Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đường Không Biên Giới »» 13. Nhớ về những ngôi chùa xứ Quảng »»

Đường Không Biên Giới
»» 13. Nhớ về những ngôi chùa xứ Quảng

Donate

(Lượt xem: 2.788)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đường Không Biên Giới - 13. Nhớ về những ngôi chùa xứ Quảng

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ta sinh ra đời từ chỗ không đến có. Lớn lên, gầy dựng sự nghiệp, góp mặt cho đời này, để từ có rồi trở lại không. Khi hai tay đã buông xuôi với việc thế sự thăng trầm, dầu là công hầu hay khanh tướng, cũng chỉ lưu danh hậu thế một thời gian, rồi theo định luật tuần hoàn của tạo hóa mà lãng xao vào dĩ vãng.

Thời gian có xuân, hạ, thu, đông, không gian có đông, tây, nam, bắc. Loài người có lúc trẻ, lúc già, lúc thương yêu, lúc ghét bỏ, nhưng mấy ai ý thức được sự vô thường trong cõi tạm? Quả thật cuộc đời là một cái gì trong vòng lẩn quẩn.

Chúng ta sinh ra, lớn lên từ quê hương Việt Nam yêu dấu, những tưởng rằng ta lại ở mãi với cỏ cây, sông núi và ruộng đồng, với người xưa, bên những hình bóng cũ. Nào ngờ đâu sự thế đổi thay, dòng đời xuôi ngược, khiến bao người phải trôi nổi ở nhiều quốc độ để tìm một niềm tin và một lẽ sống. Phải chăng nghiệp thức chiêu cảm của chúng sinh trong cõi Ta Bà này vẫn còn quá nặng, nên dân tộc ta và chính chúng ta còn phải chịu nhiều khổ nạn như ngày nay?

Ra đi bỏ lại sau lưng biết bao nhiêu niềm vui lẫn nỗi buồn trong quá khứ, nhưng chúng ta đành phải chấp nhận. Nếu ai hiểu được hai chữ “vô thường” thì đỡ đi một phần khổ tâm nhọc trí, luyến tiếc cảnh cũ, người xưa. Còn nếu chúng ta chưa thẩm định được giá trị của cuộc đời theo nhân sinh quan của Phật giáo thì ta vẫn còn khổ. Vì ta chưa tự làm chủ được ta, mà để cho ngoại cảnh làm chủ mình.

Viết về quê hương Việt Nam để nhớ và nghĩ đến đất nước của chúng ta. Nơi đó đã trưởng dưỡng biết bao nhiêu tinh hoa của dân tộc, từ tôn giáo, văn hóa cho đến đời sống của những người đầu trần áo vải làm lụng quanh năm suốt tháng cho quê hương đất nước này.

Nhắc đến cảnh đẹp của quê hương hay những anh hùng liệt sĩ, đã có nhiều người làm. Ở đây, chúng tôi muốn đưa quý vị về lại, thăm cảnh cũ người xưa của chúng ta, nơi xứ Quảng, đặc biệt là về tôn giáo. Đó là Phật giáo, một tôn giáo đã bao đời góp mặt với quê hương và đạo pháp, với tình người và dòng đời biến chuyển. Một quê hương nghèo khó nhất miền Trung của xứ Việt, nhưng tấm lòng của người xứ Quảng chẳng nghèo khó bao giờ, lúc nào cũng muốn vươn lên với cuộc sống, dầu ở bất cứ lãnh vực nào.

Đến Quảng Nam để xem phong cảnh chùa chiền như Non Nước đã có nhiều người đi, nhưng qua phố Hội An và về chùa Chúc Thánh, Phước Lâm, Vạn Đức, Long Tuyền, Viên Giác thì hầu như ít có người tìm đến. Nếu ai có đọc sử Phật giáo thì biết rằng chùa Chúc Thánh là do Tổ Minh Hải người Phước Kiến qua Hội An, đã khai sơn và truyền đạo tại đây từ thế kỷ 17. Ngài là người bắt đầu của dòng Thiền Lâm Tế khởi đi từ xứ Quảng.

