Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 26 »»

Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 26


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.67 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.86 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luật Tứ Phần

Kinh này có 60 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 |
Việt dịch: Thích Đỗng Minh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích
ĐIỀU 87[128]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có tỳ-kheo-ni Đề-xá Nan-đà là đệ tử của tỳ-kheo-ni Sám-ma. Thầy bảo cô lấy y bát, ni-sư-đàn, ống đựng kim đem đến. Khi tỳ-kheo-ni Đề-xá nghe lời thầy dạy nhưng nghe không rõ, lại nói với các tỳ-kheo-ni khác rằng: «Thầy bảo tôi trộm lấy y bát, ni-sư-đàn, ống đựng kim.»
Bấy giờ, các tỳ-kheo-ni nghe nói như vậy, liền hỏi tỳ-kheo-ni Sám-ma: «Thật sự cô có bảo đệ tử của cô trộm lấy y bát, ni-sư-đàn, ống đựng kim hay không?»
Sám-ma nói:
«Các cô, tôi làm sao có ý nghĩ đó, bảo đệ tử trộm lấy y bát, ni-sư-đàn, ống đựng kim? Tôi chỉ bảo, lấy y bát, ni-sư-đàn, ống đựng kim đem đến đây, chứ tôi đâu có bảo trộm lấy!»
Bấy giờ có các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách tỳ-kheo-ni Đề-xá-nan-đà: «Sao cô không nghe rõ lời bảo của thầy mà lại đến nói với các tỳ-kheo-ni rằng: ‹Thầy bảo tôi trộm lấy y bát, ni-sư-đàn, ống đựng kim.›?»
Bấy giờ, các tỳ-kheo-ni đến bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo-ni Đề-xá-nan-đà:
«Cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao nghe không rõ lời thầy nói mà nói với các tỳ-kheo-ni rằng: ‹Thầy bảo tôi trộm lấy y bát, ni-sư-đàn, ống đựng kim.›?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo-ni Đề-xá-nan-đà rồi bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni Đề-xá-nan-đà là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, nghe không rõ mà đem nói với người, ba-dật-đề.[129]
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào, nghe không rõ mà đem nói với các tỳ-kheo-ni rằng: «Thầy bảo tôi trộm lấy y bát, ni-sư-đàn, ống đựng kim,» nói rõ ràng, phạm ba-dật-đề; nói không rõ ràng, phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: sự thật là như vậy, như nói: «Cô đến trộm lấy y bát, ni-sư-đàn, ống đựng kim đem đến đây.» Đệ tử đến các tỳ-kheo-ni nói: «Thầy tôi bảo tôi trộm lấy y bát, ni-sư-đàn, ống đựng kim đem đến.» Hoặc nói đùa giỡn, nói gấp gáp, nói một mình, nói trong mộng hay muốn nói việc này nhầm nói việc khác; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 88[130]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni vì một việc nhỏ, cùng nhau giận dữ, thề thốt, sẽ đọa vào ba đường dữ, không sanh trong Phật pháp, nói: «Nếu tôi làm việc này thì tôi sẽ đọa vào ba đường dữ, không sanh trong Phật pháp. Nếu cô làm việc này cô cũng sẽ đọa vào ba đường dữ, không sanh trong Phật pháp!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô chỉ vì một việc nhỏ, giận dữ nguyền thề sẽ đọa ba đường dữ, không sanh trong Phật pháp, nói: ‹Nếu tôi nói việc này thì tôi sẽ đọa vào ba đường dữ, không sanh vào trong Phật pháp. Nếu cô có làm việc nầy cũng sẽ đọa vào ba đường ác, không sanh trong Phật pháp!›?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Nhóm sáu tỳ-kheo-ni, sao các cô chỉ vì một việc nhỏ giận dữ nhau, thề sẽ đọa ba đường ác, không sanh trong Phật pháp, mà nói: ‹Nếu tôi có việc này thì tôi sẽ đọa trong ba đường dữ, không sanh trong Phật pháp; nếu cô có việc này cô sẽ đọa vào ba đường dữ, không sanh trong Phật pháp!›?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Nhóm sáu tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, chỉ vì một nhơn duyên nhỏ mà thề thốt sẽ đọa vào ba đường ác, không sanh trong Phật pháp, mà nói: ‹Nếu tôi có việc này thì tôi sẽ đọa vào ba đường ác, không sanh trong Phật pháp. Nếu cô có việc này cô cũng sẽ đọa vào ba đường ác, không sanh trong Phật pháp;›[131] ba-dật-đề.[132]
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Đức Phật dạy, từ nay về sau cho phép xưng «Nam mô Phật», nói: «Nếu tôi có việc này thì ‹Nam mô Phật.› Nếu cô có việc này thì cũng ‹Nam mô Phật.›»
Tỳ-kheo-ni chỉ vì một việc nhỏ mà thề thốt sẽ đọa ba đường dữ, không sanh trong Phật pháp, mà nói: «Nếu tôi có việc này thì sẽ đọa trong ba đường ác, không sanh trong Phật pháp. Nếu cô có như vậy cũng sẽ đọa vào ba đường dữ, không sanh trong Phật pháp.» Nói rõ ràng, phạm ba-dật-đề; nói không rõ ràng phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nếu nói: «Nam mô Phật,» hoặc nói đùa, nói gấp gáp, nói một mình, nói trong mộng hay muốn nói việc này nhầm nói việc khác, thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não bức bách.
ĐIỀU 89[133]
A. DUYÊN KHỞI

[744a1] Một thời, đức Thế tôn ở Câu-thiểm-di, trong vườn Cù-sư-la. Bấy giờ, có tỳ-kheo-ni Ca-la cãi cọ[134] với người khác, không khéo ghi nhớ tránh sự,[135] lấy tay đập vào ngực khóc la.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, quở trách tỳ-kheo-ni Ca-la: «Sao cô cãi lộn với người khác rồi lấy tay đấm vào ngực khóc la?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo-ni Ca-la:
«Cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tỳ-kheo-ni Ca-la, sao cô cãi lộn với người khác rồi lấy tay đấm vào ngực khóc la?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo-ni Ca-la rồi bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni Ca-la này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, cùng đấu tranh, không khéo ghi nhớ tránh sự[136], đấm ngực la khóc,[137] ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni cùng người khác đấu tranh: có bốn loại đấu tranh như trước đã nói.
