Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Phật giáo »» CÁC TÔNG PHÁI TRONG ĐẠI THỪA VÀ TIỂU THỪA »»

Phật giáo
»» CÁC TÔNG PHÁI TRONG ĐẠI THỪA VÀ TIỂU THỪA

(Lượt xem: 9.322)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Phật giáo - CÁC TÔNG PHÁI TRONG ĐẠI THỪA VÀ TIỂU THỪA

Font chữ:

Hiện nay xem kinh điển bằng chữ Nho thấy có ba tông thuộc Tiểu thừa và bảy tông thuộc Đại thừa, xin tóm tắt lại như sau:

CÁC TÔNG TIỂU THỪA

1. Câu-xá tông

Bồ-tát Thế Thân khi còn theo học bên Tiểu thừa, lấy ý nghĩa trong sách Mahavibhasa Castra mà làm sách Câu-xá luận, rồi theo sách ấy mà thành sau có Câu-xá tông.

Câu-xá tông chia vạn hữu ra làm Vô vi pháp và Hữu vi pháp. Vô vi pháp chỉ về cảnh giới thường trụ, không sanh diệt, tức là lý thể. Hữu vi pháp chỉ về vạn hữu trong hiện tượng giới, sinh diệt vô thường.

Theo thuyết của Hữu bộ bên Tiểu thừa thì pháp thể là hằng hữu trong ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Theo thuyết của Câu-xá tông thì chỉ có hiện tại là hữu thể, còn quá khứ, vị lai là vô thể.

Pháp thể gồm cả tâm và vật kết thành do sức của duyên và nghiệp, tức là nói pháp thể là kết quả của mê hoặc. Sức của hoặc và nghiệp tuần hoàn vô thủy vô chung, làm cho tâm thân cứ biến chuyển luân hồi mãi.

Câu-xá tông chia nhân ra làm sáu nhân, chia duyên ra làm bốn duyên, và chia quả ra làm năm quả.

Sáu nhân là: 1. Năng tác nhân là nhân phổ biến rất rộng, bao quát cả các nhân khác. 2. Câu hữu nhân là nhân của vạn vật đều phải nương tựa nhau, nhân quả đồng thời cùng có. 3. Đồng loại nhân là nhân chung cả hiện tượng trước và hiện tượng sau. 4. Tương ứng nhân là nhân khi tâm vương tác dụng thì có nhiều tâm sở đồng ứng. 5. Biến hành nhân là nhân cùng một loại với đồng loại nhân, nhưng đồng loại nhân thì phổ biến ở nơi vạn hữu, mà biến hành nhân thì chỉ ở trong phiền não, nơi tâm sở. 6. Dị thục nhân là nhân làm cho người ta phải chịu kết quả tốt xấu, lành dữ.

Bốn duyên là: 1. Nhân duyên là duyên làm cho nhân thành ra quả. 2. Đẳng vô gián duyên là duyên nói riêng về sự phát động của tâm. Tâm trước diệt thì làm cái duyên phát động của hiện tượng sau, không có gián cách ở khoảng nào cả. 3. Sở duyên duyên là nói khi tâm khởi lên thì dựa vào cảnh khách quan mà khởi. Cái khách quan ấy gọi là sở duyên, nghĩa là cái bởi đó mà thành duyên. 4. Tăng thượng duyên cũng như năng tác nhân nói trên, cũng gọi là công duyên.

Năm quả là: 1. Thị dục quả, là quả do thị dục nhân mà có. Do nghiệp lực quá khứ hoặc thiện hoặc ác thành ra. 2. Đẳng lưu quả là quả do đồng loại nhân hay do biến hành nhân mà có. Ấy là chỉ nhìn cái kết quả của hiện tượng nào cũng đồng đẳng, đồng loại với nguyên nhân của hiện tượng trước. 3. Ly hệ quả là quả không do sáu nhân, bốn duyên nói trên mà có, mà do trí chân thật vô lậu, thoát ly sự hệ phược của vô minh phiền não và chứng được cảnh Niết-bàn. 4. Sĩ dụng quả là quả do câu hữu nhân và tương ứng nhân nương dựa nhau mà thành, cũng như các thứ nghiệp dựa vào sự tác dụng của sĩ phu mà có. 5. Tăng thượng quả là quả kết thành bởi năng tác nhân và tăng thượng duyên.