Chùa Chúc Thánh nằm về phía tây bắc Tỉnh lỵ Quảng Nam chừng 3 cây số. Khách thập phương sau khi đã trải qua một đoạn đường với cát bụi và đá sỏi, sẽ thấy được những mái chùa cong, với rồng bay phượng múa, vươn lên sau những tàn cây thị lớn. Trước khi vào chùa, khách phải qua một cổng tam quan đã được dựng lên từ bao đời phủ kín rêu phong theo với thời gian năm tháng, tạo nên một nét thâm u, huyền diệu, tịch mịch của cảnh thiền môn. Hai bên vườn cây kiểng đủ màu, đủ loại. Đây là những ngôi bảo tháp của các bậc chân tăng hữu công, bao đời đã duy trì mối đạo, rạng danh là Thích tử Như Lai. Tháp gồm nhiều tầng, trong đó an trí pháp thân của các bậc tu hành quá vãng. Ngôi mộ tháp của Ngài Minh Hải vẫn còn đấy, sừng sững với gió sương qua bao cuộc phế hưng của thời đại.

Tiến sâu vào bên trong, khách thập phương sẽ thấy một hồ bán nguyệt. Trong đó trồi lên những đóa sen, cùng hoa lá đủ màu. Sen là một loại hoa quân tử, gần bùn mà chẳng bị bùn làm vẩn đục. Đạo Phật vẫn lấy hoa sen tượng trưng cho phần Phật tánh của chúng sanh, dầu sanh trong chốn trần ai khổ lụy này, nhưng nếu biết trưởng dưỡng thân tâm và tu hành công đức thì cũng sẽ giống như hoa sen thoát lên khỏi chốn bùn nhơ vậy.

Sau tấm bình phong bên hồ bán nguyệt là những chậu cây kiểng, nào tùng, nào bách, nào bông trang, thược dược, đủ loại đủ màu, bày la liệt trong sân. Chính giữa là chánh điện và hai bên là Đông và Tây Đường. Nơi đây mời gọi khách thập phương hãy lắng lòng trần, vào đây để cho tâm hồn được thanh thản.

Bên trong chánh điện tôn thờ các vị Phật, chư vị Bồ Tát, chư vị A La Hán, các vị Hộ Pháp, Long Thần, Thập Điện Minh Vương và Diệm Nhiên Vương Đại Sĩ. Hai bên tường có vẽ những hình nơi cõi Cực Lạc của Đức Phật Di Đà, và những khổ lụy trần ai nơi âm cung biệt cảnh, để so sánh giữa thế gian và xuất thế gian, để so sánh giữa tình thương và bạo lực hay giữa thiện và ác, nhằm khuyến tấn chúng sanh trong sự tu hành giải thoát.

Tiến vào bên trong nữa, khách vãn cảnh sẽ thấy hai dãy nhà Đông và Tây, dành cho chư tăng cư ngụ và học tập, cũng như nơi giảng dạy giáo lý cho hàng Phật tử tại gia và xuất gia mỗi khi có trai đàn hay nhập hạ. Bên trong cùng là nơi thờ bài vị của các vị Tổ Sư tiền bối và hai bên là linh vị của chư hương linh quá vãng.

Chùa Chúc Thánh là một Tổ Đình lớn và lâu đời nhất của tỉnh Quảng Nam nên mỗi năm, tất cả các bậc tôn túc Tăng già đều về đây để họp mặt và dự lễ kỵ Tổ. Nếu chúng tôi nhớ không lầm, lễ kỵ tổ của chùa Chúc Thánh được cử hành vào ngày mồng 8 tháng 12 mỗi năm, là ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo. Ngôi Tổ Đình bỗng nhiên sống động bởi tiếng chào hỏi hay tiếng kinh cầu. Không yên lặng như những tháng ngày chìm sâu trong sự định tĩnh của núi rừng xứ Quảng.

Chung quanh vườn chùa là những hàng cây ăn trái, nào ổi, nào mít, nào dừa... và dọc theo hàng rào của chùa có những ngôi mộ của các đàn gia và thí chủ cũng được chôn cất thành hàng nơi đó. Người Việt chúng ta vẫn có quan niệm rằng: “Sống có nhà, già có mồ”, nên ngôi mộ nào cũng được xây dựng rất công phu và trang nhã.

