Khi chữa được cả hai, cho mình, cho người khác, người nghĩ rằng Ta ngu, là người kém trong Pháp.
When one achieves the cure of both oneself and the other, people who think one a fool are unskilled in Dhamma.
Khi được nghe điều này, bà-la-môn Akkosaka dòng họ Bhāradvāja bạch Thế Tôn: ‘Thật vi diệu thay, Tôn sư Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn sư Gotama! Tôn sư Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn sư Gotama bằng nhiều phương tiện khai thị, giải thích. Vậy nay con xin quy y Tôn sư Gotama, quy y Pháp và quy y tỳ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama cho con được xuất gia theo Thế Tôn, cho con được thọ đại giới.’
When this was said, the brahmin Akkosaka of the Bhāradvāja clan said to the Blessed One; ‘Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama! The Dhamma has been made clear in many ways by Master Gotama, as though he were turning the right way up what had been turned upside down, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the dark for those with eyesight to see visible forms. I go for refuge to the Master Gotama, and to the Dhamma, and to the Sangha of monks. May I receive the going forth under Master Gotama, may I receive higher ordination?
Akkosa Sutta: Saṃyutta-nikāya I.161–163 <347–349>, dịch Anh G.A.S.
Akkosa Sutta: Saṃyutta-nikāya I.161–163 <347–349>, trans. G.A.S.
L.41 Giáo hóa một cư sĩ tưởng nhầm mình không chấp trước như người xuất gia
L.41 Taming a layperson who arrogantly thought he already had the non-attachment of a renunciant
Thế rồi, sáng sơm, Thế Tôn khoác y, cầm y bát, vào Āpaṇa khất thực. Sau khi khất thực từ Āpaṇa, trở về, ăn xong, Thế Tôn đi đến một khu rừng để nghỉ trưa. Đi sâu vào khu rừng ấy, Thế Tôn ngồi dưới một gốc cây.
Then when it was morning, the Blessed One dressed, and taking his bowl and outer robe, went to Āpana for the alms-round. When he had wandered for alms in Āpana and had returned from his alms-round, after his meal he went to a certain grove for the day’s (meditative) abiding. Having entered the grove, he sat down at one root of a tree.
Gia chủ Potaliya, mặc đồ trắng, lang thang tản bộ, mang dù và dép đầy đủ, cũng đi đến khu rừng ấy. Đi vào rừng, ông đến chỗ Thế Tôn, trao đổi với Ngài những lời chào hỏi thân thiện, rồi ông đứng một bên.
Potaliya the householder, while walking and wandering for exercise, wearing full dress with parasol and sandals, also went to the grove, and having entered the grove, he went to the Blessed One and exchanged greetings with him. When this courteous and amiable talk was finished, he stood at one side.
Thế Tôn nói với ông: ‘Này gia chủ, có chỗ ngồi đó, hãy ngồi xuống, nếu ông muốn.’ Nghe vậy, gia chủ Potaliya nghĩ thầm, ‘Sa-môn Gotama gọi ta là “gia chủ”’, bèn phẫn nộ, bất mãn và đứng im. Lần thứ hai, Thế Tôn nói với ông, ‘Này gia chủ, có chỗ ngồi đó, hãy ngồi xuống, nếu ông muốn.’ Lần thứ hai, gia chủ Potaliya nghĩ rằng: ‘Sa-môn Gotama gọi ta là “gia chủ”’, bèn phẫn nộ, bất mãn và đứng im. Lần thứ ba, Thế Tôn nói với ông, ‘Này gia chủ, có chỗ ngồi đó, hãy ngồi xuống, nếu ông muốn.’
The Blessed One said to him: ‘Householder, there are seats, sit down if you like.’ When this was said, the householder Potaliya considered, ‘The renunciant Gotama addresses me as “householder”’, and angry and displeased, he remained silent. A second time the Blessed One said to him, ‘Householder, there are seats, sit down if you like.’ And a second time the householder Potaliya considered: ‘The renunciant Gotama addresses me as “householder”‘, and angry and displeased, he remained silent. A third time the Blessed One said to him, ‘Householder, there are seats, sit down if you like.’
Lần thứ ba, gia chủ Potaliya nghĩ rằng: ‘Sa-môn Gotama gọi ta là “gia chủ”’, bèn phẫn nộ, bất mãn, nói với Thế Tôn: ‘Tôn giả Gotama, thật không thích hợp, không đúng đắn, Tôn giả gọi tôi là gia chủ.’ - ‘Này gia chủ, ông có những đặc điểm, hình tướng, dấu hiện của một gia chủ.’ - ‘Nhưng này, Tôn giả Gotama, tôi đã từ bỏ tất cả gia nghiệp vụ, dứt bỏ tất cả lề thói thế tục.’ - ‘Nhưng này gia chủ, ông đã từ bỏ tất cả gia nghiệp vụ, dứt bỏ tất cả lề thói thế tục như thế nào?’
‘Tôn giả Gotama, tài sản, ngũ cốc, vàng bạc, tất cả tôi đều giao cho các con tôi thừa hưởng. Tôi không dạy dỗ, không trách mắng; tối đa tôi chỉ sống với đồ ăn, đồ mặc. Tôi đã từ bỏ tất cả gia nghiệp vụ, dứt bỏ tất cả lề thói thế tục như vậy.’
When this was said, the householder Potaliya considered: ‘The renunciant Gotama addresses me as “householder”’, and angry and displeased, he said to the Blessed One, ‘Venerable Gotama, it is neither fitting nor proper that you address me as householder.’ ‘Householder, you have the aspects, marks, and signs of a householder.’ ‘Venerable Gotama, nevertheless I have given up all my works and cut off all my affairs.’ ‘Householder, in what way have you given up all your works and cut off all your affairs?’ ‘Venerable Gotama, I have given all my wealth, grain, silver, and gold to my children as their inheritance. Without advising or admonishing them, I live merely on food and clothing. That is how I have given up all my works and cut off all my affairs.’
‘Này gia chủ, sự dứt bỏ các thói tục sự mà ông nói khác với sự dứt bỏ các thói tục theo thánh pháp luật.… Này gia chủ, có tám pháp này dẫn đến sự dứt bỏ các thói tục theo thánh pháp luật. Tám pháp ấy là gì? Y chỉ trên sự không sát sanh, sát sanh cần được dứt bỏ. Y chỉ trên sự không lấy của không cho, sự lấy của không cho cần được dứt bỏ. Y chỉ trên sự nói lời chân thật, nói dối cần được dứt bỏ. Y chỉ trên sự không nói lời chia rẽ, sự nói lời chia rẽ cần được dứt bỏ. Y chỉ trên sự không tham lam, tham lam cần được dứt bỏ. Y chỉ trên sự không ác khẩu mạ lịmạ lỵ, sự phẫn nộ tức tối cần được dứt bỏ. Y chỉ trên sự không phẫn nộ tức tối, sự phẫn nộ tức tối cần được dứt bỏ. Y chỉ trên sự không kiêu mạn, kiêu mạn cần được dứt bỏ. Đó là nói văn tắt, không giải thích chi tiết, tám pháp dẫn đến sự dứt các thói tục theo thánh pháp luật.’
‘Householder, the cutting off of affairs as you describe it is one thing, but in the noble one’s discipline the cutting off of affairs is different. … Householder, there are these eight things in the noble one’s discipline that lead to the cutting off of affairs. What are the eight? With the support of the non-killing of living beings, the killing of living beings is to be abandoned. With the support of taking only what is given, the taking of what is not given is to be abandoned. With the support of truthful speech, false speech is to be abandoned. With the support of undivisive speech, divisive speech is to be abandoned. With the support of refraining from rapacious greed, rapacious greed is to be abandoned. With the support of refraining from spiteful scolding, spiteful scolding is to be abandoned. With the support of refraining from angry despair, angry despair is to be abandoned. With the support of non-arrogance, arrogance is to be abandoned. These are the eight things, stated in brief without being expounded in detail, that lead to the cutting off of affairs in the noble one’s discipline.’
… [Phật tiếp tục giải thích rằng mỗi lỗi lầm trên phải được từ bỏ bằng cách nhận ra rằng nếu một người không từ bỏ, người ấy tự có lỗi, và bị kẻ trí chê trách, rồi sẽ tái sanh ác đạo, và sẽ thấy rằng không từ bỏ điều ấy là kết phược và triền cái.
… [The Buddha goes on to explain that each of the above faults is to be abandoned by realizing that if one did not abandon it, one would blame oneself, the wise would censure one, one would have a bad rebirth, and one would see that not abandoning it was a ‘fetter and a hindrance’.
Phật cũng nêu nhiều thí dụ để minh họa cho sự nguy hiểm của dục lạc, và lợi ích của việc vượt qua chúng.]
He also gives many similes to illustrate the dangers of sensual pleasures, and the benefit of transcending them.]
‘Bạch Đại Đức, Thế Tôn thật đã khiến con khởi tâm ái kính sa-môn đối với các sa-môn, khởi tâm tịnh tín sa-môn đối với các sa-môn, khởi tâm tôn kính sa-môn đối với các sa-môn.’
‘Venerable sir, the Blessed One has inspired in me love for renunciants, confidence in renunciants, and reverence for renunciants.’
Potaliya Sutta: Majjhima-nikāya I.359–368, dịch Anh G.A.S.
Potaliya Sutta: Majjhima-nikāya I.359–368, trans. G.A.S.
L.42 Điều phục Mānatthaddha cao ngạo
L.42 Taming the conceited Mānatthaddha
Lúc bấy giờ, bà-la-môn tên Mānatthaddha 98 đang trú ở Sāvatthī. Ông không cung kính mẹ cha, không cung kính thầy và huynh trưởng. Lúc bấy giờ, Thế Tôn, với đại chúng ngồi vây quanh, đang thuyết pháp. Khi ấy bà-la-môn Mānatthaddha nghĩ thầm, ‘Sa-môn Gotama, với đại chúng ngồi vây quanh, đang thuyết pháp. Ta hãy đi đến chỗ Sa-môn Gotama. Nếu Sa-môn Gotama nói chuyện với ta, ta cũng sẽ nói chuyện với ông ấy. Nếu Sa-môn Gotama không nói chuyện với ta, ta cũng sẽ không nói chuyện với ông ấy.’
Now on that occasion a brahmin named Mānatthaddha98 was residing at Sāvatthī. He did not pay respect to his mother or father, nor to his teacher or eldest brother. Now on that occasion the Blessed One was teaching Dhamma surrounded by a large assembly. Then the brahmin Mānatthaddha considered, ‘The renunciant Gotama is teaching Dhamma surrounded by a large assembly. Let me approach him. If the renunciant Gotama addresses me, then I will address him in turn. But if he does not address me, neither will I address him.’
Rồi bà-la-môn Mānatthaddha đi đến chỗ Thế Tôn, và đứng im lặng một bên, nhưng Thế Tôn không nói chuyện với ông. Bà-la-môn Mānatthaddha nghĩ thầm, ‘Sa-môn Gotama này chả biết gì’, bèn muốn rút lui, nhưng Thế Tôn, bằng tha tâm trí, biết được tâm tư của bà-la-môn Mānatthaddha, nói với ông bằng bài kệ:
Then the brahmin Mānatthaddha approached the Blessed One and stood silently to one side, but the Blessed One did not address him. Then the brahmin Mānatthaddha, thinking, ‘This renunciant Gotama does not know anything’, wanted to turn back, but the Blessed One, having known with his own mind the reflection in the brahmin’s mind, addressed the brahmin Mānatthaddha in verse:
Bà-la-môn, cầu lợi, kiêu mạn không lợi gì,
Ông vì lợi đến đây, lại nuôi lớn kiêu mạn.
Brahmin, the fostering of conceit is never good for one keen on his own welfare.
You should instead foster that purpose for which you have come here.
Bà-la-môn Mānatthaddha suy nghĩ, ‘Sa-môn Gotama biết tâm tư của ta’, bèn cúi đầu đảnh lễ dưới chân Thế Tôn, miệng hôn chân Thế Tôn, hai tay xoa vuốt chân Thế Tôn, và nói xưng tên của mình, ‘Tôn giả Gotama, con là Mānatthaddha! Tôn giả Gotama, con là Mānatthaddha!’
Then the brahmin Mānatthaddha, thinking, ‘The renunciant Gotama knows my mind’, prostrated himself right there with his head at the Blessed One’s feet. He kissed the Blessed One’s feet, stroked them with his hands, and announced his name thus, Venerable Gotama, I am Mānatthaddha! Venerable Gotama, I am Mānatthaddha!’
Đại chúng ở đây khi ấy cảm thấy hy hữu chưa từng có, thốt lên rằng, ‘Vi diệu thay, Tôn Giả! Hy hữu thay, Tôn Giả! Bà- la-môn Mānatthaddha không hề cung kính mẹ cha, không cung kính thầy và và huynh trưởng, nay lại bày tỏ tôn kính cực kỳ như vậy đối với Sa-môn Gotama.’
Then that assembly was struck with amazement and the people said, ‘Sir, it is wonderful indeed! Sir, it is amazing indeed! This brahmin Mānatthaddha does not pay respect to his mother and father, nor to his teacher or eldest brother, yet he shows such supreme honour towards the renunciant Gotama.’
Rồi Thế Tôn nói với bà-la-môn Mānatthaddha, ‘Này bà-la- môn, thôi đủ rồi! Hãy đứng dậy và ngồi lại trên ghế của ông, vì tâm ông đã tín thành với ta.’
Then the Blessed One said to the brahmin Mānatthaddha, ‘Brahmin, enough! Get up and sit in your own seat, as your mind has confidence in me.’
Mānatthadddha Sutta: Saṃyutta-nikāya I.177–178 <381–383>, dịch Anh G.A.S.
Mānatthadddha Sutta: Saṃyutta-nikāya I.177–178 <381–383>, trans. G.A.S.
L.43 Giáo hóa những người được phái tới giết Ngài
L.43 Teaching those sent to kill him
Devadatta người em họ của Phật là một ác tỳ-kheo ghen tị với danh tiếng của Phật. Do đó, ông ta đã cậy bạn mình là vương tử Ajātasattu (A-xà-thế) sai người ám sát Phật để tự mình thành người lãnh đạo Tăng-già. Một người được phái đến để giết Phật, và những người khác được phái đi giết y khi y quay về, rồi những tên khác lại được sai giết những tên đã được sai giết để diệt khẩu.
The Buddha’s cousin Devadatta was an evil monk who was jealous of the Buddha’s influence. He thus asked his friend prince Ajatasattu to have the Buddha assassinated so that he could become leader of the Sangha. A man was sent to kill the Buddha, and men sent to kill the returning assassin, and others to kill them, to ensure secrecy.
Rồi người ấy một mình cầm gươm và khiên, mang cung và túi tên, đi đến chỗ Thế Tôn. Khi đến cách Thế Tôn khá gần, y đứng im, thân thể trở nên cứng đơ, khiếp đảm, sợ hãi, lo âu, hồi hộp. Đức Thế Tôn trông thấy người đàn ông ấy đứng im, thân thể trở nên cứng đơ, khiếp đảm, sợ hãi, lo âu, hồi hộp, bèn nhìn y và nói: ‘Đến đây, ông bạn, chớ có sợ hãi.’ Khi ấy, y bỏ gươm, khiên, cung và bao tên xuống một bên, rồi đi đến Thế Tôn, cúi đầu xuống hai chân Thế Tôn, và nói, ‘Bạch Đại Đức, tội lỗi đã khống chế tâm con; vì ngu si, mê muội, không khôn khéo, vì vậy con đến đây với tâm độc ác, với tâm giết hại. Bạch Đại Đức, cúi xin đức Thế Tôn biết cho tội lỗi của con hầu để con ngăn ngừa trong tương lai.’
Then that man who was alone, having grasped a sword and shield, having bound on a bow and quiver, approached the Blessed One; having approached, when he was quite near the Blessed One he stood still, his body quite rigid, afraid, anxious, fearful, alarmed. The Blessed One saw that man standing still, his body quite rigid, afraid, anxious, fearful, alarmed, and seeing him spoke thus to him: ‘Come, friend, do not be afraid.’ Then the man, having put his sword and shield and bow and quiver to one side, approached the Blessed One, and having approached, inclined his head to the Blessed One’s feet, and said to him, ‘Venerable sir, a transgression has overcome me, foolish, misguided, unskilful that I was, in that I was coming here with a malignant mind, my mind set on murder. Venerable one, may the Blessed One acknowledge for me the transgression as a transgression for the sake of restraint in the future.’
‘Đúng như vậy, này bạn, tội lỗi đã khống chế tâm ngươi… Nhưng nếu ngươi đã thấy tội lỗi đó là tội lỗi, và thú nhận đúng như pháp, vậy Ta vì ngươi mà chấp nhận điều đó. Này bạn, chính điều này là sự tiến bộ trong thánh pháp luật: “Người nào sau khi thấy được sự sai trái trong tội lỗi và sửa đổi đúng như pháp, sẽ có được sự ngăn ngừa trong tương lai.” ’… [Đức Phật sau đó đã thuyết giảng cho ông và ông đã đắc quả Dự lưu, thành ưu-bà-tắc. Đức Phật sau đó đã cảnh báo ông nhằm tránh không bị kẻ khác giết, mặc dù mỗi người được phái đến đều được Phật thuyết giảng và cũng đắc quả Dự lưu.]
‘Truly, friend, a transgression overcame you … But if you, friend, having seen a transgression as a transgression, and confess it according to what is right, we acknowledge it for you; for, friend, in the discipline of the noble one, this is growth: whoever, having seen a transgression as a transgression, acknowledges it according to what is right, he attains restraint in the future.’ … [The Buddha then taught him and he attained stream-entry and became a lay disciple. The Buddha then warned him to avoid the other assassins, though when they arrived, each was taught by the Buddha and also attained stream-entry.]
Cullavagga VII.3.6–8: Vinaya II.191–192, dịch Anh P.H.
Cullavagga VII.3.6–8: Vinaya II.191–192, trans. P.H.
L.44 Hàng phục con voi dữ
L.44 Taming a fierce elephant sent to kill him
Sau thất bại trên, Devadatta đã cố giết đức Phật bằng cách lăn xuống núi một tảng đá lớn, nhưng bị hụt và chỉ có một mảnh của nó cắt trúng chân Phật. Devadatta sau đó đã cố tìm cách giết Phật lần thứ ba, thả một con voi dữ giết người – Nāḷāgiri –trên đường Phật đang đến.
After the above failed attempt on his life, Devadatta himself tried to kill the Buddha by rolling down a large stone at him; but it missed and only a shard of it cut the Buddha’s foot. Devadatta then tried a third time to kill the Buddha, by having a fierce, man-killing elephant, Nāḷāgiri , let loose on the road along which the Buddha was coming.
Voi Nāḷāgiri thấy Thế Tôn từ xa đang đi lại gần; nó vươn vòi lên, chạy đến Thế Tôn, tai và đuôi dựng đứng. Các vị tỳ-kheo đi theo Phật thấy vậy liền bạch Phật, ‘Thế Tôn, voi Nāḷāgiri đang chạy vào lối xe đi này; nó là con thú giết người hung bạo. Bạch Đại Đức, kính xin Thế Tôn hãy quay trở lui, xin đấng Thiện Thệ hãy quay trở lui.’
The elephant Nāḷāgiri saw the Blessed One coming from afar; seeing him, having lifted up his trunk, he rushed towards the Blessed One, his ears and tail erect. Monks with the Buddha saw this and said to the Blessed One, ‘Venerable sir, this elephant Nāḷāgiri , coming along this carriage-road, is a fierce man-slayer. Venerable sir, let the Blessed One turn back, let the Fortunate One turn back.’
‘Hãy khoan, này các tỳ-kheo, chớ có sợ hãi, này các tỳ-kheo, trường hợp không thể xảy ra, không có bất kỳ ai có cơ hội đoạt mạng Như Lai bằng bạo lực. Này các tỳ-kheo, không do bị tập kích mà các đức Như Lai nhập Niết-bàn.’… [Các tỳ- kheo thỉnh cầu ba lần, và Phật cũng ba lần trả lời như vậy.]
‘Wait, monks, do not be afraid, it is impossible, monks, it cannot come to pass that anyone could deprive the Tathāgata of life by aggression; monks, Tathāgatas attain final nirvana not because of an attack.’ … [The monks repeated their request twice more, and the Buddha replied in the same way each time.]
Vào lúc bấy giờ, dân chúng tìm chỗ an toàn leo lên các dãy lầu cao, trên các cung điện, trên các nóc nhà, và ở đó đợi xem.… Khi ấy, Thế Tôn đã rải tâm từ đến voi Nāḷāgiri. Thế rồi, voi Nāḷāgiri bị khuất phục bởi luồng tâm từ của đức Thế Tôn nên đã hạ vòi xuống, và đi đến gần đức Thế Tôn; đến nơi, đứng lại trước mặt Thế Tôn. Thế Tôn tay phải xoa lên trán của voi Nāḷāgiri và nói với voi Nāḷāgiri những lời kệ…
Now at that time people, having mounted up on to the (safety of) the long houses and the curved houses and the roofs, waited there … Then the Blessed One suffused the elephant Nāḷāgiri with a mind of loving kindness. Then the elephant Nāḷāgiri , having been suffused by the Blessed One with a mind of loving kindness, having lowered his trunk, approached the Blessed One, and having approached, stood in front of him. Then the Blessed One, stroking the elephant Nāḷāgiri ’s forehead with his right hand, addressed him with verses …
Rồi voi Nāḷāgiri lấy vòi hất lớp bụi trên bàn chân Thế Tôn và rắc trên đầu nó, khum xuống chào, rồi bước lui trong lúc vẫn nhìn đức Thế Tôn. Sau đó, voi Nāḷāgiri đã về lại chuồng và đứng tại chỗ của nó, và như thế, nó đã trở nên thuần phục.
Then the elephant Nāḷāgiri , having taken the dust of the Blessed One’s feet with his trunk, having scattered it over his head, moved back bowing while he gazed upon the Blessed One. Then the elephant Nāḷāgiri , having returned to the elephant stable, stood in his own place, and it was in that way that he became tamed.
Cullavagga VII.3.11–12: Vinaya II.194–195, dịch Anh P.H.
Cullavagga VII.3.11–12: Vinaya II.194–195, trans. P.H.
