Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Kaoshiung, Đài Loan ngày 24 tháng 7 năm 1996 »»

Vì lợi ích của nhiều người
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Kaoshiung, Đài Loan ngày 24 tháng 7 năm 1996

(Lượt xem: 6.715)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Font chữ:
Font chữ:



Kaoshiung, Đài Loan ngày 24 tháng 7 năm 1996

Phục vụ bản thân và người khác

Trong năm vùa qua nhiều người trong số các con đã phục vụ tích cực để Dhamma đã bắt đầu lan rộng khắp hòn đảo Dhamma này. Để một người hành thiền Vipassana được tiến bộ trên con đường thanh lọc, việc phục vụ Dhamma rất quan trọng. Giáo huấn của Đức Phật là các con phải phục vụ bản thân trước rồi mới phục vụ người khác. Nếu các con muốn thanh lọc tâm mà không phát sinh tình thương và lòng trắc ẩn cho người khác, ước muốn giúp họ thoát khỏi khổ đau thì chắc chắn là các con không thể tiến bộ trên con đường Dhamma.

Tiếp tục thanh lọc tâm mình và đồng thời giúp người khác thanh lọc tâm của họ. Không được lành mạnh cho lắm khi thanh lọc tâm mình mà bỏ quên người khác, và cũng không lành mạnh nếu muốn giúp người khác mà không thanh lọc tâm mình. Nếu các con không được lành mạnh, thì làm sao các con có thể giúp người khác lành mạnh được?

Thầy biết qua kinh nghiện cá nhân và kinh nghiệm của nhiều thiền sinh khác là nếu các con phục vụ Dhamma cho người khác, sự hành thiền của mình trở nên mạnh hơn và tiến trình thanh lọc trở nên hữu hiệu hơn. Khi các con giúp người khác tăng tiến trong Dhamma, các con phát triển parami về dana, và trong tất cả những sự hiến tặng, sự hiến tặng Dhamma là cao quý nhất. Tất cả sự hiến tặng của các con đều hữu ích cho các con bởi vì các con hiến tặng những gì quí giá nhất cho người nhận. Những người nhận được sự hiến tặng về Dhamma nhận được con đường thanh lọc và bắt đầu thoát khỏi mọi khổ đau trong đời. Do đó đức Phật tuyên bố, Sabba danam, dhammadanam jinati – Sự hiến tặng Dhamma là sự hiến tặng cao quí nhất.

Trong một khóa thiền, có vẻ như chỉ có thiền sư hiến tặng dana về Dhamma. Nhưng Dhamma không thể hiến tặng nếu không có sự trợ giúp của người phục vụ, cho nên người phục vụ cũng góp sức trong sự hiến tặng này. Nếu không có ai điều hành hay nấu ăn thì làm sao một khóa thiền tiến hành được? Dana về Dhamma là sự chung sức của Thiền sư và người phục vụ, và người phục vụ cũng nhận được thành quả của dana dhamma. Thỉnh thoảng có người nói với Thầy, “Thật tuyệt vời khi một mình Thầy đã thành công trong việc hiến tặng Dhamma cho rất nhiều người khắp thế giới.” Thầy trả lời là Thầy không làm một mình được. Thầy chỉ hai tay nhưng Dhamma có ngàn cánh tay – những bàn tay của của người phục vụ.

Khi Thầy mới đến Ấn Độ, Thầy không chắc là mình có thể dạy Dhamma ở đó. Phương pháp này là một cuộc giải phẫu rất sâu tại tầng lớp gốc rễ. Để học được, một khóa thiền nội trú là tối cần, và Thầy không có ai để giúp Thầy sắp đặt những cơ sở cần thiết. May mắn thay, một người họ hàng xa từ Miến Điện tình nguyện giúp, và nhờ sự phục vụ lớn lao này mà một khóa thiền đầu tiên được tổ chức. Và sau đó Bánh Xe Dhamma bắt đầu luân chuyển ở xứ xở nơi nó khởi nguồn. Sau này, những người khác tham dự những khóa thiền và tình nguyện phục vụ, và như vậy những khóa thiền được tổ chức không những chỉ ở Ấn Độ mà còn ở khắp thế giới.