Đi xa hơn về hướng tây bắc, độ chừng một cây số, khách thập phương sẽ gặp một ngôi cổ tự cũng không kém Tổ Đình Chúc Thánh là bao so về thời gian năm tháng được tạo lập. Đó là Tổ Đình Phước Lâm.

Tổ Ân Triêm là người khai sơn chùa Phước Lâm, cũng như Tổ Minh Hải là Tổ khai sơn chùa Chúc Thánh, nhưng thời gian đầu còn rất đơn sơ. Sau đó Ngài Hòa Thượng Minh Giác mới tạo dựng chùa Phước Lâm to lớn rộng rãi hơn và duy trì đến ngày nay.

Cuộc đời Hòa Thượng Minh Giác ít thấy sử liệu Phật giáo nào ghi chép, nhưng theo Thượng Tọa Thích Như Huệ, giảng sư Tỉnh Hội Phật giáo Quảng Nam, hiện trụ trì chùa Pháp Hoa tại miền Nam nước Úc, thì Hòa Thượng Minh Giác là bậc chân tăng đạo cao đức trọng, vừa là một nhân tài của quê hương xứ Quảng. Lúc thiếu thời, quyết chí xuất gia học đạo, lớn lên nhằm lúc nước nhà ly loạn, Ngài không thể ngồi yên nhìn cảnh non sông bị giày xéo nên cởi áo nâu sòng trả lại chốn thiền môn để đi đánh giặc Chiêm Thành. Sau khi đánh giặc xong về, để chuộc tội của chính mình, hay chuộc tội cho sơn hà, xã tắc, Ngài nguyện quét chợ Hội An 20 năm, cũng là để đền ơn Phật Pháp. Sau đó Ngài trở về cương vị của người tu hành, tạo tượng đúc chuông, tiếp tăng độ chúng. Đại Hồng Chung của chùa Phước Lâm và của ngôi chùa tại Cù Lao Chàm hiện nay vẫn còn chính là do Ngài Hòa Thượng Minh Giác đề xướng và thực hiện. Về sau, vua Tự Đức cảm niệm ân sâu của bậc tu hành hữu công với đời và đạo nên đã ban Sắc Tứ Phước Lâm Tự và tặng cho Ngài Minh Giác Hòa Thượng 2 câu thơ, được chạm trổ sơn son thếp vàng, mãi cho đến ngày nay vẫn còn được treo tại chánh điện Tổ Đình Phước Lâm như sau:

- Bình Man, tảo thị, lưỡng độ gian lao, xuất gia kỳ, phát nguyện vưu kỳ, bát trật sanh thiên thành chánh giác.

- Tạo tượng, chú chung, nhị thung công đức, cách cựu hảo, đảnh tân cố hảo, thiên thu giác thế vĩnh truyền đăng.

Tạm dịch:

- Bình Chiêm, quét chợ, hai lần khó nhọc, xuất gia lạ, phát nguyện càng thêm lạ, tám mươi tuổi vãng sanh thành chánh giác.

- Tạo tượng, đúc chuông, hai tầng công đức, khéo thay cũ, sửa mới càng thêm khéo, ngàn năm sáng mãi ngọn đèn thiền.

Đọc hai câu đối, lòng ai chẳng bồi hồi xúc động. Thật là một danh tăng mà cũng là một danh tướng. Ngài đã lập công với đời bao nhiêu thì có công với đạo cũng không kém. Vừa nhập thế, vừa xuất thế. Quả là một bậc chân tăng có một không hai trong lịch sử Phật giáo vào thế kỷ 18 và 19 của nước nhà. Từ đó ta có thể kết luận rằng Ngài Hòa Thượng Minh Giác cũng không kém những bậc chân tăng trong các thế kỷ trước như Thiền Sư Vạn Hạnh, Quốc Sư Khuông Việt, Thiền Sư Mãn Giác v.v...

