Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Búp sen hồng »» Lời nói đầu »»

Búp sen hồng
»» Lời nói đầu

(Lượt xem: 13.137)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Búp sen hồng - Lời nói đầu

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Trong những năm gần đây, công tác giáo dục Phật giáo mở rộng và chú trọng hướng đến lớp trẻ, vì các em sẽ là rường cột của xã hội, của Phật giáo mai sau. Chăm sóc cho các em chu đáo nghĩa là chúng ta đang xây dựng một thế hệ công dân tương lai biết sống tốt đẹp, hướng thiện, biết vì mọi người, vì thế giới, vì chúng sinh.
Phật pháp cũng không ngoài mục đích đem lại lợi ích cho cuộc đời, góp phần làm cho con người và cuộc đời ngày càng thăng hoa, hạnh phúc. Tuy nhiên, Phật giáo hiện nay vẫn còn thiếu thốn rất nhiều tài liệu, giáo trình dành cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Hầu như tài liệu chủ yếu nhất vẫn là bộ Phật học phổ thông của Hoà thượng Thiện Hoa và một số giáo trình của tổ chức Gia đình Phật tử. Cả hai giáo trình này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học hỏi của các em ở nhiều căn cơ và vùng miền khác nhau.
Trong bối cảnh đó, Phật tử Diệu Kim đã dày công biên soạn một bộ giáo trình mới, dựa trên nền tảng các bộ giáo trình trước đây kết hợp với sự nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân mình trong công việc giảng dạy Phật pháp đối với độ tuổi thiếu niên, nhi đồng. Soạn giả cũng tự mình thử nghiệm việc giảng dạy trong nhiều năm qua tại các lớp Phật học dành cho thiếu nhi ở những chùa thuộc miền Tây Nam bộ cũng như nhiều nơi khác.
Trong quá trình tổ chức lớp học từ năm 2001 đến nay, soạn giả đã nhận thấy các em thiếu nhi tới đến học thường ở độ tuổi từ 3 đến 18, nghĩa là từ lứa tuổi mẫu giáo cho tới lớp 12. Chính vì vậy, rất khó khăn khi cho các em ngồi học chung. Lẽ ra, mỗi độ tuổi phải có một giáo trình riêng biệt, tương tự như bộ sách giáo khoa trong nhà trường phổ thông. Nhưng trong điều kiện hiện nay, hầu như không có đủ giảng sư hoặc giáo viên để phụ trách, và mỗi ngôi tự viện cũng không đủ cơ sở vật chất để tách lớp một cách quy mô như một ngôi trường. Vì thế, soạn giả đã tạm phân chia các em thành hai cấp lớp tương đối phù hợp để có thể sử dụng cho mỗi cấp lớp một bộ giáo trình Phật học khác nhau.
Cấp thứ nhất: dành cho các em từ 3 tuổi tới 11 tuổi (mẫu giáo tới lớp 5), sử dụng giáo trình BÚP SEN HỒNG này.
Đặc trưng của các em cấp lớp này là chưa biết chữ, hoặc mới biết chút ít, không đủ sức để học những bài giáo lý. Cho nên, soạn giả đã chú tâm chuyển những vấn đề Phật pháp thành những chuyện vui vẻ, nhẹ nhàng, như kể những câu chuyện giản dị quanh môi trường các em đang sống. Thí dụ: Phật bảo thì có bài thơ về Đức Phật rất đơn giản; không sát sanh thì tả con bướm đang bay, khuyên đừng giết nó; không trộm cắp thì kể câu chuyện con khỉ hái quả trong vườn chùa; không tham ăn thì kể chuyện con gấu bú sữa đến tức bụng; hoặc dạy cho các em cách quan sát hạt mầm lớn lên thành cây qua bài thơ trồng hoa cúng Phật v.v…