Nếu Tỳ-kheo-ni cùng nhau đấu tranh, không khéo ghi nhớ các tránh sự, đấm ngực la khóc, mỗi lần đấm ngực là phạm một ba-dật-đề; rơi một giọt nước mắt, phạm một ba-dật-đề.[138]
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh thế nào đó; hoặc khi ăn bị nghẹn nên phải tự đấm; hoặc vì đại tiểu tiện mà chảy nước mắt; hoặc nhơn bởi gió, lạnh, nóng mà chảy nước mắt; hoặc do khói xông mà chảy nước mắt; hoặc nhơn nghe pháp tâm sanh nhàm chán mong cầu xa lìa mà rơi nước mắt; hoặc nhỏ thuốc đau mắt nước mắt chảy; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não bức bách.
ĐIỀU 90[139]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở nước Bà-kỳ-đà.[140] Bấy giờ có nhóm sáu tỳ-kheo-ni, hai người đồng nằm một giường. Các tỳ-kheo-ni thấy, tưởng là nằm chung với đàn ông. Khi họ đứng dậy, mới biết chẳng phải là đàn ông.
Bấy giờ có một đại tướng, dũng kiện, nhiều trí, đủ các thuật, giỏi chiến đấu. Vừa cưới vợ chưa bao lâu thì được lệnh đi chinh phạt, bèn nghĩ: «Nay ta phải viễn chinh. Nên gởi vợ lại cho ai? Nếu gởi cho cư sĩ thì nhà có nhiều các đàn ông, không thể được.»
Trước đó, đại tướng có quen biết với tỳ-kheo-ni Bạt-đề Ca-tì-la,[141] nên nghĩ: «Nay ta có thể đem vợ giao phó cho tỳ-kheo-ni Ca-tì-la trước khi xuất chinh.» Liền đem đến đó gởi.
Tỳ-kheo-ni Ca-tì-la nhận người vợ được gởi. Vì để trông nom, nên hai người cùng ngủ một giường. Thân thể tỳ-kheo-ni Ca-tì-la mềm mại, nên người đàn bà kia khi xúc chạm, sanh tâm nhiễm ái. Sau khi đại tướng chinh phạt xong trở về, đến đón vợ về nhà. Nhưng người vợ do luyến ái thân thể mềm mại của tỳ-kheo-ni nên trốn đại tướng, trở lại ở với cô ni.
Bấy giờ, đại tướng nghĩ rằng: «Ta muốn làm tốt lại hóa ra xấu. Tại sao vợ ta nay không yêu ta nữa mà lại luyến ái tỳ-kheo-ni, trốn ta đến ở với cô ni?»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni và tỳ-kheo-ni Bạt-đề Ca-tì-la: «Sao các cô, hai người cùng nằm một giường?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni và tỳ-kheo-ni Ca-tì-la:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao các cô, hai người cùng nằm một giường?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách lục quần và tỳ-kheo-ni Ca-tì-la rồi bảo các tỳ-kheo:
«Lục quần và tỳ-kheo-ni Ca-tì-la này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, hai người nằm chung một giường, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Bấy giờ, có vị vì sự nghi, không dám cùng nằm một giường với tỳ-kheo-ni bệnh, cũng không dám thay nhau cùng ngồi, thay nhau cùng nằm. Đức Phật dạy:
«Cho phép cùng người bệnh đồng nằm một giường; cho phép luân phiên ngồi, luân phiên nằm.»
Từ nay về sau nên kiết giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, không bệnh mà hai người cùng nằm một giường, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Giường: có năm loại như trên đã nói.
Tỳ-kheo-ni không bệnh, hai người đồng nằm một giường, tùy theo hông dính chiếu trải trên giường, mỗi mỗi đều phạm ba-dật-đề; tùy theo mỗi lần trở mình phạm một ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: cùng nằm một giường với người bệnh; hoặc luân phiên ngồi, luân phiên nằm; hay bị bệnh xỉu; hoặc bị cường lực bắt, hoặc bị trói hay vì mạng nạn, phạm hạnh nạn; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 91[142]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở nước Bà-kỳ-đà. Bấy giờ, trong nhóm sáu tỳ-kheo-ni, hai người nằm chung một nệm, chung một chăn. Các tỳ-kheo-ni thấy, tưởng nằm chung với đàn ông. Khi đứng dậy mới biết chẳng phải đàn ông.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô hai người nằm chung một nệm, chung một chăn?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao các cô hai người nằm chung một nệm, chung một chăn?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Nhóm sáu tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, hai người nằm chung một nệm, chung một mền, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Có tỳ-kheo-ni kia chỉ có một đồ trải hoặc là bằng rơm cỏ, hoặc bằng lá cây, các tỳ-kheo-ni nghi không dám cùng nằm, đức Phật dạy:
«Cho phép tỳ-kheo-ni dùng riêng đồ trải, ngọa cụ, chăn. Nếu khi lạnh mà chỉ có một cái chăn, cho phép cùng đắp, nhưng bên trong mỗi người phải mặc áo lót khi nằm.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, nằm cùng một nệm, cùng một chăn, ba-dật-đề. Trừ trường hợp đặc biệt.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni hai người nằm cùng một nệm, cùng một chăn, tùy theo hông dính nơi giường, phạm ba-dật-đề; mỗi lần trở mình phạm một ba-dật-đề. Nếu cùng một nệm mà khác chăn, đột-kiết-la. Nếu cùng một chăn mà khác nệm, đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, [745a1] sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: chỉ có một đồ trải bằng cỏ, bằng lá, riêng mỗi người có đồ trải bằng giạ; hoặc khi trời lạnh nằm cùng một cái chăn, mỗi người đều mặc áo lót; hoặc bị bệnh xỉu; hoặc bị cường lực bắt, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 92[143]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni vì muốn quấy nhiễu người nên, hoặc (mình) ở trước với (người) đến sau, hoặc (mình) đến sau với (người) ở trước;[144] trước mặt tụng kinh, hỏi nghĩa, giáo thọ.[145]
Các Tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Tại sao các cô cố ý gây phiền phức, ở trước đến sau, đến sau ở trước; trước mặt tụng kinh, hỏi nghĩa, giáo thọ?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Tại sao các cô cố ý gây phiền phức, ở trước đến sau, đến sau ở trước; trước mặt tụng kinh vấn nghĩa, giáo thọ?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Nhóm sáu tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, cố ý gây phiền phức ở trước đến sau, đến sau ở trước; trước mặt tụng kinh hỏi nghĩa, giáo thọ,[146] ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Có tỳ-kheo-ni không biết ai ở trước hay chẳng phải ở trước, ai đến sau hay chẳng phải đến sau, sau đó mới biết nên trong số đó có vị tác pháp sám ba-dật-đề, hoặc là nghi. Phật dạy:
«Không biết thì không phạm.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, biết ở trước đến sau, biết đến sau ở trước vì cố ý gây phiền phức, trước mặt tụng kinh, hỏi nghĩa, giáo thọ, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni biết ở trước đến sau, đến sau ở trước, vì cố ý gây phiền phức, trước mặt tụng kinh, hỏi nghĩa, giáo thọ; nói rõ ràng, phạm ba-dật-đề; không rõ ràng, phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nếu không biết; hoặc được cho phép; hoặc bà con, hoặc người bà con nói: «Sư cô cứ giáo thọ. Tôi sẽ vì sư cô nói cho.» Hoặc người ở trước đến thọ kinh với người đến sau, hay người đến sau đến thọ tụng với người ở trước. Hoặc cả hai người đều đến người khác thọ. Hoặc người kia hỏi người này đáp. Hoặc cùng nhau tụng; hoặc nói vui đùa, nói gấp gáp, nói trong mộng; hay muốn nói việc này nhầm nói việc khác. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não bức bách.