L.45 Hàng phục tướng cướp sát nhân Aṅgulimāla
L.45 Taming the murderous bandit Aṅgulimāla (Finger-garland)
Đoạn trích này mô tả Phật đã hàng phục tên cướp giết người đang làm mọi người sợ hãi như thế nào, và sau đó tên cướp xuất gia thọ giới thành tỳ-kheo. Trong lúc vua đang tìm cách trấn áp, nhưng thấy tướng cướp đã thành tỳ-kheo liền khởi tâm cung kính. Ngoài phần tuyển dịch dưới đây, Aṅgulimāla còn tiếp tục giúp đỡ một sản phụ đang đẻ khó bằng năng lực nói lên sự thật rằng ông chưa bao giờ giết bất cứ ai kể từ khi sinh ra, tức là kể từ khi tái sinh trong Thánh đạo. Ông tiếp tục tu tập và chứng đạt giác ngộ, mặc dù sau bị mọi người chọi đá cho đến chảy máu cùng mình khi họ nhận ra ông vốn là tướng cướp. Đức Phật khuyên ông kham nhẫn chịu đựng điều này như là nghiệp quả của những hành động trong quá khứ của chính mình, mà nghiệp ấy có thể dẫn tới hàng ngàn năm tái sanh trong địa ngục nếu ông không hoàn toàn cải hóa. Đoạn văn hàm chứa thông điệp về khả năng chuyển nghiệp.
This passage describes how the Buddha tamed this murderous bandit who had terrified everyone else, so that he then ordained as a monk, and a king seeking to overcome him came to respect him as a monk. Beyond the section below, Aṅgulimāla goes on to help a woman with a difficult childbirth by the power of his truth-utterance that he had never killed anyone since his birth – i.e. since his birth as a noble person. He goes on to attain awakening, though later he becomes bloodied from people throwing things at him when they recognise him. The Buddha urges him to patiently endure this as the karmic results of his past actions, which would have led to thousands of years in a hellish rebirth if he had not radically changed his ways. The passage contains a message about the reformability of criminals.
Lúc bấy giờ, trong lãnh thổ của Pasenadi, vua nước Kosala, có tên cướp Aṅgulimāla, hung bạo, bàn tay vấy máu, sống bằng sát hại, bạo tàn, không có lòng thương hại đối với chúng sanh. Vì tướng cướp này mà làng mạc, thôn áp, thị trấn thành hoang phế. Nó chuyên giết người và mang một xâu chuỗi làm bằng ngón tay của những người bị giết.
Now on that occasion there was a bandit in the territory of King Pasenadi of Kosala named Aṅgulimāla, who was murderous, bloody-handed, given to blows and violence, merciless to living beings. Villages, towns, and districts were laid waste by him. He was constantly murdering people and he wore their fingers as a garland.
Rồi thì, vào buổi sáng sớm, Thế Tôn khoác y, cầm bát vào thành Sāvatthī khất thực. Sau khi khất thực từ Sāvatthī trở về, ăn xong, thu dọn tọa cụ, cầm bát, Thế Tôn quay trở lại con đường dẫn đến tên cướp Aṅgulimāla.
Then, when it was morning, the Blessed One dressed, and taking his bowl and robe, went into Sāvatthī for alms. When he had wandered for alms in Sāvatthī and had returned from his alms-round, after his meal he set his resting place in order, and taking his bowl and robe, set out on the road leading towards Aṅgulimāla.
Những người chăn bò, chăn thú, cày ruộng, và những người đi đường, thấy Thế Tôn đang đi trên con đường dẫn đến tên cướp Aṅgulimāla, liền nói: ‘Này Sa-môn, chớ có đi trên con đường này. Trên con đường này có tên cướp Aṅgulimāla, hung bạo, bàn tay vấy máu… nó mang một xâu chuỗi làm bằng ngón tay những người bị giết. Trên đường này, khi có mười người, hai mươi người, ba mươi người, bốn mươi người, năm mươi người tụ họp lại, tụ họp lại rồi mới cùng đi. Tuy vậy, họ vẫn rơi vào tay của tên cướp Aṅgulimāla.’ Nghe nói vậy, Thế Tôn vẫn im lặng, và tiếp tục đi.
Cowherds, shepherds, ploughmen, and travellers saw the Blessed One walking along the road leading towards Aṅgulimāla and told him: ‘Renunciant, do not take this road. On this road is the bandit Aṅgulimāla, who is murderous, bloody-handed … he wears their fingers as a garland. Men have come along this road in groups of ten, twenty, thirty, and even forty, but still they have fallen into Aṅgulimāla’s hands.’ When this was said the Blessed One went on in silence. For the second time … for the third time the cowherds, shepherds, ploughmen, and travellers … told this to the Blessed One … [as before]. When this was said for a third time, still the Blessed One went on in silence.
Lần thứ hai… lần thứ ba, các người chăn bò, chăn nuôi, cày ruộng, bộ hành… nói với Thế Tôn… [như trên]. Khi được nói như vậy đến lần thứ ba, Thế Tôn vẫn im lặng, và tiếp tục đi. Tên cướp Aṅgulimāla thấy Thế Tôn đang đi đến. Trông thấy Ngài, tên cướp nghĩ thầm: “Thật kỳ! Thật hy hữu! Con đường này, cho đến mười người, hai mươi người, ba mươi người, bốn mươi người, năm mươi người tụ họp lại, tụ họp lại rồi cùng đi; tuy vậy, chúng vẫn rơi vào tay của ta. Nay Sa- môn này lại đến đây, chỉ có một mình, không bạn đồng hành, như bị số mệnh dẫn dắt. Sao ta lại không giết Sa-môn này?’
The bandit Aṅgulimāla saw the Blessed One coming in the distance. When he saw him, he considered: ‘It is wonderful, it is marvellous! Men have come along this road in groups of ten, twenty, thirty, and even forty, but still they have fallen into my hands. But now this renunciant comes alone, unaccompanied, as if driven by fate. Why shouldn’t I take this renunciant’s life?’
Rồi tên cướp Aṅgulimāla lấy kiếm và khiên, đeo cung và bao tên, đi theo sau lưng Thế Tôn. Bấy giờ Thế Tôn thị hiện thần thông lực khiến cho tên cướp Aṅgulimāla, dầu cho dốc hết tốc lực đuổi theo mà cũng không thể bắt kịp Thế Tôn đang đi với tốc độ bình thường.
Aṅgulimāla then took up his sword and shield, buckled on his bow and quiver, and followed close behind the Blessed One. Then the Blessed One performed such a feat of supernormal power that the bandit Aṅgulimāla, though walking as fast as he could, could not catch up with the Blessed One, who was walking at his normal pace.
Tên cướp Aṅgulimāla bèn nghĩ thầm: ‘Thật kỳ diệu! Thật hy hữu thay! Trước ta từng đuổi theo con voi đang chạy và bắt kịp nó, đuổi theo con ngựa đang chạy và bắt kịp nó, đuổi theo chiếc xe đang chạy và bắt kịp nó, đuổi theo con nai đang chạy và bắt kịp nó. Nay dầu cho dốc hết tốc lực đuổi theo mà ta cũng không thể bắt kịp sa-môn này đang đi với tốc lực bình thường!’
Then the bandit Aṅgulimāla considered: ‘It is wonderful, it is marvellous! Formerly I could catch up even with a swift elephant and seize it; I could catch up even with a swift horse and seize it; I could catch up even with a swift chariot and seize it; I could catch up even with a swift deer and seize it; but now, though I am walking as fast as I can, I cannot catch up with this renunciant, who is walking at his normal pace!’
Rồi tên cướp Aṅgulimāla dừng lại và gọi Thế Tôn, ‘Dừng lại, sa-môn! Dừng lại, sa-môn!’
(Thế Tôn đáp): ‘Aṅgulimāla, Ta đã dừng rồi! Và ngươi hãy dừng lại!’ Tên cướp Aṅgulimāla nghĩ thầm: ‘Các sa-môn Thích tử này là những người nói sự thật, nhận sự thật. Và sa- môn này mặc dù đang đi, nhưng lại nói: “Aṅgulimāla, Ta đã đứng lại rồi! Và ngươi hãy đứng lại!” Vậy ta hãy hỏi sa-môn này.’ Rồi tên cướp Aṅgulimāla hỏi Thế Tôn bằng bài kệ:
Then the bandit Aṅgulimāla stopped and called out to the Blessed One, ‘Stop, renunciant! Stop renunciant!’ (The Blessed One replied:) ‘Aṅgulimāla, I have stopped, you stop too.’ Then the bandit Aṅgulimāla considered, ‘These renunciants, the Sakyans, speak truth, assert truth; but though this renunciant is still walking, he says: “Aṅgulimāla, I have stopped, you stop too.” Suppose I question this renunciant.’ Then the bandit Aṅgulimāla addressed the Blessed One in verses thus:
‘Ông đi mà lại nói: “Ta đã đứng lại rồi”,
Tôi đứng, ông lại nói:
“Sao ngươi không đứng lại?”
Này sa-môn, tôi hỏi,
ý nghĩa của điều này,
Ông đã dừng, là sao?
Tôi chưa dừng, là sao?’
‘Renunciant, while you are walking, you tell me you have stopped; but now, when I have stopped, you say I have not stopped. Renunciant, I ask you now about the meaning: How is it that you have stopped and I have not?’
- ‘Aṅgulimāla, Ta đã dừng lại rồi,
Với tất cả chúng sanh,
Ta từ bỏ bạo lực,
Còn ngươi với hữu tình,
không tự biết kiềm chế,
Do vậy, Ta đã dừng,
còn ngươi chưa dừng lại.’
‘Aṅgulimāla, I have stopped forever, I abstain from violence towards living beings; but you have no restraint towards things that live: That is why I have stopped and you have not.’
- ‘Ôi, Đại Tiên tôn kính,
cuối cùng vào Ðại lâm.
Vì con nói kệ Pháp.
Con sẽ mãi bỏ ác.’
‘Oh, at long last this renunciant, a venerated sage, has come to this great forest for my sake. Having heard your stanza teaching me Dhamma, I will indeed renounce evil forever.’
Nói xong, tên cướp liền quăng gươm và vũ khí xuống hố; rồi đảnh lễ dưới chân đức Thiện Thệ, và xin được xuất gia.
So saying, the bandit took his sword and weapons and flung them in a gaping chasm’s pit; the bandit worshipped the Fortunate One’s feet, and then and there asked for the going forth.99
Đức Phật, vị Đại Tiên đại bi, Thầy dạy của trời và người, gọi Aṅgulimāla: ‘Đến đây, tỳ-kheo.’ Aṅgulimāla bấy giờ thành tỳ-kheo.
The awakened one, the sage of great compassion, the teacher of the world with all its gods, addressed him with these words: ‘Come, monk.’ And that was how he came to be a monk.
Sau đó, Thế Tôn, với tôn giả Aṅgulimāla bấy giờ là thị giả, bắt đầu du hành đi đến Sāvatthī. Lần hồi đến Sāvatthī; tại đây, Phật trú trong vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Độc), rừng Jita Jeta (Thệ-đa).
Then the Blessed One set out to wander back to Sāvatthī with Aṅgulimāla as his attendant. Wandering by stages, he eventually arrived at Sāvatthī, and there he lived at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.
Lúc bấy giờ, một số đông quần chúng tụ họp trước cửa nội cung của vua Pasenadi, cao tiếng, lớn tiếng nói: ‘Tâu đại vương, trong lãnh thổ của đại vương có tên cướp tên Aṅgulimāla, là kẻ sát nhân hung bạo, bàn tay vấy máu, sống bằng sát hại, bạo tàn, không có lòng thương hại đối với chúng sanh. Vì tướng cướp này mà làng mạc, thôn ấp, thị trấn thành hoang phế. Nó chuyên giết người và mang một xâu chuỗi làm bằng ngón tay của những người bị giết. Ðại vương, hãy tiêu trừ nó!’
Now at that occasion great crowds of people were gathering at the gates of King Pasenadi’s inner palace, very loud and noisy, crying: ‘Sire, the bandit Aṅgulimāla is in your territory; he is murderous, bloody-handed, given to blows and violence, merciless to living beings! Villages, towns, and districts have been laid waste by him! He is constantly murdering people and he wears their fingers as a garland! The king must put him down!’
Rồi vua Pasenadi nước Kosala, với khoảng năm trăm con ngựa, sáng sớm đi ra khỏi Sāvatthī, đi đến tăng viện, ngự xe đến chỗ xe còn đi được, rồi xuống xe, đi bộ đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Thế Tôn, và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với vua Pasenadi xứ Kosala đang ngồi một bên: ‘Đại vương, phải chăng vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha, hay những người Licchavī ở Vesālī, hay những vua thù địch nào khác, đang tấn công Đại vương?’ ‘Bạch Thế Tôn, không phải vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha, hay những người Licchavī ở Vesālī, hay những vua thù địch nào khác, đang tấn công. Bạch Thế Tôn, trong lãnh thổ của con, có tên cướp Aṅgulimāla, là kẻ sát nhân hung bạo, bàn tay vấy máu,… Bạch Thế Tôn, nhưng con chưa thể triệt hạ nó.’
Then in the middle of the day King Pasenadi of Kosala drove out of Sāvatthī with a cavalry of five hundred men and set out for the park. He drove thus as far as the road was passable for carriages, and then he dismounted from his carriage and went forward on foot to the Blessed One. After paying homage to the Blessed One, he sat down at one side, and the Blessed One said to him, ‘Great King, what is it? Is the king Seniya Bimbisāra of Magadha attacking you, or the Licchavis of Vesāli, or other hostile kings?’ ‘Venerable sir, the king Seniya Bimbisāra of Magadha is not attacking me, nor are the Licchavis of Vesāli, nor are other hostile kings. But there is a bandit in my territory named Aṅgulimāla, who is murderous, bloody-handed …. Venerable sir, I shall never be able to put him down.’
‘Đại vương, nếu Đại vương thấy Aṅgulimāla đã cạo bỏ râu tóc, khoác y cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ nói dối, ăn một ngày một bữa, sống phạm hạnh, có giới hạnh, có pháp thiện xả; Ðại vương sẽ xử trí thế nào?’
‘Great king, suppose you were to see that Aṅgulimāla has shaved off his hair and beard, put on the yellow robe, and gone forth from the home life into homelessness; that he was abstaining from killing living beings, from taking what is not given and from false speech; that he was eating only one meal a day, and was celibate, virtuous, of good character. If you were to see him thus, how would you treat him?’
‘Bạch Đại Đức, con sẽ đảnh lễ, đứng dậy nghinh đón, mời ngồi, hay cúng dường các thứ y phục, ẩm thực, tọa ngọa cụ, và y dược trị bệnh, hay chúng con bảo vệ, hộ trì đúng pháp. Nhưng, bạch Thế Tôn, từ đâu một người vô đạo, ác giới ác pháp, lại có thể trở thành người có giới hạnh, có pháp thiện xảo?’
‘Venerable sir, we would pay respect to him, or rise up for him, or invite him to be seated; or we would invite him to accept robes, alms-food, a resting place, or medicinal requisites; or we would arrange for him lawful guarding, defence, and protection. But, venerable sir, how could such an immoral man, one of evil character, ever have such ethical discipline and restraint?’
Khi ấy Tôn giả Aṅgulimāla ngồi cách Thế Tôn không xa. Rồi Thế Tôn duỗi cánh tay mặt và nói với Pasenadi vua xứ Kosala, ‘Đại vương, đây là Aṅgulimāla.’ Nghe thế, Pasenadi vua xứ Kosala hoảng sợ, kinh sợ, lông tóc dựng ngược. Biết như vậy, Thế Tôn nói với vua: ‘Đại vương, chớ có kinh sợ, chớ có kinh sợ! Ở đây, không có gì phải sợ hãi tỳ-kheo ấy.’ Do thế rồi sự hoảng sợ, khiếp sợ, lông tóc dựng ngược của vua lắng xuống. Vua đến gần tôn giả Aṅgulimāla và nói, ‘Thưa tôn giả, có phải tôn giả là Aṅgulimāla?’ ‘Thưa phải, Đại vương.’ ‘Thưa tôn giả, phụ thân tôn giả thuộc dòng họ gì? Mẫu thân thuộc dòng họ gì?’ ‘Thưa Ðại vương, phụ thân tôi thuộc dòng họ Gagga, mẫu thân thuộc dòng họ Mantāṇi.’ ‘Thánh giả Gagga, con trai của Mantāṇī, mong tôn giả hoan hỷ, tôi muốn cúng dường thánh giả Gagga, con trai của Mantāṇī, các thứ y phục, ẩm thực, tọa ngọa cụ, y dược trị bệnh.’
Now on that occasion the Venerable Aṅgulimāla was sitting not far from the Blessed One. Then the Blessed One extended his right arm and said to King Pasenadi of Kosala, ‘Great king, this is Aṅgulimāla.’ Then King Pasenadi was frightened, alarmed, and terrified. Knowing this, the Blessed One told him, ‘Great king, do not be afraid, do not be afraid. There is nothing for you to fear from him.’ Then the king’s fear, alarm, and terror subsided. He went over to the Venerable Aṅgulimāla and said, ‘Master, are you, venerable sir, really Aṅgulimāla?’ ‘Yes, great king.’ ‘Venerable sir, of what family is the master’s father? Of what family is his mother?’ ‘Great king, my father is a Gagga; my mother is Mantāṇī.’ ‘Let the noble Gagga, son of Mantāṇī rest content. I shall provide robes, alms-food, resting place, and medicinal requisites for the noble Gagga son of Mantāṇī.’
Lúc bấy giờ, tôn giả Aṅgulimāla là hành giả tu rừng (a-lan- nhã trụ), là vị chỉ ăn bằng khất thực, là vị chỉ thọ trì y phấn tảo, chỉ khoát tay, trả lời rằng: ‘Đại vương, như vậy đủ rồi, tôi đã có đủ ba y.’ Rồi vua Pasenadi đi đến gần Thế Tôn, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên; vua nói: ‘Bạch Thế Tôn, thật vi diệu thay, thật hy hữu thay, làm sao Thế Tôn lại hàng phục người chưa được hàng phục, làm cho tịch tĩnh người chưa được tịch tĩnh, dẫn tới Niết-bàn người chưa đắc Niết-bàn. Bạch Thế Tôn, người mà chúng con đã không thể hàng phục bằng vũ lực hay binh khí, Thế Tôn đã có thể hàng phục mà không cần đến vũ lực hay binh khí. Bạch Thế Tôn, nay chúng con phải đi. Chúng con có nhiều công việc, có nhiều trách nhiệm phải làm.’
Now at that time the Venerable Aṅgulimāla was a forest dweller, an alms-food eater, a refuse-rag wearer, and restricted himself to three robes. He replied: ‘Great king, enough, my triple robe is complete.’ King Pasenadi then returned to the Blessed One, and after paying respect to him, he sat down at one side and said: ‘Venerable sir, it is wonderful, it is marvellous how the Blessed One tames the untamed, brings peace to the unpeaceful, and leads to nirvana those who have not attained nirvana. Venerable sir, we ourselves could not tame him with force or weapons. Venerable sir, and now we depart. We are busy and have much to do.’
Aṅgulimāla Sutta: Majjhima-nikāya II.98–102, dịch Anh G.A.S.
Aṅgulimāla Sutta: Majjhima-nikāya II.98–102, trans. G.A.S.
Phật an trú thiền tọa, tán thán tịch tĩnh và tri túc
The Buddha’s meditative life and praise for quietness and contentment
L.46 Thiền tọa độc cư
L.46 Meditating alone
Trong đoạn này, một bà-la-môn đã kể cho các đệ tử trẻ của mình rằng trong khi lượm củi, họ đã nhìn thấy một vị xuất gia (đức Phật) đang tĩnh tọa ở một khu rừng rậm gần đó. Do đó ông đến và nói với đức Phật bằng thi kệ.
In this passage, a brahmin has been told by some of his young students that while wood-gathering they have seen a renunciant (the Buddha) meditating in a nearby woodland thicket. He therefore goes there and addresses the Buddha in verse.
‘Trong rừng trống, hoang vắng, rừng sâu nhiều sợ hãi, thân bất động, vững vàng, tỳ-kheo thiền đẹp thay.
‘Having entered the empty, desolate forest, deep in the woods, where many terrors lurk, with a motionless body, steady, lovely, how do you meditate, O monk, so beautifully!
Không ca hát, nói năng, ẩn sĩ độc cư rừng; với tôi, thật kìkỳ diệu, Ngài vui sống trong rừng.
In the forest where no song or music sounds, a solitary sage has resorted to the woods! This strikes me as a wonder that you dwell with joyful mind alone in the woods.
Nguyện sinh ba tầng trời, đồng bạn Thế giới chủ, nên Ngài sống rừng hoang, khổ hạnh đạt Phạm thiên?’
I suppose you desire the supreme triple heaven, the company of the world’s divine lord; therefore you resort to the desolate forest: You practise penance here for attaining Brahmā.’
(Thế Tôn): ‘Nhiều nguyện, nhiều yêu thích, hằng chấp nhiều giới loại, tham bởi rễ vô minh: Ta bứt rễ tất cả.
(The Buddha:) ‘Whatever be the many wishes and delights that are always attached to the manifold elements, the longings sprung from the root that is unknowing: All I have demolished along with their root.
Không nguyện, Ta không chấp; thấy mọi pháp thanh tịnh; Ta thành vô thượng giác, vô úy, độc thiền tọa, này bà-la-môn!’
I have no wishes, I’m unattached, disengaged; my vision of all things has been purified. O brahmin, having attained the auspicious, supreme awakening, self-confident, I meditate alone.’
Kaṭṭhahāra Sutta Saṃyutta-nikāya I.180–181 <389–390>, dịch Anh G.A.S.
Kaṭṭhahāra Sutta Saṃyutta-nikāya I.180–181 <389–390>, trans. G.A.S.
L.47 Các đệ tử lắng nghe
L.47 Quietly attentive disciples
Trong đoạn này, một du sĩ ngoại đạo (phổ hành giả) có những đệ tử ồn ào và nói chuyện nhiều, tiếp đức Phật và lặp lại với Ngài những lời đồn đãi rằng trong khi những vị tôn sư khác bị đệ tử chỉ trích mà mất đệ tử, thì các đệ tử của Phật vẫn im lặng lắng nghe, và thậm chí nếu họ có trở lại đời sống thế tục, họ vẫn tôn kính đức Phật vì sự thực hành, và ca ngợi những phẩm tánh như tri túc.
In this passage, a non-Buddhist wanderer, who has noisy and over-talkative disciples, receives the Buddha and repeats to him that he has heard that, while other teachers lose disciples who are critical of them, the Buddha’s disciples are quietly attentive, and even if they return to lay life, they remain respectful of the Buddha for practising and praising such qualities as contentment.
Rồi Thế Tôn đi đến lâm viên của một du sĩ ngoại đạo, chỗ nuôi chim công. Lúc bấy giờ, du sĩ Sakuludāyi đang ngồi cùng với đại chúng du sĩ, đang lớn tiếng, to tiếng, lớn giọng, bàn luận nhiều chuyện phù phiếm như chuyện vua chúa, chuyện cướp trộm, chuyện đại thần, binh lính, chuyện tai họa, chuyện chiến tranh, chuyện ẩm thực, chuyện y phục, chuyện giường nệm, chuyện tràng hoa, chuyện hương liệu, chuyện thân tộc, chuyện xe cộ, chuyện làng xóm, chuyện thị trấn, chuyện thành phố, chuyện quốc thổ, chuyện phụ nữ, chuyện dũng sĩ, chuyện phố phường, chuyện bên giếng, chuyện tổ tiên, chuyện tạp thoại, chuyện khởi nguyên thế giới, khởi nguyên đại dương, chuyện có như vậy không như vậy.