Tất cả đều là Phật pháp, nhưng được khoác một lớp vỏ giản dị hơn, các em dễ hiểu, dễ thấm hơn. Và các em cũng dễ nhớ bài học vì tất cả đều được biên soạn dưới dạng những bài học có thể thuộc lòng ngay tại lớp.
Trong điều kiện ở nông thôn hoặc quận huyện ngoại thành, nhiều gia đình khó khăn không thể đưa con mình tới lớp mẫu giáo, cũng là một thiệt thòi cho các em. Nếu những người giảng dạy Phật pháp có thể tranh thủ bù đắp lại một phần những thiệt thòi đó bằng cách sưu tầm thêm những bài hát thiếu nhi thích hợp hoặc những tranh ảnh tô màu, tập vẽ, đang phát hành chính thức trên thị trường, hoặc tổ chức những trò chơi sinh động, thì chắc chắn hiệu quả giảng dạy ở mỗi lớp học sẽ tăng lên rõ rệt. Những lớp học Phật pháp như thế sẽ trở thành một kiểu “nhà thiếu nhi” cho các em sinh hoạt, nâng cao năng khiếu thẩm mỹ, văn hoá. Đặc biệt đối với các xã ấp vùng nông thôn nói chung, đang rất thiếu thốn nhà văn hóa, tại sao không tận dụng ngôi chùa để các em được giáo dục lẫn vui chơi?
Chính vì thiếu nơi giải trí lành mạnh mà lớp trẻ dễ dàng bị cuốn vào những tệ nạn xã hội. Qua kinh nghiệm nhiều năm tổ chức các lớp tại nhiều tỉnh, soạn giả đã nhận thấy khi các em đến chùa tự nhiên ngoan hẳn ra, chăm học, hiếu thảo, có ý thức cộng đồng. Như vậy càng nên khuyến khích các em đi học.
Cấp thứ hai: từ 12 đến 18 tuổi (lớp 6 đến lớp 12), sử dụng bộ sách ĐỐ VUI PHẬT PHÁP, đã được Nhà sách Quang Minh liên kết với NXB Tôn giáo in ấn và phát hành từ năm 2008.
Bộ này gồm 3 tập, được in chung thành một quyển. Bộ sách này đã được áp dụng vào giảng dạy từ năm 2001, sau nhiều lần rút kinh nghiệm, điều chỉnh, đã tương đối ổn định và thực tế cho thấy các em tiếp thu rất tốt.
Trong 3 tập Đố vui Phật pháp, soạn giả đều biên soạn theo dạng hỏi đáp từng câu. Nhờ đó, bài học được ngắt ra thành những phần nhỏ ngắn gọn, giúp các em học không chán, và người dạy cũng có thể dùng ngay hình thức hỏi đáp để kiểm tra bài. Khi đã học qua thì hầu hết các em đều có thể trả lời được ngay, ít phải lúng túng đi tìm bố cục.
Sau khi bộ sách Búp sen hồng này được in ra để ấn tống, nhu cầu sử dụng tại các địa phương cho thấy lượng sách in ra vẫn chưa đủ đáp ứng. Do đó, chúng tôi đã đề nghị và được sự chấp thuận của soạn giả Diệu Kim để chính thức phát hành bộ sách này, tạo điều kiện cho việc học Phật pháp của các em nhi đồng được dễ dàng hơn.
Trong sách này có sử dụng một số hình ảnh để giúp các em có những buổi học sinh động, vui tươi. Bản thân soạn giả trong quá trình sưu tầm để sử dụng cũng không thể biết được ai là tác giả của các hình ảnh này. Vì thế, khi in ấn chúng tôi thực sự không biết làm cách nào liên hệ với các tác giả. Vậy xin quý tác giả có hình ảnh được sử dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi tại Nhà sách Quang Minh - 416 Nguyễn Thị Minh Khai, P5, Q3, TP HCM để trao đổi về tác quyền. Do không có thông tin nên chúng tôi đành phải chọn cách làm này mà không thể liên hệ trước, rất mong quý vị hoan hỷ và thông cảm.

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN

« Sách này có 11 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 35.175.174.36 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...