Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Làm thế nào để phục vụ cho lợi lạc của chính mình? »»

Vì lợi ích của nhiều người
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Làm thế nào để phục vụ cho lợi lạc của chính mình?

(Lượt xem: 8.742)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Font chữ:
Font chữ:



Làm thế nào để phục vụ cho lợi lạc của chính mình?

Dhamma Giri, Ấn độ
Tháng 12, năm 1985


Những con trai và con gái Dhamma thân mến của thầy,

Tối nay thầy muốn nói vài điều về cách phục vụ cho khóa thiền, sự cách biệt nam nữ và sử dụng Dana.

Sáng sớm ngày hôm nay thầy đã đọc những điều lệ về kỷ luật cho người phục vụ Dhamma một lần nữa; Đó là một bản viết rất hay và tràn đầy Dhamma. Có thể tất cả các con đã đọc rồi nên nếu thầy lặp lại thì nó không có ý nghĩa gì cả. Nếu chỉ đọc mà không tuân theo điều lệ này, thì cũng không có ích gì cả.

Các con ở đây – trên đất Dhamma vì cho sự lợi lạc của chính các con, cho dù các con phục vụ người khác nhưng đó cũng là phục vụ lợi ích của chính mình. Thầy muốn mọi thiền sinh Vipassana trở nên ích kỷ. Đây là giáo huấn của Đức Phật: Hãy ích kỷ. Nhưng cũng nên hiểu rằng sự lợi lạc của mình nằm ở đâu? Những hành động bằng ý nghĩ là những hành động đích thực chứ không phải là hành động bằng việc làm hay lời nói – đây là điều mà các con học được trong Dhamma. Nếu tâm ý là bất thiện thì các con sẽ làm hại chính mình, cho dù các có vẻ như đang phục vụ rất nhiều cho thiền sinh.

Có hai loại phục vụ Dhamma. Loại phục vụ thứ nhất, các con không tiếp xúc với thiền sinh. Các con có thể tưới cây, lau nhà, chùi rửa nhà vệ sinh v.v… Loại phục vụ thứ hai: Có liên quan trực tiếp với thiền sinh. Cho dù sự phục vụ khiến các con có thể tiếp xúc với thiền sinh hay là không, các con phải có được lợi ích tối đa trong thời gian các con ở đây.

Khi các con phục vụ trong đường lối không tiếp xúc với thiền sinh, không ngừng xem xét là có bao nhiêu niềm vui và sự vị tha mà các con đang tạo ra. Trong khi các con chùi rửa hoặc sơn nhà, các con nên nghĩ một cách vui vẻ rằng, “ấn tượng đầu tiên của thiền sinh mới khi tới một trung tâm Dhamma này rất quan trọng. Sự phục vụ của tôi sẽ giúp cho rất nhiều người khi họ tới đây.”

Khi các con tưới cây, các con nên cảm thấy tràn đầy an vui. Các con nên hòa nhịp với từng cây cỏ. Khi chăm sóc chúng với tình thương, các con sẽ bắt đầu cảm thấy cây cối cũng tỏa ra tình thương và rung động Dhamma. Mọi công việc ở đây sẽ chỉ trở nên có giá trị khi các con tạo ra niềm vui vị tha trong khi làm việc. Nếu các con nghĩ, “Để coi, tôi muốn tham dự những khóa thiền một cách liên tục nhưng ban quản trị không cho phép. Tôi không có đủ tiền để thuê khách sạn, do đó tôi phải ở đây phục vụ với những bất tịnh.” Khi đó các con sẽ làm ô nhiễm bầu không khí Dhamma trong mảnh đất này.