Ngoài ra, cách kiến trúc ngôi Tổ Đình Phước Lâm cũng giống như Tổ Đình Chúc Thánh, nhưng bên phía những ngôi mộ tháp của các vị Tổ và các vị Hòa Thượng, khách thập phương có thể thấy được mộ của Ngài Vĩnh Gia, một danh tăng của Phật giáo nước nhà, đã tấn đàn truyền giới Tỳ Kheo và Bồ Tát giới tại Tổ Đình Phước Lâm này. Chính Hòa Thượng Tăng Thống Thích Tịnh Khiết (Đệ Nhất) và Hòa Thượng Tăng Thống Thích Giác Nhiên (Đệ Nhị) của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là những bậc cao tăng đã thọ giới tại Tổ Đình Phước Lâm với Ngài Đại Lão Hòa Thượng Vĩnh Gia.

Đã bao nhiêu năm với mái Tổ Đình Phước Lâm yên ổn ấy, bỗng chiến tranh trở mình trong cơn giông tố của thời đại, khiến bao nhiêu chiến sĩ áo nâu, kẻ đã ra đi, người còn ở lại, tạo cho cảnh thiền môn càng thêm u tịch.

Người dân xứ Quảng càng cực khổ bao nhiêu với ruộng vườn, thiên tai, hạn hán, thì người tu sĩ của xứ Quảng cũng chịu ảnh hưởng không ít. Trong kinh có dạy rằng: “Cái nghèo cũng là một nghiệp tội.” Biết đâu kiếp trước những người sinh ra nơi xứ nghèo này đều đã tạo ra nhiều tội lỗi nên kiếp này phải trả chăng?

Chùa chiền xứ Quảng có thể nói là rất đẹp đẽ, nguy nga, nhưng ruộng vườn chung quanh chỉ toàn là cát trắng. Việc trồng trọt rất khó khăn và phải tốn lắm công nhiều sức mới có được chút hoa lợi cuối mùa. Món ăn chính của các chùa miền Trung xứ Quảng là nước tương tự làm, rau lang hoặc rau muống tự trồng, chỉ có thế thôi. Vì thời buổi chiến tranh ở các giai đoạn mấy chục năm trước, còn bây giờ chắc càng ưu bi khổ não nhiều hơn nữa. Ở trong sự khốn khổ tột cùng của tâm thức, con người thường hay đi tìm tôn giáo để nương tựa, nhưng khi vết thương đã chữa lành, đâu được mấy ai quý trọng phụng thờ? Nếu có người nào ở trong bất cứ hoàn cảnh nào của thời đại vẫn một lòng giữ đạo, dầu cho phong ba bão tố hay dòng đời xuôi ngược, thay đổi đổi thay, người ấy đáng phục lắm. Vì họ đang mang một tâm hồn kiên cường bất hoại.

Người đời thay vợ đổi chồng, thay đen đổi trắng, ấy là chuyện thường tình của thế gian. Nhưng không lẽ người tu theo Phật cũng bị ảnh hưởng ấy hay sao? Câu trả lời để dành cho tất cả chúng ta, cho những người còn thao thức đến quê hương, tình người và Đạo Pháp.

Rời ngôi Tổ Đình Phước Lâm, bạn có thể trực chỉ hướng tây bắc để đi đến Tổ Đình Vạn Đức. Ngôi chùa nằm trong tận cùng của núi rừng xứ Quảng, suốt ngày chỉ nghe tiếng chim kêu và nước chảy, không có bóng dáng một người qua lại, ngoại trừ hình bóng của những chiếc áo nâu sòng đã bạc màu cùng năm tháng của những vị tăng sĩ sống nơi chốn già lam này. Chung quanh ngôi Tổ Đình Vạn Đức không thấy một ngôi nhà nào, cũng chẳng thấy một thảo am nào của những người ẩn tu, chỉ thấy núi và đồi trùng trùng điệp điệp, chồng chất lên nhau và kéo dài thăm thẳm, tạo nên một cảnh đẹp của thiên nhiên trong phong vị của đạo thiền.

