Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Ai vào địa ngục »» Địa ngục ở đâu »»

Ai vào địa ngục
»» Địa ngục ở đâu

(Lượt xem: 6.975)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Ai vào địa ngục - Địa ngục ở đâu

Font chữ:


Trong sách Quy nguyên trực chỉ, một tác phẩm bằng Hán văn ra đời vào khoảng thế kỷ 11, có ghi lại một cuộc vấn đáp giữa thiền sư Nhất Nguyên Tông Bổn với một người vốn không tin là có địa ngục.

Ngài Tông Bổn hỏi: “Ông có bao giờ nằm mộng chăng?”

Người kia đáp: “Có.”

Lại hỏi: “Trong mộng có khi nào gặp những việc buồn, vui, sướng, khổ... chăng?”

Đáp: “Có.”

Ngài Tông Bổn liền hỏi: “Những lúc buồn, vui, sướng, khổ đó, có phải là thân thể nhận lãnh sự buồn, vui, sướng, khổ hay chăng?”

Đáp: “Hẳn là không phải, vì thân thể lúc ấy mê muội, nằm yên bất động trên giường ngủ, làm sao có thể nhận lãnh sự buồn, vui, sướng, khổ?”

Ngài Tông Bổn nói: “Vậy tức là phần tinh thần nhận lãnh. Cảnh giới địa ngục cũng tương tự như thế, do tinh thần nhận lãnh, chẳng có hình tướng nên không thể nhìn thấy. Tuy nhiên, chỉ trong một giấc mộng mà còn có sự buồn, vui, sướng, khổ không nhìn thấy được, huống chi là cảnh giới tinh thần sau khi chết?”

Tất nhiên là lập luận như trên chưa đủ để thuyết phục những kẻ hoài nghi trong thời hiện đại này. Bởi lẽ phần tinh thần trong giấc mơ là điều có thể hiểu được, nhưng phần tinh thần tồn tại sau khi chết lại là chuyện mà nhiều người vẫn chưa tin nhận được.

Tuy nhiên, lập luận trên đã nêu lên được ý nghĩa vật thể và phi vật thể trong cách hiểu về địa ngục. Hơn thế nữa, sự cảm nhận những buồn, vui, sướng, khổ trong một giấc mơ có thể gợi nhớ đến những buồn, vui, sướng, khổ mà mỗi chúng ta đang nhận chịu trong suốt một kiếp người.

Và thật ra thì không chỉ những buồn, vui, sướng, khổ trong một giấc mơ mới là những điều mà chúng ta không nắm bắt được một cách cụ thể, mà ngay cả những cảm nhận buồn, vui, sướng, khổ trong cuộc sống này cũng rất mơ hồ đối với nhiều người trong chúng ta, bởi rất ít khi chúng ta dành thời gian để quan sát, phân tích những cảm nhận đó trong nội tâm của chính mình, cho dù sự thật là chúng vẫn luôn luôn hiện hữu.

Vì thế, ngay trong cuộc sống này của chúng ta vốn dĩ đã song song tồn tại hai yếu tố vật thể và phi vật thể, hay nói khác đi là hai cảnh giới thể xác và tinh thần. Trong khi những nỗi đau thể xác là rất dễ nhận ra, thì những nỗi đau tinh thần lại là điều gì đó rất riêng tư, chỉ thuộc về sự cảm nhận của mỗi người, và bao giờ cũng rất mơ hồ, khó có thể nhận biết hay mô tả được một cách thật cụ thể.

Nhưng cho dù là mơ hồ, khó nhận biết hay mô tả, những nỗi đau tinh thần vẫn là hoàn toàn có thật. Và chỉ cần tự xét lại mình, mỗi chúng ta đều có thể dễ dàng nhận ra ở từng mức độ khác nhau những nỗi đau đang tồn tại trong nội tâm của chính mình.

Danh từ địa ngục được người Trung Hoa sử dụng để dịch nghĩa từ naraka trong tiếng Phạn. Tuy nhiên, cũng giống như hầu hết các trường hợp phiên dịch khác, vẫn có những khác biệt nhất định về ý nghĩa của hai danh từ trong hai ngôn ngữ khác nhau này.