Nếu sự phục vụ mà tiếp xúc trực tiếp với thiền sinh, các con không ngừng xem xét mình, “Bằng sự phục vụ này, tôi đang làm hại hay giúp chính mình?” Hãy nên ích kỷ. Đôi khi trong một giờ ngồi thiền chung, thầy thấy một người hành thiền còn mới, có thể do không hiểu hoặc vì lý do nào đó, đứng lên và đi ra ngoài thiền đường. Rồi thầy rất buồn khi thấy một người phục vụ Dhamma mặt mày cau có, chạy theo thiền sinh này. Người phục vụ này sẽ hành xử như thế nào ở bên ngoài? Thầy biết rõ những điều người đó nói ra sẽ đầy bất tịnh. Nếu các con có một gương mặt cau có, thì các con đang phục vụ kiểu gì vậy? Khó mà giúp người khác trong khi chính các con đang tạo ra bất tịnh. Cho dù thiền sinh phạm giới một cách cố ý và không tôn trọng kỷ luật của trung tâm, sự cau có của con sẽ giúp ích bằng cách nào? Các con cần một nét mặt tươi vui và lòng trắc ẩn đối với thiền sinh này. Các con ở đây để phục vụ những người này. Nếu điểm này bị bỏ quên thì sự phục vụ các con không còn là phục vụ nữa.

Thầy nhận được những lá thư của thiền sinh từng tới Dhamma Giri nói rằng, họ rất ngưỡng mộ những người phục vụ Dhamma, nhiều người đã phục vụ với đầy an vui, lòng trắc ẩn và Mettā. Tuy nhiên, thầy cũng nhận được những thư chỉ trích, “Đây có phải là một điển hình của Dhamma không? Người phục vụ tôi đã gặp tràn đầy bất tịnh, không có một chút Mettā nào ở người đó. Và tôi thấy rằng toàn thể bầu không khí tràn đầy bất tịnh.” Nếu một người phục vụ tạo ra bất tịnh đối với một thiền sinh thì thiền sinh sẽ cảm thấy bị bao trùm bởi bất tịnh. Do sai lầm vì quá nhiệt tình trong lúc phục vụ, các con đã tạo ra hàng rào ngăn cản họ tăng tiến trong Dhamma. Người này sẽ không bao giờ trở lại trung tâm Dhamma, và có thể trở thành rào cản cho những người khác bằng cách nói, “Tại các trung tâm đó, họ nói về Dhamma nhưng không thực hành Dhamma.”

Nếu hành xử lỗ mãng, không có tình thương, không có lòng trắc ẩn hay cảm tình cho thiền sinh, thì cho dù các con làm việc chăm chỉ đến đâu đi nữa, các con đã không phục vụ họ đúng đắn. Thay vào đó các con nên cảm thấy, “Bằng sự phục vụ của tôi, tôi có thể khuyến khích các thiền sinh đang đối mặt với giông bão. Tôi cũng đã trải qua những giông bão đó khi ngồi khóa thiền đầu tiên.” Không nên bỏ qua thực tế là thiền sinh đã phá giới và vi phạm luật lệ, nhưng nên có hảo ý trong việc đối xử với họ. Nếu đảm bảo được điều này, các con không những phục vụ thiền sinh mà còn phục vụ chính mình.

Nhiều thiền sinh phương Tây đến phục vụ Dhamma ở Dhamma Giri, nơi có rất nhiều thiền sinh người Ấn Độ. Sự liên hệ rất khó khăn do bất đồng ngôn ngữ, nhưng thầy luôn luôn nói rằng, “Ngôn ngữ của Dhamma sẽ luôn được hiểu, các con không cần phải nói gì cả.” Nếu một thiền sinh Ấn Độ phạm giới, chỉ đi tới và mỉm cười, chắp tay theo truyền thống chào nhau của Ấn Độ. Thế là đủ để người đó hiểu. Các con không cần phải nói gì cả. Nếu các con nói cả trăm lời với sự cau có, nó không giúp ích được cho ai cả.

Một vài điều về sự cách biệt nam nữ: Thầy biết rằng hầu hết các thiền sinh phương Tây xuất thân từ nền văn hóa xa lạ với sự cách biệt nam nữ và họ không thể hiểu tại sao phải cần như vậy. Nhưng Đức Phật đặc biệt nói về sự cách biệt nam nữ, đây là một phần của giáo huấn. Chúng tôi đã thấy, không những chỉ một hay hai, mà hàng là trăm trường hợp khi Māra [những lực đối kháng với sự giải thoát] tạo ra khó khăn với những người hành thiền trong khu vực này. Kẻ thù lớn nhất của các con là dục vọng. Một người hành thiền thường dễ dàng loại trừ được những bất tịnh khác mà không gặp khó khăn. Nhưng bất tịnh về đam mê tình dục thì rất sâu nên khó loại trừ.