Vạn vật do sáu nhân, bốn duyên hòa hợp mà sinh ra, nhưng xét đến cùng ngoài năm uẩn thì không có vật gì cả. Vậy nói rằng có cái “ngã” chi phối ta để chuyển biến qua đời sau là mê hoặc, là không tưởng. Cho nên không nên chấp có hữu vi vô thường, mà chỉ nên trông ở cõi Niết-bàn thường trụ.

Nhân sinh là khổ não, là ô trược, là mê hoặc, cho nên cần phải giải thoát. Phương thức giải thoát gồm có giới, định, tuệ. Giới là giới luật, ngăn không cho làm những điều tà vạy, bất chánh. Định là thiền định, là định tâm, để giữ tâm trí gom về một mối. Tuệ là trí tuệ, phân biệt thật tướng của sự vật, hiểu rõ lý nhân quả, Tứ diệu đế. Dùng ba môn học ấy mà đi tới giải thoát, tức là vào Niết-bàn.

2. Thành thật tông

Tông này đồng thời phát hiện với Câu-xá tông, do Ha-lê Bạt-ma lập ra, lấy thuyết của Không bộ bên Tiểu thừa làm gốc.

Thành thật tông chia thế giới quan ra làm hai môn: Thế gian môn và Đệ nhất nghĩa môn.

Thế gian môn có hai phương diện. Một phương diện là xét theo các pháp sinh diệt vô thường thì không có cái thật ngã. Nhưng xét theo phương diện khác thì cái thân ta hành động và cái tâm ta biết phân biệt, biết liên lạc những tư tưởng suy nghĩ trước sau, mà lại bảo là không có ngã thì thật là trái với chỗ hiểu biết thông thường.

Song lấy cái ngã tạm bợ kia mà phân tích cho đến chỗ vi tế, bỏ cả năm uẩn ra thì không thể nhận được một vật gì cả.

Đệ nhất nghĩa môn lấy lẽ rằng trước cho thế gian môn lấy chỗ biết thường thường làm chuẩn đích mà đặt ra bản ngã là tạm có, rồi do cái kết quả sự phân tích mà biết rằng pháp thực có kia cũng chẳng qua là do vọng tưởng của ta phân biệt là tạm có mà thôi.

Cái thật có đã không nhận, thì ngoài cái trí hư vọng phân biệt của ta ra, không có vật gì cả. Vọng, biết là mê, không phải là thật, cho nên hết thảy đều là không cả. Chân ngã không có, thật pháp cũng không có. Người và pháp cả hai đều không. Thành thật tông do đó chủ trương việc cấm dục để cầu tịch diệt.

3. Luật tông

Tông này chủ trương lấy Luật tạng mà tu đạo, cốt răn điều ác, khuyên điều thiện. Cho rằng nhờ có giới luật mới có thiền định, có thiền định thì trí tuệ mới phát khởi. Có trí tuệ mới tu được đến chỗ giải thoát.

Về phương diện đạo lý thì Luật tông dựa vào Câu-xá tông và Thành thật tông để làm căn bản.

CÁC TÔNG ĐẠI THỪA

1. Pháp tướng tông

Tông này phát khởi từ ba vị Vô Trước, Thế Thân và Hộ Pháp, lấy Thành duy thức luận làm gốc, cho rằng vạn pháp đều do thức biến ra.

Thức có tám loại là: nhãn thức, nhĩ thức, vị thức (hay tỉ thức), thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt-na thức và a-lại-da thức. Trong tám thức ấy, a-lại-da thức là căn bản.

A-lại-da thức còn gọi là Tạng thức, bao tàng hết các chủng tử, rồi do những chủng tử ấy mà phát sinh ra vạn tượng. Vạn tượng tan thì các chủng tử lại mang nghiệp trở về a-lại-da thức. Chủng tử lại vì nhân duyên mà sinh hóa mãi. Vậy nhân duyên là nhân duyên của các chủng tử. A-lại-da thức thì chứa hết thảy các chủng tử để sinh khởi nhất thiết chư pháp.