Then the Blessed One went to the Peacocks’ Sanctuary, Wanderers’ Park. Now on that occasion the wanderer Sakuludāyin was seated with a large assembly of wanderers who were making an uproar, loudly and noisily talking many kinds of pointless talk, such as talks of kings, robbers, ministers, armies, dangers, battles, food, drink, clothing, beds, garlands, perfumes, relatives, vehicles, villages, towns, cities, countries, women, heroes, streets, wells, the dead, trifles, the origin of the world, the origin of the sea, whether the things are so or are not so.
Rồi du sĩ Sakuludāyi thấy Thế Tôn từ xa đi đến, liền khuyến cáo chúng của mình: ‘Các bạn, hãy yên lặng, chớ ồn ào! Kia Sa-môn Gotama đang đến. Tôn giả ấy ưa thích yên tĩnh, tán thán yên tĩnh. Nếu thấy đại chúng này yên tĩnh, ông ấy có thể ghé vào đây.’ Các du sĩ nghe nói thảy đều im lặng.
Then the wanderer Sakuludāyin saw the Blessed One coming in the distance. Seeing him coming afar, he requested his own assembly to be quiet thus: ‘Sirs, be quiet; sirs, make no noise. Here comes the renunciant Gotama. This venerable one likes quiet and commends quiet. Perhaps if he finds our assembly a quiet one, he will think to join us.’ Then the wanderers became silent.
Rồi Thế Tôn đi đến chỗ du sĩ Sakuludāyi. Du sĩ Sakuludāyi nói với Thế Tôn: ‘Tôn giả, mời vào! Xin chào mừng tôn giả! Lâu rồi Đại Đức mới có dịp đến đây. Tôn giả, mời ngồi; đây là chỗ ngỗi soạn sẵn.’ Thế Tôn ngồi trên chỗ đã soạn sẵn, và du sĩ Sakuludāyi chọn một chỗ ngồi thấp hơn rồi ngồi xuống một bên. Bấy giờ, Thế Tôn nói với du sĩ: ‘Udāyi, các vị nay tụ hội ở đây, đang bàn luận vấn đề gì? Và câu chuyện gì giữa các vị bị gián đoạn?’
The Blessed One went to the wanderer Sakuludāyin, who said to him: ‘Let the venerable one come! Welcome to the venerable one! It is long since the venerable one found an opportunity to come here. Let the venerable one be seated; this seat is ready.’ The Blessed One sat down on the seat made ready, and the wanderer Sakuludāyin took a low seat and sat down at one side. When he had done so, the Blessed One asked him: ‘Udāyin, for what discussion are you sitting together here now? And what was your discussion that was interrupted?’
‘Tôn giả, hãy để sang một bên câu chuyện mà chúng tôi đang ngồi bàn luận ở đây, Thế Tôn có thể nghe chuyện đó sau. Đại Đức, trong những ngày gần đây, nhiều nhóm sa-môn, bà-la- môn cùng tụ hội, và cùng ngồi bàn luận tại luận nghị đường, vấn đề này được nêu lên: “Thật lợi ích thay cho dân chúng Aṅga và Magadha khi có những vị sa-môn, bà-la-môn là những vị thượng thủ của hội chúng, thượng thủ của đồ chúng, tôn sư của đồ chúng, là vị giáo tổ có danh tiếng của một giáo phái, được quần chúng tôn sùng là Thánh, nay đã đến Rājagaha để an cư trong mùa mưa ... [Nhiều vị thượng thủ các phái được nêu tên trong Kinh, và nhiều người trong số môn đệ của họ đã chỉ trích họ rồi rời bỏ.]
‘Venerable sir, let be the discussion for which we are now sitting together here. The Blessed One can well hear about it later. Venerable sir, in recent days when renunciants and brahmins of various sects have been gathering together and sitting together in the debating hall, this topic has arisen: “It is a gain for the people of Aṅga and Magadha that these renunciants and brahmins, heads of orders, heads of groups, teachers of groups, well-known and famous founders of sects regarded by many as saints, have to spend the rainy season at Rājagaha … [Various sect leaders are mentioned by name, and then it is said that many of their disciples had left them after criticising them.]
Đồng thời, có người nói như sau: “Sa-môn Gotama này là thượng thủ của hội chúng, thượng thủ của đồ chúng, tôn sư của đồ chúng, là vị giáo tổ có danh tiếng của một giáo phái, được quần chúng tôn sùng là Thánh. Vị này được các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, và các đệ tử sau khi cung kính tôn trọng, sống nương tựa Ngài. Có lần, khi Sa-môn Gotama đang thuyết pháp cho hội chúng hàng trăm người; trong đây, có một đệ tử của Sa-môn Gotama tằng hắng. Một vị đồng phạm hạnh dùng đầu gối thúc vào người ấy và nói: ‘Tôn giả hãy yên lặng; tôn giả chớ có làm ồn; đức Thế Tôn, Tôn Sư của chúng ta, đang thuyết pháp.’
And some said this: “This renunciant Gotama is the head of an order, the head of a group, the teacher of a group, the well-known and famous founder of a sect regarded by many as a saint. He is honoured, respected, revered, and venerated by his disciples, and his disciples live in dependence on him, honouring and respecting him. Once the renunciant Gotama was teaching his Dhamma to an assembly of several hundred followers and there a certain disciple of his cleared his throat. Thereupon one of his companions in the holy life nudged him with his knee to indicate: ‘Venerable one, be quiet, make no noise; the Blessed One the teacher is teaching us the Dhamma.’
Khi Sa-môn Gotama đang thuyết pháp cho hội chúng hàng trăm người, khi ấy không một tiếng tằng hắng, không một tiếng ho giữa các đệ tử. Vì bấy giờ một đại chúng đông đảo đang ngóng trông, chờ mong rằng: ‘Chúng ta hãy ở đây để nghe Thế Tôn thuyết pháp.’ Cũng như có người tại ngã tư đường, đang vắt mật ong nguyên chất, cũng vậy, một đại chúng đông đảo đang trông ngóng, chờ mong, khi sa-môn Gotama đang thuyết pháp cho hội chúng hàng trăm đệ tử, khi ấy không một tiếng tằng hắng, không một tiếng ho giữa các đệ tử của Ngài. Vì bấy giờ một đại chúng đông đảo đang ngóng trông, chờ mong rằng: ‘Chúng ta hãy ở đây để nghe Thế Tôn thuyết pháp.’
When the renunciant Gotama is teaching the Dhamma to an assembly of several hundred followers, on that occasion there is no sound of his disciples’ coughing or clearing their throats. For then that large assembly is poised in expectancy: ‘Let us here the Dhamma the Blessed One is about to teach.’ Just as though a man were at a crossroads pressing out pure honey and a large group of people were poised in expectancy, so too, when the renunciant Gotama is teaching the Dhamma to an assembly of several hundred followers, on that occasion there is no sound of his disciples’ coughing or clearing their throats. For then that large assembly is poised in expectancy: ‘Let us hear the Dhamma the Blessed One is about to teach.’
Các đệ tử ấy sau khi tranh luận với các đồng phạm hạnh, bèn từ bỏ học xứ, trở về đời sống thế tục, những người này vẫn tán thán Tôn sư, tán thán Pháp, và Tăng; họ tự khiển trách mình, không khiển trách người khác: ‘Chính chúng ta không may mắn, thiếu phước, mặc dầu chúng ta đã xuất gia trong Pháp và Luật được khéo thuyết như vậy mà không thể sống theo phạm hạnh thuần nhất viên mãn, thanh tịnh, cho đến trọn đời.’ Họ trở thành những người giữ vườn chùa, hay những ưu-bà-tắc thọ trì năm giới. 100 Như vậy, Sa-môn Gotama được các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, sùng kính, sống nương tựa Ngài, cung kính, tôn trọng Ngài.’
And even those disciples of his who fall out with their companions in the holy life and abandon the training to return to the low life, even they praise the Blessed One and the Dhamma and the community; they blame themselves instead of others, saying: ‘We were unlucky, we have little beneficial karma; for though we went forth into homelessness in such a well-proclaimed Dhamma, we were unable to live the perfect and pure holy life for the rest of our lives.’ Having become monastery attendants or lay followers, they undertake and observe the five precepts.100 Thus the renunciant Gotama is honoured, respected, revered, and venerated by his disciples, and his disciples live in dependence on him, honouring and respecting him.’
‘Này Udāyi, ông thấy nơi Ta có bao nhiêu phẩm tính mà do các phẩm tính này, các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, sùng kính, và sống nương tựa Ta, cung kính, tôn trọng Ta?’
‘Udāyin, how many qualities do you see in me because of which my disciples honour, respect, revere, and venerate me, and live in dependence on me, honouring and respecting me?’
‘Thưa Đại Đức, tôi thấy nơi Thế Tôn có năm phẩm tính, do năm phẩm tính này mà các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, sùng kính, và các đệ tử sống nương tựa Ngài, cung kính, tôn trọng Ngài. Năm đức tính ấy là gì? Thưa Đại Đức, Ngài ăn ít và tán thán hạnh ăn ít; đây là phẩm tính thứ nhất tôi thấy nơi Thế Tôn, do phẩm tính này các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, sùng kính, và các đệ tử sống nương tựa Ngài, cung kính, tôn trọng Ngài. Thưa Đại Đức, Ngài biết đủ với bất cứ loại y nào và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ loại y nào... Thế Tôn biết đủ với bất cứ món ăn khất thực nào và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ món ăn khất thực nào... Thế Tôn biết đủ với bất cứ tọa ngọa cụ nào và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ tọa ngọa cụ nào... Thế Tôn sống viễn ly và tán thán hạnh sống viễn ly... Thưa Đại Đức, tôi thấy năm phẩm tính này nơi Thế Tôn, do năm phẩm tính này các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, sùng kính, và các đệ tử sống nương tựa Ngài, cung kính, tôn trọng Ngài.’
‘Venerable sir, I see five qualities in the Blessed One because of which his disciples honour, respect, revere, and venerate him, and live in dependence on him, honouring and respecting him. What are the five? Venerable sir, the Blessed One eats little and commends eating little; this I see as the first quality of the Blessed One because of which his disciples honour, respect, revere, and venerate him, and live in dependence on him, honouring and respecting him. Venerable sir, the Blessed One is content with any kind of robe and commends contentment with any kind of robe … the Blessed One is content with any kind of alms-food and commends contentment with any kind of alms-food … the Blessed One is content with any kind of resting place and commends contentment with any kind of resting place … the Blessed One is secluded and commends seclusion … Venerable sir, these are the five qualities I see in the Blessed One because of which his disciples honour, respect, revere, and venerate him, and live in dependence on him, honouring and respecting him.
Mahā-sakuludāyi Sutta: Majjhima-nikāya II.1–7, dịch Anh G.A.S.
Mahā-sakuludāyi Sutta: Majjhima-nikāya II.1–7, trans. G.A.S.
L.48 Một con voi tìm chỗ độc cư phục vụ Phật
L.48 Attracting help from an elephant who also sought solitude
Đoạn này kể chuyện khi đức Phật đi vào rừng sống một mình, sau khi không thể hòa giải một số tỳ-kheo tranh chấp nhau ở Kosambī. Ngài được con voi đực cũng tìm chỗ độc cư phục vụ.
This passage comes at a time when the Buddha had gone off into the forest for some solitude, after having experienced some quarrelling and disputing monks at Kosambī. He receives help from a bull-elephant also seeking solitude.
Trong khi tuần tự du hành, Thế Tôn đi đến Pārileyyaka, tạm trú trong khu rừng cây được bảo vệ (Hộ tự lâm), dưới gốc cây Sāla xinh đẹp. Khi ấy, Thế Tôn trong khi độc cư nhàn tĩnh ở nơi thanh vắng, ý nghĩ như vầy đã khởi lên: ‘Trước đây, bị quấy rầy bởi các tỳ-kheo ở Kosambī ấy, là những người gây xung đột, tranh chấp… Ta không được an trú thoải mái; nhưng bây giờ, Ta một mình, không người thứ hai, Ta an trú thoải mái, rời xa các tỳ-kheo ấy…’
Walking on tour in due course the Blessed One arrived at Pārileyya, and stayed there in the Guarded Woodland Thicket at the root of a lovely sāl-tree. Then when the Blessed One was meditating in private, a reasoning arose in his mind thus: ‘Formerly, beset by those monks of Kosambī, makers of strife, makers of quarrels … I did not live in comfort; but now that I am alone with no other, I am living in comfort removed from those monks ….’
Bấy giờ có con voi chúa to lớn nọ thường xuyên bị quấy rầy bởi những con voi đực và voi cái, bởi những con voi tơ và voi bé; nó còn phải nhai các thứ cỏ đã bị chúng làm đứt ngọn, còn chúng nhai các nhánh cây đã được nó bẻ gãy; và nó uống các thứ nước đã bị khuấy đục và khi nó vượt qua dòng sông cạn thì những con voi cái chạy lại cọ xát vào thân. Khi ấy, con voi chúa đã khởi lên ý nghĩ này: ‘Ta nay thường bị quấy rầy bởi những con voi đực và voi cái… Hay là ta nên sống một mình, rời xa khỏi đàn?’
Now a certain large bull-elephant was beset by elephants and cow-elephants, by elephant calves and sucklings; he ate grass already cropped by them, and they ate bundles of branches as he broke them off; and he drank muddied water and when he crossed over at a ford, the cow-elephants went pushing against his body. Then it occurred to that large bull-elephant: ‘Now I am living beset by elephants and cow elephants … Suppose I were to live alone, secluded from the crowd?’
Sau đó, con voi chúa đã tách rời khỏi đàn, đi đến Pārileyyaka, chỗ khu rừng cây được bảo vệ, nơi gốc cây Sāla xinh đẹp, kề cận đức Thế Tôn; đến đó, nó đã dùng vòi phục vụ đức Thế Tôn nước uống, nước rửa, và dọn dẹp cây cỏ. Khi ấy, con vua chúa khởi lên ý nghĩ này: Trước đây ta thường bị quấy rầy bởi những con voi đực và voi cái…; nhưng giờ, ta một mình, không kẻ thứ hai, ta sống thoải mái…’
Then the large bull-elephant, leaving the herd, approached Pārileyya, the Guarded Woodland Thicket, the lovely sāl-tree and the Blessed One; having approached, by means of his trunk he set out drinking water for the Blessed One and water for washing, and he kept the grass down. Then it occurred to the large bull-elephant: ‘Now formerly, I was beset by elephants and cow elephants…; but now that I am alone with no other, I am living in comfort….’
Mahāvagga X.4.6–7: Vinaya I.352 –353, dịch Anh P.H.
Mahāvagga X.4.6–7: Vinaya I.352 –353, trans. P.H.
Thân bệnh của đức Phật, và tâm từ chăm sóc người bệnh
Physical ailments of the Buddha, and compassionate help for the sick
L.49 Mệt mỏi và nằm nghỉ do lưng đau
L.49 Tired and stretching an aching back
Những bài kinh có nội dung về những điểm rất ‘con người’ nơi đức Phật.
The suttas contain some very ‘human’ information on the Buddha.
Rồi Thế Tôn khoác y, cầm bát, cùng với tỳ-kheo tăng đi đến hội trường. Đến nơi, Thế Tôn rửa chân, bước vào hội trường, ngồi xuống dựa cột giữa, mặt hướng về phía đông. Chúng tỳ- kheo tăng, rửa chân, bước vào hội trường, ngồi dựa tường phía tây, mặt hướng về phía đông, Thế Tôn ngồi phía trước mặt. Những người Sakya ở Kapilavatthu rửa chân, bước vào hội trường, ngồi xuống dựa tường phía đông, mặt hướng về phía tây, Thế Tôn ngồi trước mặt.
Then the Blessed One dressed, and taking his bowl and robe, went with the community of monks to the assembly hall. When he arrived, he washed his feet and then entered the hall and sat down by the central pillar facing the east. And the monks washed their feet and entered the hall and sat down by the western wall facing the east, with the Blessed One before them. And the Sakyans of Kapilavatthu washed their feet and entered the hall and sat down by the eastern wall facing the west, with the Blessed One before them.
Bấy giờ Thế Tôn khai thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ những người Sakya ở Kapilavatthu cho đến quá nửa đêm, rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda: ‘Ānanda, hãy giảng cho những vị Sakya ở Kapilavatthu thực hành của hàng hữu học. Ta đau lưng. Ta sẽ nằm nghỉ.’ ‘Kính vâng, bạch Đại Đức.’ Tôn giả Ānanda vâng đáp.
Then when the Blessed One had instructed, urged, roused, and gladdened the Sakyans of Kapilavatthu with talk on Dhamma for much of the night, he said to the Venerable Ānanda: ‘Ānanda, speak to the Sakyans of Kapilavatthu about the disciple in higher training who has entered upon the way. My back is uncomfortable. I will rest it.’ ‘Yes, venerable sir, Venerable Ānanda replied.’
Rồi Thế Tôn trải đại y, gấp lại làm bốn, nằm xuống phía hông bên hữu như dáng nằm con sư tử, chân chồng lên nhau, chánh niệm tỉnh giác, tác ý với ý tưởng thức dậy.
Then the Blessed One prepared his patchwork cloak folded in four and lay down on his right side in the lion’s pose, with one foot overlapping the other, mindful and clearly comprehending, after noting in his mind the time for rising (after sleeping).
Sekha Sutta Majjhima-nikāya I.354,101 dịch Anh G.A.S.
Sekha Sutta Majjhima-nikāya I.354,101 trans. G.A.S.
L.50 Xin nước nóng
L.50 Request for hot water
Lúc bấy giờ, Thế Tôn bị bệnh phong và Tôn giả Upavāna là thị giả. Thế Tôn gọi Tôn giả Upavāna như vầy, ‘Đến đây, Upavāna, hãy kiếm cho Ta nước nóng.’ ‘Kính vâng, bạch Đại Đức.’ Tôn giả Upavāna vâng đáp.
Now on that occasion the Blessed One was afflicted by winds and the Venerable Upavāna was his attendant. Then the Blessed One addressed Venerable Upavāna thus, ‘Come, Upavāna, find some hot water for me.’ ‘Yes, venerable sir, Venerable Upavāna replied.’
Rồi Tôn giả Upavāna khoác y, cầm y bát, đi đến trú xứ của bà-la-môn Devahita, đứng im lặng một bên.
Bà-la-môn Devahita thấy Tôn giả Upavāna đứng im lặng một bên, bèn nói lên bài kệ với Tôn giả:
Then Venerable Upavāna dressed and, taking bowl and robe, went to the residence of Devahita, a brahmin, where he stood silently to one side. The brahmin Devahita saw Venerable Upavāna standing silently to one side and addressed him in verse:
‘Tôn giả đứng im lặng, đầu trọc, choàng đại y, ông muốn gì, cầu gì, ông đến để xin gì? ’
‘Silent, the arahant stands, shaven-headed, clad in a stitched robe, what do you want, what do you seek, what have you come here to beg?’
‘A-la-hán trong đời, đức Thiện thệ bệnh phong, nếu ông có nước nóng, cúng dường đức Mâu-ni.
‘The arahant, the master in the world, the sage, is afflicted with winds. Brahmin, if there is any hot water, please give it for the sage.
Cúng dường vị đáng cúng, kính lễ vị đáng kính, tôn kính vị tôn quý. Vì Ngài, tôi xin nước.’
He is worshipped by those worthy of worship, honoured by those worthy of honour, respected by those worthy of respect: It is to him that I wish to take it.’
Bà-la-môn Devahita liền bảo một người gánh một gánh nước nóng và dâng một túi đường mật cho Tôn giả Upavāna. Tôn giả Upavāna trở về chỗ Thế Tôn, dùng nước nóng tắm cho Thế Tôn, dùng đường mật pha với nước nóng dâng lên Thế Tôn dùng. Thế Tôn khỏi bệnh phong.
Then the brahmin Devahita ordered a man to bring a carrying pole with hot water and presented a bag of molasses to Venerable Upavāna. Then Venerable Upavāna approached the Blessed One. He had the Blessed One bathed with the hot water, and he mixed the molasses with hot water and offered it to him. Then the Blessed One’s ailment subsided.
Devahita Sutta: Saṃyutta-nikāya I.174–175 <375–377>, dịch Anh G.A.S.
Devahita Sutta: Saṃyutta-nikāya I.174–175 <375–377>, trans. G.A.S.
L.51 Nhịn đau do thương tích và ngủ
L.51 Enduring pain from an injury, and sleeping it off
Một thời, Thế Tôn trú tại Rājagaha, trong vườn Nai Maddakucchi. Lúc bấy giờ, chân Thế Tôn bị thương bởi một mảnh đá. Thế Tôn cảm thọ toàn thân đau nhức kịch liệt, không dễ chịu. Nhưng Thế Tôn nhẫn chịu, chánh niệm, chánh tri, tâm không phiền muộn.
On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Maddakucchi Deer Park. Now on that occasion the Blessed One’s foot had been cut by a stone splinter. Severe pains assailed the Blessed One, bodily feelings that were painful, racking, sharp, piercing, harrowing, and disagreeable. But the Blessed One endured them, mindful and clearly comprehending, without becoming distressed.
Rồi Thế Tôn gấp y tăng-già-lê làm tư, nằm xuống phía hông bên hữu như dáng nằm con sư tử, chân chồng lên nhau, chánh niệm chánh tri.
Then the Blessed One had his robe folded in four, and he lay down on his right side in the lion’s posture with one leg overlapping the other, mindful and clearly comprehending.
Lúc bấy giờ Thiên Ma Ba-tuần đi đến chỗ Thế Tôn, và nói bài kệ này:
Then Māra the evil one approached the Blessed One and addressed him in verse:
‘Ông nằm đó ngây dại, hay say sưa làm thơ? Hay quá nhiều mục đích, mà chưa được thành tựu? Nằm một mình cô độc, ở chốn cô tịch này, vì sao mặt ngái ngủ, phải chăng ông đang ngủ?’
‘Do you lie down in a daze or drunk on poetry? Don’t you have sufficient goals to meet? Being alone in a secluded lodging, why do you sleep with a drowsy face?’
‘Ta không nằm ngây dại, hay say sưa làm thơ; mục đích Ta đã đạt, đã dứt hết ưu sầu. Nằm một mình cô độc, ở chốn cô tịch này, tâm từ, thương chúng sanh.
‘I do not lie in a daze or drunk on poetry; having reached the goal, I am rid of sorrow. Being alone in a secluded lodging, I lie down full of compassion for all beings.
Dù kẻ ngực bị tên, hổn hển, nhưng vẫn ngủ; sao Ta lại không ngủ, khi tên đã nhổ ra?