Hai sự nguy hiểm có thể có. Một là Māra có thể kích thích những hạt giống đam mê tình dục ở các con. Các con có thể nói với người khác phái mà không có một ý tưởng xấu nào. Nhưng một khi các con bắt đầu nói, rồi đứng mỗi lúc một gần hơn người đó, sự gần gũi có thể kích thích sự đam mê. Đây là một nhà thương, nơi cuộc giải phẫu rất sâu được thực hiện. Cuộc giải phẫu khiến các Saṅkhāra về đam mê tình dục có thể bị lay động. Trong khi nói và đứng gần một người khác phái, các Saṅkhāra có thể chế ngự các con. Các con có thể phạm một lỗi lầm rất có hại cho mình, và cũng có hại người kia.

Có một nguy hiểm khác, đặc biệt đối với thiền sinh phương Tây ở Ấn Độ. Có một ngạn ngữ rất hay nói rằng, “Khi ở La Mã, hãy hành xử như người La Mã.” Khi các con ở nước này, hãy quên đi những gì các con làm ở nước mình. Các con sống ở trong một xã hội, nơi có những lối hành xử khác hẳn với những gì ở phương Tây. Bất hạnh thay, một số những người được gọi là đạo sư đã giảng dạy những thứ linh tinh ở bên phương Tây, dưới danh nghĩa dạy thiền. Bởi vậy nhiều người Ấn Độ đã nghi ngờ cách hành thiền của các thiền sinh cũng như các thiền sư phương Tây. Họ nghi ngờ trung tâm thiền là nơi có sự tự do tình dục, nơi người ta bị lợi dụng. Nếu người Ấn Độ thấy một hoặc hai người Tây phương ở trong đất Dhamma ngồi hoặc nằm, hoặc đi chung với nhau theo cách đặc biệt nào đó, sự nghi ngờ sẽ nảy sinh trong tâm họ. Các con đã không hiểu rằng mình đang tạo ra những chướng ngại lớn cho sự tiến bộ của Dhamma trên mảnh đất này.

Rất có thể một người nam hay người nữ phương Tây đi chung với nhau mà không có một đam mê tình dục nào ở trong tâm, kể cả khi người này cầm tay người kia. Nhưng khi một người ở phương Đông thấy điều này, sự đam mê bị kích thích vì không có ai ở đây hành xử theo kiểu đó, ngay cả vợ chồng cũng không làm thế nơi công cộng. Các con sẽ trở thành một hạt giống Māra cho thiền sinh Ấn Độ và bắt đầu làm hại họ.

Bậc giác ngộ đã biết được điều này. Khi các con ở trên đất Dhamma, các con phải học cách sống như một vị tăng, một vị ni. Hãy hết sức cẩn thận. Sự cách biệt nam nữ sẽ giúp các con xóa bỏ sự đam mê tình dục ở tầng lớp sâu thẳm nhất. Nó sẽ giúp không tạo ra đam mê thể xác một cách dễ dàng.

Cho dù điều lệ này trông có vẻ khó chịu đến đâu đi nữa, nó sẽ có lợi cho chính các con. Khi các con đến một nhà thương thì các điều lệ phải được tuân thủ dù các con có thích hay không vì nó giúp ích cho các con. Tương tự như thế, khi các con tới một nhà thương như thế này, một nhà thương Dhamma. Tất cả mọi điều lệ phải tự nguyện tuân thủ, không nên có những bức xúc về chúng. Chúng là để đảm bảo lợi ích cho chính các con và những người tới tham dự khóa thiền.

