Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Kinh nghiệm thiền quán »» Lời phán xét thứ 500 »»

Kinh nghiệm thiền quán
»» Lời phán xét thứ 500

(Lượt xem: 4.203)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Kinh nghiệm thiền quán - Lời phán xét thứ 500

Font chữ:

Ý kiến và quan điểm, nếu kiên cố quá sẽ trở thành một sự phán xét. Và đây cũng là một trong những yếu tố có thể điều kiện hóa kinh nghiệm của ta. Chúng ta tự phán xét mình và phán xét người khác, ít khi để cho một sự kiện nào đi qua mà không phê phán. Mặc dù loại tư tưởng này hoạt động rất thầm lặng trong cuộc sống bận rộn hằng ngày, nhưng nó sẽ hiện lên thật rõ rệt khi chúng ta theo dõi tâm trong lúc ngồi thiền. Nhiều lúc ta có cảm tưởng như là tâm mình không còn làm việc gì khác hơn là phê phán!

Có lẽ, cũng như mọi người khác, ta đã bị cái tâm phán xét không ngừng ấy làm khốn khổ không ít. Nhưng bạn nên nhớ rằng, trong sự tu tập ta bao giờ cũng chú trọng vào việc thay đổi mối tương quan giữa ta với vấn đề hơn là cố thay đổi chính vấn đề ấy. Sau đây là ba phương pháp mà ta có thể áp dụng để thay đổi mối tương quan giữa ta với tâm phán xét. Có một vài phương pháp là “cây nhà lá vườn”, nên bạn sẽ không tìm thấy chúng trong kinh điển. Tôi đã phát kiến ra những phương pháp ấy trong thời gian phải tranh đau với “những đợt tấn công của tâm phán xét” trong sự tu tập của chính tôi.

Một lần, khi đang thiền tập trong một khóa tu, tôi đã kinh nghiệm được sự khó chịu của tâm phán xét này thật rõ ràng. Lần đó tôi đang ngồi trong phòng ăn của trung tâm tu học, từ vị trí ấy tôi có thể nhìn thấy mọi người đi ra vào lấy thực phẩm. Mặc dù bề ngoài thì tôi có vẻ như đang chú tâm vào miếng ăn của mình, nhưng ánh mắt tôi để ý đến tất cả mọi việc xảy ra chung quanh. Tôi rất ngạc nhiên khi nhận thấy rằng tâm tôi có từng lời phán xét cho mỗi người đi vào phòng ăn.

Tôi không thích cách người ta đi đứng thiếu chánh niệm, hoặc là số lượng thực phẩm người ta lấy, hoặc là cách người ta ăn uống, hoặc là cách ăn mặc của họ... Tôi cảm thấy vô cùng khó chịu khi thấy mình có biết bao nhiêu lời phê phán ngập tràn trong tâm. Điều tôi kể bạn nghe có quen thuộc không?

Phản ứng đầu tiên của tôi đối với sự khám phá mới đó là đâm ra bực tức với chính mình. Trước hết, tôi lên án tất cả những lời phê phán ấy là “bất thiện”, rồi lại tự cho mình là xấu vì đã có những ý nghĩ như thế. Nhưng sau một thời gian, tôi hiểu rằng quay sang phán xét sự phán xét cũng chẳng ích lợi gì!

Phương pháp đầu tiên mà tôi dùng để đối phó với tâm phê phán là sử dụng chánh niệm. Với chánh niệm, tôi cố gắng ghi nhận thật rõ sự biểu hiện của tâm phê phán như thế nào, thấy được những tầng lớp tiếp nối nhau của tư tưởng với một ý thức sáng tỏ. Khi áp dụng chánh niệm như vậy, tôi nhận thấy rằng ta sẽ trở nên bớt dính mắc vào chúng hơn.

Nhưng trong những trường hợp đặc biệt, đôi khi ta cũng cần phải có những biện pháp hơi khác thường một chút. Thế cho nên tôi có phát kiến thêm hai phương pháp khác nữa để đối phó với tâm phán xét. Trước hết, tôi bắt đầu đếm những ý nghĩ phê phán khi chúng vừa khởi lên. Mỗi khi có một ý tưởng phê phán nào trong tâm, tôi đếm: “Phê phán 1, phê phán 2, phê phán 3... phê phán 500...” Cho đến một lúc, tôi phải phá lên cười. Tôi bắt đầu nhìn những tư tưởng “bất thiện” ấy bằng một ánh mắt thư thái hơn, không tin vào chúng và cũng không phản ứng chống cự lại chúng. Một tư tưởng phán xét khởi lên, ta có thể nhận diện nó, mỉm cười và rồi buông bỏ nó. Thật là một làn gió tươi mát thổi vào tâm ta.

Phương pháp thứ hai tôi sử dụng những khi có nhiều tư tưởng phán xét khởi lên liên tục và nhanh chóng là kèm theo sau mỗi lời phê bình câu “bầu trời màu xanh.” Chg hạn, “Anh chàng đó lấy nhiều đo ăn quá - bầu trời màu xanh.” “Tôi không ưa cách họ đi đứng - bầu trời màu xanh.”... “Bầu trời màu xanh” là một ý nghĩ có tính chất trung hòa, nó đến và đi mà không gây nên một phản ứng nào trong tâm. Khi cộng nó thêm vào cuối mỗi câu phê bình, nó nhắc nhở tôi rằng hãy để cho sự phê phán của mình đi qua như là ý nghĩ về “bầu trời màu xanh” vậy, vô thưởng vô phạt!

Thế nên, thay vì chống cự hoặc tranh đấu với sự phê phán của mình, hoặc bất cứ một loại tư tưởng nào khởi lên thường xuyên khác, chúng ta có thể học cách không phản ứng, không để cho chúng làm khó chịu, và nhiều khi còn có thể mỉm cười với chúng.

Bạn hãy thử thí nghiệm với một ý tưởng nào từng làm cho bạn khó chịu nhất. “Tự thù ghét 1, tự thù ghét 2... tự thù ghét 590... tự thù ghét 10.000...” Rồi đến một lúc bạn sẽ bắt đầu mỉm cười. Sự thật là như vậy!

Và nụ cười ấy báo hiệu một sự chuyển hóa vô cùng quan trọng trong mối tương quan giữa bạn với những vấn đề khó khăn. Những vấn đề ấy hoàn toàn trống rỗng, chúng không là của ai, vì chúng cũng không có một gốc rễ nào. Chúng được nuôi dưỡng nhờ vào sự liên he với ta. Cũng chính vì ta không ưa nó mà nó tiếp tục xuất hiện. Đến khi ta thôi không còn ghét bỏ một việc nào thì sẽ không có gì là vấn đề nữa.

Trong kinh nghiệm tu tập, tôi đã từng theo dõi những cốt truyện kinh hoàng nhất trong tâm trí mình. Được rồi, thì chúng đang có mặt, sinh lên và sẽ diệt đi. Nếu ta biết đối xử với chúng một cách bất bạo động, không để bị đồng hóa, thì nội dung của chúng không có gì là quan trọng. Ta sẽ có được một sự tự do lớn khi ý thức rằng: Dưới sự quán chiếu của chánh niệm, nội dung của chúng hoàn toàn là vô nghĩa.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 36 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.238.161.165 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...