Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Rộng mở tâm hồn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 3: Thế giới vật chất và phi vật chất »»

Rộng mở tâm hồn
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 3: Thế giới vật chất và phi vật chất

Donate

(Lượt xem: 16.894)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chương 3: Thế giới vật chất và phi vật chất

Chapter 3: The material and immaterial world





Đến đây, chúng ta đã thảo luận qua về sự rèn luyện tinh thần là gì theo Phật giáo, và ta phải nỗ lực như thế nào để làm thay đổi những thói quen tinh thần cũ, phát triển những thói quen đạo đức mới. Chúng ta làm được điều đó thông qua phương tiện thiền định quán chiếu, một tiến trình để tự mình trở nên quen thuộc với những phẩm tính đạo đức mang đến hạnh phúc cho ta. Thực hành thiền như vậy cho phép ta thể hiện những đức hạnh đó và nhận thức rõ những chân lý sâu sắc vốn bị che khuất trong cuộc sống hằng ngày. Bây giờ, chúng ta sẽ khảo sát về việc những trạng thái tinh thần của ta được sinh ra như thế nào theo cách rất giống với cách thức mà sự vật được tạo ra trong thế giới vật chất.
So far we have discussed what spiritual practice is in the Buddhist sense and how we work to change old mental habits and develop new, virtuous ones. We do so by means of meditation, a process of familiarizing ourselves with the virtues that bring about our happiness. This enables us to embody those virtues and to clearly realize the profound truths that are hidden from us in our daily lives. We shall now examine how our mental states are generated in much the same way that objects are generated in the physical world.
Trong thế giới vật chất, các sự vật hiện hữu nhờ vào sự kết hợp giữa tác dụng của các nguyên nhân và điều kiện. Một mầm cây có thể mọc lên nhờ có hạt giống, nước, ánh sáng mặt trời và đất đai màu mỡ. Không có những yếu tố này, mầm cây sẽ không có những điều kiện cần thiết để nảy mầm và mọc lên từ lòng đất. Tương tự, các sự vật không còn tồn tại khi chúng gặp những hoàn cảnh và điều kiện thích hợp cho sự kết thúc của chúng. Nếu vật chất có thể phát triển mà không cần đến quan hệ nhân quả, thì hoặc là mọi sự vật sẽ tồn tại mãi mãi trong trạng thái không thay đổi, vì không cần đến nguyên nhân và điều kiện; hoặc là sẽ không có gì hiện hữu cả, không có phương cách nào cho bất kỳ sự vật nào xuất hiện cả. [Khi ấy,] hoặc là một mầm cây có thể tồn tại mà không cần đến hạt giống, hoặc mầm cây ấy hoàn toàn không thể tồn tại. Vì thế, ta có thể nhận hiểu được rằng mối tương quan nhân quả là một nguyên lý phổ quát.
In our physical world, things come into being by the combined force of causes and conditions. A sprout is able to arise because of a seed, water, sunshine, and rich garden soil. Without these elements, the sprout would not have the conditions it needs to germinate and poke through the earth. In the same way, things cease to exist when they meet with the circumstances and conditions for their ending. If matter could evolve free of causation, then either everything would exist eternally in the same state, as things would have no need for causes and conditions, or nothing would come into being at all, there being no way for anything to occur. Either a sprout would exist without the need for a seed or the sprout could not come into existence at all. Thus, we can appreciate that causation is a universal principle.
Trong đạo Phật, chúng ta nói đến hai loại nguyên nhân. Thứ nhất là các nguyên nhân chính yếu. Trong ví dụ vừa nêu trên, hạt giống thuộc về loại nguyên nhân này, với sự phối hợp của những điều kiện nhất định, tạo ra một kết quả nằm ngay trong bản chất tương tục của chính nó, tức là cái mầm cây.
In Buddhism we talk of two types of causes. First there are the substantial ones. In the metaphor above, this would consist of the seed, which, with the cooperation of certain conditions, generates an effect that is in its own natural continuum, i.e., the sprout.