Even those with a dart struck in the breast piercing their heart moment by moment, even these here, stricken, get to sleep; so why should I not get to sleep when my dart has been drawn out?
Ta thức không âu lo, Ta ngủ chẳng sợ hãi. Ngày đêm không quấy ta, Ta không thấy suy giảm, ở đâu trong đời này. Do vậy Ta yên giấc, thương tưởng khắp mọi loài.
I do not lie awake in dread, nor am I afraid to sleep. The nights and days do not afflict me; I see for myself no decline in the world. Therefore I can sleep in peace, full of compassion for all beings.’
Thế rồi Ma Vương… liền biến mất khỏi chỗ ấy.
Then Māra the evil one … disappeared right there.
Sakalika Sutta: Saṃyutta-nikāya I.110–111 <245–246>, dịch Anh G.A.S.
Sakalika Sutta: Saṃyutta-nikāya I.110–111 <245–246>, trans. G.A.S.
L.52 Đọc bảy giác chi lành bệnh
L.52 Recovering from an illness by having the seven factors of awakening, recited
Trong đoạn này, đức Phật khỏi bệnh bằng cách cho tụng bảy giác chi (bojjhaṅga); trong hai bài kinh trước đó, chính Phật cũng đã đọc bảy giác chi này cho Đại Ca-diếp và Đại Mục- kiền-liên, nhờ vậy các Ngài khỏi bệnh.
In this passage, the Buddha recovers from an illness by having seven factors conducive to awakening (bojjhaṅga) recited; in the two previous discourses, he himself recited these to the monks Mahā-kassapa and Mahā-moggallāna to help them recover from their illnesses.
Một thời Thế Tôn trú tại Vương xá (Rājagaha), chỗ nuôi sóc trong rừng Trúc (Veḷuvana). Lúc bấy giờ, Thế Tôn bệnh nặng, đau nhức. Tôn giả Mahā-cunda đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Mahā-cunda, ‘Hãy thuyết giác chi, này Cunda.’
On one occasion, the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. Now on that occasion the Blessed One was sick, afflicted, gravely ill. Then Venerable Mahā-cunda approached the Blessed One, paid respect to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to Venerable Mahā-cunda, ‘Recite the factors of awakening, Cunda.’
‘Có bảy giác chi này, Đại Đức, được Thế Tôn thiện xảo truyền đạt; khi được tu tập, tu tập nhiều, sẽ dẫn đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Bảy giác chi này gồm những gì? Niệm giác chi… trạch pháp giác chi… tinh tấn giác chi… hỷ giác chi… khinh an giác chi… định giác chi… xả giác chi…’
‘These seven factors of awakening, venerable sir, have been rightly expounded by the Blessed One; when developed and cultivated, they lead to higher knowledge, to awakening, to nirvana. What seven? The awakening factor of mindfulness … of investigation of Dhamma … of vigour… of joy … of tranquillity, of meditative concentration … of equanimity …’
‘Thật vậy, này Cunda, đó là giác chi! Thật vậy, này Cunda, đó là giác chi!’
‘Surely, Cunda, they are factors of awakening! Surely, Cunda, they are factors of awakening!’
Tôn giả Mahā-cunda đã thuyết. Bậc đạo sư chấp nhận. Và Thế Tôn thoát khỏi bệnh ấy. Theo cách như vậy, Thế Tôn đoạn tận được bệnh của mình.
This is what Venerable Mahā-cunda said. The teacher approved. And the Blessed One recovered from that illness. In such a way the Blessed One was cured of his illness.
Gilāna Sutta no.3: Saṃyutta-nikāya V.81, dịch Anh P.H.
Gilāna Sutta no.3: Saṃyutta-nikāya V.81, trans. P.H.
L.53 Chăm sóc tỳ-kheo bệnh
L.53 Compassionate help for a sick monk
Đoạn này cho thấy tâm từ thực tế của đức Phật, chăm sóc một tỳ-kheo bị bệnh và bảo các tỳ-kheo nên chăm sóc bạn đồng tu bị bệnh như chăm sóc người trong gia đình.
This passage shows the practical compassion of the Buddha, caring for a sick monk and urging monks to look after sick co-monks as they would do for a family member.
Vào lúc bấy giờ, có một tỳ-kheo bị bệnh kiết lỵ. Vị ấy nằm chìm ngập trong phân và nước tiểu của mình. Khi ấy, đức Thế Tôn cùng với thị giả là tôn giả A-nan theo sau, đi xem xét từ phòng này sang phòng khác, lần lượt đến chỗ tỳ-kheo bệnh. Nhìn thấy tỳ-kheo nằm ngập trong đống phân và nước tiểu của mình.
Now at that time a certain monk was sick with dysentery. He lay fouled in his own urine and excrement. Then the Blessed One, on an inspection tour of the lodgings with Venerable Ānanda as his attendant, went to the dwelling of that monk and, on arrival, saw the monk lying fouled in his own urine and excrement.
Thấy vậy, Thế Tôn bèn đi đến gần và nói, ‘Tỳ- kheo, ông bị bệnh gì?’ ‘Bạch Đại Đức, con bị kiết lỵ.’ ‘Tỳ- kheo, ông có ai chăm sóc không?’ ‘Bạch Đại Đức, con không có ai.’ ‘Tỳ-kheo, vì sao các tỳ-kheo không chăm sóc ông?’ ‘Bạch Đại Đức, con không có làm gì cho các tỳ-kheo, do đó các tỳ-kheo không ai chăm sóc con.”
On seeing him, the Blessed One went to the monk and said, ‘Monk, what is your sickness?’ ‘Venerable sir, I have dysentery.’ ‘Monk, do you have an attendant?’ ‘No, venerable sir, I do not have one.’ ‘Monk, why don’t the monks attend to you?’ ‘Venerable sir, I do not do anything for the monks, which is why they do not attend to me.’
Khi ấy Thế Tôn bảo tôn giả Ānanda, ‘Ānanda, hãy đi kiếm nước mang lại đây. Chúng ta sẽ tắm cho tỳ-kheo này.’ - ‘Kính vâng, bạch Đại Đức’, tôn giả Ānanda đáp, rồi mang nước lại. Đức Thế Tôn dội nước cho vị tỳ-kheo, còn tôn giả Ānanda gột rửa cho ông. Rồi đức Thế Tôn đỡ phần đầu, tôn giả Ānanda đỡ phần chân, nâng và đặt ông lên giường.
Then the Blessed One addressed Venerable Ānanda, ‘Ānanda, go and bring some water. We will wash this monk.’ ‘Yes, venerable sir’, Venerable Ānanda replied, and fetched some water. The Blessed One sprinkled water on the monk, and Venerable Ānanda washed him off. Then, with the Blessed One taking the monk by the head, and Venerable Ānanda taking him by the feet, they lifted him up and placed him on a bed.
Sau đó, đức Thế Tôn, do nhân duyên này, tập họp chúng tỳ- kheo lại, và hỏi, ‘Này các tỳ-kheo, có phải có tỳ-kheo bệnh ở tinh xá đằng kia?’ ‘Thưa có, bạch Thế Tôn.’ ‘Này các tỳ- kheo, ông ấy bệnh gì?’ ‘Bạch Đại Đức, vị ấy bị kiết lỵ.’ ‘Này các tỳ-kheo, tỳ-kheo ấy có ai chăm sóc không?’ ‘Bạch Đại Đức, không có ai.’ ‘Này các tỳ-kheo, vì sao các tỳ-kheo không chăm sóc?’ ‘Bạch Đại Đức, vì tỳ-kheo ấy không làm gì cho các tỳ-kheo, do đó các tỳ-kheo không ai chăm sóc ông.’
Then the Blessed One, from this cause, because of this event, had the monks assembled. He asked them, ‘Monks, is there a sick monk in that dwelling over there?’ ‘Yes, venerable sir, there is.’ ‘Monks, what is his sickness?’ ‘Venerable sir, he has dysentery.’ ‘Monks, does he have an attendant?’ ‘No, venerable sir, he does not.’ ‘Monks, then why don’t the monks attend to him?’ ‘Venerable sir, he doesn’t do anything for the monks, which is why they don’t attend to him.’
‘Này các tỳ-kheo, các ngươi không có mẹ, các ngươi không có cha, là những người có thể chăm sóc các ngươi. Nếu các ngươi không chăm sóc lẫn nhau thì giờ đây ai sẽ chăm sóc các ngươi? Này các tỳ-kheo, ai muốn chăm sóc Ta, hãy chăm sóc người bệnh.’
‘Monks, you have no mother, you have no father, who might tend to you. If you do not tend to one another, who then will tend to you? Monks, whoever would tend to me should tend to the sick.’
Mahāvagga VIII.26: Vinaya I.301–302, dịch Anh G.A.S.
Mahāvagga VIII.26: Vinaya I.301–302, trans. G.A.S.
L.54 Giúp đỡ sản phụ đẻ khó
L.54 Helping a woman in labour
Đoạn này thuật chuyện bà Suppavāsā, một phụ nữ có thai đã lâu và đang bị đau đớn trong nhiều ngày. Bà có đức tin rất lớn nơi đức Phật, và khi bà cầu Ngài giúp đỡ, ở cách xa đó, Phật đã dùng thần lực hộ trì khiến bà lâm bồn dễ dàng.
This passage concerns Suppavāsā, a woman who had had a long pregnancy and had been in labour for several days, in great pain. She had great faith in the Buddha, and when she called on him for help, at a distance, he used his power to ensure she had an easy delivery.
Dầu cảm giác đau đớn, nhức nhối, kịch liệt, và thống khổ, bà vẫn duy trì ba niệm: ‘Thế Tôn là vị Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn thuyết để dứt trừ đau khổ như thế này; Tăng đệ tử của Thế Tôn chân chánh hành trì, để dứt trừ đau khổ như thế này; Niết-bàn là an lạc, nơi đây đau khổ như thế này không tồn tại.’
Afflicted by painful, sharp, grating and stabbing pains, she put up with this with three thoughts: ‘A perfectly awakened Buddha, truly, is the Blessed One, who teaches Dhamma for the sake of abandoning the pain of such a form as this; well conducted, truly, is the Blessed One’s Sangha of disciples, which practises for the sake of abandoning pain of such a form as this; perfect happiness, truly, is nirvana, wherein pain of such a form as this is not found.’
Rồi Suppavāsā, con gái vua Koliya, gọi chồng của mình: ‘Anh hãy đi đến chỗ Thế Tôn; sau khi đến, cúi đầu đảnh lễ chân Ngài thay tôi và hỏi thăm Thế Tôn ít bệnh, ít não, khinh an, khỏe mạnh, an lạc trú… [và kể cho Ngài về tình trạng đau đớn và ba niệm của tôi].’
Then Suppavāsā, the Koliyan’s daughter, addressed her husband, saying, ‘You should go and approach the Blessed One; and having approached him, you should pay respects to him with your head at his feet on my behalf and ask for my freedom from affliction, freedom from impediment, lightness of body, strength and moving about in comfort … [and tell him of my painful conditions and three thoughts].’
… [Rồi ông làm theo, và Thế Tôn đáp:] ‘Mong rằng Suppavāsā, con gái vua Koliya, được an lạc; mong nàng khỏe mạnh, và sanh đứa con khỏe mạnh. Với lời nói này của Thế Tôn, Suppavāsā, con gái vua Koliya, được an lạc, khỏe mạnh, sanh đứa con trai khỏe mạnh.
… [So he did so, and the Blessed One replied:] ‘May Suppavāsā, the Koliyan’s daughter, be at ease; may she be healthy, may she give birth to a healthy son.’ And with that utterance, moreover, from the Blessed One, Suppavāsā, the Koliyan’s’ daughter, became at ease, healthy, and gave birth to a healthy son.
… [Khi người chồng trở về với vợ mình thì thấy điều này đã xảy ra, ông nói:] ‘Thật vi diệu thay, nàng hỡi, thật hy hữu thay, nàng hỡi, thần lực này, đại uy lực này của Thế Tôn, khiến cho Suppavāsā… có thể với lời nói từ Thế Tôn, được an lạc, khỏe mạnh, sanh con trai khỏe mạnh’, điều này làm ông hoan hỷ, phấn khởi, tâm sanh hỷ lạc.
… [When the husband returned to his wife and saw what had happened, he said:] ‘It is truly a marvel, my lady, it is truly an unprecedented thing, my lady, this state of great psychic potency, this state of great majesty, of the Tathāgata, inasmuch, namely, as this Suppavāsa … can with this utterance from the Blessed One, have become at ease, healthy and have given birth to a healthy son’, at which he became delighted, jubilant, filled with joy and happiness.
Suppavāsa Sutta: Udāna 15-16, dịch Anh P.H.
Suppavāsa Sutta: Udāna 15-16, trans. P.H.
Ngủ và ăn
Sleeping and eating
L.55 Đức Phật ngủ thế nào
L.55 How the Buddha slept
Các đoạn này tường thuật đức Phật chánh niệm đi vào giấc ngủ và ngủ yên giấc.
These passages say how the Buddha mindfully went to sleep and slept well.
Một thời Thế Tôn ngụ tại thành Vương xá (Rājagaha), chỗ nuôi sóc, trong rừng Trúc (Veḷuvana). Bấy giờ khi đêm gần tàn, Thế Tôn đi kinh hành ngoài trời quá nửa đêm, rồi rửa chân, bước vào tinh xá, và nằm xuống phía hông bên phải theo thế nằm của con sư tử, chân chồng lên nhau, chánh niệm, chánh trí, tác ý với ý tưởng thức dậy.
On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. Then when the night was fading, the Blessed One, having spent much of the night walking back and forth in the open, washed his feet, entered his dwelling, and lay down on his right side in the lion’s posture with one leg overlapping the other, mindful and clearly comprehending, having attended to the idea of rising.
Supati Sutta: Saṃyutta-nikāya I.107 < 239–240>, dịch Anh G.A.S
Supati Sutta: Saṃyutta-nikāya I.107 < 239–240>, trans. G.A. Somaratne.
‘Nhưng Tôn giả Gotama có nhớ là có ngủ ngày không?’ ‘Này Aggivessana, Ta nhớ rằng vào cuối tháng hạ, sau khi khất thực về, thọ thực xong, trải y tăng-già-lê gấp làm bốn, và nằm xuống phía hông phải, chánh niệm, Ta ngủ yên.’
‘But does Venerable Gotama recall sleeping during the day?’ ‘Aggivessana, I recall that In the last month of the hot season, on returning from my alms-round, after my meal, I lay out my robe folded in four, and lying down on my right side, I fall asleep mindful and fully aware.
Mahā-saccaka Sutta: Majjhima-nikāya I.249, dịch Anh G.A.S.
Mahā-saccaka Sutta: Majjhima-nikāya I.249, trans. G.A.S.
Ngài luôn nghỉ an lạc, bà-la-môn tịch diệt, không tham dính các dục, thanh lương, không hữu y (nirūpadhi).
He indeed always sleeps well, the brahmin who is fully quenched, who does not cling to sensual pleasures, and is cool at heart, without acquisitions.
Chặt đứt mọi ái chấp, dứt ưu khổ trong tim, tịch tĩnh ngủ an lạc, tâm tư được yên tĩnh.
Having cut off all attachments, having removed care from the heart, the peaceful one sleeps well, having attained peace of mind.
Sudatta Sutta: Saṃyutta-nikāya I.212 <458>, dịch Anh G.A.S.
Sudatta Sutta: Saṃyutta-nikāya I.212 <458>, trans. G.A.S.
L.56 Người xuất gia được nhận thịt vào bát?
L.56 Can meat be accepted in a renunciant’s alms-bowl?
Đoạn này nói rõ rằng các tỳ-kheo và tỳ-kheo-ni khất thực không nên nhận thịt nếu thấy, nghe hay nghi ngờ thịt ấy từ chúng sinh vật bị giết vì mình. Bất cứ ai giết hại đều gây nghiệp dẫn đến quả dị thục xấu cho mình. Tuy nhiên, người tu có thể nhận thịt do thí chủ mua từ chợ. Đối với một Phật tử tại gia sát sanh thú vật hay cá để bán là sinh sống tà mạng, mặc dù nhiều Phật tử cũng có ăn thịt cá hằng ngày.
This passage makes it clear that monks and nuns should not accept alms-food containing flesh if they have seen, heard or suspected that the flesh came from a being that was killed specifically to feed them. It also sees anyone involved in slaughtering an animal as generating bad karmic results for themselves. Monastics, though, may accept meat bought by a lay donor in a market. For a lay Buddhist to kill animals or fish and sell their flesh would be wrong livelihood, though many lay Buddhists do include some meat, such as fish, in their own diets.
Bấy giờ Jīvaka Komārabhacca (y sĩ Kì-bà) đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên và bạch Thế Tôn: ‘Bạch Đại Đức, con nghe nói như sau: Họ giết hại chúng sanh vì Sa-môn Gotama; Sa-môn Gotama biết mà vẫn dùng các loại thịt từ chúng sinh bị giết vì mình. Bạch Đại Đức, ai nói như vậy phải chăng là nói điều được nói bởi Thế Tôn, không xuyên tạc Thế Tôn bởi những điều không đúng sự thật? Có phải họ trả lời đúng pháp, thuận pháp, và những ai như pháp, thuyết đúng pháp, thuận pháp, không đáng bị khiển trách?’
Then Jīvaka Komārabhacca went to the Blessed One, and after paying homage to him, he sat down at one side and said to the Blessed One: ‘Venerable sir, I have heard this: They slaughter living beings for the renunciant Gotama; the renunciant Gotama knowingly eats meat prepared for him from animals killed for his sake. Venerable sir, do those who speak thus say what has been said by the Blessed One, and not misrepresent him with what is contrary to fact? Do they explain in accordance with the Dhamma in such a way that nothing which provides a ground for censure can be legitimately deduced from their assertions?’
‘Này Jīvaka, những ai nói như vậy không phải nói điều được Ta nói, mà xuyên tạc Ta với những điều không đúng sự thật.
‘Jīvaka, those who speak thus do not say what has been said by me, but misrepresent me with what is untrue and contrary to fact.
Này Jīvaka, Ta nói thịt không được thọ dụng trong ba trường hợp: khi thấy, nghe và nghi rằng chúng sanh bị giết vì mình. Ta nói thịt không được thọ dụng trong ba trường hợp này. Ta nói trong ba trường hợp, thịt có thể được thọ dụng: khi không thấy, không nghe và không nghi chúng sanh bị giết vì mình. Ta nói thịt được thọ dụng trong ba trường hợp này.… .’
Jīvaka, I say that there are three instances in which meat should not be eaten: when it is seen, heard, or suspected that the living being has been slaughtered for oneself. I say that meat should not be eaten in these three instances. I say that there are three instances in which meat may be eaten: when it is not seen, not heard, and not suspected that the living being has been slaughtered for oneself. I say that meat may be eaten in these three instances. … .’
‘Bạch Đại Đức, con nghe như sau: “Phạm thiên an trú tâm từ.” Bạch Đại Đức, Thế Tôn mà con trực tiếp diện kiến chứng minh điều đó; bởi Thế Tôn an trú tâm từ.’…
‘Venerable sir, I have heard this: “Brahmā abides in loving kindness.” Venerable sir, the Blessed One is my visible witness to that; for the Blessed One abides in loving kindness.” ’ …
‘Bạch Đại Đức, con nghe như sau: “Phạm thiên an trú tâm xả.” Bạch Đại Đức, Thế Tôn mà con trực tiếp diện kiến chứng minh điều đó; bởi Thế Tôn an trú tâm xả.’
‘Venerable sir, I have heard this: “Brahmā abides in equanimity.” Venerable sir, the Blessed One is my visible witness to that; for the Blessed One abides in equanimity.’
‘Này Jīvaka, bất cứ tham, sân, si nào, do bởi đó mà khởi lên sân hận, hay bất mãn, hay ác ý, Như Lai đều đã đoạn trừ hết thảy, chặt đứt rễ, như thân cây tāla bị chặt khiến không thể sanh khởi trong tương lai. Nếu như vậy là ý nghĩa ông muốn nói, thời Ta đồng ý với ông.’
‘Jīvaka, any attachment, any hate, any delusion whereby cruelty or discontent or aversion might arise have been abandoned by the Tathāgata, cut off at the root, made like a palm stump, done away with so that they are no longer subject to future arising. If what you said referred to that, then I allow it to you.’
‘Bạch Đại Đức, như vậy thật là ý nghĩa con muốn nói.’
‘Venerable sir, what I said referred to precisely that.’
‘Này Jīvaka, những ai vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai, mà giết hại sinh vật, người ấy tích lũy nhiều nghiệp phi phước theo năm trường hợp: Khi người ấy nói: “Hãy đi và dắt con thú này đến”, đó là trường hợp thứ nhất người ấy tích lũy nhiều nghiệp phi phước. Khi con thú ấy cảm thọ khổ ưu, do bị dắt đi vì bị kéo lôi nơi cổ, đây là trường hợp thứ hai, người ấy tích lũy nhiều nghiệp phi phước. Khi người ấy nói: “Hãy đi và giết con thú này”, đây là trường hợp thứ ba người ấy tích lũy nhiều nghiệp phi phước. Khi con thú ấy cảm thọ khổ ưu lúc bị giết, đây là trường hợp thứ tư người ấy tích lũy nhiều nghiệp phi phước. Khi người ấy cúng dường Như Lai hay đệ tử Như Lai phi pháp, đó là nguyên nhân thứ năm người ấy tích lũy nhiều nghiệp phi phước. Những ai vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy tích lũy nhiều nghiệp phi phước theo năm trường hợp này.
‘Jīvaka, if anyone slaughters a living being for the Tathāgata or his disciple, he accumulates much detrimental karma in five instances: When he says: “Go and fetch that living being”, this is the first instance in which he accumulates much detrimental karma. When that living being experiences pain and grief on being led along with a neck-halter, this is the second instance in which he accumulates much detrimental karma. When he says: “Go and slaughter that living being, this is the third instance in which he accumulates much detrimental karma. When that living being experiences pain and grief on being slaughtered, this is the fourth instance in which he accumulates much detrimental karma. When he provides the Tathāgata or his disciple with food that is not permissible, that is the fifth instance in which he accumulates much detrimental karma. Anyone who slaughters a living being for the Tathāgata or his disciple lays up much detrimental karma in these five instances.
Jīvaka Sutta: Majjhima-nikāya I.368–371, dịch Anh G.A.S.
Jīvaka Sutta: Majjhima-nikāya I.368–371, trans. G.A.S.
L.57 Hộ trì Phật pháp bằng tài vật không phải là thiết yếu duy nhất
L.57 Material support for Buddhism need not be exclusive
Trong đoạn này, một thí chủ giàu có đệ tử Kỳ-na giáo, sau một cuộc tranh luận đạo lý với Phật, tuyên bố từ nay cải đạo, theo Phật. Đức Phật hồi đáp với sự cởi mở và bao dung.
