Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Gõ cửa thiền »» 67. Con làm gì vậy »»

Gõ cửa thiền
»» 67. Con làm gì vậy

(Lượt xem: 9.286)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Gõ cửa thiền - 67. Con làm gì vậy

Font chữ:

Trong thời hiện đại người ta nói rất nhiều những điều vô nghĩa về các thiền sư và thiền sinh, và về sự kế thừa giáo pháp của bậc thầy bởi những đệ tử tâm đắc, cho phép họ trao truyền chân lý cho những đệ tử tiếp theo. Tất nhiên là thiền nên được truyền thừa theo cách trực tiếp, lấy tâm truyền tâm, và trong quá khứ điều này đã được thực hiện đúng như vậy. Vào thời ấy, sự lặng lẽ và khiêm tốn được thấy nhiều hơn là tính chuyên nghiệp và sự khẳng định. Người được truyền thừa một giáo pháp như thế sẽ giữ kín sự việc thậm chí cho đến hai mươi năm sau. Chỉ đến khi có một người nào khác trên đường cầu đạo khám phá ra được vị chân sư đang ở bên cạnh mình thì người ta mới biết là giáo pháp đã được truyền thụ. Và ngay cả khi đó thì sự việc cũng sẽ diễn tiến một cách hoàn toàn tự nhiên, và giáo pháp được truyền thừa theo đúng với ý nghĩa của nó. Trong bất cứ trường hợp nào, một vị thiền sư cũng không bao giờ tự tuyên bố rằng mình là người nối pháp của vị này, vị kia... Lời tuyên bố như thế thường chỉ chứng tỏ một điều ngược lại!

Thiền cư Mu-nan[81] chỉ có duy nhất một đệ tử kế thừa tên là Shoju.[82] Sau khi Shoju đã hoàn tất việc học thiền, ngài Mu-nan gọi ông vào phòng và nói: “Thầy đã già rồi, và theo nhận xét của thầy thì con là người duy nhất sẽ tiếp tục truyền nối giáo pháp. Đây là một tập sách đã được truyền lại qua bảy thế hệ các bậc tiên sư. Thầy cũng đã thêm vào trong này nhiều điều dựa theo sự hiểu biết của thầy. Tập sách này hết sức giá trị, và thầy sẽ trao nó cho con để chứng tỏ sự kế thừa của con.

Ngài Shoju đáp: “Nếu tập sách này quan trọng đến thế, tốt hơn là thầy nên giữ lấy nó. Con đã nhận được pháp thiền của thầy không cần văn tự và con hài lòng với pháp thiền như thế.”

Thiền sư Mu-nan nói: “Thầy vẫn biết thế, nhưng dù sao thì tác phẩm này cũng đã được truyền nối qua bảy đời tiên sư, nên con có thể giữ lấy nó như một biểu tượng của việc được truyền thừa giáo pháp. Đây, hãy cầm lấy.”

Tình cờ lúc ấy cả hai đang trò chuyện ngay phía trước một lò than hồng. Ngay khi Shoju vừa cầm được quyển sách vào tay, ông vất ngay vào ngọn lửa than đang cháy. Ông không một chút ham muốn sở hữu nó.

Thiền sư Mu-nan từ trước vốn chưa từng nổi giận, giờ thét lên: “Con làm gì vậy?”

Ngài Shoju cũng quát lại: “Thầy nói gì vậy?”

Viết sau khi dịch


Thiền sư Mu-nan sửng sốt trước việc làm của người đệ tử nên thét lên: “Con làm gì vậy?” Ngài Shoju cũng không kém kinh ngạc trước phản ứng của thầy nên quát lại: “Thầy nói gì vậy?” Cả hai đều hành xử đúng theo suy nghĩ và nhận thức của mình, chỉ có điều là những nhận thức ngay trong khi đó lại không cùng một điểm xuất phát!

Thiền tông xem trọng việc “dĩ tâm truyền tâm”, nhưng điều đó không có nghĩa là phủ nhận phương tiện truyền bá bằng văn tự, miễn là điều đó phải được nhìn nhận như một phương tiện mà thôi. Chính trong ý nghĩa đó mà ngài Mu-nan muốn giữ lại tập sách đã truyền nối qua bảy đời tiên sư. Người đệ tử tự mình đã thấu triệt được pháp thiền không văn tự của thầy nên không muốn rơi trở vào sự trói buộc của văn tự. Trong ý nghĩa đó mà ông ta đốt ngay tập sách. Cả hai người đều đúng, xét theo nhận thức của chính họ. Vì thế, giữ hay đốt đều tùy thuộc vào nhận thức của mỗi người.

Đây không phải là trường hợp duy nhất đã từng xảy ra. Tập sách Bích nham lục, một kiệt tác trong thiền môn, cũng đã từng bị đốt cháy không thương tiếc, thậm chí các bản sao của nó còn bị “truy sát” trong một thời gian dài!


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật giáo và Con người


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


Quy Sơn cảnh sách văn


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.61.16 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...