Kẻ nào muốn lánh tục vào đây chắc là hợp lắm. Nhưng lánh tục chưa đủ, mà phải lắng lòng trần là chuyện khó hơn. Biết đâu khung cảnh thiên nhiên này rất tốt cho những tâm hồn muốn thoát tục, nhưng rất khổ sở, giày vò, ray rứt cho những người chạy trốn cuộc đời, muốn chôn tất cả mọi mối tình trong dĩ vãng. Cái gì con người chạy trốn chúng thường hay đến quấy phá ta hoài. Ngược lại cái gì chúng ta muốn rượt bắt chúng, chúng xa lìa ta trong muôn thuở. Đời là thế và cuộc đời chỉ có thế! Nên tu là chấp nhận tất cả và phải vượt qua tất cả. Tu là chấp nhận và đối diện với cuộc đời và đừng bao giờ chạy trốn cuộc đời, vì càng chạy trốn bao nhiêu thì cuộc đời sẽ bám sát ta bấy nhiêu.

Có người nghĩ rằng, những người đang mang mối tình dang dở, vào chùa tu để mong chôn giấu kỷ niệm xưa vào nơi đáy lòng, và sẽ quên đi tất cả, nhưng họ có ngờ đâu tiếng chuông chùa thong thả ngân nga, như đem mùi thiền, làm tăng vẻ đẹp của thiên nhiên, càng làm cho tâm hồn của kẻ bị đời hất hủi kia trở nên xốn xang và đau khổ. Tưởng rằng vào chùa để vơi đi những nỗi khổ, nhưng khổ vẫn chất chồng.

Bước đến cổng tam quan của Tổ Đình Vạn Đức, thấy nước chảy, thông reo, chim ca, hoa nở, có nhiều người đã muốn đi tu, nhưng chỉ trong giây phút ấy vì:

“Lên chùa thấy Phật muốn tu,
Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền.”

Nhưng:

“Muốn đi tu công phu chưa có,
Muốn lên chùa chuông mõ cũng không.”

Hành trang của người tu chỉ có chuông và mõ, với kệ với kinh, với nâu sồng áo vải và chỉ một tấm lòng thanh khiết hiến dâng cho đạo. Chỉ có thế thôi, đơn giản lắm, nhưng rất khó tìm trong chốn trần ai tục lụy này.

Cuộc đời đã quá chán chường, nhưng đường vào tăng viện không thong dong như đường vào tình sử. Mặc dầu có hoa thơm cỏ lạ, nhưng đâu phải là men ngọt của tình yêu. Biết chấp nhận như thế thì mới mong:

“Vui theo thế tục vui rồi khổ,
Khổ để tu hành khổ hóa vui.”

Càng đi sâu vào bên trong, khung cảnh uy nghi hùng vĩ của Đại Hùng Bửu Điện và hai gian nhà tả hữu dựng lên hai bên, như bao bọc bởi gió sương và làm tăng thêm vẻ đẹp thiên nhiên thoát tục nơi núi rừng cô quạnh ấy.

Nơi đây một bóng sư cụ già, với cây gậy trúc, một chén trà bốc hơi sẽ mời khách thập phương lắng lòng trần tục trong giây lát qua một mẩu chuyện thiền. Bên trong chánh điện của Tổ Đình Vạn Đức có thờ Tam Thế Phật, quá khứ, hiện tại và vị lai. Những bàn thờ chính giữa được xếp theo cửu phẩm liên hoa, chín tầng như hoa sen trên thế giới Cực Lạc. Phía sau thờ Tổ và chư Đại Lão Tổ Sư Hòa Thượng truyền giáo cũng như khai sơn các danh lam. Nơi hậu đường thờ chân dung của Ngài Nghĩa Huyền Đại Lão Tổ Sư, người sáng lập Lâm Tế Tông bên Trung Quốc. Hai bên phương trượng dùng làm Tăng phòng và thư phòng cho Tăng chúng.