Bất cứ khi nào Thầy nhớ đến người đã tổ chức khóa thiền đầu tiên ở Ấn Độ, Thầy rất cảm kích ông ta. Ai có thể đo lường được công đức mà người này nhận được trong việc tổ chức khóa thiền đầu tiên bên ngoài Miến Điện? Sau đó một số đông những người hành thiền khắp thế giới bắt đầu trợ giúp. Ai có thể đo lường được công đức mà những người phục vụ nhận được bằng cách tổ chức chức những khóa thiền cho những người đang đau khổ? Đó là tại sao Thầy nói mọi người phục vụ tham gia vào sự hiến tặng Dhamma vĩ đại khắp thế giới này.

Trong cuộc sống hằng ngày có đầy rẫy những thăng trầm. Để duy trì được sự bình tâm và tạo ra tình thương và lòng trắc ẩn mặc cho những sóng gió này là sự luyện tập Vipassna. Khi một người hành thiền Vipassna phục vụ Dhamma, họ học được trong một môi trường lành mạnh cách làm thế nào để áp dụng Dhamma trong đời sống.

Trong khi phục vụ các con gặp đủ các hạng người ngồi thiền. Một số hình như là lười biếng, hay lắm chuyện, hay khiếm nhã. Đôi lúc một người phục vụ Dhamma chưa chín chắn phản ứng một cách khiếm nhã, hay hành xử một cách lỗ mãng. Nhưng các con được huấn luyện rằng, mặc cho những lỗi lầm của thiền sinh, các con không nên sinh ra tức giận. Trái lại các con phải duy trì một tâm quân bình tràn đầy tình thương và lòng trắc ẩn. Các con tiếp tục phạm sai lầm và tự sửa đổi, và bằng cách này các con học được cách đối diện với những hoàn cảnh bất như ý một cách bình tâm. Trong môi trường của trung tâm hay khóa thiền thì dễ dàng hơn để học được cách đối phó với những tình huống khác nhau, và rồi các con bắt đầu áp dụng trí tuệ này trong cuộc sống hằng ngày. Đây là trường huấn luyện cho mỗi người phục vụ để học được cách sống một cuộc sống tốt đẹp.

Đức Phật nói một người thấm nhuần Dhamma có hai phẩm chất: phẩm chất phục vụ vô vị lợi và phẩm chất biết ơn những gì nhận được. Hai phẩm chất này rất hiếm hoi. Một người phục vụ Dhamma có cơ hội để phát triển cả hai phẩm chất này. Các con thực hành việc phục vụ người khác mà không mong đợi được đền đáp. Và các con bắt đầu có lòng cảm kích Đức Phật, người đã khám phá ra phương pháp tuyệt vời này và trao tặng cho thế giới, và một dòng các thiền sư, từ Đức Phật cho tới ngày nay, những người đã duy trì phương pháp này trong sự tinh khiết trinh nguyên. Ta cảm thấy muốn trả món nợ của lòng biết ơn bằng cách phục vụ người khác để làm tròn sứ mệnh của vị Thầy.

Ta cảm thấy rất vui mừng và mãn nguyện phục vụ người khác để giúp họ thoát khỏi khổ đau. Do đó sự phục vụ Dhamma hữu hiệu trong hai cách: Giúp người khác và đồng thời cũng giúp chính mình.

Nguyện cho tất cả các con đạt được sức mạnh trong Dhamma vì lợi lạc của chính mình, và nguyện cho các con tiếp tục phục vụ người khác vì sự tốt lành và lợi lạc của rất nhiều người.

Nguyện cho sự thanh lọc trong Dhamma do Đức Phật ban phát được truyền bá không những tại hòn đảo này, hòn đảo Đài Loan, nhưng cũng nảy sinh và lan rộng tại nơi nó khởi nguồn và từ đó có thể lan rộng khắp thế giới.

Nguyện cho đảo Đài Loan trở thành ngọn đuốc Dhamma và tỏa chiếu ánh sáng trí tuệ khắp thế giới.

Nguyện cho tất cả được hạnh phúc, được an lạc, được giải thoát.

Bhavatu sabba mangalan

Nguyện cho tất cả được hạnh phúc.

Kaoshiung, Taiwan July 24, 1996

Serving yourself and others

My dear Dhamma servers:

During the last year many of you have given such worthy service that Vipassana has started to spread on this island of Dhamma. For a Vipassana meditator to progress on the path of purification, Dhamma service is important. The Buddha’s teaching is that you should serve yourself first and then start serving others. If you want to purify your mind but do not generate love and compassion for others, the wish to help them to come out of suffering, you are certainly not progressing on the path of Dhamma.