Những điều kiện có thể giúp cho hạt giống nảy sinh mầm cây - như nước, ánh sáng mặt trời, đất và phân bón - được xem như các nguyên nhân phối hợp, hay các điều kiện. Việc các sự vật sinh khởi phụ thuộc vào những nguyên nhân và điều kiện, cho dù đó là chính yếu hay phối hợp, là không do nơi tác động từ những hành vi của con người hay do những phẩm tính siêu việt của một vị Phật. Đơn giản chỉ vì đó là cách thức hiện hữu của sự vật.
The conditions that enable the seed to generate its sprout - water, sunlight, soil, and fertilizer - would be considered that sprout’s cooperative causes or conditions. That things arise in dependence upon causes and conditions, whether substantial or cooperative, is not because of the force of people’s actions or because of the extraordinary qualities of a Buddha. It is simply the way things are.
Trong đạo Phật, chúng ta tin rằng những gì phi vật chất cũng vận hành theo cung cách rất giống với những gì thuộc phạm trù vật chất. Đồng thời, cũng theo quan điểm của đạo Phật, khả năng nhận biết những gì thuộc phạm vi vật chất không thể mang lại nền tảng duy nhất cho tri thức của chúng ta về thế giới. Khái niệm về thời gian là một ví dụ về những gì phi vật chất. Thời gian luôn đồng thời hiện hữu với thế giới vật chất, nhưng sự tồn tại của nó không thể được chỉ ra trong bất kỳ phương cách vật chất nào. Ý thức cũng giống như vậy, đó là phương tiện giúp ta nhận biết các sự vật, trải nghiệm đau khổ và vui sướng. Nhưng ý thức được hiểu là không thuộc phạm trù vật chất.
In Buddhism we believe that nonmaterial things behave in much the same way as material ones do. At the same time, from the Buddhist point of view, our ability to perceive physical matter cannot provide the sole basis for our knowledge of the world. An example of a nonmaterial thing might be the concept of time. Time is concomitant with the physical world but cannot be pointed to as existing in any material way. And there is also consciousness, the means by which we perceive things and experience pain and pleasure. Consciousness is held not to be physical.
Mặc dầu không thuộc phạm trù vật chất, nhưng các trạng thái tâm thức của ta cũng xuất hiện do các nguyên nhân và điều kiện, rất giống với phương thức hiện hữu của sự vật trong thế giới vật chất. Vì vậy, việc phát triển sự am hiểu về cơ chế nhân quả là rất quan trọng. Nguyên nhân chính yếu của trạng thái tâm thức hiện tại chính là tâm thức của thời điểm ngay trước đó. Vì vậy, mỗi một thời điểm của tâm thức là nguyên nhân chính yếu của sự nhận biết tiếp theo sau đó. Sự kích thích mà ta cảm nhận, những hình sắc làm ta thích thú hoặc những ký ức mà ta hồi tưởng, là các điều kiện phối hợp để tạo ra tính cách cho trạng thái tâm thức của ta. Cũng giống hệt như đối với vật chất, bằng việc kiểm soát các điều kiện, ta sẽ tác động đến sản phẩm làm ra: đó là tâm thức ta. Thiền định nên được dùng như một phương pháp khéo léo để thực hiện điều này: áp dụng các điều kiện cụ thể cho tâm thức ta để có được kết quả mong muốn, một tâm thức đạo đức hơn.
Though not physical, our states of mind also come about by causes and conditions, much the way things in the physical world do. It is therefore important to develop familiarity with the mechanics of causation. The substantial cause of our present state of mind is the previous moment of mind. Thus, each moment of consciousness serves as the substantial cause of our subsequent awareness. The stimuli experienced by us, visual forms we enjoy or memories we react to, are the cooperative conditions that give our state of mind its character. As with matter, by controlling the conditions, we affect the product: our mind. Meditation should be a skillful method of doing just this, applying particular conditions to our minds in order to bring about the desired effect, a more virtuous mind.
Về cơ bản, điều này có tác dụng theo hai cách. Cách thứ nhất là khi một tác nhân kích thích hay một điều kiện phối hợp làm sinh khởi một trạng thái tâm thức theo cùng chiều hướng. Một ví dụ về tác động loại này là khi ta không tin tưởng một ai đó và thấy rằng chỉ riêng việc suy nghĩ đến người ấy thôi cũng đủ làm nảy sinh những cảm nhận đen tối hơn.