Bây giờ là một vài lời về sự sử dụng Dāna: Trong khi phục vụ Dhamma, những người phục vụ Dhamma phí phạm dù chỉ một xu của Dhamma, thì người đó không phục vụ một cách thiết thực. Người ta phải làm việc cực nhọc để kiếm tiền một cách lương thiện, nên rất khó để họ có thể hiến tặng. Vì vậy, bất cứ một sự hiến tặng nào nhận được đều phải sử dụng một cách đúng đắn. Một người phục vụ Dhamma không bao giờ được phí phạm dù chỉ một xu.

Trong thời Đức Phật, có một vị vua hiến tặng 500 bộ y phục cho những vị tăng, những thứ không đáng gì đối với một vị vua. Nhưng ông ta bị ràng buộc vào sự giàu sang của mình, do đó vua hỏi ngài Ananda, thư ký riêng của Đức Phật, “Ta đã hiến tặng 500 bộ y mới cho Saṅgha thì ông sẽ làm gì với chúng?”

Ngài Ananda trả lời, “Tôi sẽ giữ nó ở trong kho.”

“Tại sao vậy?”

“Chỉ khi nào tôi thấy y phục của một vị tăng bị rách nát, không dùng được nữa thì tôi mới cho dùng y phục mới. Đây là cách chúng tôi sử dụng vật hiến tặng.”

“Vậy ông sẽ làm gì với những y phục rách?” Nhà vua hỏi.

“Tôi sẽ cắt những bộ y rách ra nhiều mảnh để làm khăn trải giường.”

“Tốt lắm! Nhưng khi khăn trải giường bị rách thì ngài sẽ làm gì?”

“Tôi sẽ cắt ra thành những miếng nhỏ hơn để làm khăn lau mặt.” Ananda trả lời.

“Tốt. Khi khăn mặt bị rách thì ông sẽ làm gì?”

“Tôi sẽ cắt nhỏ ra làm khăn lau tay.”

“Tốt. Khi thứ này rách thì ông sẽ làm gì?”

“Tôi sẽ lấy ra những miếng nhỏ và khâu chúng lại với nhau để làm giẻ lau cho những người bị dính bùn vào chân.”

“Khi chúng bị rách thì ông sẽ làm gì?”

“Tôi sẽ gom thành vải vụn, và tiếp tục tạo ra thứ gì đó hữu ích từ chúng.”

“Thật tuyệt vời!”

Đây là đường lối của Đức Phật. Những người hiến tặng trông đợi Dāna của họ được sử dụng đúng đắn. Khi họ đến và thấy mọi thứ vất vương vãi, họ sẽ nghĩ rằng những người ở đây không chăm sóc những phẩm vật nhận được, kết quả là họ sẽ không hiến tặng thêm thứ gì khác. Mọi sự hiến tặng phải được xử dụng đúng đắn.

Hãy nhớ ba điều này trong tâm: Sự phục vụ của các con phải là sự phục Dhamma đích thực, khiến cho các con có được lợi lạc đích thực. Sự cách biệt nam nữ phải được thi hành vì lợi lạc của chính các con. Và cuối cùng, hãy sử dụng những sự hiến tặng một cách tốt nhất vì lợi ích cho chính các con.

Dhamma là sự giải thoát cho chính mình và sự giải thoát cho người khác. Hãy tận dụng Dhamma trong khi các con ở lại nơi đây. Nếu sự phục vụ của các con là tốt đẹp, hãy cải tiến nó bất cứ khi nào có thể được. Các con hãy học cách phục vụ một cách tốt đẹp và thu lượm được công đức. Hãy có được sự thanh tịnh trong tâm. Hãy phát triển Pāramī và thoát khỏi khổ đau.

Bhavatu subba mangalam.

Dhamma Giri, India December, 1985

HOW TO SERVE YOUR SELF-INTEREST

My dear Dhamma sons and Dhamma daughters:

This evening I would like to say a few words about serving on courses, segregation and the use of dāna.

Earlier today I read the Code of Discipline for Dhamma Servers once again; it is a beautiful article, full of Dhamma. You all must have read it, so there is no use in my repeating it now. But if the pamphlet is left to lie in the office and you don’t follow the guidelines, it won’t help. You must observe this code of discipline.