In this passage, a well-off supporter of Jainism has, after a conversation with the Buddha, declared that he wishes to be his follower. The Buddha’s response is an open and generous one.
‘Này Sīha, hãy suy xét chín chắn, đây là điều thích đáng đối với những người nổi tiếng như ông.’
‘Now Sīha, make a proper investigation: this is appropriate in the case of well-known men like yourself.’
‘Bạch Thế Tôn, con thật sự hoan hỷ và phấn khởi với lời nói này của Thế Tôn.…
Bởi vì, nếu các ngoại đạo khác sau khi thâu nhận con làm đệ tử, họ có thể vác cờ đi khắp cả Vesālī, rao rằng “Tướng quân Sīha đã trở thành đệ tử của chúng tôi.”… Vì vậy… cúi xin Thế Tôn nhận con là ưu-bà-tắc, quy y từ nay cho đến trọn đời.’
‘I, Blessed One, am truly very pleased and satisfied with what the Blessed One said to me. … For if members of other sects had gained me as a disciple, they would have paraded a banner all around Vesāli, saying “General Sīha has joined our disciples.” … So ... may the Blessed One accept me as a lay follower going for refuge from this day onwards for as long as life lasts.’
‘Trong một thời gian dài, này Sīha, gia đình ông là nguồn suối cho những người Nigaṇṭha (Jain); vậy ông nên nghĩ đến chu cấp vật thực cho họ khi họ đến nhà ông.’
‘For a long time, Sīha, your family has given generous support to the Nigaṇṭhas (Jains). Will you think to still give alms when they approach you?’
‘Bạch Thế Tôn, con thật sự rất hoan hỷ và phấn khởi với lời nói này của Thế Tôn.… Con đã được nghe, bạch Thế Tôn, “Sa-môn Gotama đã nói như vầy, ‘Chỉ nên bố thí cho Ta; không nên bố thí cho những người khác… Chỉ nên bố thí cho các đệ tử của Ta, không nên bố thí cho các đệ tử của những người khác…’.” Thế nhưng, ở đây Thế Tôn khuyến khích con bố thí cho những người Nigaṇṭha. Thật vậy, bạch Thế Tôn, chúng con sẽ biết thời điểm thích hợp cho việc làm ấy.’
‘I, Blessed One, am truly very pleased and satisfied with what the Blessed One said to me. … I have heard, Blessed One, “The renunciant Gotama speaks thus, ‘Gifts should be given to me only, not to others ....; gifts should be given to my disciples only, not to the disciples of others …’.” But then the Blessed One urged me to give to the Nigaṇṭhas too. Indeed, Blessed One, we will know the right time for that.’
Mahāvagga: Vinaya I.236–237, dịch Anh P.H.
Mahāvagga: Vinaya I.236–237, trans. P.H.
Làm thơ và thưởng thơ
Composing and enjoying poetry
L.58 Đáp thi kệ bằng thi kệ
L.58 Responding to verses with verses
Ở đây, đức Phật vui vẻ trao đổi các thị kệ với một người chăn bò về hạnh phúc của đời sống tại gia và đời sống xuất gia.
Here the Buddha playfully exchanges verses with a cattleman on the happiness of lay life and renunciant life.
Dhanya, người chăn bò, nói bài kệ này:
‘Cơm chín, sữa đã vắt, tôi sống chung (với vợ) bên bờ Mahī. Chòi tranh, lửa đã đốt. Nếu muốn, hãy mưa đi, Thần Mưa.’
‘I am with my rice cooked, milking done’, said Dhaniya the cattleman. ‘I live with my people along the banks of the Mahī. My hut is roofed, fire is lit; so if you want, (rain) god, go ahead and rain.’
Phật Thế Tôn nói bài kệ này:
‘Không sân, không ngoan cố (tâm xơ cứng); một đêm Ta trú bờ Mahī. Lửa tắt, chòi rộng mở. Nếu muốn, hãy mưa đi, Thần Mưa.’
‘I am free from anger, with stubbornness gone’, said the Blessed One. I live for one night along the banks of the Mahī. My hut is open, fire is out; so if you want, god, go ahead and rain.’
Dhanya:
‘Muỗi mòng thảy đều không. Đàn bò nhởn nhơ bên bờ ao; chúng an nhiên, dù mưa. Nếu muốn, hãy mưa đi, Thần Mưa.’
‘No mosquitoes or gadflies are to be found’, said Dhaniya the cattleman; ‘the cows roam in the marshy meadow where the grasses flourish. They could stand the rain if it came; so if you want, god, go ahead and rain.’
Thế Tôn:
‘Bè đã kết, khéo; vượt dòng nước lũ, qua bờ kia. Bây giờ không cần bè. Nếu muốn, hãy mưa đi, Thần Mưa’.
‘A raft, well-made, has been lashed together’, said the Blessed One; having crossed over, gone to the far shore (nirvana), I have subdued the flood. There is (now) no need of a raft; so if you want, god, go ahead and rain.’
Dhanya:
‘Vợ trung thực, không tham; lâu ngày chung sống, vừa đẹp ý. Nàng không hề ác hành. Nếu muốn, hãy mưa đi, Thần Mưa.’
‘My wife is compliant, not careless’, said Dhaniya, the cattleman; ‘she has lived with me long, and is charming. I hear no evil about her at all; so if you want, god, go ahead and rain.’
Thế Tôn:
‘Tâm giải thoát, không tham; lâu ngày khéo tu, khéo nhiếp phục. Trong Ta không còn ác pháp, không còn được tìm thấy. Nếu muốn, hãy mưa đi, Thần Mưa.’
‘My mind is compliant, released’, said the Blessed One, ‘and has long been nurtured, well-tamed. No evil is to be found in me; so if you want, god, go ahead and rain.’
Dhanya:
‘Thâu hoạch, tự nuôi sống. ‘Tôi và con sống chung không bệnh. Con tôi không ác hành. Nếu muốn, hãy mưa đi, Thần Mưa.’
‘I support myself on my earnings’, said Dhaniya the cattleman; ‘and my sons live in harmony, in good health. I hear no evil about them at all; so if you want, god, go ahead and rain.’
Thế Tôn:
‘Không làm thuê cho ai. Tự chứng, Ta đi khắp thế gian. Ta không cần trả công. Nếu muốn, hãy mưa đi, Thần Mưa.’
‘I am no one’s employee’, said the Blessed One. ‘I wander the whole world on gains (given). I have no need of earnings; so if you want, god, go ahead and rain.’
Dhanya:
‘Ðây bò cái, bò con; bò mang thai, bò tơ; bò đực, bò đầu đàn. Nếu muốn, hãy mưa đi, Thần Mưa.’
‘There are cows, young bulls’, said Dhaniya the cattleman, ‘and cows in calf, also breeding cows. There is a great bull, the leader of the herd; so if you want, god, go ahead and rain.’
Thế Tôn:
‘Không bò cái, bò con; không bò chửa, bò tơ, không bò đực, đầu đàn. Nếu muốn, hãy mưa đi, Thần Mưa.’
‘There are no cows, no young bulls, said the Blessed One, ‘no cows in calf or breeding cows. There is no great bull, the leader of the herd; so if you want, god, go ahead and rain.’
Dhanya:
‘Cột đóng sâu, bất động, dây thừng được bện chắc, bò con không thể bứt. Nếu muốn, hãy mưa đi, Thần Mưa.’
‘The stakes are dug-in, immovable’, said Dhaniya the cattleman; ‘the new muñja-grass halters, well-woven; not even young bulls could break; so if you want, god, go ahead and rain.’
Thế Tôn:
‘Bò chúa bứt dây buộc; như voi bứt cỏ mục; Ta không còn tái sanh thai mẹ. Nếu muốn, hãy mưa đi, Thần Mưa.’
‘Having broken my bonds like a great bull, like a great elephant tearing a rotting vine; I never again will lie in a womb; so if you want, god, go ahead and rain.’
Rồi mưa lớn trút xuống, làm đầy tràn đất trũng, làm ngập lụt đất cao. Nghe trời gầm, mưa thét, Dhanya đọc kệ:
The great cloud rained down straightaway, filling the lowlands and high. Hearing the god pour down, Dhaniya stated this meaning:
‘Lợi thay cho chúng ta, đây không phải lợi nhỏ; chúng ta được chiêm ngưỡng, vị Chánh Giác, Thế Tôn. Ôi! Kính lễ Pháp Nhãn, con xin quy y Phật. Kính lễ Đại Mâu-ni, Ngài là Thầy chúng con.’
‘How great our gain that we have gazed on the Blessed One! We go to him, the one with vision, for refuge. May you be our teacher, O great sage?’
‘Vợ con cùng với con, là những người nhu thuận. Xin sống đời Phạm hạnh, dưới chân đức Thiện Thệ. Ðược đến bờ bên kia, vượt khỏi sanh già chết. Chúng con sẽ trở thành, người diệt tận đau khổ.’
My wife and I are compliant. Let us follow the holy life under the Fortunate One. Gone to the far shore of ageing and death, let us put an end to the painful.’
Ác Ma nói:
‘Có con, vui với con. Chủ bò, vui với con bò. Con người vui hữu y (upādhi: chấp thủ y); không hữu y sao vui?’
‘Those with children delight because of their children’, said Māra, the evil one. ‘Those with cattle delight because of their cows. A person’s delight comes from acquisitions, since a person with no acquisitions does not delight.’
Thế Tôn nói:
‘Có con, khổ với con. Chủ bò, khổ với bò. Người khổ vì hữu y; không hữu y, sao khổ?’
‘Those with children grieve because of their children’, said the Blessed One. ‘Those with cattle grieve because of their cows. A person’s grief comes from acquisitions, since a person with no acquisitions does not grieve.’
Dhaniya Sutta: Sutta-nipāta 18–34, dịch Anh G.A.S.
Dhaniya Sutta: Sutta-nipāta 18–34, trans. G.A.S.
L.59 Thưởng thức thơ
L.59 Enjoying poetry
Trong đoạn này, đức Phật tán thán thơ của tỳ-kheo Vaṅgīsa, đệ tử hạng nhất trong những vị có biện tài nhạy bén (Aṅguttara-nikāya I.24). Ông thiện xảo trong cảm hứng thơ ứng.
In this passage, the Buddha enjoys the poetry of the monk Vaṅgīsa, who was the foremost disciple of those gifted with inspirational speech (Aṅguttara-nikāya I.24). He had the skill in composing spontaneous verses.
Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī, trong vườn ông Anāthapiṇḍika, rừng Jeta, cùng đại chúng tỳ-kheo 1,250 vị. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang thuyết pháp cho các tỳ-kheo bằng bài pháp liên hệ đến Niết-bàn, khai thị, khuyến phát, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Các tỳ-kheo chú tâm, chú ý, tập trung tất cả tâm tư, lắng tai nghe pháp.
On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park, together with a large community of monks, with 1,250 monks. Now on that occasion the Blessed One was instructing, exhorting, inspiring, and gladdening the monks with a talk on Dhamma concerning nirvana. And those monks were listening to Dhamma with eager ears, attending to it as a matter of vital concern, directing their whole mind to it.
Bấy giờ Tôn giả Vaṅgīsa nghĩ thầm: ‘Nay Thế Tôn thuyết giảng cho các tỳ-kheo… Ta hãy đối trước Thế Tôn xướng lên những bài kệ tán thán thích hợp.’ Thế rồi Tôn giả Vaṅgīsa rời chỗ ngồi đứng dậy, trật thượng y sang một bên vai, chắp tay hướng về Thế Tôn và bạch rằng, ‘Bạch Thiện Thệ, một cảm hứng đến với con! Bạch Thế Tôn, một cảm hứng đến với con!’ ‘Này Vaṅgīsa, hãy nói lên cảm hứng ấy.’ Rồi Tôn giả Vaṅgīsa, đối trước Thế Tôn, xướng lên những bài kệ tán thán thích hợp:
Then it occurred to Venerable Vaṅgīsa: ‘The Blessed One is instructing the monks … Let me extol the Blessed One to his face with suitable verses.’ Then Venerable Vaṅgīsa rose from his seat, arranged his upper robe over one shoulder, and raising his joined hands in reverential salutation towards the Blessed One, said to him, ‘Exalted One, an inspiration has come to me! Blessed One, an inspiration has come to me!’ ‘Vaṅgīsa, then express your inspiration.’ Then Venerable Vaṅgīsa extolled the Blessed One to his face with suitable verses:
‘Hơn ngàn vị tỳ-kheo, hầu kính đức Thiện Thệ, Phật thuyết pháp ly cấu, Niết-bàn không bố úy.
‘Over a thousand monks here attend upon the Blessed One as he teaches the dust-free Dhamma, nirvana, inaccessible to fear.
Lắng nghe pháp ly cấu, thuyết bởi Phật Chánh Giác, Chánh Giác thật chói sáng Thượng Thủ chúng tỳ-kheo.
They listen to the stainless Dhamma taught by the perfectly awakened Buddha. Indeed, the awakened one shines honoured by the community of monks.
Thế Tôn, hiệu Long Tượng,102 vị Đại Tiên tối thượng. Ngài như đám mây lớn, mưa nhuần chúng đệ tử.
Venerable sir, your name is Nāga,102 the best seer of the seers. Like a great cloud bearing rain you pour down on the disciples.
Ra đi từ giấc trưa, muốn thấy đức Tôn Sư; đệ tử Vaṅgīsa, đảnh lễ đấng Đại Hùng.’
Having emerged from his daytime abode from desire to behold the teacher, your disciple Vaṅgīsa, O great hero, bows down in devout respect at your feet.’
‘Này Vaṅgīsa, phải chăng những bài kệ này được nghĩ ra từ trước hay cảm hứng tại chỗ?’
‘Vaṅgīsa, had you already thought out these verses, or did they occur to you spontaneously?’
‘Bạch Đại Đức, những bài kệ này của con không phải được nghĩ ra từ trước, mà được cảm hứng tại chỗ.’
‘Venerable sir, I had not already thought out these verses; they occurred to me spontaneously.’
‘Vậy này Vaṅgīsa, hãy cảm hứng thêm nhiều kệ nữa, không suy nghĩ từ trước.’
‘Vaṅgīsa, in that case, let some more verses, not already thought out, occur to you.’
‘Kinh vâng, bạch Thế Tôn.’ Tôn giả Vaṅgīsa vâng đáp. Rồi Tôn giả Vaṅgīsa xướng lên những bài kệ tán thán Thế Tôn, những bài kệ không được nghĩ ra từ trước:
‘Yes, venerable sir’, Venerable Vaṅgīsa replied. Then Venerable Vaṅgīsa extolled the Blessed One with some more verses that had not been previously thought out:
‘Chinh phục tà đạo của Ác Ma. Dọn sạch hoang vu rồi bước đi. Hãy nhìn Đấng giải thoát triền phược. Chia phần pháp bình đẳng.
Having overcome the deviant course of Māra’s path, you fare having demolished barrenness of mind. Behold one who is the liberator from bondage, unattached, analysing into parts.
Dẫn người vượt thác lũ, thuyết thị đạo sai biệt; ai thấy pháp, trụ vững trong pháp bất tử này.
For the sake of leading us across the flood you declared the path with its many aspects. The seers of Dhamma stand immovable in that deathless declared by you.
Đấng thắp sáng, quán thấy, siêu việt mọi trú xứ (của thức tái sanh); giác tri và tác chứng, thuyết tối thượng cho năm vị.
The light-maker, having pierced right through, saw the transcendence of all stations (of rebirth consciousness); having known and realized it himself, he taught the chief matter to the five.
Pháp như vậy khéo thuyết, đã biết, sao phóng dật? Tinh cần pháp Thế Tôn, hãy thường cung kính học.’
When the Dhamma has been so well taught, what negligence is there for those who understand it? Therefore, living diligent in the Blessed One’s teaching, one should always reverently train in it.
Parosahassa Sutta: Saṃyutta-nikāya I.192–193 <414–417>, dịch Anh G.A.S.
Parosahassa Sutta: Saṃyutta-nikāya I.192–193 <414–417>, trans. G.A.S.
Những tháng cuối đời của đức Phật
The last months of the Buddha’s life
Kinh Đại Bát-niết-bàn (Mahā-parinibbāna Sutta) trong Trường Bộ (Dīgha-nikāya) (II.72–168) là bài kinh dài nhất trong Thánh điển Pāli. Kinh tường thuật ba tháng cuối đời đức Phật, khi Ngài tám mươi tuổi, kết thúc khi Ngài nhập đại Bát-niết-bàn (mahā-parinibbāna): Niết-bàn tối hậu khi vị giác ngộ mạng chung.
The Mahā-parinibbāna Sutta of the Dīgha-nikāya (II.72–168) is the longest single sutta in the Pāli Canon. It deals with the last three months of the Buddha’s life, in his eightieth year, culminating with his great (mahā) parinibbāna: the final nirvana that comes at the death of an awakened person.
L.60 Vượt qua bạo bệnh - dạy chánh niệm, nương tựa chính mình và Pháp
L.60 Overcoming a severe illness, and teaching mindfulness as the way to take refuge in oneself and the Dhamma
Bấy giờ Thế Tôn nói với các tỳ-kheo: ‘Này các tỳ-kheo, giờ hãy đi và tìm chỗ trú xung quanh Vesālī, nơi các ngươi được chào đón, giữa quyến thuộc và thân tín, và an cư trong mùa mưa. Còn Ta, Ta sẽ an cư mùa mưa ở ngay đây, tại làng Beluvā.’ ‘Kính vâng, bạch Thế Tôn’, các tỳ-kheo vâng đáp.
At that time the Blessed One spoke to the monks: ‘Monks, go now and seek shelter anywhere in the neighbourhood of Vesāli where you are welcome, among acquaintances and friends, and there spend the rainy season. As for me, I shall spend the rainy season in this very place, in the village of Beluva.’ ‘Very well, venerable sir, the monks said.’
Trong khi Thế Tôn an cư mùa mưa, một cơn bệnh trầm trọng khởi lên, đau nhức kịch liệt gần như tuyệt mạng. Nhưng Thế Tôn nhẫn thọ cơn đau bằng chánh niệm, chánh tri, không hề phiền nhiệt.
When the Blessed One had entered upon the rainy season, there arose in him a severe illness. Sharp and deadly pains came upon him. And the Blessed One endured them mindfully, clearly comprehending and unperturbed.
Rồi Thế Tôn nghĩ: ‘Thật không thích hợp nếu Ta nhập diệt mà không nói gì với các thị giả, không nói lời từ biệt chúng tỳ-kheo. Vậy Ta hãy trấn áp cơn đau này bằng nghị lực tinh tấn, duy trì mạng hành và an trú.’ Rồi Thế Tôn trấn áp cơn đau này bằng nghị lực tinh tấn, duy trì mạng hành và an trú. Và Thế Tôn bình phục; ngay khi vừa bình phục, Thế Tôn ra khỏi tinh xá, đến ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn, trong bóng mát của tinh xá.
Then the Blessed One considered: ‘It would not be fitting if I came to my final nirvana (at death) without addressing those who attended on me, without taking leave of the community of monks. Then let me suppress this illness by strength of will, resolve to maintain the life-sustaining activities, and live on.’ And the Blessed One suppressed the illness by strength of will, resolved to maintain the life-sustaining activities, and lived on. So it came about that the Blessed One’s illness was allayed. And the Blessed One recovered from that illness; and soon after his recovery he came out from his dwelling place and sat down in the shade of a building, on a seat prepared for him.
Lúc bấy giờ Tôn giả Ānanda đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ và ngồi xuống một bên, bạch rằng: ‘Bạch Thế Tôn, phước lạc thay cho con được thấy Thế Tôn an lạc! Bạch Thế Tôn, phước lạc thay cho con được thấy Thế Tôn bình phục! Bạch Thế Tôn, khi thấy Thế Tôn bệnh, con cảm thấy thân con yếu ớt như dây leo, mọi thứ trở thành mờ mịt, không còn nghe thấy gì. Dẫu rằng, bạch Thế Tôn, con có chút an ủi, nghĩ rằng Thế Tôn sẽ chưa nhập diệt, chừng nào chưa có giáo huấn tối hậu cho chúng tỳ-kheo.’ Tôn giả Ānanda nói như vậy.
Then Venerable Ānanda approached the Blessed One, respectfully greeted him, and sitting down at one side, he spoke to the Blessed One: ‘Venerable sir, fortunate it is for me to see the Blessed One at ease again! Venerable sir, fortunate it is for me to see the Blessed One recovered! Venerable sir, for truly, when I saw the Blessed One’s sickness it was as though my own body became weak as a creeper, everything around became dim to me, and my senses failed me. Yet, venerable sir, I still had some little comfort in the thought that the Blessed One would not come to his final nirvana until he had given some last instructions respecting the community of monks.’ Thus spoke Venerable Ānanda.
Thế Tôn hỏi tôn giả: ‘Này Ānanda, chúng tỳ-kheo còn mong đợi gì nữa ở Ta? Ta đã giảng Pháp mà không phân biệt hiển hay mật. Ānanda, đối với các giáo pháp, Như Lai không bao giờ giữ lại như là vị Tôn sư còn nắm chặt tay giữ lại. Những ai nghĩ rằng chính mình là người lãnh đạo chúng tỳ-kheo, hay chúng tỳ-kheo lệ thuộc người ấy, thì chính người ấy mới là người cần lưu lại giáo huấn tối hậu cho chúng tỳ-kheo. Nhưng, này Ānanda, Như Lai không có ý nghĩ như vậy, cho nên không phải là vị cần có giáo huấn tối hậu cho chúng tỳ- kheo? Vậy thì, Như Lai phải có giáo huấn gì cho chúng tỳ- kheo?
The Blessed One answered him: ‘Ānanda, what more does the community of monks expect from me? I have set forth the Dhamma without making any distinction of esoteric and exoteric Dhamma. Ānanda, there is nothing with regard to the teachings that the Tathāgata holds to the last with the closed fist of a teacher who keeps some things back. Whoever may think that it is he who should lead the community of monks, or that the community depends upon him, it is such a one that would have to give last instructions respecting them. But, Ānanda, the Tathāgata has no such idea as that it is he who should lead the community of monks, or that the community depends upon him. So what instructions should he have to give respecting the community of monks?
Này Ānanda, Ta nay đã già, tuổi đã suy. Nay Ta đã đến tám mươi, thọ mạng đến lúc tận cùng. Này Ānanda, như cỗ xe đã cũ kĩkỹ, còn giữ được nhờ ràng buộc một cách khó khăn, cũng vậy thân Như Lai còn duy trì được chỉ do các duyện duyên kết hợp. Này Ānanda, chỉ khi nào Như Lai không tác ý đến tất cả tướng, diệt trừ một số cảm thọ, chứng nhập và an trú vô tướng tâm định,103 chỉ khi ấy thân Ngài được an lạc.