ĐIỀU 93[147]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà cùng sống chung với tỳ-kheo-ni khác bị bệnh mà không chăm sóc. Các tỳ-kheo-ni hỏi rằng, «Tỳ-kheo-ni cùng sống chung với cô bị bệnh, sao không chịu chăm sóc?» Thâu-la-nan-đà vẫn cố tình không chăm sóc. Do không chăm sóc nên cô ni kia qua đời.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà: «Tại sao cô không chăm sóc tỳ-kheo-ni bị bệnh cùng sống chung với cô? Các Tỳ-kheo-ni có nhắc nhở khuyên bảo cô mà cô vẫn không nghe lời chăm sóc, để cho cô ấy chết.»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà:
«Cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà, tại sao tỳ-kheo-ni cùng sống chung với cô bị bệnh mà cô không chăm sóc? Các tỳ-kheo-ni nhắc nhở khuyên cô nên chăm sóc, cô vẫn không chăm sóc, để cho cô kia chết?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, tỳ-kheo-ni cùng sống chung bị bệnh mà không chăm sóc, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Cùng sống chung:[148] là hai tỳ-kheo-ni cùng sống và làm việc với nhau.
Tỳ-kheo-ni không chăm sóc tỳ-kheo-ni cùng sống chung bị bệnh phạm ba-dật-đề. Trừ người cùng sống chung bị bệnh ra, các tỳ-kheo-ni khác hoặc Hòa thượng A-xà-lê, hoặc đồng A-xà-lê, hoặc đệ tử, bà con quen biết bị bệnh mà không chăm sóc, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: người cùng sống chung bị bệnh có chăm sóc; hoặc tự thân mình có bệnh không thể chăm sóc được. Hoặc do việc ấy đưa đến mạng nạn, phạm hạnh nạn; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 94[149]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà vào an cư, ban đầu cho phép tỳ-kheo-ni khác trải giường trong phòng. Nhưng khi an cư giữa chừng, vì giận hờn, kéo giường đuổi họ ra ngoài. Tỳ-kheo-ni bị đuổi xấu hổ, sợ mất đêm[150] nên bỏ tu.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà: «Tại sao vào an cư, ban đầu cô cho phép tỳ-kheo-ni khác bày giường trong phòng; an cư giữa chừng, vì giận hờn, cô kéo giường đuổi người ta ra khiến cho họ xấu hổ, phải bỏ tu?»»
Khi ấy các tỳ-kheo-ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo quở trách tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà:
«Cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà, sao vào an cư ban đầu cô cho phép tỳ-kheo-ni khác bày giường trong phòng; an cư giữa chừng, vì giận hờn, cô kéo giường đuổi họ ra, khiến cho họ xấu hổ bỏ tu?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, đầu an cư,[151] cho phép tỳ-kheo-ni khác bày giường trong phòng để an cư, sau vì giận hờn đuổi ra,[152] ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Trong an cư: tức thọ an cư rồi.
Giường: có năm loại như trên đã giải.
Tỳ-kheo-ni, an cư ban đầu cho phép tỳ-kheo-ni khác để giường trong phòng, sau giận hờn đuổi ra, tùy theo phương tiện, tùy theo mỗi lần (người bị đuổi) bước ra khỏi cửa, (người đuổi) phạm một ba-dật-đề. Nếu phương tiện đuổi nhiều người ra nhiều [746a1] cửa thì phạm nhiều ba-dật-đề. Nếu phương tiện đuổi nhiều người ra một cửa, phạm nhiều ba-dật-đề. Nếu phương tiện đuổi một người ra nhiều cửa, phạm nhiều ba-dật-đề. Nếu phương tiện đuổi một người ra một cửa, phạm một ba-dật-đề. Nếu quăng các y vật khác ra, phạm đột-kiết-la. Nếu đóng cửa không cho người ta vào, phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: không do sân nhuế mà tùy theo cấp bực Thượng tọa đuổi hạ tọa ra; người chưa thọ giới ngủ quá hai đêm; đến đêm thứ ba, đuổi ra; khiến người bệnh ra nơi đại tiểu tiện để tiện lợi; hoặc đối với kẻ phá giới, phá kiến, phá oai nghi, bị cử tội, bị diệt tẫn, đáng bị diệt tẫn; hoặc do việc này đưa đến mạng nạn, phạm hạnh nạn... vì tất cả các việc trên nên đuổi ra, thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 95[153]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà, ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni, trải qua ba mùa xuân, hạ và đông lúc nào cũng du hành trong nhơn gian. Gặp những lúc mưa to gió lớn, nước sông tràn ngập, cuốn trôi y bát, ni-sư-đàn, ống đựng kim, và đạp chết cỏ sống. Các cư sĩ thấy cơ hiềm: «Tỳ-kheo-ni này không biết hổ thẹn, đoạn mạng sống của chúng sanh. Bên ngoài tự xưng, tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Tỳ-kheo-ni sao lúc nào cũng đi du hành trong nhân gian, trải suốt ba mùa. Gặp lúc mưa lớn, nước sông tràn ngập, cuốn trôi vật dụng, lại đạp chết cỏ sống, đoạn mạng chúng sanh?»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô lúc nào cũng du hành trong nhân gian, trải suốt ba mùa xuân, hạ, đông? Gặp lúc mưa lớn, nước sông tràn ngập, cuốn trôi y vật, lại đạp chết cỏ sống; khiến các cư sĩ cơ hiềm.»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Phật. Đức Phật dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Nhóm sáu tỳ-kheo-ni, sao lúc nào cũng du hành trong nhân gian, suốt cả ba mùa xuân, hạ, đông. Gặp lúc mưa to, nước sông tràn ngập, cuốn trôi y vật, lại đạp chết cỏ sống, khiến cho các cư sĩ cơ hiềm?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni rồi bảo các tỳ-kheo:
«Nhóm sáu tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, suốt cả xuân-hạ-đông đều du hành trong nhân gian, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Có tỳ-kheo-ni vì việc Phật, việc Pháp, việc Tăng, việc tỳ-kheo-ni bệnh. Phật dạy:
«Cho phép đi ra ngoài giới được thọ pháp bảy ngày.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, suốt cả xuân,-hạ-đông, đều du hành trong nhân gian,[154] phạm ba-dật-đề, trừ nhân duyên khác.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào, trong suốt cả xuân hạ đông, đều du hành trong nhân gian, tùy theo mỗi lần vào bên trong cương giới của một thôn, mỗi mỗi phạm ba-dật-đề. Nếu nơi không có thôn, nơi không có cương giới, thì du hành trong khoảng mười lý,[155] phạm ba-dật-đề. Dưới một thôn hay dưới mười lý phạm đột-kiết-la. Trong khoảng một thôn, đi trong một cương giới, phạm đột-kiết-la.