You are here on Dhamma land for your own benefit. Even when you are serving others you are doing so for your own benefit. I want every student of Vipassana to be selfish. This is the Buddha’s teaching: be selfish. But understand where your real self-interest lies: Your mental action is the real action, not the physical or vocal action; this is what you learn in Dhamma. If your mental action is unwholesome you will harm yourself, even if you appear to be giving enormous service to the students. There are two kinds of Dhamma service. In the first type you don’t come in contact with meditators; for example, you might water plants, whitewash buildings or clean bathrooms. The second kind involves direct contact with students. Whether your service brings you in contact with students or not, you should get the maximum benefit from your stay here.

When you serve in a way that doesn’t involve contact with meditators, keep examining how much sympathetic joy you are generating. While you are cleaning or whitewashing you should joyfully think, "The first impression for a new student arriving at this Dhamma centre is so important. My service will help so many who visit!"

When you are watering plants, you should be filled with joy. You should feel a rapport with each plant and as you tend it lovingly you will begin to feel how it generates vibrations of love, of Dhamma. It is not worth doing any job here unless you generate sympathetic joy while you are working. If you think, "Well, I want to sit continuous courses but the management won’t allow me, and I don’t have enough money to stay in a hotel, so I will stay and serve with negativity," you will pollute the atmosphere of this Dhamma land and simultaneously harm yourself.

If your service brings you directly in contact with students, you must keep examining yourself, "By this service am I harming or helping myself?" Be selfish. Sometimes during the one-hour group sitting I see a new meditator, perhaps without understanding or perhaps with real cause, get up and leave. Then I am sorry to see a frowning Dhamma server run after the student. How will this server behave outside? I know very well that whatever is said will be full of negativity. If you have a frown on your face, what sort of service can you give? You cannot help others while generating negativity. Even if this person has broken a rule deliberately, without respect for the discipline of the centre, how will your frown help? You need a smile on your face and compassion for the student. You are here to serve this person. If this point is missed, your service is not service.

I receive letters from students who came to Dhamma Giri saying they admire the Dhamma servers so much, many of whom work with such joy, compassion and mettā. But I also receive critical letters saying, "Was this an example of Dhamma? The server I met was full of negativity, there was no trace of mettā in that person, and I found the whole atmosphere to be full of negativity." If a server generates negativity towards a student, the student will feel surrounded by negativity. By mistake, perhaps out of your enthusiasm to serve, you have created a barrier for someone to progress in Dhamma. This person will never return to a Dhamma centre, and in turn will become a barrier for others who might have come, by saying, "At those centres people talk of Dhamma but do not apply it."

By behaving harshly, without a trace of love, compassion or sympathy for the students, you are not serving them no matter how hard you work. Instead you should feel, "By my service I can encourage those students who have storms to face. I passed through the same storms when I came to my first courses." Don’t overlook the fact that students break rules, but be human in dealing with them. If you work in this way, then you are serving not only them but yourself.

Many Western students come to give Dhamma service at Dhamma Giri, where there is a large number of Indian students. Communication is difficult since you don’t know the language, but I keep saying, "Dhamma language is understood by everyone, you need not say a word." If an Indian student is breaking a rule, just go and smile and place your hands together in the traditional Indian gesture of greeting. This will be enough for the student to understand; you need not say anything. If you say a hundred words with a frown, it does not help anybody.

Now a few words about segregation: I know most Western students come from a culture where segregation is foreign and you can’t understand why it is needed. But the Buddha was very particular about segregation; this is part of the teaching. We find not one or two but hundreds of cases where Māra [the forces opposed to liberation] creates difficulties for meditators in this area. Your biggest enemy is passion. Without too much difficulty a meditator can usually take out the other defilements one after another, but the defilement of passion is so deep that it is difficult to root out.

There are two possible dangers. One is that Māra might stimulate the seed of passion in you. You might talk with somebody of the other sex without any wrong intention, but once you start talking, standing nearer and nearer to that person, the proximity might stimulate passion. This is a hospital where a deep mental operation is being carried out and because of this operation saṅkhāras of passion may be stirred up. While talking to and standing near someone of the opposite sex, the saṅkhāras may overpower you. You could make a mistake that would be very harmful for you, and also for the other person.