Ānanda, now I am frail, old, aged, far gone in years. This is my eightieth year, and my life is spent. Ānanda, even as an old cart is held together with much difficulty, so the body of the Tathāgata is kept going only with supports. Ānanda, it is only when the Tathāgata, disregarding any characteristics of things in the meditative concentration that is free of characteristics,103 that his body is more comfortable.
Vậy nên, này Ānanda, hãy tự mình là hòn đảo (an toàn) cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một cái gì (hay một ai) khác. Và, này Ānanda, thế nào là tỳ-kheo an trú tự mình là hòn đảo cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một điều gì khác?
Therefore, Ānanda, dwell with yourselves as islands (of safety), yourselves as refuges, with no other (person as) refuge; with the Dhamma as your island, the Dhamma as your refuge, with no other (teaching as) refuge. And, Ānanda, how does a monk dwell with himself as an island, himself as refuge, with no other as refuge, with Dhamma as his island, the Dhamma as refuge, with no other as refuge?
Tỳ-kheo an trú tùy quán thân nơi thân, tinh tấn nhiệt hành, chánh tri chánh niệm, điều phục tham ưu trong đời; tùy quán thọ nơi thọ, tùy quán tâm nơi tâm, và pháp104 trong pháp, tinh tấn nhiệt hành, chánh tri chánh niệm, điều phục tham ưu trong đời; tỳ kheo như vậy an trú tự mình là hòn đảo cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một cái gì khác, y Chánh Pháp làm hòn đảo, y Chánh Pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác.
When he dwells, in respect of the body, contemplating the body, possessed of effort, clearly comprehending, and mindful, removing intense desire for and unhappiness with the world; when he dwells contemplating feelings in feelings, the mind in the mind, and reality-patterns104 in reality-patterns, possessed of effort, clearly comprehending, and mindful, removing intense desire for and unhappiness with the world, then, truly, he dwells with himself as an island, himself as refuge, with no other as his refuge, with the Dhamma as his island, the Dhamma as refuge, with no other as refuge.
Này Ānanda, các tỳ-kheo của Ta ấy, sau khi Ta diệt độ, an trú tự mình là hòn đảo cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác, y Chánh Pháp làm hòn đảo, y Chánh Pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác; đó sẽ là những tỳ-kheo đệ nhất trong các tỳ- kheo nhiệt tình tu học.’
Ānanda, those monks of mine, who now or after I am gone, dwell with themselves as islands, themselves as refuges, with no other (person) as refuge, with the Dhamma as island, with the Dhamma as refuge, with no other (teaching)as refuge: it is they who will become the highest, if they have the desire to learn.’
Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.98–101, dịch Anh G.A.S.
Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.98–101, trans. G.A.S.
L.61 Xả thọ hành
L.61 Relinquishing the impetus for a full life-span
Trong đoạn này, đức Phật già yếu, tự thấy đại sự của mình đã viên mãn, bèn xả thọ hành (āyusaṅkhāra: động cơ duy trì tuổi thọ), và lưu mạng hành (jīvitasaṅkhāra) để kéo dài sự sống thêm ba tháng nữa.
In this passage, the old and ill Buddha, having seen that he has accomplished his task, abandons impetus for sustaining the longest human life-span, and accepts that he will live for only three more months.
Bây giờ, vào buổi sáng sớm, Thế Tôn khoác y, cầm bát, vào Vesālī khất thực. Sau khi khất thực và ăn xong, trên đường trở về, Thế Tôn nói với tôn giả Ānanda, ‘Này Ānanda, hãy lấy tọa cụ, Ta muốn đi đến tháp miếu Cāpāla để nghỉ trưa.’ ‘Kính vâng, Đại Đức.’ Và tôn giả Ānanda mang tọa cụ đi theo sau Thế Tôn, từng bước.
Rồi Thế Tôn đi đến tháp miếu Cāpāla và ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Tôn giả Ānanda ngồi xuống một bên sau khi đảnh lễ Thế Tôn. Thế Tôn nói với tôn giả: ‘Này Ānanda, khả ái thay Vesālī; khả ái thay tháp miếu Udena, Gotamaka, Sattambaka, Bahuputta, Sārandada, và Cāpāla.’
Then the Blessed One, getting ready in the forenoon, took bowl and robe and went into Vesāli for alms. After the alms-round and meal, on his return, he spoke to Venerable Ānanda, ‘Ānanda, take up a mat, and let us spend the day at the Cāpāla shrine.’ ‘Very well, venerable sir.’ And Venerable Ānanda took up a mat and followed behind the Blessed One, step by step. And the Blessed One went to the Cāpāla shrine and sat down on the seat prepared for him. And when Venerable Ānanda had seated himself at one side after he had paid respect to the Blessed One, the Blessed One said to him, ‘Ānanda, delightful is Vesāli; delightful are the shrines of Udena, Gotamaka, Sattambaka, Bahuputta, Sārandada, and Cāpāla.’
… Rồi khi tôn giả Ānanda đi khỏi, Ác Ma đến chỗ Thế Tôn. Đứng một bên, nó nói với Thế Tôn: ‘Đại Đức, Thế Tôn nay hãy diệt độ. Thiện Thệ nay hãy diệt độ! Nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ. Đại Đức, Thế Tôn đã từng nói những lời này với tôi: “Này Ác Ma, Ta sẽ chưa diệt độ chừng nào mà các đệ tử của Ta, những tỳ-kheo… tỳ-kheo-ni… ưu-bà-tắc… ưu-bà-di, chưa là những đệ tử thông tuệ, tự chế ngự, tự tín, đa văn, thọ trì Pháp, thực hành pháp-tùy pháp, thực hành như pháp, thực hành tùy pháp; những đệ tử ấy sau khi thọ trì giáo pháp từ Tôn sư, mà có thể truyền bá, diễn giải, thuyết minh, xác lập, khai thị, phân tích, và giải thích pháp ấy một cách rõ ràng; có tà pháp khởi lên có thể phủ nhận và hàng phục một cách khéo léo, có thể quảng bá Chánh pháp thần diệu.” Đại Đức, nay những đệ tử của Thế Tôn, những tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di đã… [đã thành như vậy]. Như vậy, Đại Đức, Thế Tôn hãy diệt độ. Nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ.
…And when Venerable Ānanda had gone away, Māra the evil one approached the Blessed One. And standing at one side he spoke to the Blessed One: ‘Venerable sir, now let the Blessed One come to his final nirvana (by dying). Let the Fortunate One attain final nirvana! The time has come for the final nirvana of the Blessed One. Venerable sir, for the Blessed One spoke these words to me (soon after my awakening): “Evil one, I shall not come to my final nirvana until I have monk disciples …nun disciples … laymen disciples … and laywomen disciples who are accomplished, trained, skilled, learned, versed in Dhamma, practising Dhamma in accordance with Dhamma, practising the proper way, conducting themselves according to Dhamma, who will pass on what they have gained from their own teacher, teach it, declare it, establish it, expound it, analyse it, make it clear, till they shall be able by means of Dhamma to refute false teachings that have arisen, and teach the Dhamma of wondrous effect.” Venerable sir, now the Blessed Ones’ disciples, monks and nuns, laymen and laywomen have … [become in just this way]. So, venerable sir, let the Blessed One come to his final nirvana. The time has come for the final nirvana of the Blessed One.
Đại Đức, bởi Thế Tôn đã nói những lời này với tôi: “Này Ác Ma, Ta sẽ chưa diệt độ chừng nào mà phạm hạnh này của Ta chưa được thành tựu, hưng thịnh, quảng bá, chưa được lưu truyền phổ biến cho đại chúng phàm phu, cho đến chư thiên và loài người.” Đại Đức, điều này nay cũng xảy ra. Như vậy, Đại Đức, Thế Tôn hãy diệt độ. Thiện Thệ hãy diệt độ. Nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ.’
Venerable sir, for the Blessed One spoke these words to me: “Evil one, I shall not come to my final nirvana until this holy life taught by me has become successful, prosperous, far-renowned, popular, and widespread, until it is well proclaimed among gods and humans.” Venerable sir, this too has come to pass in just this way. So, venerable sir, let the Blessed One come to his final nirvana. Let the Fortunate One attain final nirvana! The time has come for the final nirvana of the Blessed One.’
Khi được nói vậy, Thế Tôn nói với Ác Ma: ‘Này Ác ma, hãy yên tâm. Không bao lâu nữa Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng, kể từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ.’
When this was said, the Blessed One spoke to Māra the evil one, ‘Evil one, do not trouble yourself. Before long the final nirvana of the Tathāgata will come about. Three months hence the Tathāgata will attain final nirvana.
Rồi Thế Tôn tại tháp miếu Cāpāla, chánh niệm, chánh tri, xả thọ hành, và khi điều này xảy ra, thời đại địa chấn động, khiến kinh sợ, tóc lông dựng ngược, sấm vang dậy.
So the Blessed One at the Cāpāla shrine, mindfully and clearly comprehending, relinquished the impetus for a full life-span, and when this occurred there was a great earthquake, terrible, hair-raising, and accompanied by thunder.
Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.102–107, dịch Anh G.A.S.
Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.102–107, trans. G.A.S.
L.62 Giáo huấn tối hậu
L.62 The last admonition
Trong đây, Phật di giáo, tổng yếu thánh đạo gồm bảy phần, được gọi là ba mươi bảy yếu tố dẫn đến giác ngộ (37 bồ-đề phần).
In this teaching, the Buddha sums up the path he had taught as seven sets of qualities which are known as the thirty-seven qualities conducive to awakening.
‘Này Ānanda, chúng ta hãy đi đến giảng đường trùng các (Kūṭāgāra), trong rừng Ðại lâm.’ ‘Kính vâng, Đại Đức’, tôn giả Ānanda vâng đáp. Rồi Thế Tôn, cùng tôn giả Ānanda, đi đến giảng đường trùng các, trong rừng Ðại lâm. Và ở đó, Thế Tôn nói với tôn giả Ānanda, ‘Này Ānanda, hãy đi gọi tất cả tỳ-kheo trú gần Vesālī tụ họp tại giảng đường này.’ ‘Kính vâng, Đại Đức’, tôn giả Ānanda vâng đáp.
‘Ānanda, let us go to the hall of the gabled house, in the Great Forest.’ ‘Very well, venerable sir’, said Venerable Ānanda. Then the Blessed One, with Venerable Ānanda, went to the hall of the gabled house, in the Great Forest. And there he spoke to Venerable Ānanda, ‘Ānanda, go now and assemble in the hall of audience all the monks who dwell in the neighbourhood of Vesāli.’ ‘Very well, venerable sir’, said Venerable Ānanda.
Và tôn giả Ānanda đi gọi tất cả các tỳ-kheo trú gần Vesālī tụ họp tại giảng đường. Sau đó, đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ và đứng một bên, tôn giả bạch, ‘Bạch Đại Đức, chúng tỳ-kheo đã tụ họp. Kính mong Thế Tôn biết cho.’
And Venerable Ānanda gathered all the monks who dwelt in the neighbourhood of Vesāli, and assembled them in the hall of audience. And then, paying respect to the Blessed One and standing at one side, he said, ‘Venerable sir, the community of monks is assembled. Now let the Blessed One do as he wishes.’
Thế Tôn đi đến giảng đường và ngồi trên chỗ đã soạn sẵn, nói với các tỳ-kheo: ‘Này các tỳ-kheo, những pháp mà Ta chứng ngộ và tuyên thuyết cho các ông, nay các ông phải khéo thọ trì hoàn hảo, khéo thân cận, tu tập, phát triển, quảng bá, để cho phạm hạnh được xác lập, tồn tại lâu dài, vì lợi ích cho số đông, vì an lạc cho số đông, vì lòng thương tưởng thế gian, vì lợi ích, an lạc cho loài trời và loài người.
Thereupon the Blessed One entered the hall of audience, and taking the seat prepared for him, he exhorted the monks: ‘Monks, now I say to you that these qualities of which I have higher knowledge and which I have made known to you – these you should thoroughly learn, cultivate, develop, and frequently practise, that the holy life may be established and may long endure, for the welfare and happiness of the many, out of compassion for the world, for the benefit, wellbeing, and happiness of gods and humans.
Này các tỳ- kheo, các pháp ấy là những gì? Đó là bốn niệm trụ, bốn chánh cần, bốn như ý túc (thần túc), năm căn, năm lực, bảy bồ-đề phần, tám chi thánh đạo.105 Này các tỳ-kheo, chính những pháp này do Ta chứng ngộ và tuyên thuyết, các ông cần phải khéo thọ trì hoàn hảo, khéo thân cận, tu tập, phát triển, quảng bá, để cho phạm hạnh được xác lập, tồn tại lâu dài, vì lợi ích cho số đông, vì an lạc cho số đông, vì lòng thương tưởng thế gian, vì lợi ích, an lạc cho loài trời và loài người.’
Monks, what are these qualities? They are the four foundations of mindfulness, the four right efforts, the four bases of success, the five spiritual faculties, the five powers, the seven factors of awakening, and the noble eightfold path.105 Monks, these are the qualities of which I have higher knowledge, which I have made known to you, and which you should thoroughly learn, cultivate, develop, and frequently practise, that the holy life may be established and may long endure, for the welfare and happiness of the many, out of compassion for the world, for the benefit, wellbeing, and happiness of gods and humans.’
Rồi Thế Tôn nói với các tỳ-kheo: ‘Này các tỳ-kheo, Ta khuyến cáo các ông: các hành là vô thường, hãy tinh tấn để tự giải thoát. Không lâu nữa, Như Lai sẽ nhập Niết-bàn. Sau ba tháng, kể từ hôm nay, Như Lai sẽ nhập Niết-bàn.’
The Blessed One said to the monks further: ‘Monks, I exhort you: conditioned things are of a nature to decay, but by attentiveness you will succeed. The time of the Tathāgata’s final nirvana is near. Three months hence the Tathāgata will attain final nirvana.’
Nói những lời như vậy rồi, Thế Tôn, đấng Đạo sư, lại nói:
And having spoken these words, the Fortunate One, the teacher, spoke again:
Tuổi già Ta đã chín, mạng sống còn rất ngắn,
Nay từ biệt các ngươi, Ta tự đi một mình.
Tỳ-kheo, tự tinh cần,
chánh niệm, trì tịnh giới,
Tư duy khéo định tĩnh, khéo thủ hộ tự tâm!
Ai sống không buông lung, trong thánh pháp luật này,
Sẽ diệt tận sanh tử, chấm dứt mọi khổ đau.
My years are now fully ripe. The life left is short.
Departing, I go hence from you, relying on myself alone.
Monks, be heedful, mindful and of ethical discipline!
With firm resolve, guard your own minds!
Who heedfully pursues the Dhamma and the discipline
Shall go beyond the round of births and make an end of the painful.
Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.119–121, dịch Anh G.A.S.
Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.119–121, trans. G.A.S.
L.63 Tối hậu cúng dường
L.63 The last meal
Ở đây chúng ta thấy đức Phật thọ nhận bữa ăn cuối cùng khiến phát sinh bệnh rồi sau đó nhập diệt, Phật trấn an mọi người, khuyến cáo rằng không ai được đổ lỗi cho người đã cúng dường bữa ăn này.
Here we see the Buddha eating a meal that brought on his final illness, leading to his death, as well as his concern that no-one would blame the person who had given him the meal.
Một thời, Thế Tôn cùng đại chúng tỳ-kheo du hành giữa dân chúng Mallā, Thế Tôn đi đến Pāvā. Tại đây, Thế Tôn trú trong vườn xoài của thợ sắt Cunda (Thuần-đà). Bấy giờ thợ sắt Cunda được nghe, ‘Thế Tôn cùng đại chúng tỳ-kheo du hành giữa dân chúng Mallā, Thế Tôn đi đến Pāvā. Tại đây, Thế Tôn trú trong vườn xoài.’
At one time, while walking on tour among the Mallas together with a large community of monks, the Blessed One arrived at Pāvā. And the Blessed One stayed at Pāvā in the mango grove of Cunda the smith. Now Cunda the smith heard, ‘It is said that the Blessed One, while walking on tour among the Mallas together with a large community of monks, has arrived at Pāvā and is staying at Pāvā in the mango grove.’
Thợ sắt Cunda liền đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn thuyết pháp cho ông, khai thị, khuyến khích, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Rồi thợ sắt Cunda bạch Thế Tôn, ‘Bạch Đại Đức, cúi mong Thế Tôn nhận lời thỉnh của con, ngày mai cùng với chúng tỳ-kheo đến thọ thực tại nhà con.’ Thế Tôn im lặng nhận lời.
Then Cunda the smith approached the Blessed One, paid respect, and sat down to one side. The Blessed One instructed, roused, inspired, and gladdened him by Dhamma-talk. Then Cunda the smith said to the Blessed One, ‘Venerable sir, please consent to my providing a meal tomorrow for the Blessed One together with the community of monks.’ The Blessed One consented by remaining silent.
Biết Thế Tôn đã nhận lời, thợ sắt Cunda rời chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, đi vòng theo phía hữu Phật, rồi ra về. Khi đêm đã tàn, thợ sắt Cunda liền cho sửa soạn tại nhà của mình các thức ăn loại cứng, loại mềm, cùng với nhiều thứ thịt heo mềm106 thượng vị, và báo tin cho Thế Tôn về thời gian thọ thực, ‘Bạch Đại Đức, giờ ăn đã đến, thức đã dọn.’
Then, on seeing that the Blessed One had consented, Cunda the smith arose from his seat, paid respect to the Blessed One, and keeping his right side towards him, went away. When the night had ended Cunda the smith prepared in his own dwelling choice solid and soft food including a quantity of soft pork,106 and announced to the Blessed One the time for the meal, ‘Venerable sir, it is time; the meal is ready.’
Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng, khoác y, cầm y bát, cùng với chúng tỳ-kheo đến nhà thợ sắt Cunda. Sau khi đến, Thế Tôn ngồi trên chỗ đã soạn sẵn và nói với thợ sắt Cunda, ‘Này Cunda, hãy dọn cho Ta loại thịt heo mềm đã liệu lý, và hãy dọn cho chúng tỳ-kheo các món ăn khác. ’ - ‘Kính vâng, bạch Thế Tôn’, thợ sắt Cunda vâng đáp.
Then the Blessed One, in the forenoon, putting on his robe and taking his bowl and robe, together with the community of monks, went to the dwelling of Cunda the smith. On arriving he sat down on the seat prepared for him and said to Cunda the smith, ‘Cunda, serve me with the soft pork you have prepared, and serve the community of monks with the other food.’ ‘Very well, venerable sir’, said Cunda the smith.
Ông dâng Thế Tôn món thịt heo mềm, và dâng chúng tỳ- kheo các thức ăn khác. Rồi Thế Tôn nói với thợ sắt Cunda, ‘Này Cunda, hãy đem chôn món thịt heo mềm còn lại, bởi Ta không thấy một ai trong thế gian này bao gồm chư thiên, Ma, Phạm, và dân chúng, cùng với chúng sa-môn, bà-la-môn, và mọi người, có thể ăn mà tiêu hóa được món thịt heo mềm này, trừ Như Lai.’ ‘Kính vâng, Đại Đức’, thợ sắt Cunda vâng đáp. Ông đem chôn món thịt heo mềm còn lại xuống hố, rồi đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ và ngồi xuống một bên. Thế Tôn thuyết pháp cho ông, khai thị, khuyến khích, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Sau đó Cunda rời chỗ ngồi đứng dậy ra về.
He served the Blessed One with the soft pork and the community of monks with the other prepared food. Then the Blessed One said to Cunda the smith, ‘Cunda, bury in a pit what is left over of the soft pork, for I do not see in the world with its gods, māras and brahmās, with its people, renunciants, brahmins, kings and the masses, anyone here who could eat and fully digest it other than the Tathāgata.’ ‘Very well, venerable sir’, said Cunda the smith. He buried what was left over of the soft pork in a pit. Then he turned to the Blessed One, paid respect, and sat down to one side. As he sat there the Blessed One instructed, roused, inspired, and gladdened him with Dhamma-talk. Then he rose from his seat and departed.
Sau khi thọ nhận cúng dường của thợ sắt Cunda, Thế Tôn bị nhiễm bệnh nặng, bệnh lỵ huyết, đau nhức gần như tuyệt mạng. Bằng chánh niệm chánh tri, Thế Tôn nhẫn thọ cơn bệnh. Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda, ‘Đến đây, này Ānanda, chúng ta hãy đi đến Kusinārā (Câu-thi-na).’ Tôn giả Ānanda vâng đáp Thế Tôn, ‘Kính vâng, Đại Đức.’
Then, after the Blessed One had eaten the food of Cunda the smith, a severe sickness arose in him, dysentery accompanied by the passing of blood and dire and deadly pains. These pains the Blessed One endured, mindful and clearly comprehending, without complaint. Then the Blessed One said to Venerable Ānanda, ‘Come, Ānanda, we will go to Kusinārā.’ And Venerable Ānanda gave his consent to the Blessed One, saying, ‘Yes, venerable sir.’
Dùng cơm Cunda xong, như vậy tôi được nghe,
On eating the food given by Cunda the smith, so I heard,
Bậc trí cảm bệnh nặng, nghiêm trọng, gần tuyệt mạng,
The wise one felt a dire sickness, as to end in death.
Khi ăn thịt heo mềm, Ðạo Sư bị bệnh nặng,
When he ate the soft pork, a dire sickness arose in the teacher.
Khi cơn bệnh lắng dịu, Thế Tôn nói như sau: ‘Ta nay sẽ đi đến, thành Kusinārā.’
Then being purged, the Blessed One announced, ‘I will go to the city of Kusinārā.’
Rồi Thế Tôn rời đường lộ, đi đến một gốc cây và nói với tôn giả Ānanda, ‘Này Ānanda, hãy gấp tư y tăng-già-lê của Ta mà dọn một chỗ ngồi. Ta cảm thấy mệt và muốn ngồi nghỉ.’ - ‘Kính vâng, Đại Đức’, tôn giả Ānanda vâng đáp Thế Tôn, gấp y tăng-già-lê lại làm tư, dọn một chỗ ngồi và Thế Tôn ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Ngồi xuống, Thế Tôn nói với tôn giả Ānanda, ‘Đến đây, này Ānanda, kiếm cho Ta một ít nước. Ānanda, Ta đang khát, muốn uống nước.’
Then the Blessed One stepped off the road, went up to the foot of a tree, and said to Venerable Ānanda, ‘Come, Ānanda, fold my robe in four and prepare a seat. I am tired and will sit down.’ ‘Yes, venerable sir’, Venerable Ānanda replied to the Blessed One, and folding the robe in four, he prepared a seat and the Blessed One sat down. Sitting there the Blessed One addressed Venerable Ānanda, ‘Come, Ānanda, fetch me some water, Ānanda, I am thirsty and would drink.’