Bước sang nhà trai, khách thập phương chiêm ngưỡng được tôn nhan của vị Giám Trai Sứ giả, thân hình đen, trên tay cầm búa. Ý nói rằng người này lo tiếp Tăng độ chúng qua hạnh nguyện làm công việc gánh nước bửa củi cho chùa. Trong sử sách Phật giáo không thấy có nơi nào nói Giám Trai Sứ giả là Lục Tổ Huệ Năng, nhưng kẻ viết bài này đoán chắc là đúng. Vì Ngài Huệ Năng là con lai chủng, có nước da đen, khi gặp Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn chỉ có công tác xay lúa, bửa củi, giã gạo cho Tăng chúng, về sau được Ngũ Tổ truyền tâm ấn, nên các chùa Phật giáo Đại Thừa, nhất là những Tổ Đình, vì muốn nhớ công ơn của Ngài nên thờ tượng ấy chăng? Trong các chùa Phật giáo nguyên thủy hầu như không thấy có cách thờ tự này.

Sân vườn chùa phía sau thường rộng hơn hay bằng sân chùa phía trước. Thông thường, người thế gian hay cất nhà lùi ra phía sau cho phía trước có phần đất rộng hơn, nhưng ngôi chùa bao giờ cũng cất ngay ở chính giữa khoảng đất, để thấy rằng chân tâm của vũ trụ và vạn hữu nằm nơi ấy. Chùa không cần khoe khoang mặt tiền, mà tiền, hậu, trung, thượng, hạ, đều cân đối nhau, không có bên nào lấn át bên nào. Những ngôi chùa nhà quê, mỗi chùa thường hay đào một hay nhiều cái giếng để lấy nước uống hoặc tưới rau cải trong vườn. Nước giếng cung cấp mọi nhu cầu cho Tổ Đình hay chùa trong các công việc nấu nướng, giặt giũ, ngay cả nước cúng Phật. Nhưng nhiều khi có chùa không cúng Phật bằng nước giếng mà cúng bằng nước mưa hay những giọt sương mai, tượng trưng cho sự trong sạch của tâm hồn.

Tổ Đình Vạn Đức cũng như Tổ Đình Chúc Thánh và Phước Lâm được kiến trúc cùng một kiểu giống nhau. Tuy nhiên mỗi chùa đều có một sắc thái riêng biệt. Chùa Chúc Thánh với lịch sử Tổ truyền của dòng Thiền Lâm Tế nơi xứ Quảng. Chùa Phước Lâm nguy nga, đồ sộ, nửa cổ nửa tân, như chia sớt, như cộng hưởng cái thanh thoát u nhã và an nhiên tịch mặc của Chúc Thánh và Vạn Đức.

Chùa Vạn Đức như đã nói trên, là một cảnh thiền môn yên tĩnh nơi núi rừng xứ Quảng, là một phong cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ, còn lưu dấu nơi tận đáy lòng người viễn xứ.

Tại Hội An còn các ngôi chùa khác như Long Tuyền, Viên Giác, Bảo Thắng và chùa Tỉnh Hội. Những ngôi chùa này có lịch sử khoảng 100 năm trở lại đây, nên lối kiến trúc có vẻ tân thời hơn so với ba Tổ Đình trên đã có trên quê hương xứ Quảng hơn 400 năm rồi.

Chùa Long Tuyền, sau này biến thành Phật Học Viện Long Tuyền - nơi đào tạo mầm non của Giáo Hội cho những người “tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự”. Trước chùa Long Tuyền có an trí pháp thân của Hòa Thượng Phổ Thoại là một cao tăng và là một danh tăng Phật giáo của xứ Quảng nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung trong thời cận hiện đại mà trong quyển “Phật giáo Việt Nam sử lược” của Thượng Tọa Thích Mật Thể đã có lần đề cập đến.

Chùa Viên Giác, trước đây là một ngôi đình của làng Cẩm Phô, sau này cúng lại cho Giáo Hội để biến thành ngôi chùa. Ngày xưa có nhiều ngôi nhà biến thành chùa để thờ Phật gọi là “cải gia vi tự”. Bây giờ chùa Viên Giác tại Hội An “cải đình vi tự” có lẽ cũng trong ý nghĩa này.