Phương tiện muốn đi mà không đi, hoặc hẹn đi mà không đi, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: vì việc Phật, Pháp, Tăng, việc tỳ-kheo-ni bệnh, đi ra ngoài giới được thọ pháp bảy ngày. Hoặc bị cường lực bắt hay bị trói dẫn đi, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 96[156]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có các cư sĩ ở Xá-vệ thỉnh tỳ-kheo-ni Sám-ma cùng nhau lập điều kiện: «Chúng tôi cúng dường chúng Tăng cho đến an cư xong.» Nhưng an cư xong, tỳ-kheo-ni Sám-ma vẫn ở, không đi. Các cư sĩ cơ hiềm: «Trước đây chúng tôi có giao ước, thỉnh tỳ-kheo-ni Sám-ma đến an cư, cùng cúng dường chúng Tăng cho đến an cư xong. Nay an cư xong, tỳ-kheo-ni Sám-ma ở không chịu đi!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách tỳ-kheo-ni Sám-ma rằng: «Các cư sĩ cùng nhau lập điều kiện thỉnh Sám-ma đến, cùng cúng dường chúng tăng cho đến an cư xong. Nay an cư xong tại sao ở luôn không chịu đi?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo-ni Sám-ma:
«Cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Cư sĩ cúng dường an cư. Nay an cư xong, sao cố ở lại không đi, khiến cho các cư sĩ cơ hiềm?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo-ni Sám-ma rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, hạ an cư xong không đi,[157] ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni an cư xong nên xuất hành, cho đến chỉ một đêm. Nếu Tỳ-kheo-ni nào, an cư rồi không xuất hành, ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: an cư rồi đi; nếu cư sĩ kia mời ở lại, nói: «Tôi sẽ cúng dường lại;» hoặc các nhà thay nhau mời thọ thực; hoặc bà con nam nữ mời thọ thực ngày ấy hay ngày mai; hoặc vì bệnh, không có bạn chăm sóc; hoặc bị nạn nước, nạn thú dữ, nạn giặc cướp, nạn nước tràn ngập; hoặc bị cường lực bắt, hoặc bị trói, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, gặp những nạn như vậy, hạ an cư xong không xuất hành, không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 97[158]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ nhân dân nơi biên giới[159] của vua Ba-tư-nặc làm phản nghịch. Nhóm sáu tỳ-kheo-ni du hành đến nơi có sự nghi ngờ khủng bố như thế. Bọn giặc thấy, nói: «Nhóm sáu tỳ-kheo-ni này đều là người được vua Ba-tư-nặc cúng dường. Chúng ta hãy quấy nhiễu.» Các cư sĩ thấy, cơ hiềm: «Các tỳ-kheo-ni này không biết hổ thẹn, đều phạm phạm hạnh. Bên ngoài tự xưng tôi tu chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Tại sao du hành nhân gian nơi biên giới, đến chỗ có sự khủng bố; giống như bọn dâm nữ, tặc nữ không khác!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, [747a1] trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Tại sao các cô du hành trong nhơn gian, đến nơi có sự khủng bố?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật, đức Phật dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao các cô du hành trong nhơn gian đến nơi có sự khủng bố như vậy?» Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các tỳ-kheo:
«Các Tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, du hành[160] nhân gian đến biên giới[161] nơi có sự nghi ngờ khủng bố, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Biên giới: cách xa thành thị.
Có sự nghi: nghi có giặc cướp.
Khủng bố: giặc cướp khủng bố.
Tỳ-kheo-ni nào du hành đến nơi biên giới, chỗ có sự khủng bố, tùy theo sự đi vào thôn, mỗi cương giới phạm một ba-dật-đề. Nơi trống vắng không thôn, đi mười lý phạm một ba-dật-đề; đi dưới một thôn hay dưới mười lý phạm đột-kiết-la. Nếu trong thôn, một cương giới, phạm một đột-kiết-la.
Phương tiện muốn đi, cùng hẹn đi mà không đi, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc bị kêu hay được mời, hoặc có việc cần đến, hoặc bị cường lực bắt, hoặc bị trói, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, hoặc mình đến trước rồi sau mới có sự nghi khủng bố phát khởi; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 98[162]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhân dân bên trong quốc giới của vua Ba-tư-nặc nổi lên làm phản.[163] Bấy giờ, bên trong quốc giới tại nơi có phản loạn ấy có sự nghi ngờ khủng bố, nhưng nhóm sáu tỳ-kheo-ni vẫn du hành. Bọn giặc thấy, nói: «Nhóm sáu tỳ-kheo-ni này đều do nhà vua Ba-tư-nặc cung cấp cúng dường. Chúng ta nên khuấy nhiễu.»
Các cư sĩ thấy đều cơ hiềm, nói: «Các tỳ-kheo-ni này không có hổ thẹn, thảy đều vi phạm phạm hạnh. Bên ngoài tự xưng tôi tu chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp? Sao lại du hành đến chỗ có sự sợ hãi, bên trong quốc giới, giống như bọn tặc nữ, dâm nữ không khác!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô lại du hành trong nhơn gian nơi có sự sợ hãi?»
Chư ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao các cô lại du hành nhơn gian bên trong quốc giới nơi có sự sợ hãi?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các tỳ-kheo:
«Nhóm sáu tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, du hành[164] nơi có sự khủng bố bên trong quốc giới,[165] ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Bên trong quốc giới: có bốn mặt thành bao quanh.[166]
Có sự nghi: nghi có giặc cướp.
Nơi khủng bố: chỗ có bọn giặc cướp.
Tỳ-kheo-ni nào du hành nhơn gian nơi có sự nghi ngờ khủng bố bên trong quốc giới, tùy theo mỗi lần vào thôn, đi mỗi cương giới, phạm một ba-dật-đề. Đi nơi trống vắng không có thôn, mười lý phạm một ba-dật-đề. Dưới một thôn hay dưới mười lý phạm đột-kiết-la. Đi trong thôn, một cương giới, phạm một đột-kiết-la.