Khi được nói vậy, tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn: ‘Bạch Đại Đức, vừa mới có khoảng năm trăm cỗ xe đi ngang qua, nên dòng nước nông cạn đã bị khuấy đục. Nhưng sông Kakutthā cách đây không xa, nước trong, sạch, mát mẻ, dễ đến đó và bờ sông thật khả ái. Tại đó, Thế Tôn có thể uống nước và làm dịu mát thân mình.’
Thereupon Venerable Ānanda said to the Blessed One: ‘Venerable sir, just now as many as five hundred wagons have crossed over the stream and the shallow water stirred up by the wheels flows muddied. But there is the river Kukudhā close by, with clear, pleasant, cool, pure water easily approachable and delightfully situated. Here the Blessed One can drink the water and refresh his body.’
Lần thứ hai rồi lần thứ ba Thế Tôn nói, ‘Đến đây, này Ānanda, kiếm cho Ta một ít nước ...’‘Kính vâng, Đại Đức’, tôn giả Ānanda vâng đáp Thế Tôn, lấy bát và đi đến con sông nhỏ. Đến nơi đó, tôn giả Ānanda thấy dòng nước trước đó bị bánh xe khuấy đục, bây giờ lại trong, sạch, không bị vẩn đục, liền nghĩ thầm, ‘Thật kỳ diệu thay, thật hi hữu thay, thần lực và uy lực của Như Lai! Dòng nước cạn này... , bây giờ lại trong, sạch, không bị vẩn đục.’
Then a second time and a third time the Blessed One said, ‘Come, Ānanda, fetch me some water ….’ ‘Very well, venerable sir’, Venerable Ānanda replied to the Blessed One, and taking a bowl, he went to the stream. Then, as Venerable Ānanda approached, that shallow water, stirred up by the wheels and flowing muddied, flowed pure, clear, and unmuddied. Then Venerable Ānanda considered, ‘It is indeed wonderful, it is indeed marvellous, the great supernormal potency and power of the Tathāgata! This stream … now flows pure, clear, and unmuddied.’
Sau khi dùng bát lấy nước, Tôn giả đi đến chỗ Thế Tôn và bạch: ‘Thật kỳ diệu thay, thật hi hữu thay, thần lực và uy lực của Như Lai! ... Thỉnh Thế Tôn dùng nước; thỉnh Thiện Thệ dùng nước.’
And taking some water in the bowl, he approached the Blessed One and said, ‘It is indeed wonderful, it is indeed marvellous, the great supernormal potency and power of the Tathāgata! … Venerable sir, drink the water. Fortunate One, drink the water.’
Và Thế Tôn uống nước. Rồi Thế Tôn, cùng với đại chúng tỳ- kheo đi đến sông Kakutthā, xuống sông tắm và uống nước. Lội qua bờ bên kia, Ngài đi đến rừng xoài, và nói với tôn giả Cundaka, ‘Cundaka, hãy gấp tư y tăng già-lê của Ta mà dọn một chỗ nằm. Ta nay mệt, muốn nằm nghỉ’. ‘Kính vâng, Đại Đức’, tôn giả Cundaka vâng đáp, gấp y tăng-già-lê lại làm tư, dọn một chỗ nằm. Thế Tôn nằm xuống phía hông phải như dáng điệu sư tử, hai chân chồng lên nhau, chánh niệm, chánh tri, tác ý với ý tưởng thức dậy. Tôn giả Cundaka ngồi phía trước Thế Tôn.
And the Blessed One drank the water. Then the Blessed One, together with a large community of monks, went to the river Kukudhā, and entering into the water, he bathed and drank. Having come out of the water, he went to a mango grove and said to Venerable Cundaka, ‘Come, Cundaka, fold my robe in four and prepare a couch. I am tired and will lie down’. ‘Yes, venerable sir’, Venerable Cundaka replied, and folding the robe in four, he prepared a couch. And the Blessed One lay down on his right side in the lion’s resting posture, placing one foot on the other, mindful and clearly comprehending, determining the time of arising. And Venerable Cundaka sat down in front of the Blessed One.
Phật đi đến sông Kakutthā, dòng nước trong veo, mát lạnh, sạch.
The awakened one came to the river Kukudhā, with pure, pleasant, clear waters.
Như Lai tối thượng trên thế gian, thân mệt, Ðạo sư lội xuống nước.
The teacher immersed his weary frame, the Tathāgata, incomparable in the world.
Tắm xong, uống nước, trở lên bờ, tối Thượng Sư giữa chúng tỳ-kheo,
Vận chuyển khai thị pháp vi diệu, Đức Đại Tiên đi đến vườn xoài,
Having bathed, drunk, and come back out, the honoured teacher amid the group of monks, the foremost teacher, the Blessed One here now, the great sage went to the mango grove.
Phật bảo tỳ-kheo Cundaka, gấp y tăng-già-lê làm bốn. Cundaka lập tức vâng lời dạy, nhanh chóng gấp tư tăng-già- lê.
To the monk called Cundaka he said, ‘Prepare my robe folded into four.’
Asked by the composed one, Cunda quickly laid out the four-folded robe.
Đạo sư thân mệt, nằm xuống nghỉ. Cundaka ngồi hầu trước mặt.
The teacher lay down his weary frame and Cunda sat down there in front.
Bấy giờ Thế Tôn nói với tôn giả Ānanda: ‘Này Ānanda, có thể ai đó sẽ làm cho thợ sắt Cunda hối hận, nói rằng: “Hiền giả Cunda, thật là không hay cho ông, thật không lợi cho ông, vì Như Lai thọ dụng bữa ăn cúng dường tối hậu của ông mà nhập Niết-bàn.” Cần phải giải trừ hối hận ấy của thợ sắt Cunda như sau: “Này Hiền giả, thật lợi ích cho ông, lợi lớn cho ông, vì được Như Lai thọ dụng bữa ăn cuối cùng của ông cúng dường, rồi nhập diệt. Hiền giả Cunda, chính tôi thân nghe, tự thân lãnh thọ lời dạy này của Thế Tôn: ‘Có hai sự cúng dường thức ăn đồng một quả báo, đồng một dị thục, quả báo lớn hơn, lợi ích hơn các sự cúng dường khác. Những gì là hai? Một là, bữa ăn trước khi Như Lai chứng Vô thượng Chánh Đẳng Giác; hai là, bữa ăn trước khi Như Lai nhập Vô dư y Niết-bàn giới. Hai bữa ăn cúng dường này đồng một quả báo, đồng một dị thục, quả báo lớn hơn, lợi ích hơn các sự cúng dường khác.” Do sự cúng dường này, tôn giả Cunda sẽ được hưởng tuổi thọ, sắc đẹp, sanh thiên, danh tiếng, ... và địa vị.’
Then the Blessed One said to Venerable Ānanda: ‘Ānanda, it may be that someone will cause remorse in Cunda the smith by saying, “Friend Cunda, it is a loss for you, it is an ill gain for you, that the Tathāgata attained final nirvana after he received his last alms food from you.” That remorse of Cunda the smith should be dispelled in this way: “Friend Cunda, it is a gain for you, it is a great gain for you, that the Tathāgata attained final nirvana after he received his last alms food from you. Friend Cunda, face to face I heard it from the Blessed One, face to face I learnt it: ‘These two offerings of alms food are of equal fruit, of equal result, of very much greater fruit and profit than any other offering of alms food. What two? That offering of alms food after having eaten which the Tathāgata realized supreme awakening and that offering of alms food after having eaten which the Tathāgata attained final nirvana in the nirvana-element with no fuel left. These two offerings of alms food are of equal fruit, of equal result, of very much greater fruit and profit than any other offering of alms food’.” A deed has been performed by the worthy Cunda the smith conducive to long life, beauty, happiness, heaven, fame, and supremacy. In this way the remorse of Cunda the smith should be dispelled.’
Cunda Sutta: Udāna 81–85,107 dịch Anh G.A.S.
Cunda Sutta: Udāna 81–85,107 trans. G.A.S.
L.64 Tĩnh dưỡng cuối cùng
L.64 The last rest
Đoạn này thuật chuyện chư thiên khiến cho cây trổ hoa và tuôn mưa hoa cúng dường Phật, nhưng Phật nói cúng dường chân thật là hành trì pháp mà Ngài đã dạy.
This passage shows deities causing trees to flower and rain down flowers in devotion to the Buddha, yet he says that true devotion to him is to be shown by practising the Dhamma he taught.
Bấy giờ Thế Tôn bảo Tôn giả Ānanda, ‘Ānanda, chúng ta hãy qua bờ bên kia sông Hiraññavati (Kim hà), và đến rừng sāla của dòng họ Mallā, trong vùng phụ cận Kusinārā.’ ‘Kính vâng, Đại Đức.’ Rồi Thế Tôn, cùng với đại chúng tỳ-kheo đi qua bên kia sông Hiraññavati, và đến rừng sāla của dòng họ Mallā, trong vùng phụ cận Kusinārā.
Then the Blessed One addressed Venerable Ānanda, saying, ‘Come, Ānanda, let us cross to the farther bank of the river Hiraññavatī, and go to the Mallas’ sāla grove, in the vicinity of Kusinārā.’ ‘Yes, venerable sir.’ And the Blessed One, together with a large company of monks, went to the further bank of the river Hiraññavatī, to the sāla grove of the Mallas, in the vicinity of Kusinārā.
Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda, ‘Ānanda, hãy trải chỗ nằm, đầu hướng về phía bắc, giữa hai cây sāla. Ānanda, ta nay mệt, muốn nằm nghỉ.’ ‘Kính vâng, Đại Đức.’ Tôn giả Ānanda vâng làm theo lời Thế Tôn. Và Thế Tôn nằm xuống trên hông phải, như dáng nằm sư tử, hai chân chồng lên nhau, chánh niệm chánh tri.
And there Blessed One spoke to Venerable Ānanda, ‘Ānanda, please prepare for me a couch between the twin sāla trees, with the head to the north. Ānanda, I am weary and want to lie down.’ ‘Yes, venerable sir.’ And Venerable Ānanda did as the Bless ed One asked him to do. Then the Blessed One lay down on his right side, in the lion’s posture, resting one foot upon the other, and so disposed himself, mindfully and clearly comprehending.
Lúc bấy giờ, cặp cây sāla trổ đầy hoa trái mùa; hoa rơi như mưa lên thân phàm của Như Lai, tuôn rơi và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Những đóa thiên hoa mandārava (mạn-đà-la) và bột hương chiên-đàn thiên giới từ trên hư không tuôn xuống như mưa lên thân phàm của Như Lai, tuôn rơi và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Thiên nhạc trỗi lên giữa hư không cúng dường Như Lai.
At that time the twin sāla trees broke out in full bloom, though it was not the season of flowering. And the blossoms rained upon the mortal body of the Tathāgata and dropped and scattered and were strewn upon it in devotion to the Tathāgata. And celestial mandārava flowers and heavenly sandalwood powder from the sky rained down upon the mortal body of the Tathāgata, and dropped and scattered and were strewn upon it in devotion to the Tathāgata. And the sound of heavenly voices and heavenly instruments made music in the air out in devotion to the Tathāgata.
Bấy giờ Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda: ‘Ānanda, cặp cây sāla trổ đầy hoa trái mùa. … Thiên nhạc trỗi lên giữa hư không cúng dường Như Lai.
And the Blessed One spoke to Venerable Ānanda, saying: ‘Ānanda, the twin sāla trees are in full bloom, though it is not the season of flowering. … And the sound of heavenly voices and heavenly instruments makes music in the air in devotion to the Tathāgata.
Nhưng, này Ānanda, như vậy không phải chân thật cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai. Nhưng, này Ānanda, nếu có tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di nào sống thực hành pháp-tùy pháp, chơn chánh hành trì pháp, hành trì tùy pháp, như vậy mới là chân thật cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, tối thượng cúng dường. Do vậy, này Ānanda, nên tự huấn mình rằng: “Ta hãy sống thực hành pháp-tùy pháp, chơn chánh hành trì pháp, hành trì tùy pháp.”’
Ānanda, yet it is not thus that the Tathāgata is respected, venerated, esteemed, shown devotion, and honoured in the highest degree. But, Ānanda, whatever monk or nun, layman or laywoman, practises Dhamma in accordance with Dhamma, practises rightly, walks in the way of Dhamma, it is by such a one that the Tathāgata is respected, venerated, esteemed, shown devotion, and honoured in the highest degree. Therefore, Ānanda, thus should you train yourselves: “We shall practise Dhamma in accordance with Dhamma, practise rightly, and walk in the way of Dhamma.”’
Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.137–138, dịch Anh G.A.S.
Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.137–138, trans. G.A.S.
L.65 Ānanda bi cảm
L.65 Ānanda’s grief
Ở đây, đức Phật tìm cách làm dịu nỗi bi cảm của Ānanda, thị giả theo sát chân của Phật, trong nhiều năm.
Here the Buddha seeks to assuage the grief of Ānanda, the monk who had been his personal attendant for many years.
Bấy giờ Tôn giả Ānanda đi vào trong tinh xá, đứng dựa cột cửa và khóc, (nghĩ rằng), ‘Ta nay vẫn còn là kẻ hữu học, còn phải tu tập nhiều (để đắc quả A-la-hán). Nhưng, than ôi, đức Ðạo sư của ta, thương tưởng ta như vậy, mà nay sắp diệt, nhập Niết-bàn!’
Then Venerable Ānanda went into the dwelling and leaned against the doorpost and wept, (thinking), ‘I am still but a learner, with much to do (to attain arahantship). But, alas, my teacher, who was so compassionate towards me, is about to attain final nirvana!
Thế Tôn hỏi các tỳ-kheo, ‘Này các tỳ-kheo, Ānanda đang ở đâu?’ ‘Bạch Đại Đức, tôn giả Ānanda đi vào trong tinh xá, đứng dựa cột cửa và khóc, (nghĩ rằng), ‘Ta nay vẫn còn là kẻ hữu học, còn phải tu tập nhiều. Nhưng, than ôi, đức Ðạo sư của ta, thương tưởng ta như vậy, mà nay sắp diệt, nhập Niết- bàn!’’
And the Blessed One spoke to the monks, ‘Monks, where is Ānanda?’ ‘Venerable sir, Venerable Ānanda has gone into the dwelling and there stands leaning against the doorpost, weeping, “I am still but a learner, with much to do (to attain arahantship). But, alas, my teacher, who was so compassionate towards me, is about to attain final nirvana!’
Thế Tôn bèn gọi một tỳ-kheo, bảo dẫn Ānanda đến Phật: ‘Tỳ-kheo, hãy đi nói với Ānanda, “Hiền giả Ānanda, đức Ðạo Sư cho gọi Hiền giả.”’ Tỳ-kheo ấy đi đến chỗ tôn giả Ānanda, nói như Thế Tôn bảo. Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên.
Then the Blessed One asked a certain monk to bring Venerable Ānanda to him, saying, ‘Go, monk, and say to Ānanda, “Friend Ānanda, the teacher calls you.”’ And that monk went and spoke to Venerable Ānanda as the Blessed One had asked him to. And Venerable Ānanda went to the Blessed One, paid respect to him, and sat down on one side.
Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda: ‘Thôi đủ rồi, Ānanda! Chớ có ưu sầu, chớ có than khóc! Ānanda, há không phải Ta đã nói với ông ngay từ đầu rằng tất cả những gì thân thiết, yêu thương, đều phải biến đổi, phân ly và đoạn tuyệt? Này Ānanda, với những gì có sanh, có tồn tại, thuộc hữu vi, là pháp biến hoại, ai có thể nói rằng, “Mong nó không hoại diệt”? Điều đó không thể có được.
Then the Blessed One spoke to Venerable Ānanda: ‘Enough, Ānanda! Do not grieve, do not lament! For have I not taught from the very beginning that with all that is dear and beloved there must be change, separation, and severance? So how could anything else be obtained here, Ānanda? Of that which is born, come into being, conditioned, and subject to decay, how can one say, “May it not come to dissolution!”? There can be no such state of things.
Ānanda, trong một thời gian dài, ông thừa sự Như Lai với thân, ngữ, ý nghiệp từ hòa, từ ái, nhất tâm. Này Ānanda, ông đã tạo nhiều phước nghiệp, nay hãy nỗ lực tinh tấn, rồi sẽ nhanh chóng chứng thành vô lậu.’
Ānanda, now for a long time, you have served the Tathāgata with loving kindness in deed, word, and thought, graciously, pleasantly, wholeheartedly and beyond measure. Ānanda, you are one who has done good! Now you should put forth energy, and soon you too will be free from the intoxicating inclinations.’
Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.143–144, dịch Anh G.A.S.
Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.143–144, trans. G.A.S.
L.66 Những người Mallā kinh động Phật sắp nhập diệt
L.66 The Mallas’ alarm at the impending death of the Buddha
‘Này Ānanda, hãy đi vào thành Kusinārā, và bố cáo cho những người Mallā hay: “Này các Vāseṭṭhā, đêm nay, vào canh cuối, Như Lai sẽ nhập Niết-bàn. Này Vāseṭṭhā, các ông hãy đến. Này Vāseṭṭhā, các ông hãy đến! Chớ để về sau hối hận rằng, ‘Như Lai nhập diệt trong chỗ tụ lạc của chúng ta mà chúng ta không được diện kiến Như Lai lần cuối!’”. ‘Kính vâng, Đại Đức.’ Tôn giả Ānanda khoác y, cầm bát và cùng một vị khác đồng hành, đi vào Kusinārā.
‘Ānanda, go now to Kusinārā and announce to the Mallas: “Vāseṭṭhas, today in the last watch of the night, the Tathāgata’s final nirvana will take place. O Vāseṭṭhas, approach, draw near! Do not be remorseful later at the thought, ‘In our township it was that the Tathāgata’s final nirvana took place, but we failed to see him at the end!’ ”.’ ‘Very well, venerable sir.’ And Venerable Ānanda prepared himself, and taking his bowl and outer robe, went with a companion to Kusinārā.
Lúc bấy giờ, những người Mallā ở Kusinārā có việc công đang tụ họp tại hội trường. Tôn giả Ānanda đến chỗ họ và nói: “Này các Vāseṭṭhā, đêm nay, vào canh cuối, Như Lai sẽ nhập Niết-bàn. Này Vāseṭṭhā, các ông hãy đến. Này Vāseṭṭhā, các ông hãy đến! Chớ để về sau hối hận rằng, ‘Như Lai nhập diệt trong chỗ tụ lạc của chúng ta mà chúng ta không được diện kiến Như Lai lần cuối!’’
Now at that time the Mallas had gathered in the council hall for some public business. And Venerable Ānanda approached them and announced: ‘Vāseṭṭhas, today in the last watch of the night, the Tathāgata’s final nirvana will take place. Vāseṭṭhas, approach, draw near! Do not be remorseful later at the thought, “In our township it was that the Tathāgata’s final nirvana took place, but we failed to see him at the end.”’
Những người Mallā cùng với con trai, vợ của họ, và vợ của con trai họ, khi nghe Tôn giả Ānanda báo tin này, trong lòng đau đớn, sầu muộn, khổ não; có người khóc than với đầu tóc rối bù, đưa hai tay lên trời tuyệt vọng; vật mình xuống đất, lăn lộn, ‘Hỡi ôi, Thế Tôn nhập diệt sao quá sớm! Thiện Thệ nhập diệt sao quá sớm! Con mắt của thế gian sẽ tắt mất!’
When they heard Venerable Ānanda speak these words, the Mallas with their sons, their wives, and the wives of their sons, were sorely grieved, grieved at heart and afflicted; and some, with their hair all dishevelled, with arms uplifted in despair, wept; flinging themselves on the ground, they rolled from side to side, lamenting, ‘Too soon has the Blessed One come to his final nirvana! Too soon has the Fortunate One come to his final nirvana! Too soon will the eye of the world vanish from sight!’
Những người Mallā cùng với con trai, vợ của họ, và vợ của con trai họ, trong lòng đau đớn, sầu muộn, khổ não, đi đến khu rừng sāla của dòng họ Mallā, và đến chỗ tôn giả Ānanda. Tôn giả Ānanda nghĩ thầm, ‘Nếu ta để những người Mallā ở Kusinārā từng người một đảnh lễ Thế Tôn, thế thì những người Mallā đảnh lễ Thế Tôn vẫn chưa hết mà đêm đã tàn, trời sáng. Vậy ta hãy chia những người Mallā ở Kusinārā ra từng gia tộc, mỗi gia đình một nhóm, dẫn họ vào đảnh lễ Thế Tôn, bạch rằng: “Bạch Đại Đức, những người Mallā có tên như vầy, cùng với vợ con, quyến thuộc, bằng hữu, đến cúi đầu kính lễ dưới chân Thế Tôn.”’
And thus afflicted and filled with grief, the Mallas, with their sons, their wives, and the wives of their sons, went to the sāla grove, the recreation park of the Mallas, to the place where Venerable Ānanda was. And Venerable Ānanda considered, ‘If I were to allow the Mallas of Kusinārā to pay reverence to the Blessed One one by one, the night will have given way to dawn before they are all presented to him. Therefore let me divide them up according to clan, each family in a group, and so present them to the Blessed One thus: “The Malla of such and such a name, venerable sir, with his wives and children, his attendants and his friends, pays homage at the feet of the Blessed One.”’
Rồi Tôn giả Ānanda chia những người Mallā ở Kusinārā ra theo từng gia tộc, mỗi gia đình một nhóm, dẫn họ vào đảnh lễ Thế Tôn. Theo cách này, Tôn giả Ānanda dẫn những người Mallā ở Kusinārātheo từng gia tộc, mỗi gia đình một nhóm, vào đảnh lễ Thế Tôn, chỉ trong tận canh một đầu hôm.
And Venerable Ānanda divided the Mallas up according to clan, each family in a group, and presented them to the Blessed One. So it was that Venerable Ānanda caused the Mallas of Kusinārā to be presented to the Blessed One by clans, each family in a group, even in the first watch of the night.
Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.147–148, dịch Anh G.A.S.
Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.147–148, trans. G.A.S.
L.67 Đệ tử cuối cùng và câu hỏi về các tôn sư khác
L.67 The last convert, and a question on other teachers
Lúc bấy giờ, du sĩ ngoại đạo Subhadda ở tại Kusinārā. Du sĩ ngoại đạo Subhadda được nghe, ‘Tối nay, canh cuối cùng, Sa-môn Gotama sẽ diệt độ.’
Now at that time a wandering ascetic named Subhadda was dwelling at Kusinārā. And Subhadda the wandering ascetic heard it said, ‘Today in the third watch of the night, the final nirvana of the renunciant Gotama will take place.’
Và du sĩ ngoại đạo Subhadda suy nghĩ: ‘Ta nghe các du sĩ ngoại đạo niên cao tác lớn, thầy của các thầy, nói rằng Như Lai, vị A-la-hán, Chánh Biến Tri xuất hiện ra đời thật là hy hữu. Vào canh cuối đêm nay, Sa-môn Gotama sẽ nhập Niết- bàn. Nay trong ta còn có nghi vấn này; ta tin rằng Sa-môn Gotama có thể thuyết pháp và diệt trừ nghi vấn này cho ta.’ Rồi du sĩ ngoại đạo Subhadda đi đến khu rừng sāla của những người Mallā, đến tại chỗ Tôn giả Ānanda và thưa rằng, ‘Hiền giả Ānanda,… cho phép tôi được diện kiến Sa- môn Gotama.’