Chùa Tỉnh Hội trước đây là cơ quan hành chánh của Tỉnh Giáo Hội Quảng Nam, sau này được đổi ra là chùa Pháp Bảo, lấy Pháp hiệu của Tổ Minh Hải để đặt tên cho ngôi chùa chung ấy. Chùa Pháp Bảo có lối kiến trúc rất tân thời, nhưng cũng không kém phần trang nghiêm cổ kính. Chùa nằm ở trung tâm thành phố Hội An, nơi để liên lạc với những ngôi chùa khác và đồng bào Phật tử tại phố Hội cũng như trong tỉnh. Bên cạnh chùa Pháp Bảo là trường trung học Bồ Đề được xây dựng từ năm 1964 đến năm 1970 hoàn thành với hai cấp bậc Trung Học đệ nhất cấp và đệ nhị cấp. Vị trí của ngôi trường ấy nằm trên một ngôi tháp Chàm đã bị hư hỏng qua bao cuộc biến đổi tang thương của thời đại. Cổng tháp Chàm vẫn còn đấy, nhưng người Chàm không bao giờ còn thấy nữa ở quê hương nghèo đói này. Kinh đô Đồ Bàn có lẽ là đây, và hiện giờ vẫn còn một vài vết tích. Không biết thời gian và năm tháng dần trôi có làm cho những chất liệu lịch sử này phai dần vào lãng quên chăng? Đứng trước cảnh huống ấy, nếu ai có lòng hoài cổ hẳn không khỏi ngậm ngùi cho một dân tộc đã bị diệt vong trong một dân tộc khác. Ôi! Thế sự thăng trầm! Ôi! Quê hương, tình người và sông núi!

Đi về miệt cửa Đại, khách thập phương sẽ gặp một ngôi chùa sư nữ mang tên Bảo Thắng Ni Tự. Tên này có lẽ rút ra từ Kinh điển. Chùa mới thành lập khoảng 50 năm trở lại đây. Ngôi chùa nằm trên một khu đất có phong cảnh khá hữu tình. Nào non, nào nước, nào cảnh, nào người. Với bàn tay khéo léo của những ni cô đã chăm bón vườn cây, cho đến chánh điện, trai đường, nơi đâu cũng sạch sẽ và thứ lớp. Người đàn bà ở thế gian tỉ mỉ, ngăn nắp bao nhiêu, thì người tu trong cửa Đạo càng cao thượng và giải thoát bấy nhiêu. Những mái tóc xanh đã đổi thành những tràng hạt dài, để niệm thành câu danh hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật. Thời gian và năm tháng chất chồng, nhưng tấm lòng thanh tịnh của quý ni cô đã gieo vào câu niệm Phật: “Lục tự Di Đà vô biệt niệm, bất lao đàn chỉ đáo Tây phương” là thế đó.

Thời gian có trôi đi, không gian có ngừng lại, lòng người sư nữ vẫn chập chùng với lời kinh tiếng kệ, mặc cho thế sự nhiễu nhương. Đã có nhiều vị tăng sĩ xuất gia rồi hoàn tục, nhưng ta ít thấy vị ni cô nào đã đoạn dứt ái ân rồi còn trở lại với đời sống thế tục lần nữa. Phải chăng khi người đàn bà đã quyết chí rồi thì chẳng bao giờ thay đổi được lòng dạ của họ?...

Quê hương ta giờ đây đã phủ mờ một lớp bụi, không phải bụi chinh y của người tráng sĩ ngoài trận mạc, mà là bụi của thời gian, bụi của cuồng ngông, bạo lực và tục lụy thế gian. Nhưng ta có quyền hy vọng rằng một ngày mai đây trời sẽ sáng, mang lại thanh bình cho đất nước, cho quê hương xứ Quảng nói riêng, cho tình người, cho mối đạo ở quê hương ta được thi nhau đua sắc thắm.

Viết về quê hương của những anh hùng dân tộc như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ông Ích Khiêm... mà chỉ chừng đó thì chưa đủ. Đó chỉ là một vài nét đại cương nhằm giới thiệu những nét đặc thù về chùa chiền và lãnh vực tinh thần của quê hương xứ Quảng mà thôi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 26 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giải thích Kinh Địa Tạng


Vầng sáng từ phương Đông


Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)


Tôi đọc Đại Tạng Kinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 34.239.150.167 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (19 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...