There is another danger, especially for Western students staying here in India. It has been said, and well said, "When in Rome, do as the Romans do." When you are in this country, forget what you do in your own country and understand that you are living in a society where there is a totally different attitude from that in the West. Unfortunately, some so-called gurus from India have taught garbage in the West in the name of meditation, and because of that many Indians are suspicious about Western meditation students and also about meditation teachers. They suspect that a meditation centre is a place for free sex, where people are exploited. If Indians see a Western couple on this Dhamma land sitting in a certain way, or lying down, or walking together in a certain way, suspicion arises in their minds. You don’t understand what an obstacle you are creating for the progress of Dhamma on this land.

It is quite possible that a Western male and female are walking together without any passion in their minds, and one puts a hand on the arm of the other. When somebody in the East sees this, he or she may start to generate passion because nobody here would behave like that; not even a husband and wife would do that in public. You have become a seed of Māra for the Indian students and have started harming them.

The Enlightened One knew this. When you are on Dhamma land you have to learn how to live as a bhikkhu, a monk, or as a bhikkhunī, a nun. Be very careful. Segregation helps you to eradicate your own passion at the deepest level; it makes it easier not to generate passion.

However unpleasant this rule may look, it is for your own benefit. When you go to a hospital the rules have to be obeyed whether you like them or not, because they are made in your interest. Similarly, when you come to a hospital like this, a Dhamma hospital, all the rules have to be obeyed. Obey them willingly; don’t have negativity towards them. They are for your own benefit and for the benefit of all those who are coming here.

Now, a few words about the use of dāna: If while giving service a Dhamma server wastes even a cent of Dhamma money, he or she is not giving real service. People have to work hard to earn money honestly, so it is difficult for them to give it away. Therefore any donation that has been given must be properly used. A Dhamma server must not waste a cent of it.

During the time of the Buddha, a wealthy king gave 500 new robes to the monks. The cost was nothing to him yet he was attached to his wealth, so he questioned Ānanda, the private secretary of the Buddha,

"I have given 500 new robes to the Sangha, what you will do with them?" Ānanda replied, "I will keep them in storage." "Why?" "Only when I find that a monk’s robes are worn out will I give him one of these new robes. This is how we use the donations we receive." "And what will you do with the old, torn robes?" asked the king. "From the worn robes I cut out some portions and make bedsheets." "Good. But when these bedcovers are worn out, what do you do?" "Again I cut out pieces, and make towels," replied Ānanda. "Good! But when these towels wear out, what do you do then with the cloth?" "I cut out small pieces and make small hand towels." "These will also wear out; then what you will do?" "I will take small pieces, join them, and make some washing rags for those who arrive with muddy feet." "Wonderful! When those also wear out what you will do?" "I beat them, pulp them, and make something useful from the pulp." "Wonderful!"

This is the Buddha’s way. Those who give donations expect their dāna to be used properly. If they come here and find things lying around wasted they will think that people here don’t take care of the donations received, and as a result they won’t give anything. If this happens, you are certainly not helping either the previous donors or the new students. Every cent donated must be properly used.

Keep these three points in mind: Your service must be true Dhamma service that gives you real benefit. Segregation has to be observed; it is in your own interest. And lastly, make best use of the contributions received; this is also in your interest. When you work for your own benefit you will find that you have also started helping others deeply. Dhamma is for one’s own good and also for the good of others, for one’s own benefit and also for the benefit of others. Dhamma is for one’s own liberation and also for the liberation of others.

Make best use of the Dhamma while you are staying here. If your service is good, continue, and improve it wherever possible. If you have not yet learned how to give good service, learn now, give good service and gain merits. Gain purity of mind, develop your pāramīs, and come out of all your miseries.

Bhavatu sabba maṅgalaṃ

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hát lên lời thương yêu


Bhutan có gì lạ


Sen búp dâng đời


Giải thích Kinh Địa Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.216.186.164 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...