Đối với người Trung Hoa, địa ngục là nơi các tội nhân bị giam giữ và phải chịu đựng những hình phạt đau đớn, khổ sở. Trong danh từ của họ bao hàm hai nghĩa: ngục, đồng nghĩa như lao ngục, tù ngục, là nơi giam giữ những người phạm tội, và địa nghĩa là đất, hàm nghĩa chỉ cho vị trí của ngục này là nằm sâu trong lòng đất. Và cũng không chỉ riêng cách hiểu về địa ngục, mà hầu hết các khái niệm của người Trung Hoa xưa kia liên quan đến “âm giới” – cảnh giới sau khi chết – đều được hình dung là nằm sâu trong lòng đất. Chẳng hạn như cách hiểu về suối vàng (hoàng tuyền) hay nơi chín suối (cửu tuyền) đều là nằm sâu trong lòng đất. Vì thế mới có câu chuyện Khảo Thúc khuyên Trang công đào đất thật sâu giả lập cảnh “suối vàng” để giải lời thề “không đến suối vàng không gặp mẹ”. Hơn thế nữa, trong nhiều câu chuyện của người Trung Hoa, địa ngục còn được mô tả với những dụng cụ để hành hình tội nhân rất cụ thể như vạc dầu, cối giã, cưa xẻ...

Trong Phạn ngữ, danh từ naraka chỉ đến nơi mà người ta phải chịu đựng sự không vui (bất lạc), đáng chán ghét (khả yểm) và đủ mọi sự trừng phạt, hành hạ rất khổ sở, đau đớn bằng nhiều cách khác nhau (khổ cụ), nhưng mở rộng không gian thành một cảnh giới riêng biệt chứ không chỉ hàm nghĩa là một “nơi giam giữ”, và cũng không có ý cho rằng cảnh giới ấy là nằm sâu trong lòng đất.

Vì thế, chúng ta có thể thấy rằng danh từ naraka có vẻ như là một cách hiểu rộng hơn và gần gũi hơn với ý niệm về một cảnh giới phi vật thể, cảnh giới của những nỗi đau tinh thần mà chúng ta vừa đề cập đến trên đây.

Và theo cách hiểu này thì có thể thấy là địa ngục hiện hữu ngay trong cuộc sống của chúng ta, vào những khi mà chúng ta phải chịu đựng sự đau đớn, khổ sở nặng nề về mặt tinh thần do một số nguyên nhân nhất định. Đó chính là những lúc mà chúng ta không có niềm vui, chán ghét và đau khổ.

Có một địa ngục dành cho những kẻ ác sau khi chết hay không, điều đó xin hãy tạm gác lại không bàn đến. Nhưng nếu hiểu địa ngục như là một cảnh giới của những nỗi đau đớn tinh thần mà chúng ta thực sự cảm nhận trong cuộc sống, thì có lẽ không ai có thể phủ nhận được một địa ngục như thế. Tương tự như các hình phạt cụ thể trong thế giới vật chất, có thể xếp từ nhẹ đến nặng như cảnh cáo, tù treo cho đến tù giam, tạp dịch, khổ sai... cảnh giới địa ngục theo cách hiểu này cũng bắt đầu hiện hữu từ những nỗi ray rứt, dằn vặt, hối tiếc cho đến những đau đớn khổ sở kéo dài nhiều năm hay thậm chí là suốt đời...


    « Xem chương trước «      « Sách này có 11 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.






DONATION

Quý vị đang truy cập từ IP 44.201.94.236 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong Rộng Mở Tâm Hồn Van Tran Thu Huyen Rộng Mở Tâm Hồn nguyen ba tho Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Tâm Lương Rộng Mở Tâm Hồn lamtrinh Rộng Mở Tâm Hồn đức Lâm Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Nhĩ Như Thị Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn thái quân Rộng Mở Tâm Hồn Tịch Nguyệt Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thanh01 Rộng Mở Tâm Hồn Thu Loan Rộng Mở Tâm Hồn Davidlam Rộng Mở Tâm Hồn Leanbinh Rộng Mở Tâm Hồn Ngọc Châu Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn 釋祥厳 Rộng Mở Tâm Hồn Tăng Văn Y Rộng Mở Tâm Hồn ĐẶNG THỊ THU AN Rộng Mở Tâm Hồn Văn Dũng Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn Lâm Thành Được ... ...

Việt Nam (242 lượt xem) - Hoa Kỳ (89 lượt xem) - Senegal (55 lượt xem) - Central African Republic (46 lượt xem) - Australia (10 lượt xem) - Greece (9 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...