And the wandering ascetic Subhadda considered: ‘I have heard it said by old and venerable wandering ascetics, teachers of teachers, that the arising of Tathāgatas, the arahants, perfectly awakened Buddhas, is rare in the world. Yet this very day, in the last watch of the night, the final nirvana of the renunciant Gotama will take place. Now there is in me a doubt; but to this extent I have faith in the renunciant Gotama, that he could so teach me Dhamma as to remove that doubt.’
Nhưng Tôn giả Ānanda nói với ông, ‘Thôi, đủ rồi, Hiền giả Subhadda! Chớ có phiền nhiễu Như Lai. Thế Tôn đang mệt.’ Lần thứ hai và thứ ba, du sĩ ngoại đạo Subhadda nói với tôn giả Ānanda, nhưng lần thứ hai và thứ ba, tôn giả Ānanda từ chối.
Then the wandering ascetic Subhadda went to the sāla grove, the recreation park of the Mallas, and drew near to Venerable Ānanda, and informed Venerable Ānanda of his concern, saying, ‘Friend Ānanda, it would be good if I could be allowed into the presence of the renunciant Gotama.’ But Venerable Ānanda answered him, ‘Enough, friend Subhadda! Do not trouble the Tathāgata. The Blessed One is weary.’ Yet a second and a third time the wandering ascetic Subhadda made his request, and a second and a third time Venerable Ānanda refused him.
Thế Tôn nghe được câu chuyện giữa họ, liền bảo tôn giả Ānanda: ‘Thôi, Ānanda, chớ có ngăn cản Subhadda. Ānanda, hãy để cho Subhadda vào gặp Như Lai. Những gì Subhadda sẽ hỏi, đó là vì để hiểu biết, chớ không phải phiền nhiễu Ta. Và những gì Ta sẽ trả lời, Subhadda sẽ nhanh chóng hiểu rõ ý nghĩa.’
And the Blessed One heard the talk between them, and he called Venerable Ānanda and said: ‘Stop, Ānanda! Do not refuse Subhadda. Ānanda, Subhadda may be allowed into the presence of the Tathāgata. For whatever he will ask me, he will ask for the sake of knowledge, and not as an offence. And the answer I give him, that he will readily understand.’
Tôn giả Ānanda liền nói với du sĩ ngoại đạo Subhadda, ‘Hiền giả Subhadda, hãy vào, Thế Tôn đã cho phép.’
Thereupon Venerable Ānanda said to the wandering ascetic Subhadda, ‘Friend Subhadda, go then, the Blessed One gives you leave.’
Rồi du sĩ ngoại đạo Subhadda đến chỗ Thế Tôn, nói lên những lời chúc tụng, chào hỏi thân thiện, rồi ngồi xuống một bên và bạch Thế Tôn: ‘Tôn giả Gotama, có những sa-môn, bà-la-môn là những bậc sư trưởng, là những tông chủ của những cộng đồng đệ tử lớn, quần chúng đông đảo, có danh tiếng, như Pūraṇa Kassapa, Makkhali Gosāla, Ajita Kesakambala, Pakudha Kaccāyana, Sañjaya Belaṭṭhaputta, Nigaṇṭha Nāṭaputta,108 phải chăng tất cả những vị này đều đã giác ngộ như họ tự xưng, hoặc tất cả không có ai giác ngộ, hoặc có vị đã giác ngộ, có vị chưa giác ngộ?’
Then the wandering ascetic Subhadda approached the Blessed One and saluted him courteously. And having exchanged with him pleasant and civil greetings, the wandering ascetic Subhadda seated himself at one side and addressed the Blessed One: ‘Venerable Gotama, there are renunciants and brahmins who are chiefs of great communities of disciples, who have large retinues, who are leaders of schools, well known and renowned, and held in high esteem by the multitude, such teachers as Pūraṇa Kassapa, Makkhali Gosāla, Ajita Kesakambala, Pakudha Kaccāyana, Sañjaya Belaṭṭhaputta, Nigaṇṭha Nāṭaputta.108 Have all of these attained realization, as each of them would have it believed, or has none of them, or is it that some have attained realization and others not?’
‘Thôi Subhadda! Thôi, đủ rồi, hãy bỏ qua câu hỏi này, rằng phải chăng tất cả những vị này đều đã giác ngộ như họ tự xưng, hoặc tất cả không có ai giác ngộ, hoặc có vị đã giác ngộ, có vị chưa giác ngộ? Này Subhadda, Ta sẽ nói pháp cho ông. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.’ ‘Kính vâng, Đại Đức.’
‘Enough, Subhadda! Let it be as it may, whether all of them have attained realization, as each of them would have it believed, or whether none of them has, or whether some have attained realization and others not. Subhadda, I will teach you Dhamma; listen and heed it well, and I will speak.’ ‘Very well, venerable sir.’
Và Thế Tôn nói như vầy: ‘Này Subhadda, trong Pháp và Luật nào không có chánh đạo tám chi, trong Pháp và Luật đó không có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn, đệ tứ sa-môn.109 Nhưng trong Pháp và Luật nào có chánh đạo tám chi, thời ở đó có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn, đệ tứ sa-môn. Này Subhadda, chính trong Pháp và Luật này có thánh đạo tám chi, chắc chắn ở đây có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn, đệ tứ sa-môn. Ngoại đạo không có những sa-môn chân thật ấy. Nhưng, này Subhadda, nếu các tỳ-kheo này sống chân chính, thế gian này không thiếu vắng những vị A-la-hán.…
And the Blessed One spoke thus: ‘Subhadda, in whatsoever Dhamma and discipline there is not found the noble eightfold path, neither is there found a true renunciant of the first, second, third, or fourth degree of saintliness.109 But in whatsoever Dhamma and discipline there is found the noble eightfold path, there is found a true renunciant of the first, second, third, and fourth degrees of saintliness. Now, Subhadda, in this Dhamma and discipline is found the noble eightfold path; and certainly here are also found true renunciants of the first, second, third, and fourth degrees of saintliness. Devoid of true renunciants are the systems of the other renunciants. But, Subhadda, if the monks live rightly, the world will not be destitute of arahants. …
Khi được nói vậy, du sĩ ngoại đạo Subhadda bạch Thế Tôn: ‘Thật hy hữu thay, Thế Tôn! Thật vi diệu thay, Thế Tôn! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem ánh sáng vào trong chỗ tối để cho những ai có mắt có thể thấy sắc, cũng vậy, Chánh Pháp đã được Thế Tôn bằng nhiều phương tiện thuyết minh, giải thích. Bạch Thế Tôn, con nay xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y tỳ-kheo Tăng. Cúi xin cho con được xuất gia theo Thế Tôn, được thọ cụ túc giới.’
When this was said, the wandering ascetic Subhadda spoke to the Blessed One: ‘Excellent, venerable sir, most excellent, venerable sir! Venerable sir, it is as if one were to set upright what had been overthrown, or to reveal what had been hidden, or to show the path to one who had gone astray, or to light a lamp in the darkness so that those with eyes might see – even so has the Blessed One set forth Dhamma in many ways. And so, venerable sir, I take my refuge in the Blessed One, the Dhamma, and the Sangha of monks. May I receive from the Blessed One going forth and higher ordination?’
‘Này Subhadda, những ai trước kia theo đạo khác, nay muốn xuất gia110 và thọ cụ túc trong Pháp và Luật này phải sống bốn tháng cộng trú. Sau bốn tháng cộng trú, nếu các tỳ-kheo đồng thuận, sẽ chấp thuận cho xuất gia thọ cụ túc thành tỳ- kheo. Nhưng Ta nhận thấy, đây chỉ là căn tánh sai biệt con người.’
‘Subhadda, whoever having been formerly a follower of another creed wishes to receive going forth and higher ordination110 in this Dhamma and discipline remains on probation for a period of four months. At the end of those four months, if the monks are satisfied with him, they grant him going forth and higher ordination as a monk. Yet in this matter I recognize differences of personalities.’
‘Bạch Đại Đức, nếu những ai trước kia theo đạo khác, nay muốn xuất gia111 và thọ cụ túc trong Pháp và Luật này phải sống bốn tháng cộng trú. Sau bốn tháng cộng trú, nếu các tỳ- kheo đồng thuận, sẽ chấp thuận cho xuất gia thọ cụ túc thành tỳ-kheo, thế thì con sẽ xin sống cộng trú bốn năm. Sau bốn năm cộng trú, nếu các tỳ-kheo đồng thuận, sẽ chấp thuận cho con xuất gia thọ cụ túc thành tỳ-kheo.’
‘Venerable sir, if whoever having been formerly a follower of another creed wishes to receive going forth and higher ordination in this Dhamma and discipline remains on probation for a period of four months, and at the end of those four months, if the monks are satisfied with him, they grant him going forth and higher ordination as a monk – then I will remain on probation for a period of four years. And at the end of those four years, if the monks are satisfied with me, let them grant me going forth and higher ordination as a monk.’
Bấy giờ Thế Tôn gọi tôn giả Ānanda và bảo: ‘Ānanda, hãy xuất gia cho Subhadda.’ Và tôn giả Ānanda đáp: ‘Kính vâng, Đại Đức.’ Rồi du sĩ ngoại đạo Subhadda nói với tôn giả Ānanda, ‘Hiền giả Ānanda, thật là có phúc, thật là đại phúc cho các Ngài, những vị được đăng đàn thọ giới làm đệ tử hầu cận trước sự hiện diện của đức Ðạo Sư.’
But the Blessed One called Venerable Ānanda and said to him: ‘Ānanda, let Subhadda go forth.’ And Venerable Ānanda replied: ‘Very well, venerable sir.’ Then the wandering ascetic Subhadda said to Venerable Ānanda, ‘Friend Ānanda, it is a gain for you all, a blessing, that in the presence of the teacher himself you have received the sprinkling of consecration as resident pupils.’
Thế rồi du sĩ ngoại đạo Subhadda được xuất gia, thọ cụ túc trước mặt Thế Tôn. Xuất gia thọ cụ túc không bao lâu, tôn giả Subhadda ở một mình ở một nơi thanh vắng, không phóng dật, tinh tấn, nhiệt tâm, và cần mẫn, và không bao lâu, đạt được mục đích tối cao mà một thiện gia nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến, ngay trong hiện tại, bằng thắng trí tự mình chứng ngộ vô thượng phạm hạnh, thuần nhất viên mãn, thanh tịnh, tự giác chứng và an trú; biết rằng: ‘Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì cần làm đã làm xong, sau đời này không còn đời nào nữa.’
So it came about that the wandering ascetic Subhadda, in the presence of the Blessed One, received the going forth and higher ordination. And from the time of his ordination Venerable Subhadda remained alone, secluded, heedful, ardent, and resolute. And before long he attained to the goal for which a worthy man goes forth rightly from home to homelessness, the supreme goal of the holy life; and having by himself realized it with higher knowledge, he dwelt therein. He knew: ‘Birth is destroyed, the requirements of the holy life have been fulfilled, what ought to be done has been done, and there is nothing more to be done hereafter.’
Và tôn giả Subhadda thành A-la-hán, và là vị đệ tử cuối cùng của Thế Tôn.
And Venerable Subhadda became yet another among the arahants and he was the last personal disciple of the Blessed One himself.
Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.148–153, dịch Anh G.A.S.
Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.148–153, trans. G.A.S.
L.68 Phật di giáo
L.68 The Buddha’s last words
Trong đoạn này, sau khi nhìn lại các đệ tử thấy rằng không còn ai có điều cần hỏi, thấy rõ không có ai còn hoài nghi gì, đức Phật nói những giáo huấn tối hậu.
In this passage, the Buddha checks that his disciples have no remaining questions, before uttering his last words after he is sure that they do not have any.
Lúc bấy giờ, Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda, ‘Này Ānanda, nếu trong các ông có người nghĩ rằng, “Không còn giáo huấn của Tôn Sư. Chúng ta không có Thầy.” Nhưng, này Ānanda, chớ có nghĩ như vậy. Này Ānanda, Pháp và Luật mà Ta đã công bố và thi thiết, chính đó là Thầy của các ngươi sau khi Ta diệt độ.
Now the Blessed One spoke to Venerable Ānanda, ‘Ānanda, it may be that some among you may consider, “The teacher’s instruction has ceased; now we have no teacher.” But, Ānanda, it should not be so considered. Ānanda, for that which I have proclaimed and made known as the Dhamma and the monastic discipline, that shall be your teacher when I am gone.
Này Ānanda, từ trước các vị tỳ-kheo xưng hô với nhau là “Hiền giả”, nay sau khi Ta diệt độ không nên xưng hô như vậy. Này Ānanda, tỳ-kheo niên lão hãy gọi vị tỳ-kheo niên thiếu, hoặc bằng tên, hoặc bằng họ, hoặc là “Hiền giả”. Tỳ-kheo niên thiếu, hãy gọi vị tỳ-kheo niên lão là Đại đức (Bhante) hoặc Trưởng lão (Āyasmā).
And, Ānanda, whereas now the monks address one another as “friend”, let it not be so when I am gone. Ānanda, the senior monks may address the junior ones by their name, their family name, or as “friend”; but the junior monks should address the senior ones as “venerable sir” or “your reverence.”
Này Ānanda, nếu có thỉnh nguyện, Tăng có thể bỏ qua những học xứ nhỏ nhặt, tiểu tiết.
Ānanda, if it is desired, the community may, when I am gone, abolish the lesser and minor rules.
Này Ānanda, sau khi Ta diệt độ, hãy trị phạt tỳ-kheo Channa (Xa-nặc) bằng phạm-đàn (brahmadaṇda: mặc tẫn).’112
Ānanda, when I am gone, let the brahmā penalty be imposed upon the monk Channa.’111
‘Bạch Đại đức, thế nào là phạm-đàn (mặc tẫn)?’ - ‘Này Ānanda, tỳ-kheo Channa muốn nói gì tùy ý, chúng tỳ-kheo không nói chuyện với, không giáo giới, không khuyên bảo.’
‘Venerable sir, what is the brahmā penalty?’ ‘Ānanda, the monk Channa may say what he will, but the monks should neither converse with him, nor exhort him, nor admonish him.’
Rồi Thế Tôn nói với các tỳ-kheo: ‘Này các tỳ-kheo, tỳ-kheo nào nghi ngờ hay phân vân gì về Phật, Pháp, Tăng, đạo hay đạo tích; thế thì, này các tỳ-kheo, các ngươi hãy hỏi; chớ để về sau hối tiếc, rằng: “Khi ở trước Tôn Sư mà chúng ta đã không trực tiếp thưa hỏi.”’
Then the Blessed One addressed the monks: ‘Monks, it may be that one of you is in doubt or perplexity as to the Buddha, the Dhamma, or the Sangha, the path or the practice. Then question, monks! Do not be given to remorse later on with the thought, “The teacher was with us face to face, yet face to face we failed to ask him.”’
Nhưng khi được hỏi như vậy, các tỳ-kheo đều im lặng. Lần thứ hai và thứ ba, Thế Tôn nói với các tỳ-kheo: ‘Này các tỳ- kheo, tỳ-kheo nào nghi ngờ hay phân vân gì về Phật, Pháp, Tăng, đạo hay đạo tích; thế thì, này các tỳ-kheo, các ngươi hãy hỏi; chớ để về sau hối tiếc, rằng: “Khi ở trước Tôn Sư mà chúng ta đã không trực tiếp thưa hỏi.”’
But when this was said, the monks were silent. And yet a second and a third time the Blessed One said to them: ‘Monks, it may be that one of you is in doubt or perplexity as to the Buddha, the Dhamma, or the Sangha, the path or the practice. Then question, monks! Do not be given to remorse later on with the thought, “The teacher was with us face to face, yet face to face we failed to ask him.”’
Lần thứ hai và thứ ba, các tỳ-kheo vẫn im lặng. Rồi Thế Tôn nói với các tỳ-kheo: ‘Này các tỳ-kheo, nếu có ai do vì tôn kính Tôn Sư mà không hỏi, vậy giữa bạn đồng tu, hãy hỏi nhau.’ Khi được nói vậy, các tỳ-kheo im lặng. Bấy giờ Tôn giả Ānanda bạch: ‘Bạch Đại Đức, thật kỳ diệu thay! Bạch Đại Đức, thật hy hữu thay! Bạch Thế Tôn, con tin rằng trong chúng tỳ-kheo này không có một tỳ-kheo nào có nghi ngờ hay phân vân gì đối với Phật, Pháp, Tăng, đạo hay đạo tích.’
And for a second and a third time the monks were silent. Then the Blessed One said to them: ‘Monks, it may be out of respect for the teacher that you ask no questions. Then, monks, let friend communicate it to friend (to ask on his behalf).’ Yet still the monks were silent. And Venerable Ānanda spoke to the Blessed One: ‘Marvellous it is, venerable sir, most wonderful it is! This faith I have in the community of monks that not even one monk is in doubt or perplexity as to the Buddha, the Dhamma, or the Sangha, the path or the practice.’
‘Này Ānanda, do bởi tâm tịnh tín nên ông nói như vậy. Nhưng ở đây, này Ānanda, Như Lai biết rõ rằng trong chúng tỳ-kheo này không có một tỳ-kheo nào có nghi ngờ hay phân vân gì đối với Phật, Pháp, Tăng, đạo hay đạo tích. Này Ānanda, trong năm trăm tỳ-kheo này, tỳ-kheo thấp nhất cũng đã chứng quả Dự lưu, không còn thối thất, nhất định hướng đến Chánh Giác.’
‘Ānanda, out of faith you speak thus. But, Ānanda, here the Tathāgata knows for certain that among this community of monks there is not even one monk who is in doubt or perplexity as to the Buddha, the Dhamma, or the Sangha, the path or the practice. For, Ānanda, among these five hundred monks even the lowest is a stream-enterer, secure from downfall, assured, and bound for awakening.’
Và Thế Tôn nói với các tỳ-kheo: ‘Này các tỳ-kheo, Ta nói các ông điều này, các hành là pháp biến hoại, hãy tinh tấn, chớ buông lung, để thành tựu cứu cánh!’ Ðó là giáo huấn tối hậu của Như Lai.
And the Blessed One addressed the monks, ‘Monks, behold now, I address you: conditioned things are of a nature to decay, but by attentiveness you will succeed!’ This was the last utterance of the Tathāgata.
Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.154–156, dịch Anh G.A.S.
Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.154–156, trans. G.A.S.
L.69 Phật nhập Niết-bàn
L.69 The Buddha’s passing away
Sau khi nói giáo huấn tối hậu, Phật lần lượt nhập các định: từ sơ thiền (jhāna), rồi đến thiền thứ hai, thứ ba và thứ tư (xem *Th.140); tiếp theo nhập bốn định vô sắc (xem *Th.142) – không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu xứ và phi tưởng phi phi tưởng xứ – tột cùng là tưởng thọ diệt. Rồi lần lượt xuất và nhập trở lại các định và thiền cho đến sơ thiền, từ đó lần lượt xuất và nhập trở lại lên đến thiền thứ tư, đây là thiền mà y chỉ trên đó trước đây Ngài thành Chánh giác. Nay cũng y chỉ thiền thứ tư này Phật nhập Niết-bàn.
After his last words, the Buddha goes through a series of meditative states: from the first meditative absorption (jhāna) to the second, third and fourth of these (see *Th.140); then through the four formless states (see *Th.142) – the spheres of infinite space, infinite consciousness, nothingness, and neither-perception nor-non-perception – then to the state of the cessation of perception and feeling. He then goes back down through all these states to the first absorption, then back up to the fourth absorption, from which he had attained awakening. Having demonstrated full self-mastery, he then passed away.
Xuất tứ thiền, trực tiếp không gián cách, Thế Tôn nhập vô dư y Bát-niết-bàn.
Having emerged from the fourth meditative absorption, immediately after this the Blessed One directly attained final nirvana.
Khi Thế Tôn nhập Niết-bàn, cùng lúc ấy đại địa chấn động,…
Phạm thiên Sahampati113 xướng lên bài kệ này:
When the Blessed One attained final nirvana, simultaneously with his final nirvana, Brahmā Sahampati112 recited this verse:
Thân giả hợp trên đời, cuối cùng đều xả bỏ, Đức Đạo Sư cũng vậy, đấng tuyệt luân trên đời, Như Lai, đại oai lực, chánh giác cũng diệt độ.
All beings in the world will finally lay the body down,
Since such a one as the teacher, the peerless person in the world,
The Tathāgata, one endowed with powers, the awakened one, attained final nirvana.
Khi Thế Tôn nhập diệt, cùng lúc ấy, Thiên chủ Sakka xướng lên bài kệ này:
When the Blessed One attained final nirvana, simultaneously with his final nirvana, Sakka113 the king of gods recited this verse:
Các hành là vô thường, Có sanh phải có diệt.
Sau khi sanh, chúng diệt, Tịch diệt là an lạc.
Impermanent indeed are conditioned things,
Their nature is to arise and decay.
Having arisen, they cease:
Happy is their stilling.
Khi Thế Tôn diệt độ, cùng lúc ấy, tôn giả Ānanda xướng lên bài kệ này:
When the Blessed One attained final nirvana, simultaneously with his final nirvana, Venerable Ānanda recited this verse: 114
Bấy giờ thật kinh sợ, thật lông tóc dựng ngược,
Then there was terror, then there was trepidation,
Đấng Sắc tướng thù thắng, đấng Chánh giác nhập diệt.
When the awakened one who is perfect in all excellent qualities attained final nirvana.
Khi Thế Tôn nhập Niết-bàn, cùng lúc ấy tôn giả Anuruddha thốt lên bài kệ này:
When the Blessed One attained final nirvana, simultaneously with his final nirvana, Venerable Anuruddha recited these verses:
Không thở ra thở vào, như vậy tâm trụ định,
There was no more in-and-out breathing in the stable one of steady mind
Bất động, hướng tịch tĩnh, Mâu-ni nhập Niết-bàn.
When unstirred, bent on peace, the one with vision attained final nirvana.
Với tâm không co rút, nhẫn thọ mọi cảm thọ,
With unshrinking mind he endured the pain;
Như dập tắt ánh đèn, Niết-bàn, tâm giải thoát.
Like the quenching of a lamp was the deliverance of the mind.
Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.156–157, dịch Anh G.A.S.
Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.156–157, trans. G.A.S.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 13 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vua Là Phật, Phật Là Vua


Gọi nắng xuân về


Nguồn chân lẽ thật


Tư tưởng Tịnh Độ Tông

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.6.77 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (66 lượt xem) - French Southern Territories (10 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...