Như thế là vạn pháp do thức mà biến hiện ra, cho nên nói rằng: “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức.”

Ngài Huyền Trang đời Đường sang Ấn Độ theo học với ngài Giới Hiền, rồi đem Pháp tướng tông về truyền ở Trung Hoa.

2. Tam luận tông

Tông này lấy Trung luận và Thập nhị môn luận của Bồ-tát Long Thụ và bộ Bách luận của Đề-bà làm căn bản, nên mới gọi là Tam luận.

Tam luận tông cho rằng hết thảy vạn hữu trong hiện tượng giới đều sanh diệt vô thường. Đã sanh diệt vô thường là không có tự tính, chỉ bởi nhân duyên làm mê hoặc mà biến hóa ra vạn hữu.

Kẻ phàm tục vì vọng kiến cho nên mới chấp lấy cái có tạm bợ ấy. Bậc chân trí thì không nhận cái tạm có mà thấy rằng hết thảy đều là không.

Các pháp tuy là hiện hữu nhưng không phải là thường có. Có mà không phải là thường có tức là chỉ tạm có. Tạm có nên tuy là có mà không phải là có. Có mà không phải là thật có thì cũng chẳng khác gì không. Vậy nên các pháp tuy là đều có, nhưng thật tướng là không.

Lý thể của chân như tuy là không tịch, bất sanh bất diệt, nhưng bởi nó sanh ra các pháp, cho nên nó là nguồn gốc của cái tạm có. Đã là nguồn gốc, thì lý thể của chân như là không. Như thế, chân như là không mà không phải thật là không, cho nên đối với có không khác gì. Vì thế chân như tuy là không tịch mà rõ ràng là có.

Có và không, không và có, thật chẳng khác nhau. Có là có do nơi không; không là không do nơi có. Có và không hai bên toàn nhiên hòa hợp với nhau. Thấy rõ chỗ ấy là Trung đạo, là không vướng mắc vào cả có lẫn không.

Vì sự nhận thức của ta sai lầm, mà thành ra có không và có. Vượt lên trên sự nhận thức thì mới đạt được cái thực tại bất khả tư nghị. Sự nhận thức của ta chỉ nhận thức được trong phạm vi hiện tượng mà thôi, không thể nhận thức được thực tại. Muốn đạt tới thực tại thì phải nhờ đến trực giác mới được.

Tam luận tông lấy kinh Bát-nhã làm gốc, cho nên còn gọi là Bát-nhã tông, khi đối với Pháp tướng tông thì gọi là Tánh tông hay là Không tông.

3. Thiên thai tông

Tông này khởi phát ở Trung Hoa, do thiền sư Tuệ Văn đời Tần, Tùy lập ra, dựa theo ý nghĩa sách Trí Độ luận và kinh Pháp Hoa làm gốc. Cho nên còn gọi là Pháp Hoa tông.

Thiên thai tông chủ trương thuyết “chư pháp duy nhất tâm”. Tâm ấy tức là chúng sanh, tâm ấy tức là Bồ-tát và Phật. Sanh tử cũng ở nơi tâm ấy, Niết-bàn cũng ở nơi tâm ấy.

Thiền sư Tuệ Văn chủ lấy Trung đạo mà luận cái tâm và lập ra thuyết “nhất tâm tam quán”. Tam quán là Không quán, Giả quán và Trung quán.

Trong Không quán có Giả quán và Trung quán, không phải tuyệt nhiên là không. Trong Giả quán có Không quán và Trung quán, không phải tuyệt nhiên là giả. Trung quán là dung nạp cả không và giả.

Chân như với tâm và vật quan hệ với nhau như nước với sóng. Ngoài nước không có sóng, ngoài chân như không có tâm, ngoài tâm không có vật.

Thiên thai tông lấy hiện tại mà tìm chỗ lý tưởng. Thiện ác chân vọng đối với tông này chỉ là một sự hoạt động của thực tại. Vì thế cho nên không cưỡng cầu giải thoát ra ngoài hiện tại giới sanh diệt vô thường. Trong hiện tượng giới gồm cả hai tính thiện và ác. Thiện hay ác cũng chỉ do một tâm tác dụng mà thôi. Hai cái, không có cái nào độc tồn. Cho nên Phật không làm lành mà cũng không làm dữ.