Basically, this works in two ways. One way occurs when a stimulus or cooperative condition gives rise to a state of mind in the same key. An example of this dynamic might be when we mistrust someone and find that the mere thought of that person occasions more dark feelings.
Có những trạng thái tâm thức khác đối nghịch lẫn nhau, như khi ta nuôi dưỡng lòng tự tin, nhờ đó ta có thể vượt qua tâm trạng suy nhược hoặc đánh mất niềm tin vào chính mình.
Other states of mind oppose each other, as when we cultivate a sense of confidence, thereby countering our depression or loss of faith in ourselves.
Khi nhận biết những hiệu quả của việc nuôi dưỡng các phẩm chất tinh thần khác nhau, ta thấy được mình có thể tạo ra sự thay đổi trạng thái tâm thức như thế nào. Ta nhất thiết phải nhớ rằng, điều này chỉ đơn giản là cách thức vận hành của tâm thức. Ta có thể vận dụng cơ chế vận hành này để thúc đẩy xa hơn sự phát triển tinh thần của mình.
As we recognize the effects of cultivating different mental qualities, we see how we can bring about changes to our state of mind. We must remember that this is simply the way the mind works. We can utilize this mechanism to further our spiritual development.
Như đã thấy trong chương trước, pháp thiền quán chiếu là tiến trình thận trọng áp dụng và nuôi dưỡng những suy tưởng cụ thể có tác dụng tăng cường trạng thái tâm thức tích cực và làm suy giảm, tiến đến loại bỏ hoàn toàn những tâm thức tiêu cực. Đây chính là cách thức vận dụng cơ chế nhân quả một cách hữu ích.
As we saw in the last chapter, analytical meditation is the process of carefully applying and cultivating particular thoughts that enhance positive states of mind and diminish and ultimately eliminate negative ones. This is how the mechanism of cause and effect is utilized constructively.
Tôi tin tưởng sâu sắc rằng sự thay đổi tinh thần thật sự không có được chỉ đơn thuần nhờ vào việc cầu nguyện hoặc mong ước cho tất cả những mặt tiêu cực của tâm thức tan biến đi và tất cả những mặt tích cực được phát triển thật nhiều. Chỉ có nhờ vào nỗ lực phối hợp của ta, một sự nỗ lực dựa trên hiểu biết về cách thức tương tác giữa tâm và các trạng thái cảm xúc, tâm lý khác nhau của nó, ta mới tạo ra được sự tiến triển tâm linh thật sự. Nếu ta muốn làm suy giảm đi các cảm xúc tiêu cực, ta phải tìm kiếm những nguyên nhân đã làm sinh khởi chúng. Ta nhất thiết phải nỗ lực loại bỏ hoặc nhổ tận gốc rễ những nguyên nhân ấy. Đồng thời, ta phải phát huy những sức mạnh tinh thần nào đối nghịch với các cảm xúc tiêu cực: những gì ta có thể xem như những phương thuốc đối trị với chúng. Đây là phương cách để một người học thiền nhất thiết phải dần dần tạo ra sự chuyển hóa tinh thần mà người ấy theo đuổi.
I profoundly believe that real spiritual change comes about not by merely praying or wishing that all negative aspects of our minds disappear and all positive aspects blossom. It is only by our concerted effort, an effort based on an understanding of how the mind and its various emotional and psychological states interact, that we bring about true spiritual progress. If we wish to lessen the power of negative emotions, we must search for the causes that give rise to them. We must work at removing or uprooting those causes. At the same time, we must enhance the mental forces that counter them: what we might call their antidotes. This is how a meditator must gradually bring about the mental transformation he or she seeks.
Chúng ta tiến hành việc này như thế nào? Trước hết, ta xác định các yếu tố đối nghịch với một phẩm hạnh cụ thể của ta. Yếu tố đối nghịch với sự khiêm hạ hẳn sẽ là tính tự phụ hay sự kiêu căng. Yếu tố đối nghịch với sự rộng rãi hào phóng hẳn sẽ là sự keo kiệt bủn xỉn. Sau khi xác định rõ những yếu tố này rồi, ta phải nỗ lực hết sức để làm suy yếu và trừ bỏ chúng. Trong khi xoáy mạnh vào những yếu tố đối nghịch này, ta cũng đồng thời phải làm tăng thêm phẩm hạnh mà ta mong muốn đạt đến. Khi cảm thấy mình quá mức keo kiệt, ta phải nỗ lực hơn nữa để trở nên hào phóng. Khi ta cảm thấy thiếu kiên nhẫn hoặc thường hay phê phán, ta phải nỗ lực hết mình để trở nên nhẫn nại.
