Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Luận [大乘寶要義論] »» Bản Việt dịch quyển số 8 »»

Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Luận [大乘寶要義論] »» Bản Việt dịch quyển số 8


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.25 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.31 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa

Kinh này có 10 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Lúc bấy giờ vua A Xà Thế cho mang đến cả trăm ngàn áo tốt đẹp hiến dâng Ngài Diệu Cát Tường Bồ Tát; nhưng Bồ Tát chẳng chịu thọ nhận. Vua lúc ấy cho lấy y báu nầy quấn lên thân của Ngài Diệu Cát Tường. Y chưa đắp vào thân, Bồ Tát tức thời liền lúc ấy ẩn mất thân. Vua lúc ấy chẳng thấy thân củaBồ Tát nữa. Liền nghe trên không trung tiếng nóirằng:
Nầy ĐạiVương! Ngài nếu thấy được thân tướng của Diệu Cát Tường thì có thể thấy được chỗ làm việc ác của Ngài. Nếu thấy được việc làm ác, tức thấy được tất cả pháp kia. Như thấytất cả pháp, lại có thể thấy được chỗ thí y áo đẹp. Nếu Ngài chẳng thể thấy, lạicũng như thấy.
Nầy ĐạiVương! Nếu Ngài có thể thấy có tướng của thân thì như thế mới đem y ấy phụng thí. Nhà vua lúc ấy liền đem y ấymỗimỗi biếu thí tất cả Bồ Tát Thanh Văn đại chúng, cho đến những người trong cung, tỳ nữ, quyến thuộc mà chẳng hề thấy thân tướng của những người kia. Lúc ấy nhà vua nhập vào định để quan sát. Cũng không có một chút màu sắc nào do chỗ thấycủamắt, chẳng có cảnh của tướng có thể hiện ra. Ở nơi ấy chỉ còn có tự thân suy nghĩ chuyển đổi. Lại nghe trên không nói như thế nầy: Ngài nếu có thể thấytự thân tướng của mình thì như thế mới đem y áo phụng thí.
Vua lúc ấytự quán chiếu lại chẳng thấy có tướng củatự thân. Lúc đó đã lìa tất cả các sắc tướng và suy nghĩ. Lại nghe trên không trung nói rằng:
Nầy ĐạiVương! Ngài như thế chẳng có sắc tướng. Dầu thô, dầu tế mà có thể thấy, lạicũng như thế nên thấy được việc làm ác. Rồilại như thế thấy được tất cả pháp. Nếu Ngài chẳng thấy điều kia, tức đã lìa sự thấy. Khilìa sự thấy mà nếu Ngài có thể thấy thì điều nầy tức là chẳng thấy.
Nầy ĐạiVương! Nếu đã chẳng thấy và chẳng phải chẳng thấy thì điều nầy là chánh kiến. Sự thấy như thế của tất cả pháp lại tức là chẳng thấy.
Nầy ĐạiVương! Sự chẳng thấynầy là chánh kiến. Lúc ấy vua A Xà Thếở nơi tất cả pháp đốivớisự nghi ngờ đều được xa rời. Từ định khởidậylại xem xét tất cả đại chúng kia lại hoàn toàn chẳng thấy.
Kinh Huyễn Sĩ Nhơn Hiền nói rằng: Bồ Tát có 4 loại pháp tư duy trải qua những ý nghĩa. Thế nàolà bốn ?
Một là nương nơi pháp sanh khởi chẳng hề chẳng có nguyên nhân của việc làm.
Hai là chẳng có pháp nào có thể sanh, lại chẳng có Bổ Đặc Già La (chúng sanh) tánh.
Ba là nếu có pháp nương vào để sanh thì sự sanh kia vô tánh.
Bốn là ở nơi pháp thậm thâm chẳng có cửa sai biệt. Lại chẳng hoạisự giác ngộ.
Kinh Bồ Tát Thập Trụ nói rằng: Phật bảo -Nầy Diệu Cát Tường! Các Bồ Tát có 5 pháp làm cho được an ổn có thể thanh tịnh ở Sơ Địa. Thế nào là năm ?
Một là ở nơi vô sở duyên, giải thoát trí, tự an trụ rồi liền làm cho người kia lại được an trụ nơi vô sở duyên, giải thoát trí. Đây là Bồ Tát được an ổn pháp.
Hai là chỗ vô sở duyên nầy, giải thoát trí tức không hai, không hai thanh tịnh duyên vào pháp vô sanh. Sự giải thoát nầytự an trụ rồi, lại làm cho người khác lại tất được an trụ duyên vào pháp vô sanh, pháp giải thoát. Đây là Bồ Tát được pháp an ổn.
Ba là duyên vào pháp vô sanh kia tức là tự tánh của các duyên vô sanh; nên tất cả pháp không có chỗ nơi. Sự giải thoát nầytự yên ở rồilại làm cho người khác tất được ở yên. Tất cả pháp không có chỗ nơi, nơi pháp giải thoát. Đây làBồ Tát được pháp an ổn.
Bốn là tất cả các pháp kia không có chỗ tức là phân lập phân biệt, tất cả chẳng có tự tánh, phải biết quán như hư không. Sự giải thoát nầytựở yên rồi, lại làm cho người kia lạitất được ở yên như hư không trí, trong pháp giải thoát. Đây là Bồ Tát được pháp an ổn.
Năm là trí như hư không nầytức là chẳng tạp loạn, chẳng nương tựa, trí lìa tâmý thức. Sự giải thoát nầytựở yên rồilại làm cho người khác tất được ở yên, lìa xa tâm, ý, thức, trí, pháp giải thoát. Đây là Bồ Tát được pháp an ổn.
Phải nên biết trong ấy có trí lìa tâm, ý, thức. Tức là vô phát ngộ. Có sở đắc trí là 5 pháp vậy.
Trong kinh Thắng Tư Duy Phạm Thiên sở vấn nói rằng: Phạm Thiên hỏi Quang Võng Bồ Tát rằng: Tất cả pháp đều sâu xa khó hiểu sao? Tất cả pháp chẳng sâu xa khó hiểu sao?
Bồ Tát trả lờirằng: Như Ngài là Phạm Thiên sao lại nói tất cả pháp sâu xa khó hiểu và chẳng sâu xa khó hiểu?
Phạm Thiên nói: Nếu chẳng tư duy tức tất cả pháp đều sâu xa khó hiểu. Nếu tâm và sự suy nghĩ có chỗ hòa hợp tức chẳng sâu xa khó hiểu. Lạinữatất cả pháp lìa tướng. Đây tức là sâu xa khó hiểu. Nếu lại lìa mà có chỗ hòa hợp thì điều nầy tức là có sai biệt chỗ làm. Nếu trong ấy có sai biệt chỗ làm tức là các việc làm ấy đều chẳng sâu xa khó hiểu.
Bồ Tát nói: Nếu như người kia nói các pháp mà có thể sanh ư?
PhạmVương đáp: Nầy Thiện Nam Tử! Nếu tự cảnh giới lìa sự thanh tịnh thực tế thì các pháp ấy có sanh.
Kinh 700 kệ tụng Bát Nhã Ba La Mật Đa nói rằng: Phật bảo -Nầy Diệu Cát Tường! Lúc ngươi tu hành Bát Nhã Ba La Mật Đa thì trụ nơi nào mà tu Bát Nhã Ba La Mật Đa?
Diệu Cát Tường bạch Phật rằng: Kính bạch Đức Thế Tôn! Con tu Bát Nhã Ba La Mật Đa cả chẳng có chỗ trụ lẫn tu Bá Nhã Ba La Mật Đa.
Phật bảo: Diệu Cát Tường! Vô trụ làm sao mà tu Bát Nhã Ba La Mật Đa được?
Ngài Diệu Cát Tường đáp: Kính bạch Đức Thế Tôn! Lúc con tu Bát Nhã Ba La Mật Đa thì thật chẳng có pháp để trụ.
Phật bảo: Nầy Diệu Cát Tường! Lúc ngươi tu Bát Nhã Ba La Mật Đa có được thiện căn gì mà có tăng cógiảm?
Bạch Thế Tôn! Kẻ tu Bát Nhã Ba LaMật Đatất chẳng có pháp tăng hoặc giảm.
Nơi Diệu Cát Tường Bồ Tát Thần Thông phẩm có nói: Có một vị Thiên Tử bạch Ngài Diệu Cát Tường Bồ Tát rằng: Như Ngài đã nói: Ít người có thể giải rõ nghĩa nầy.
Ngài Diệu Cát Tường bảo: Nầy Thiên Tử! Như ta đã nói trí huệ Phật sâu xa, hoặc ít hoặc nhiều chẳng thể giải rõ. Vì sao vậy? Vì trí Phật chẳng đắm trước, chẳng phân biệt, chẳng thể ghi nhận, chẳng thể nói, chẳng có tác dụng, chẳng phải là do con đường của ngôn ngữ, lìa tâm ý thức. Nếu có kẻ trí cạn, trí hạn hẹp thì chẳng dễ gì giải rõ.
Thiên Tử nói: Nếu trí Phật chẳng thể biết thì các Thanh Văn làm sao có thể giải nổi. Bồ Tát làm sao ở chỗ bất thoái chuyển?
Diệu Cát Tường nói: Nầy Thiên Tử! Như Lai dùng thiện phương tiện giả tạo trí bằng văn tự, tùy theo đó mà khai triển giác ngộ. Đây là trí chẳng cóvăntự. Giống như trong lửa tìm lửa thì được gì? Nầy Thiên Tử! Như Lai lạicũng như thế. Đầu tiên liền nói phương tiện về trí của Phật, tức chẳng có loài hữu tình nào có thể hiểu trí của Phật. Cho nên như thế tuyên thuyết đủ loạilời nói khai thị cho trí kia. Đây là trí chẳng có văn tự.
Thiên Tử bảo: Nầy Diệu Cát Tường! Thế nào là nhiều loại lời nói?
Ngài Diệu Cát Tường đáp: Nầy Thiên Tử! Nếu nói trì giới cho đến pháp dừng nghỉ; hoặc nói pháp tương ưng của Bát Nhã Ba La Mật Đa; hoặc nói 8 phần pháp Bồ Đề. Đây là nó nhiều loạilời nói vậy. Nầy Thiên Tử! Hoặc nói lìa sanh, lìa pháp sanh diệt, lìa tạp, chẳng tạp, lời nói lìa nhiễm, lìa tịnh, lời nói chẳng xa rời sanh tử, nói chẳng ham vui Niết Bàn; chẳng trí, chẳng đoạn, chẳng tu, chẳng chứng, chẳng được. Lạicũng không hiện tiền tam muội có thể chuyển. Đây là những điều đã nói. Là những lời nói chơn thật thanh tịnh bất khả tư nghì âm thanh.
Kinh tất cả pháp quyết định vô sở đắc nói rằng: Phật hỏi Diệu Cát Tường: Các Đức Như Lai đã nói bất tư nghì, bất tư nghì cảnh giới. Sao lại như thế?
Diệu Cát Tường thưa: Đây là bất tư nghì, bất tư nghì cảnh giới. Đây là Như Lai nói. Bạch Đức Thế Tôn! Giới ấy lìa sự suy nghĩ, chẳng phải tâm sở hành, chẳng phải tâm so sánh, chẳng phải tâm kén chọn. Bạch Thế Tôn! Tâm nầy như thếđó, tức bấttư nghì giới. Vì sao vậy? Chẳng có tâm có thể suy nghĩ. Tâm nầy lìa suy nghĩ vậy. Tức tâm tự tánh lại chẳng chỗ có, mà tâm nầy là tâm chẳng suy nghĩ, tâm nầy chơn thật. Bạch Thế Tôn! Điều nầy cho đến bất tư nghì giới như trong kinh nầy lại nói.
Phật bảo: Diệu Cát Tường! Ngươi chớ nên làm cho kia bị hóa độ chúng hữu tình.
Diệu Cát Tường thưa: Bạch Thế Tôn. Nếu biếtnơihữu tình giới chẳng tăng chẳng giảm thì nơi ấy có hữu tình nào mà có thể hóa độ để làm cho nhập Niết Bàn. Bạch Thế Tôn! Nếuhư không kia có người hay độ thì hữu tình giới kia lại có thể hóa độ. Lạinữa muốn cho Bồ Đề tâm có chỗ hóa độ mà loài hữu tình kia lại có thể phát khởi mà vì đó hóa độ. Bạch Thế Tôn! Tất cả pháp là Bồ Đề. Lại chẳng phải bồ đề nhiễmtịnh có thể được. Cho nên Thế tôn đãtạo ra như thế. Ngươi chớ bị kia mà hóa độ loài hữu tình.
Đức Phật: Loài hữu tình chẳng nhiễm, ta lại chẳng ở để độ tâm loài hữu tình. Vì sao vậy? Vì Thế Tôn có hữu tình tức có nhiễmtịnh mà vì đó biểu thị.Lại chẳng có hữu tình há có nhiễm tịnh có thể biểu thị sao?
Thế Tôn: Pháp duyên sanh mà thật vô nhiễm, vôtịnh có thể được, mà tất cả pháp tự tánh vô thật duyên sanh tánh vậy. Nếu ở nơi duyên sanh lại nghĩa vô duyên nhiễm tịnh có thểđược.
Thế Tôn! Đây là vô sở hữu nghĩacủa nghĩa duyên sanh. Người trí đều rõ. Lại là cái nghĩacủa duyên sanh như thế. Kẻ trí nơi đó chẳng có phân biệt. Nếu nghĩa vô phân biệt tức là vô nhiễmtịnh. Giống như huyễn sư hoặc đệ tử của huyễn sư, giả tạolầu các hoặc nhà cửa. Đều có ánh sáng rộng lớn cháy khắp. Hoặc có người nói: Ta có thể mạnh mẽở nơilầu các kia ánh sáng tụ lại mà làm ngưng thở. Người
nầy cho đến tổn hoại thân thể. Từđó sanh ra mỏi mệt rồi mất, chẳng thể thành.
Phật bảo: Nầy Diệu Cát Tường! Như thế, như thế.
Diệu Cát Tường thưa: Bạch Thế Tôn. Nếu bị tinh tấn hóa độ loài hữu tình lại cũng như thế. Từ sự tự mệt nhọc rồimất lại chẳng được. Kinh nầy lạicũng nói rằng:
Phật bảo: Nầy Diệu Cát Tường! Ông nên như thật rõ ràng là vì nói pháp nầy tăng chăng?
Diệu Cát Tường thưa: Đây nghĩa là như thật rõ ràng. Mà ở nơi như thật rõ ràng ấylại chẳng có một tánh. Lạicũng chẳng có nhiều tánh mà có thể tạo tác được. Bạch Thế Tôn! Nếu vô chủng loại, vô phân biệt mà làm như thật rõ ràng tức là chẳng như thật rõ ràng. Thế Tôn. Tức điều nầy chẳng như thật rõ ràng. Đây là tăng ngữ. Cho nên nếu như thật rõ ràng thành rồi thì trong nầy chẳng khởi ta là phàm phu, ta là thánh nhơn về cái thấy ấy. Vì sao vậy? Vì các pháp không có chỗ để xem. Nếu pháp mà không lập phàm phu, thánh nhơn để thấy, tức được như thật rõ ràng thành tựu. Thế Tôn. Thiện nam tử, Thiện nữ nhơn! Hãy nên như thế mà ở, tức được pháp giớitương ưng. Trong đó chẳng có ít pháp bình đẳng, sai biệt có thể được. Nếu nói pháp phàm phu sai biệt đều chẳng có sanh phân biệt. Mà cả pháp thanh nhơn bình đẳng lại chẳng có sanh phân biệt. Vì sao vậy? Vì chỗ duyên vào không thể đượcvậy. Nếu mà nơi ấy có chỗ duyên vào hoặc sai biệt bình đẳng có chỗ chấp thủ thì điều nầytức là phân biệt. Là tánh phân biệt cả hai đều chẳng có. Nếu nơi kia có chỗ duyên mà sai biệt bình đẳng mà có thể chấp thủ, tức là pháp của ta, pháp kia lại có sự sai biệt. Phàm như thế nên biết quyết định chẳng có pháp có thể giữ.
Kinh Duy Ma Cật nói rằng: Căn bản củabịnh là gì? Nghĩa là có phan duyên tức là căn bản củabịnh. Nếu có phan duyên tức là có bịnh nầy. Chỗ nào là chỗ phan duyên? Đó là 3 cõi. Nếu không có phan duyên thì kia đâu có chỗ biểu hiện. Nếu phan duyên chẳng thể được tức là chẳng có chỗ được. Sao lại chẳng có chỗ được? Nghĩa là hai cái thấy chẳng cóchỗ được. Thế nào là hai cái thấy? Nghĩa là cái thấy bên trong và cái thấy bên ngoài. Cái kia chẳng có chỗ được.
Kinh nầycũng nói rằng: Ái Kiến Bồ Tát nói rằng: Sắc không là hai. Sắc tức là không. Phi sắc lại không. Sắc tánh tự không, như thế cho đến thức tức là không. Phi thức lại không. Thức tánh tự không. Những điều nầy ngũ uẩn đều giải rõ. Đây là vào nơi pháp môn bất nhị.
Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa nói rằng: Xá LợiTử hỏi Tôn Giả Tu Bồ Đề rằng: Nếu có Bồ Tát Ma Ha Tát tu hành Bát Nhã Ba La Mật thì làm sao có thể biết được thiện xảo phương tiện?
Tu Bồ Đề trả lời: Nầy Tôn Giả Xá LợiTử! Nếu Bồ Tát Ma Ha Tát tu hành Bát Nhã BaLaMật Đa thì chẳng hành sắc, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức. Chẳng hành sắc có tướng. Cho đến chẳng hành thọ tưởng hành thức có tướng. Chẳng hành sắc phi thường, phi vô thường. Phi khổ, phi lạc. Phi ngã, phi vô ngã. Phi tịch, phi động. Phi không, phi bất không. Phi tướng, phi vô tướng. Phi nguyện, phi vô nguyện. Phi ly, phi bất ly. Như thế cho đến bất hành thức, phi thường, phi vô thường. Cho đến phi ly, phi bất ly. Ngũ uẩn như thế sở hữu giớixứ, duyên sanh nơi pháp củaBồ Đề phần. Thần thông Ba La Mật Đa, lực vô úy, vô ngại giải, bất cộng Phật Pháp v.v... cho đến phi ly, phi bất ly mà tất cả chẳng làm. Vì sao vậy?
Nầy Tôn Giả Xá LợiTử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc. Cho đến thức cũng chẳng khác không, không cũng chẳng khác thức. Thức tức là không, không tức là thức. Như thế giớixứ duyên sanh cho đến bất cộng Phật Pháp. Bất cộng Phật Pháp tức là không. Không tức là bất cộng Phật Pháp. Bồ Tát Ma HaTátnếu như thế tu hành Bát Nhã Ba La Mật Đa thì tức có thể biết thiện xảo phương tiện, mà Bồ Tát kia ở nơi Bát Nhã Ba La Mật Đalại chẳng nhớ về ta làm, chẳng nhớ ta chẳng làm. Chẳng nhớ ta lại làm, lại chẳng làm. Chẳng nhớ ta chẳng làm, chẳng phải chẳng làm. Vì sao vậy? Vô tánh tự tánh tức là Bát Nhã Ba La Mật Đa vậy.
Kinh nầycũng nói rằng: Phật bảo: Nầy Kiều Thi Ca! Như người con trai lành gái tốt nào mà tuyên thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa thì hoặc có phỉ báng Bát Nhã BaLa Mật Đa, mà làm sao phỉ báng Bát Nhã Ba La Mật Đavậy? Vì vậy cho nên nói sắc là vô thường là khổ, vô ngã, bất tịnh. Như thế thọ tưởng hành thức cho đến giớixứ, thiền định vô lượng vô sắc định, niệmxứ, chánh cần, thần túc, căn lực, giác đạo, thánh đế, vô sở úy, vô ngại giải, bất cộng Phật Pháp. Cho đến tất cả nên biết là vô thường, là khổ, vô ngã, bất tịnh. Nếu hành như thế là hành Bát Nhã Ba La Mật Đa. Làm điều nầy rồi nói là phỉ báng Bát Nhã Ba La Mật Đa. Sao lại chẳng hủy báng Bát Nhã Ba La Mật Đa? Nghĩa là nếu nói -Thiện Nam Tử! Ngươi tu Bát Nhã Ba La Mật Đa thì chớ quán sắc vô thường, chớ quán sắc khổ vô ngã, bất tịnh. Cho đến tất cả nên biết lại cũng như thế. Vì sao vậy?
Vì sắc tự tánh vốn không. Nếu mà sắc tự tánh không thì tức là Bát Nhã Ba La Mật Đa. Nếu trong Bát Nhã Ba La Mật Đa vô sắc là thường có thể được thì sắc kia như thế là vô sở hữu vậy. Huống là thường hoặc vô thường mà có thể được sao? Thọ tưởng hành thức cho đến tất cả nên biết lạicũng như vậy. Kẻ làm điều nầy và nói là chẳng hủy báng Bát Nhã Ba La Mật Đa. Lạinữanếu nói: Thiện Nam Tử! Ngươi tu Bát Nhã Ba La Mật Đa thì chớ có nghĩa là có pháp mà có thể vượt qua được. Chớ hiểu là có pháp có thể an trụđược. Vì saovậy?
Bát Nhã Ba La Mật Đa ở trong tất cả pháp đều chẳng có chỗ nương tựavậy. Nếu pháp chẳng vượt qua, chẳng có chỗ trụ tức tất cả pháp tự tánh đều không. Nếu pháp tự tánh đều không tức là pháp vô tánh. Nếu pháp vô tánh tức là Bát Nhã Ba La Mật Đa. Bát Nhã Ba La Mật Đanầy tức chẳng có pháp ra vào hay sanh diệt. Như thế nói rằng: Đây chẳng hủy báng Bát Nhã Ba La Mật Đa.
Tu Bồ Đề lạibạch Phật rằng: Kính bạch Đức Thế Tôn. Bát Nhã Ba La Mật Đa làm sao có thểđược? Làm sao không chỗ được?
Phật dạy: Nầy Tu Bồ Đề! Nếu là pháp thì có hai, tức có chỗ được. Nếu pháp không hai tức không chỗđược.
Tu BồĐề thưa: Bạch Thế Tôn! Thế nào là hai?
Phật bảo: Nầy Tu Bồ Đề! Nhân, sắc là hai. Ý, pháp là hai. Cho đến Bồ Đề pháp, Phật Pháp là hai.
Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Có chỗ được, không chỗ được là gì? Không chỗđược tức là không chỗđược sao?
Phật bảo: Nầy Tu Bồ Đề! Chẳngkia cóchỗ được là chẳng chỗ được. Lại chẳng phải không chỗđược là chẳng cóchỗ được. Tu Bồ Đề! Nếu có chỗ được hoặc không chỗđược mà đều bình đẳng thì điều nầy tức là không chỗ được.
Lạinữa Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Há chẳng trụ nơi thắng nghĩa đế để chứng A Nậu Đa la Tam Miệu Tam BồĐề quả sao?
Phật bảo: Chẳng phải.
Tu BồĐề lại bạch: Ở nơi pháp điên đảo sao?
Phật bảo: Chẳng phải.
Tu Bồ Đề lạibạch: Nếu chẳng trụở thắng nghĩa đế lại chẳng trụở pháp điên đảo để thành chánh giác thì há chẳng phải Như Lai đã chẳng chứng quả Bồ Đề sao?
Phật bảo:Tu Bồ Đề! Ta đã chứng quả Bồ Đề. Mà ở nơi ấy có giới, vôvi giới tất vô chỗ trụ. Lạinữa Phật bảo: Tu Bồ Đề! Ta chẳng thể vô tánh, nơi vô tánh ấy mà thành chánh giác.
Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Há chẳng phải có tánh, vô tánh có thể thành chánh giác chăng?
Phật bảo: Chẳng phải thế.
Tu Bồ Đề thưa: Nếu mà trong vô tánh, vô tánh có thể thành chánh giác chăng?
Phật bảo: Chẳng thể.
Lạinữa Tu Bồ Đề! Ta ở nơi Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh đãtừng nói với ngươi rằng: Tu BồĐề. Ý ông nghĩ sao? Như Lai có được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam BồĐề chăng? Như Lai có thuyết pháp chăng?
Tu Bồ Đề thưa: Theo như chỗ con hiểu nghĩacủa Phật thì chẳng có pháp nào mà Như Lai đã được ANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.Lạicũng chẳng có pháp nào mà Như Lai có thể nói cả. Vì sao vậy? Nếu có pháp mà Như Lai đã giảng nói thì pháp kia chẳng thể giữ, chẳng thể nói, phi pháp, phi phi pháp. Vì sao vậy? Vì tất cả các hiền thánh đều từ chỗ vô vi pháp mà có sự sai biệt. Cho nên Như Lai vì đó hóa độ các loài hữu tình vậy. Dùng thiện phương tiện, khai mở nhiều cửa ngõ khác nhau để tuyên thuyết đây là chánh pháp sâu xa vậy.
Luận Đại Thừa BảoYếu Nghĩa Hết quyển 8

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 10 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Pháp bảo Đàn kinh


Cảm tạ xứ Đức

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.65.134 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập