Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đố vui Phật pháp »» BÀI 24: TỨ DIỆU ĐẾ - KHỔ ĐẾ »»

Đố vui Phật pháp
»» BÀI 24: TỨ DIỆU ĐẾ - KHỔ ĐẾ

Donate

(Lượt xem: 13.492)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Đố vui Phật pháp - BÀI 24: TỨ DIỆU ĐẾ - KHỔ ĐẾ

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

1. Định nghĩa Tứ Diệu Đế?

Tứ là 4; diệu là hay, đẹp; đế là sự thật vững chắc; Tứ diệu đế là bốn sự thật chắc chắn, quý báu, để người tu hành có thể từ chỗ tối tăm, mê mờ tiến lên quả vị giác ngộ.

2. Tứ Diệu Đế gồm những gì?

Tứ diệu đế gồm có Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.

3. Khổ đế là gì?

Khổ đế là chân lý chắc thật cho ta thấy tất cả nỗi khổ đau trên thế gian này, mà mỗi chúng sanh đều phải chịu.

4. Tập đế là gì?

Tập đế là chân lý chắc thật cho ta thấy nguyên nhân những nỗi khổ của chúng sanh.

7. Sự khổ của thế gian có bao nhiêu loại?

Nếu xét theo nguyên nhân và mức độ gây khổ thì có 3 loại (gọi là tam khổ), còn xét theo hình thức sự việc thì có 8 loại (gọi là bát khổ). Thật ra, cả 8 loại khổ phân theo hình thức sự việc này đều nằm trong mức độ thứ nhất của Tam khổ.

8. Hãy trình bày tam khổ?

Tam khổ gồm có: khổ khổ, hoại khổ và hành khổ.

Ÿ Khổ khổ: nghĩa là khổ vì những sự việc đau khổ, không vui của thế tục. Sự cảm thọ của mỗi chúng sinh có ba loại là cảm thọ khổ, cảm thọ vui và cảm thọ không khổ không vui. Sự khổ ở tầng bậc này chính là khổ vì những cảm thọ khổ, thí dụ như: đói cơm, khát nước, dơ bẩn, rét lạnh, nhiễm độc... hoặc rơi vào những hoàn cảnh khổ như bão lụt, chiến tranh, sưu cao thuế nặng v.v... Đây là mức độ khổ thấp nhất mà tất cả chúng sinh đều có thể nhận biết dễ dàng.

Ÿ Hoại khổ: Vạn vật đều bị chi phối bởi luật vô thường, nên rất nhỏ bé, phù du. Có sức mạnh, giàu có, quyền thế, nhưng cuối cùng cũng bị tan hoại. Thân trẻ rồi cũng già, cũng bệnh, chết như nhau. Ở mức độ khổ này, ngay cả những cảm thọ vui cũng được nhận biết là khổ, vì chúng không thường tồn. Thí dụ, khi được giàu sang, khỏe mạnh, người đời cho là vui sướng, không khổ, nhưng nếu xét kỹ thì sự giàu sang đó, sức khỏe đó cũng đều phải dần dần mất đi. Do nhận biết sự mất đi đó mà thấy được chúng là khổ.

Ÿ Hành khổ: là sự khổ được nhận biết từ tính chất liên tục thay đổi, biến chuyển của sự vật, do các nhân duyên tan hợp không nhất định, nên cũng gọi đây là duyên sinh khổ. Sự nhận biết về khổ ở mức độ này là sâu sắc nhất, vì đây là cái khổ triền miên kéo dài từ đời này sang đời khác, không giống như hai mức độ kể trên chỉ là sự khổ trong một lúc, một đời.

9. Hãy trình bày Bát khổ?

Bát khổ gồm có: sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ và ngũ ấm xí thạnh khổ.

1. Sanh khổ: là nỗi khổ trong sự sanh sống của chúng sinh.

Ÿ Người mẹ mang thai con thì rất khổ nhọc, nào nôn ói, suy nhược, đau đớn, dơ uế. Con nằm trong bụng mẹ cũng khổ sở, vì bị giam trong cảnh tối tăm, chật hẹp, khi sanh ra cũng bị đau đớn.

Ÿ Sanh ra rồi, con người phải khổ sở vì tìm cách sinh nhai, đổ mồ hôi sôi nước mắt kiếm miếng ăn, chỗ ở. Về tinh thần, tìm được kiến thức, đạo đức cũng gian nan. Phải siêng năng, vất vả, có khi bị lừa gạt, chèn ép đủ điều.

2. Lão khổ: là nỗi khổ khi già. Thân thể khi già nua thì khổ đủ điều, như mắt mờ, tai điếc, chân run, lại còn lú lẫn tinh thần.

3. Bệnh khổ: là nỗi khổ khi bệnh. Những cơn đau đớn hành hạ thân xác, lại tốn tiền chạy chữa, buồn rầu, lo sợ.

4. Tử khổ: là nỗi khổ khi chết. Cái chết làm con người lo sợ nhất, tâm thần rối loạn, còn thân thể thì tan rã, đau đớn, tanh hôi.

5. Ái biệt ly khổ: là nỗi khổ khi phải chia lìa những gì mình yêu thương, thân thiết. Có thể đó là những người trong gia đình, quyến thuộc. Có thể đó là những nhu cầu trong đời sống như địa vị, của cải, nhan sắc. Ái biệt ly khổ có 2 loại:

– Sanh ly: là nỗi khổ chia lìa khi còn sống. Thí dụ, những người trong gia đình bị tan tác vì chiến tranh, vì đi làm ăn xa, vì tai hoạ thình lình.

– Tử biệt: là nỗi khổ chia lìa khi phải chết. Sanh ly thì còn hy vọng ngày đoàn tụ, chứ chết đi rồi thì vĩnh viễn không gặp lại.

6. Cầu bất đắc khổ: là nỗi khổ vì mong cầu mà không toại nguyện. Người đời thường thất vọng vì công danh, phú quý, tình duyên, có khi dẫn đến tự tử.

7. Oán tắng hội khổ: là nỗi khổ vì cứ phải gặp gỡ những thứ mình không ưa thích. Thí dụ, gặp người hàng xóm hay gây gổ với mình thì mình bực bội, hoặc mình không ưa thuốc lá mà lên xe phải ngồi gần người hút thuốc lá.

8. Ngũ ấm xí thạnh khổ: là nỗi khổ vì trong thân thể có sự xung đột, lúc lừng lẫy, tham dục, lúc lại yếu ớt, tan hoại.

10. Tại sao Đức Phật nói lên những nỗi khổ ấy?

Đức Phật là đấng từ bi, muốn cho chúng sanh hiểu rõ những nỗi khổ trên đời, để có lợi ích sau đây:

Ÿ Gặp nghịch cảnh không khiếp sợ: Chúng sanh tránh được ảo tưởng rằng cuộc đời là thơ mộng hoàn toàn, cho nên khi gặp cảnh khổ, thất vọng thì không lấy làm ngạc nhiên, hay lo lắng, có can đảm để đối mặt với sự thật.

Ÿ Không nuôi tham vọng: Chúng sanh biết rõ cuộc đời vui ít buồn nhiều, thì sẽ tiết chế ham muốn (thiểu dục tri túc), để không bị hoàn cảnh chi phối, vùi dập.

Ÿ Gắng sức tu hành để thoát khổ: Chúng sanh biết cuộc đời là khổ thì mới chịu lo tu hành tìm về cõi khác tốt đẹp hơn.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cảm tạ xứ Đức


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Vua Là Phật, Phật Là Vua

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.164.70 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh ... ...

Việt Nam (188 lượt xem) - Hoa Kỳ (14 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...