Nếu phương tiện muốn đi mà không đi, cùng hẹn mà không đi, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nếu có việc cần thưa; hoặc bị kêu, hay được mời; hoặc bị cường lực bắt, hay bị trói; hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn; hoặc đến đó trước, sự nghi ngờ có khủng bố xảy ra sau; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 99[167]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà, ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có tỳ-kheo-ni gần gũi sống chung[168] với cư sĩ, con trai cư sĩ, làm hạnh không tùy thuận. Các tỳ-kheo-ni can gián: «Này cô, không nên gần gũi cư sĩ, con trai cư sĩ, làm hạnh không tùy thuận. Cô hãy sống riêng ra.[169] Nếu cô sống riêng thì có sự tăng ích sống an lạc ở trong Phật pháp.» Nhưng cô kia vẫn cố không ở riêng.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách tỳ-kheo-ni kia: «Sao cô gần gũi cư sĩ, con cư sĩ, sống chung, làm hạnh không tùy thuận?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Phật. Đức Phật dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo-ni kia:
«Cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao cô ở chung cùng với cư sĩ, con cư sĩ gần gũi, làm hạnh không tùy thuận?»
Quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
Từ nay về sau ta cho phép Tăng vì tỳ-kheo-ni kia tác pháp quở trách cho bỏ việc này bằng pháp bạch tứ yết-ma. Khiển trách như vầy để bỏ việc này: Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, theo sự việc tác bạch như vầy:
«Đại tỷ Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo-ni có tên..., đã ở chung gần gũi cư sĩ, con cư sĩ, làm hạnh không tùy thuận. Tỳ-kheo-ni khác can gián nói: ‹Cô chớ gần gũi cư sĩ, con trai cư sĩ, làm hạnh không tùy thuận. Cô hãy sống riêng ra. Nếu cô sống riêng thì mới có sự tăng ích sống an lạc ở trong Phật pháp.› Nhưng tỳ-kheo-ni kia vẫn như cũ không sống riêng ra. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận nay Tăng trao cho tỳ-kheo-ni kia pháp quở trách, khiến bỏ việc này, nói: ‹Cô chớ gần gũi cư sĩ, con cư sĩ, làm hạnh không tùy thuận. Cô hãy sống riêng ra. Nếu cô sống riêng thì mới có sự tăng ích sống an lạc ở trong Phật pháp.› Đây là lời tác bạch.
«Đại tỷ Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo-ni này tên là..., đã gần gũi sống chung với cư sĩ, con cư sĩ, làm hạnh không tùy thuận. Các tỳ-kheo-ni khác can gián rằng, ‹Cô chớ gần gũi cư sĩ, con cư sĩ, làm hạnh không tùy thuận. Cô hãy sống riêng ra. Nếu cô sống riêng thì mới có sự tăng ích sống an lạc ở trong Phật pháp.› Nhưng tỳ-kheo-ni kia vẫn cố ý không thay đổi. Nay Tăng trao cho tỳ-kheo-ni tên... pháp quở trách cho bỏ việc này, nói: ‹Cô chớ gần gũi cư sĩ, con cư sĩ, làm hạnh không tùy thuận. Cô hãy sống riêng ra. Nếu cô sống riêng thì mới có sự tăng ích sống an lạc ở trong Phật pháp.› Các đại tỷ nào chấp thuận Tăng trao cho tỳ-kheo-ni tên là... pháp quở trách cho bỏ việc này thì im lặng. Ai không đồng ý xin nói.»[748a1] (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy).
«Tăng đã chấp thuận trao cho Tỳ-kheo-ni tên... pháp quở trách cho bỏ việc này rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Nên quở trách như vậy.
Chúng Tăng vì tỳ-kheo-ni kia tác pháp quở trách bằng bạch tứ yết-ma như vậy để bỏ việc này rồi, các tỳ-kheo-ni đến bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Phật. Phật bảo các tỳ-kheo:
«Nếu có Tỳ-kheo-ni nào như vậy, thì Tăng cũng sẽ tác pháp bạch tứ yết-ma như vậy để bỏ việc này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, gần gũi sống chung với cư sĩ, con trai cư sĩ, làm hạnh không tùy thuận, tỳ-kheo-ni khác nên can gián tỳ-kheo-ni này rằng: ‹Cô chớ gần gũi cư sĩ, con trai cư sĩ, làm hạnh không tùy thuận. Cô hãy sống riêng ra. Nếu cô sống riêng thì mới có sự tăng ích sống an lạc ở trong Phật pháp.› Khi tỳ-kheo-ni kia can gián, tỳ-kheo-ni này vẫn kiên trì không bỏ. Tỳ-kheo-ni kia nên ba lần can gián cho bỏ việc này. Cho đến lần thứ ba can gián, bỏ thì tốt; không bỏ, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Gần gũi: thường xuyên nói chuyện, thường xuyên cười giỡn, thường xuyên vui đùa với nhau.[170]
Con trai cư sĩ: con trai của người chưa xuất gia.
Tỳ-kheo-ni kia gần gũi chung sống với cư sĩ, con trai cư sĩ kia, làm hạnh không tùy thuận, tỳ-kheo-ni nên can gián tỳ-kheo-ni kia: «Cô chớ gần gũi cư sĩ, con trai cư sĩ, làm hạnh không tùy thuận. Cô hãy sống riêng ra. Nếu cô sống riêng thì mới có sự tăng ích sống an lạc ở trong Phật pháp. Nay cô nên bỏ việc này, đừng để cho Tăng phải quở trách mà phạm trọng tội.»
Nếu cô ấy nghe theo thì tốt. Bằng không, nên tác bạch. Tác bạch xong, nên nói: «Này cô, tôi đã bạch xong còn các pháp yết-ma nữa.» Cô nên bỏ việc này đừng để Tăng phải quở trách mà phạm trọng tội.
Nếu nghe theo thì tốt. Bằng không, nên tác bạch yết-ma lần đầu. Tác yết-ma lần đầu xong nên nói: «Này cô, tôi đã tác bạch và tác yết-ma lần đầu xong, còn hai pháp yết-ma nữa. Cô nên bỏ việc này, đừng để Tăng phải quở trách mà phạm trọng tội.»
Nếu nghe theo lời thì tốt. Bằng không, tác yết-ma lần thứ hai. Tác yết-ma lần thứ hai rồi nên nói: «Tôi đã tác yết-ma lần thứ hai xong, còn một pháp yết-ma nữa. Cô nên bỏ việc này, đừng để Tăng quở trách mà phạm trọng tội.»