Continue to purify your mind and at the same time help others so they can purify their own minds. It is not healthy to purify yourself while forgetting others, and it is not healthy to try to help others without purifying yourself. If you are not strong, how can you help another weak person to become strong?

I know with my own experience and with the experience of so many of my students that when you serve others in Dhamma, your own meditation becomes stronger and the process of purification becomes more effective. When you help others to progress in the Dhamma you develop your pāramī of dāna, and of all possible gifts, the donation of the Dhamma is the highest. Every donation you make is helpful to you, no doubt, but this donation gives you the maximum benefit because you are giving something of maximum value to the recipient. Someone who receives the gift of the Dhamma gets the path of purification and starts to come out of all the miseries of life. Therefore the Buddha announced, Sabba dānam dhammadānam jināti—The donation of the Dhamma is the highest donation.

During a course it appears that the Teacher is giving the dāna of Dhamma but actually Dhamma cannot be given unless there are servers to help, so the servers share in the process. If there were nobody to manage or to prepare food, how could a Vipassana course be held? The dāna of Dhamma is a cooperative effort by the Teacher and the servers, and the servers also receive the fruit of the Dhamma dāna. Sometimes people tell me, "It is wonderful that you have been successful in distributing Dhamma single-handedly to so many people around the world." I reply that I have not done this single-handedly. I have only two hands but Dhamma has thousands of hands—the hands of the Dhamma servers.

When I first went to India I was unsure whether I could teach Dhamma there. This technique makes a deep operation and purifies the mind at the root level. To learn it, residential courses are essential, but I had no one to help me arrange the necessary facilities. Fortunately, a distant relative of mine from Burma offered to assist, and it was because of his great service that the first course was arranged. And then the Wheel of Dhamma started rotating once again in the country of its origin. Later on, others who had participated in courses offered their services and thus courses could be held not only in India but around the world.

Whenever I remember the man who managed the first course in India I feel very grateful to him. Can anyone measure the merits that this person acquired in arranging the first Vipassana course outside Burma? And then a large number of meditators around the world started helping. Can anyone measure the merits that these servers have acquired by organising Dhamma courses for suffering people? That is why I say that every Dhamma server participates in this great donation of the Dhamma around the world.

In daily life there are many ups and downs. To maintain equanimity and to generate love and compassion despite these vicissitudes is the training of Vipassana. When Vipassana meditators give Dhamma service, they learn in a healthy atmosphere how to apply Dhamma in life.

While giving service you come across different types of meditators. Some may be lazy, or talkative, or rude. Sometimes an immature Dhamma server reacts in kind and replies rudely, or behaves like a gaoler. But you are trained that, in spite of any mistakes made by the students, you must not become angry. Instead you must maintain a balanced mind filled with love and compassion. You keep making mistakes and correcting yourself, and in this way you learn how to face unwanted situations equanimously. In the atmosphere of a Dhamma centre or course it is easier to learn how to face various situations, and then you can start to apply this wisdom in your daily life. This is a training ground for each server to learn how to live a good life.

The Buddha said that a good Dhamma person has two qualities: the quality of selflessly serving others and the quality of gratitude for help received. These two qualities are rare. A Dhamma server has the opportunity to develop both. You practise serving others without expecting anything in return, and you start to develop a feeling of gratitude towards the Buddha, who discovered this wonderful technique and gave it to the world, and towards the chain of teachers, right from the Buddha up to today, who maintained this technique in its pristine purity. One feels like repaying the debt of gratitude by serving others in order to fulfil the mission of the Teacher.

One feels so happy and contented serving others and helping them to come out of their misery. Therefore Dhamma service works both ways: It helps others, and it helps the Dhamma server too.

May you all gain strength in Dhamma for your own benefit, and may you continue to serve others for the good and benefit of so many.

May the Dhamma of purification given by the Buddha spread not only in this island of Dhamma, the island of Taiwan, but may it also arise and spread in the country of its origin and from there may it spread around the world.

May the island of Taiwan become a beacon of Dhamma and spread the light of wisdom throughout the world. May all be happy, be peaceful, be liberated.

Bhavatu sabba mangalam

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Em Là Vì Sao Sáng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 52.90.211.141 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...