Sự giải thoát phải tìm ở nơi thấu suốt chân lý, thoát ly chấp trước. Chỗ cuối cùng đạt đến là phải triệt ngộ thực tướng của các pháp.

4. Hoa nghiêm tông

Tông này cũng như Thiên thai tông, phát khởi ở Trung Hoa, căn cứ ở kinh Hoa Nghiêm, do hòa thượng Đỗ Thuận và Trí Nghiễm đời Tùy Đường lập ra.

Tông này cho rằng các pháp có sáu tướng: tổng, biệt, đồng, dị, thành, hoại. Gọi chung là “tam đối lục tướng”. Vạn vật đều có sáu tướng ấy.

Khi sáu tướng ấy phát ra thì phân làm Hiện tượng giới và Thực tại giới, và khi sáu tướng ấy tương hợp nhau thì hiện tượng tức là thực tại, thực tại tức là hiện tượng.

Vạn hữu có “tam đối lục tướng” là do Thập huyền diệu lý duyên khởi. Thập huyền diệu lý và Lục tướng viên dung sinh ra cái lý “sự sự vô ngại”.

Sự sự vô ngại luận là chỗ đặc sắc nhất trong giáo lý của Hoa nghiêm tông.

Theo tông ấy thì phân biệt chân vọng, trừ khử điên đảo khiến cho tâm thanh tịnh, để cùng thực tại hợp nhất, thế là giải thoát.

5. Chân ngôn tông

Tông này căn cứ ở kinh Đại Nhật, lấy bí mật chân ngôn làm tông chỉ, cho nên gọi là Chân ngôn tông, hay là Mật tông.

Đại Nhật Như Lai truyền cho Kim-cang-tát-đỏa. Kim-cương-tát-đỏa truyền cho Long Thọ, Long Thọ truyền cho Long Trí, Long Trí truyền cho Kim Cương Trí, Kim Cương Trí cùng với Bất Không vào khoảng đời Đường đem tông này truyền sang Trung Hoa.

Chân ngôn tông chủ trương các thuyết Lục đại là địa, thủy, hỏa, phong, không, thức, cho sáu đại này là thực thể của vũ trụ.

Lục đại xét về phương diện vũ trụ thì gọi là thể đại, hiện ra hình hài gọi là tướng đại, hiện ra ngôn ngữ, động tác gọi là dụng đại. Vạn hữu trong vũ trụ không có gì ra ngoài thể đại, tướng đại, dụng đại.

Gọi là chân như là lấy lý tính do sáu đại mà trừu tượng ra. Ngoài sáu đại ra, không thấy đâu là chân như.

Sự giải thoát của Chân ngôn tông là ở nơi “tự thân thành Phật”, cho nên bỏ hết chấp trược, theo cái hoạt động của Đại ngã. Phương thức giải thoát của tông này là ba mật, tức là thân, miệng và ý.

6. Thiền tông

Thiền tông không bàn luận về vũ trụ, chỉ chủ ở sự cầu được giải thoát mà thôi.

Cứu cánh của Thiền tông không trói buộc nơi văn tự, nên chỉ lấy tâm truyền tâm mà thôi. Thực tướng của vũ trụ thuộc về phạm vi trực giác. Nếu lấy văn tự mà giải thích thì tất là sa vào hiện tượng giới, không thể đạt tới thật tướng được. Nếu không tọa thiền dùng trực giác thì không thể biết được thật tướng.

7. Tịnh độ tông

Tịnh độ tông lấy sự quy y Tịnh độ làm mục đích, và tụng những kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ và A-di-đà.

Tịnh độ tông khởi phát từ đời nào không rõ, chỉ thấy trong các kinh điển nói các vị Bồ-tát Mã Minh, Long Thụ và Thế Thân đều khuyên người ta nên tu Tịnh độ.

Tịnh độ tông cho rằng mỗi người ai cũng có Phật tánh, đều có thể thành Phật được. Vì ở thế gian là dơ bẩn, cho nên cầu đến cõi trong sạch là cõi Tây phương Cực lạc.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 5 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Báo đáp công ơn cha mẹ


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Kinh Dược sư


Bhutan có gì lạ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.236.19.251 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...