Nếu nghe theo lời thì tốt. Bằng không, tác yết-ma lần thứ ba xong, phạm ba-dật-đề. Tác yết-ma lần thứ hai xong mới bỏ, phạm ba đột-kiết-la. Tác yết-ma lần thứ nhất mới bỏ, phạm hai đột-kiết-la. Bạch xong thì phạm một đột-kiết-la. Bạch chưa xong, trước khi chưa bạch, gần gũi cư sĩ, con cư sĩ, làm hạnh không tùy thuận, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: khi mới nói liền bỏ; phi pháp biệt chúng quở trách, phi pháp hòa hợp chúng, pháp biệt chúng, tợ pháp biệt chúng, tợ pháp hòa hợp, phi pháp, phi luật, phi Phật dạy bảo. Hoặc tất cả không tác pháp quở trách. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 100[171]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni đến cung vua xem coi nhà vẽ,[172] vườn, rừng, hồ tắm. Các cư sĩ thấy cơ hiềm: «Tỳ-kheo-ni này không biết hổ thẹn, vi phạm phạm hạnh. Bên ngoài tự xưng ta biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Đến cung vua xem coi nhà vẽ, vườn, rừng, hồ tắm, giống như bọn dâm nữ, tặc nữ!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô lại đi đến cung vua xem coi nhà vẽ, vườn, rừng, hồ tắm?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với tỳ-kheo. Tỳ-kheo đến bạch lên đức Phật. Đức Phật dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Nhóm sáu tỳ-kheo-ni, sao các cô đến xem cung vua, nhà vẽ, vườn, rừng, hồ tắm?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Các Tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, đến cung vua,[173] xem coi nhà vẽ,[174] vườn, rừng,[175] hồ tắm,[176] ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào đến cung vua, xem coi nhà vẽ, vườn, rừng, hồ tắm. Từ đường chính đến đường chính, từ đường chính đến chẳng phải đường chính, từ chẳng phải đường chính đến đường chính; từ cao đến thấp, từ thấp đến cao, đi đến mà thấy, ba-dật-đề; không thấy, đột-kiết-la.
Phương tiện muốn đi mà không đi; hẹn đi mà không đi; tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nếu vào trong cung vua để tâu việc gì; hoặc bị kêu hay được thỉnh; hoặc trên đường đi ngang qua đó; hoặc nơi nghỉ tạm lại đêm; hoặc bị cường lực bắt, hoặc bị trói dẫn đi, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn; hoặc vì việc Tăng, việc tháp đến xem cách vẽ để lấy kiểu; thảy đều không phạm.
Hoặc đến trong Tăng-già-lam giáo thọ, nghe pháp; hoặc bị mời trên đường đi ngang qua đó; hoặc nơi nghỉ đêm, hoặc bị cường lực bắt, hoặc bị trói dẫn đi, hoặc vì việc Tăng, việc tháp đến xem vườn rừng, hồ tắm để lấy kiểu; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 101[177]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ nhóm sáu tỳ-kheo-ni lộ hình tắm nơi sông, hồ, lạch nước. Có dâm nữ, tặc nữ, đến nói với các tỳ-kheo-ni rằng: «Các cô tuổi còn nhỏ, dưới nách chưa mọc lông mà lại xuất gia học đạo, tu phạm hạnh sao? Lúc tuổi còn trẻ trung ta có thể thọ hưởng ái dục. Khi già nua sẽ tu phạm hạnh. Như vậy cả hai đều được lợi!» Trong đó có vị tuổi còn nhỏ nghe nói như vậy sanh lòng không vui.
Bấy giờ, các cư sĩ thấy đều cơ hiềm: «Các tỳ-kheo-ni này không biết hổ thẹn, bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Ở truồng mà tắm nơi sông, ao, hồ, lạch nước, giống như bọn dâm nữ, tặc nữ không khác!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô tắm lộ hình nơi sông, suối, ao, hồ, lạch nước?»
Các tỳ-kheo-ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Phật. Đức Phật dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, [749a1] làm việc không nên làm. Này tỳ-kheo-ni, sao các cô lộ hình tắm nơi sông, suối, ao, hồ, lạch nước?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni rồi bảo các tỳ-kheo:
«Nhóm sáu tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, lộ hình tắm trong nước sông, nước suối, nước ngòi,[178] nước ao,[179] ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nên dùng bốn cách để che hình khi tắm: nơi khúc quanh bờ sông của dòng nước; nơi có bóng cây che; hoặc là nước che khuất; hoặc dùng y che thân. Với Ba cách trên không được lấy và trao vật dụng cho nhau[180]. Dùng y che thân, được phép làm tất cả sự việc như pháp. Tỳ-kheo-ni nào lõa hình tắm nơi sông, suối, ao, hồ, lạch nước mà nước thấm hết thân, ba-dật-đề; nước thấm không hết thân, đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: chỗ khúc quanh của bờ sông, chỗ có bóng cây che, nơi ngăn che bởi nước; hoặc dùng y ngăn che thân, hoặc bị cường lực bắt; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 102[181]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, đức Thế tôn cho phép tỳ-kheo-ni sắm y tắm. Nhóm sáu tỳ-kheo-ni nghe đức Thế tôn cho phép tỳ-kheo-ni sắm y tắm, liền sắm nhiều y tắm vừa rộng vừa lớn. Tỳ-kheo-ni thấy hỏi:
«Đức Phật cho phép các tỳ-kheo-ni chứa năm y. Đây là y gì?»
Lục quần ni nói:
«Đây là y tắm của chúng tôi.»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Đức Thế tôn cho phép chứa y tắm. Sao lại sắm nhiều y tắm vừa rộng vừa lớn?»
Các tỳ-kheo-ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao tỳ-kheo-ni lại sắm y tắm vừa rộng vừa lớn?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni rồi bảo các tỳ-kheo:
«Nhóm sáu tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, sắm y tắm phải sắm cho đúng lượng. Trong đây đúng lượng là, bề dài sáu[182] gang tay Phật, rộng hai gang rưỡi. Nếu quá,[183] ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Y tắm: y dùng che thân khi tắm.
Tỳ-kheo-ni nào sắm y tắm bề dài quá lượng, bề rộng đúng; bề dài đúng, bề rộng quá lượng; hay cả hai đều quá lượng, tự cắt rọc làm thành, ba-dật-đề; không thành đột-kiết-la. Nếu bảo người khác làm, cắt rọc thành thì ba-dật-đề; không thành, đột-kiết-la. Nếu vì người khác làm, thành hay không thành, thảy đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di-ni, Sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: làm đúng lượng hay dưới mức quy định; hoặc được vật đã thành, cắt bỏ cho đúng pháp; hoặc chồng lớp; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 103[184]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một tỳ-kheo-ni muốn cắt may Tăng-già-lê.[185] Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà nói: «Cô em đem đến đây tôi may cho.» Cô ni liền đem vải y đến. Cô ni kia là người thông minh, nhiều người quen biết, khéo hay giáo hóa, nên tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà có ý nghĩ muốn cho tỳ-kheo-ni kia cúng dường mình lâu dài, nên cắt xong để đó, không chịu may.