How do we undertake this? First we identify our particular virtue’s opposing factors. The opposing factor of humility would be pride or vanity. The opposing factor of generosity would be stinginess. After identifying these factors, we must endeavor to weaken and undermine them. While we are focused on these opposing factors, we must also be fanning the flames of the virtuous quality we hope to internalize. When we feel most stingy, we must make an extra effort to be generous. When we feel impatient or judgmental, we must do our utmost to be patient.
Khi nhận biết được tư tưởng của ta có những ảnh hưởng cụ thể đến các trạng thái tâm lý như thế nào, ta có thể tự mình chuẩn bị cho các trạng thái tâm lý ấy. Khi ấy ta sẽ biết rằng, khi một trạng thái tâm thức sinh khởi, ta phải đối trị với nó theo một phương cách cụ thể; và nếu một trạng thái khác nữa xuất hiện, ta nhất thiết phải hành xử một cách thích hợp với nó. Khi ta thấy tâm thức mình bị cuốn hút theo những tư tưởng ghét giận đối với một người mà ta không ưa thích, ta phải tự bắt gặp chính mình; ta nhất thiết phải thay đổi tâm ý bằng cách thay đổi chủ đề. Kiềm chế cơn giận là điều khó khăn khi ta đang kích động, trừ phi ta đã có sự rèn luyện tinh thần để ngay lập tức nhớ đến hậu quả khó chịu mà những tư tưởng như thế sẽ gây ra cho ta. Vì thế, điều thiết yếu là ta phải bắt đầu sự tu tập của mình trong khi nhẫn nại điềm tĩnh, không phải trong lúc đang giận dữ. Ta nhất thiết phải nhớ lại thật chi tiết về việc khi giận dữ ta đánh mất sự thanh thản trong tâm hồn như thế nào, ta không thể tập trung vào công việc như thế nào, và ta trở nên khó chịu như thế nào đối với những người quanh ta. Chính nhờ sự suy xét kỹ lưỡng và bền bỉ theo cách thức này mà cuối cùng ta có thể kiềm chế được cơn giận.
When we recognize how our thoughts have particular effects upon our psychological states, we can prepare ourselves for them. We will then know that when one state of mind arises, we must counter it in a particular way; and if another occurs, we must act appropriately. When we see our mind drifting toward angry thoughts of someone we dislike, we must catch ourselves; we must change our mind by changing the subject. It is difficult to hold back from anger when provoked unless we have trained our mind to first recollect the unpleasant effects such thoughts will cause us. It is therefore essential that we begin our training in patience calmly, not while experiencing anger. We must recall in detail how, when angry, we lose our peace of mind, how we are unable to concentrate on our work, and how unpleasant we become to those around us. It is by thinking long and hard in this manner that we eventually become able to refrain from anger.
Một vị thầy ẩn tu nổi tiếng của Tây Tạng đã tập trung phạm vi tu tập của ông vào việc quán sát tâm ý. Ông vạch một dấu đen lên bức tường căn phòng bất cứ khi nào ông có một tư tưởng bất thiện. Ban đầu, trên những bức tường toàn màu đen; tuy nhiên, khi ông chú tâm hơn, những tư tưởng của ông trở nên hiền thiện hơn và những vạch trắng bắt đầu thay thế những vạch đen. Chúng ta nhất thiết phải áp dụng một sự chú tâm tương tự như thế trong cuộc sống hằng ngày.
One renowned Tibetan hermit limited his practice to watching his mind. He drew a black mark on the wall of his room whenever he had an unvirtuous thought. Initially his walls were all black; however, as he became more mindful, his thoughts became more virtuous and white marks began to replace the black ones. We must apply similar mindfulness in our daily lives.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 19 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Những Đêm Mưa


Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.14.91 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (203 lượt xem) - Hoa Kỳ (15 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...