Bấy giờ, tinh xá mà tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà ở bị phát hỏa, vải y bị cháy, gió thổi bay tứ tản. Cư sĩ thấy cơ hiềm: «Tỳ-kheo-ni này không biết hổ thẹn. Bên ngoài tự xưng tôi tu chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Tỳ-kheo-ni cắt y của người ta rồi, sao không may cho xong, để bị lửa cháy, gió thổi bay lung tung?»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà: «Sao cô cắt y của người ta rồi không may để bị cháy, gió thổi bay tứ tung?»
Các tỳ-kheo-ni bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà:
«Cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp của sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao tỳ-kheo-ni cắt y mà không may liền để bị cháy, gió thổi bay tứ tán?» Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau Ta vì tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, may tăng-già-lê quá năm ngày, ba-dật-đề.
Khi đức Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy rồi, có tỳ-kheo-ni tìm cầu tăng-già-lê, xuất y ca-thi-na, sáu việc nạn khởi, sanh nghi, đức Phật dạy:
«Có những việc như vậy thì không phạm.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, may tăng-già-lê[186] quá năm ngày, ba-dật-đề. Trừ khi tìm cầu tăng-già-lê, xuất ca-thi-na y, sáu việc nạn phát sinh.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo,[187] đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: tìm cầu tăng-già-lê; xuất y công đức; năm ngày may xong; sáu việc nạn khởi; hoặc khi may, khi liệu lý, hoặc không có dao, không có kim, không có chỉ, thiếu vải không đủ; hoặc người chủ của y phá giới, phá kiến, phá oai nghi; hoặc bị cử, hoặc diệt tẫn; hoặc đáng diệt tẫn; hoặc do việc này đưa đến mạng nạn, phạm hạnh nạn nên không may thành thì quá năm ngày không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 104[188]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trên giảng đường Cao các, bên bờ sông Di hầu, tại nước Tỳ-xá-ly. Bấy giờ chúng Tăng nhận được nhiều sự cúng dường. Có tỳ-kheo-ni để tăng-già-lê trong phòng không trông coi, không hong phơi, bị trùng mối gặm, làm hoại sắc. Về sau, sự cúng dường chúng Tăng bị gián đoạn, vị tỳ-kheo-ni ấy không xem lại tăng-già-lê trước khi mang vào thôn, khi lấy dùng mới thấy tăng-già-lê bị trùng mối làm hoại sắc.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách tỳ-kheo-ni này: «Tại sao để tăng-già-lê [750a1] trong phòng không trông coi, không hong phơi, để trùng mối gặm làm hoại sắc?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo-ni này:
«Cô làm điều sai quấy chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao để tăng-già-lê trong phòng không trông coi, không hong phơi, để trùng mối làm hoại sắc?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, quá năm ngày không xem[189] tăng-già-lê, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào để tăng-già-lê trong phòng, mỗi năm ngày phải đến xem, không xem ba-dật-đề. Ngoài tăng-già-lê, các y khác mỗi năm ngày không xem coi, đột-kiết-la. Ngoài các loại y ra, các vật dụng khác, mỗi năm ngày không xem coi, khiến cho mất, trùng mối làm hoại sắc, đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: để tăng-già-lê trong phòng mỗi năm ngày đến xem coi; hoặc cất nơi kiên cố; hoặc gởi cho người, người nhận cất nói: «Cô cứ yên tâm, tôi sẽ vì cô coi ngó cho»; hay vị kia vì sợ mất nên không nhất thiết mỗi năm ngày không xem coi; thảy không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.[190]


Chú thích:
[128] Pali, Pāc. 18. Ngũ phần, điều 133. Căn bản ni, ba-dật-đề 92.
[129] Căn bản ni: «…không xét kỹ mà lại cật vấn…» Pali: duggahitena dūpadhāritena paraṃ ujjhāpeyya, do không hiểu rõ, do hiểu nhầm, khiến người khác bị hiềm trách.
[130] Pali, Pāc. 19. Ngũ phần, điều 134. Căn bản ni: điều 91.
[131] Ngũ phần: «Tỳ-kheo-ni, tự thế thốt, nhưng thật sự nguyền rủa người khác...»
[132] Căn bản ni: «…đem phạm hạnh ra mà thề thốt…» Pali: nirayena brahmacariyena vā abhisapeyya, nguyền rủa bằng địa ngục hay phạm hạnh.
[133] Pali, Pāc. 20, Vin. iv.77. Ngũ phần, điều 132. Căn bản ni, điều 90.
[134] Đấu tránh 鬥諍 . Pali: bhaṇḍitvā, tranh luận.
[135] Xem cht. 42, Ni luật, Tăng-già-bà-thi-sa 17.
[136] Pali: không có các chi tiết này.
[137] Căn bản ni: «…vì giận hờn mà tự đấm ngực…» Pali: vadhitā vadhitā rodheyya, tự đấm mình liên hồi, rồi khóc.
[138] Pali: phải đủ cả hai yếu tố, tự đấm và khóc. Tự đấm mà không khóc, hay chỉ khóc mà không tự đấm, phạm đột-kiết-la.
[139] Pali, Pāc. 31. Căn bản ni: điều 100.
[140] Bà-kỳ-đà 婆祇陀. Pali, Phật tại Sāvatthi.
[141] Bạt-đề Ca-tì-la 跋提迦毘羅. Pali: Bhaddā Kāpilāni.
[142] Pali, Pāc. 32.
[143] Pali, Pāc. 33. Thập tụng: điều 100 & 101.
[144] Hán: tiên trụ hậu chí, hậu chí tiên trụ 先住後至後至先住 , được hiểu: «với người ở trước mà mình đến sau, hoặc người đến sau mà mình ở trước…». Thập tụng, điều 100: «Người ở trước quấy nhiễu người ở sau 先住惱後住者;» điều 101: «Người ở sau quấy nhiểu người ở trước 後住惱先住者.» Xem cht. 145 dưới. So sánh điều 173 sau.
[145] Thập tụng: «… đầu hôm, khách tọa thiền…, cô ngủ. Giữa đêm, khách ngủ, cô tọa thiền, tụng kinh… khách mất ngủ…» Pali, Vin.iv. 290: Thullanandā quấy nhiễu Bhaddā Kāpilāni bằng cách, ban đêm, đi tới, đi lui, đứng lên, ngồi xuống…, đọc kinh, bảo người đọc kinh…(phá không cho cô này ngủ, vì ghen tức).
[146] Pali, bhikkhuniyā sañcicca aphāsuṃ kareyya, cố ý gây bất an cho tỳ-kheo-ni khác.
[147] Pali, Pāc. 34. Ngũ phần: điều 123; Thập tụng: điều 102. Căn bản ni: điều 99.
[148] Đồng hoạt 同活 . Ngũ phần: đồng học 同學. Căn bản ni: thân đệ tử y chỉ đệ tử 親弟子依止弟子. Pali: sahajīvitaṃ, sống chung; giải thích: saddhivihārinī, cùng ở chung (một chỗ).
[149] Pali, Pāc. 35. Cf. Ngũ phần: điều 136.
[150] Thất túc 失宿 . Cũng nói là thất tuế 失歲, hay mất tuổi hạ; xem đoạn sau, T22n1428, tr.835a08.
[151] Pali, Pāc. 35, không có chi tiết an cư.
[152] Pali thêm chi tiết, «hoặc bảo đuổi ra.»
[153] Pali, Pāc. 39. Ngũ phần: điều 92; tham chiếu, điều 89: «không an cư...», điều 90 «... không y chỉ chúng tỳ-kheo để an cư...» Tăng kỳ: điều 134; Thập tụng: điều 95. Căn bản ni: điều 101.
[154] Pali, Pāc. 39, Vin.iv. 296: … antovassaṃ cārikaṃ careyya, du hành trong mùa mưa.
[155] Pali (Vin.iv. 297): «bên trong thôn có nhà sát nhau, đi đến trong mỗi thôn phạm một ba-dật-đề. Trong khoảng trống không nhà, đi qua nửa do-tuần, phạm một ba-dật-đề.»
[156] Pali, Pāc. 40; Ngũ phần: điều 94; Tăng kỳ: điều 135; Thập tụng: điều 96. Căn bản: điều 102.
[157] Ngũ phần, điều 94: «…qua một đêm mà không đi…» Pali: «Nếu không ra đi du hành năm hay sáu do tuần...»
[158] Pali, Pāc. 38. Ngũ phần: điều 96; Thập tụng: điều 98. Căn bản ni: điều 103.
[159] Căn bản ni 17 (T23n1443, tr.1003c05): Vua Vị Sinh Oán (A-xà-thế) chuẩn bị chinh phạt thành Quảng nghiêm (thành Xá-vệ, nước Câu-tát-la). Thập tụng 98 (T23n1435, tr.323b03): A-xà-thế đang đánh nhau với một tiểu quốc ở biên cảnh.
[160] Pali: asatthā cārikaṃ careyya, du hành mà không vũ khí; nghĩa là không ai bảo vệ. Ngũ phần: xuất quốc cảnh... vô sở y hỗ 出國境... 無所依怙.
[161] Pali, Pāc. 38: … tiroraṭṭhe, bên ngoài lãnh thổ. Ngũ phần: quốc cảnh 國境. Thập tụng: quốc giới biên 國界邊. Cf. Căn bản ni, điều 103: vương quốc trung 王國中.
[162] Pali, Pāc. 37. Ngũ phần: điều 95. Thập tụng: điều 97; Cf. điều 199. Tham chiếu Căn bản ni: điều 104.
[163] Quốc vương Ba-tư-nặc nước Kiêu (Câu)-tát-la đánh nhau với một tiểu quốc.
[164] Xem cht. 160 trên.
[165] Pali: antoraṭṭhe, bên trong lãnh thổ.
[166] Đây hiểu là thành bang, tức quốc gia theo chế độ Nhà Nước thành thị, mỗi thành thị là một quốc giới. Pali, Vin.iv. 295: yassa vijite viharati, tassa raṭṭhe, trong phạm vi mà người ấy đang sống, đó là trong quốc giới của nó.
[167] Pali, Pāc. 36.
[168] Thân cận cộng trú 親近共住 . Pali: saṃsaṭṭhā vihareya, sống chung chạ.
[169] Biệt trú 別住 . Pali: viviccāyye, hãy xa lánh.
[170] Pali: ananulomikena kāyikavācasikena saṃsaṭṭhā, giao tiếp với nhau (thân cận) với thân và ngữ không chân chính (bất tùy thuận)
[171] Pali, Pāc. 41.
[172] Họa đường 畫堂 . Pali: uyyāne cittāgare paṭibhānacittaṃ, tranh vẽ tuyệt tác (được chưng bày) trong nhà trang trí họa trong lạc viên (của Vua).
[173] Pali: rājāgaraṃ, lầu các của vua.
[174] Văn sức họa đường 文飾畫堂 . Pal: cittāgāraṃ, nhà được trang trí vẽ vời.
[175] Viên lâm 園林 . Pali: ārāmaṃ vā uyyānam, công viên và lạc viên.
[176] Dục trì 浴池 . Pali: pokkharaṇiṃ, hồ sen.
[177] Pali, Pāc. 21. Ngũ phần: điều 81. Thập tụng: 159.
[178] Trong bản: thâm thuỷ 深水, nước sâu. Tống Nguyên Minh: cừ thuỷ.
[179] «…tắm trong…nước ao,» Pali không có chi tiết này. Thập tụng: «Tắm khỏa thân tại chỗ trống.»
[180] Bất đắc tương thủ dữ khí vật 不得相取與器物. Bản Cung, không có chữ bất.
[181] Pali, Pāc. 22. Thập tụng: điều 128.
[182] Pali: dài 4 gang, rộng 2 gang. Thập tụng (T23n1435, tr.335a20): dài 5 gang, rộng 2 gang rưỡi.
[183] Pali, thêm, «phải cắt bỏ (Pali: chedanakaṃ).»
[184] Cf. Pali, Pāc. 23. Thập tụng: điều 130. Tham chiếu, Tăng kỳ, ni-tát-kỳ 17.
[185] Pali: cô này may xấu, cần tháo ra để may lại. Thập tụng, điều 130: Thí-việt-sa 施越沙, đệ tử của Thâu-la-nan-đà , tháo y ra rồi may lại không được.
[186] Pali: cīvaraṃ visibbetvā … neva sibbeyya, «sau khi tháo y ra… không khâu lại…» Không xác định phải là tăng-già-lê.
[187] Bản Hán bị cắt ngang và nhảy sót. Theo như các điều mà sắp lại.
[188] Pali, Pāc 24. Thập tụng: điều 131.
[189] Ngũ nhật bất khán 五日不看; Thập tụng: ngũ dạ bất khán ngũ y 五夜不看五衣. Pali: «quá năm ngày không khoác tăng-già-lê.»
[190] Bản Hán, hết quyển 26.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 60 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.170.111 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập