Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Luận [大乘寶要義論] »» Bản Việt dịch quyển số 4 »»

Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Luận [大乘寶要義論] »» Bản Việt dịch quyển số 4


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.3 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.37 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa

Kinh này có 10 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Như kinh Nhựt Tứ Vương Sở Vấn, Phật dạy rằng:
Nầy ĐạiVương! Người đắm trước ái nhiễm kia có ý muốn vui thấy nữ nhơn để làm phép nhiễm dục, chẳng vui thân cận các bậy giới đức Sa Môn và Bà La Môn, vì kia có giới đức mà đã cùng hiềm (ngờ)yểm (che đậy), giảm mất chỗ tín tâm giới, bỏ rơi phép trí tuệ. Cửa uế ác kia cùng khí ác đầy chỗ bất tịnh lưu xuất cho nên khởi lên chỗ trầm nhiễm, chẳng sanh chỗ tốt mà là chỗ uế ác cùng với những loài trùng bọ và chẳng nương tựa được nơi đâu, xa rời tàm quý (sự xấuhổ). Pháp của trời người diệt, tàn nhẫnhủy báng thân mệnh. Kẻ trí bị yểm tài vì ngườinữ kia đã hàng phục. Cùng với ngườinữa kia mà làm nô bộc để được sai sử. Nước dãi, nước mũilưu chuyển toàn là đồ bất tịnh. Chấp đó làm mùi vị. Ở nơicảnh bất tịnh ấy cùng với bò, dê, gà, heo, chồn và lừa cùng chỗ giống nhau. Ở nơi cha mẹ, Sa Môn, Bà La Môn thì xa rời hiếu ái. Ở nơi Phật Pháp Tăng thì giảmrất nhiều tín tâm thanh tịnh. Sẽ rơi vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Ở nơi hiểm ác nầysợ hãi nơihờ có cây thiết xoa. Đọa vào nơi Đẳng Hoạt (Sonytra), Hắc Thằng (Kàlasùtra), Chúng Hợp địa ngục, Hảo Khiếu địa ngục (Rovuva), ĐạiHảo Khiếu (Maha -Rovuva), Viêm Nhiệt (Tapana), Cực Viêm Nhiệt (Pratapana), A Tỳ địa ngục (Avisi) hay còn gọi là Vô Gián. Tất cả đều do cùng ngườinữ kia gần gũi đùa bỡn, ái luyến, hỉ tiếu, vui đùa, hưởng lạc, ca, vũ, xướng, kỵ như thế thường nhớ nghĩ đến. Ở nơi ấy việc xa lìa chẳng bao giờ nhớ nghĩ đến. Lạicũng chẳng nhớ nghĩ đến cha mẹ sanh thành dưỡng dục, cực trọng tâm ân, vì ta khó nhọc. Mười tháng hoài thai, chỗ dơ nhớp chấp nhận. Ở nơi ấy chịu cam chịu khổ. Lại đến lúc sanh tăng trưởng sựđau đớn khổ não đến dường nào. Để dưỡng nuôi phải lo cho có sữa, lân mẫn từ ái. Kịp đến trưởng thành thì lo dạy đỗ nơi cõi Diêm Phù Đề nầy cho nghề nghiệp, muốn làm cho con mình được an ổn lợilạc. Vì cha mẹ muốn cho con mình được an lạc nên đã chọn dòng giống mà dựng vợ gả chồng. Cho đến khi lấy chồng sinh con vẫn còn thương mến. Vì say mê trói buộc loạn tâm nên yêu đắmvợ con chẳng hề nhớ nghĩ tôn trọng hiếu dưỡng với cha mẹ. Ngược lại còn khinh chê cha mẹ rẻ rúng. Đến khi cha mẹ về già các căn yếu dần thì con cái lại tìm kế xua đuổi cha mẹ ra khỏi nhà.
Phật dạy: Nầy Đại Vương! Ngài xem kẻ kia chẳng có tâm từ mẫn, sanh tâm xa lìa, khởi ra tâm tổn hại. Chẳng nhớơn cha mẹ sanh ra, dưỡng dục khó khăn mà cha mẹ thường cùng con cái tạo cho sự an lạc. Tìm đủ mọi phương tiện cho con được an ổn. Thế mà con kia lại quên ơn cha mẹ, đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, lại còn cùng với vợ con thường hay tụ tập ăn uống, áo quần tùy ý thọ dụng. Do nhơn duyên nầy mà xa rời đường lành làm chuyện phi pháp, quyết định sẽ đọa vào đường ác. Lạinữa nói rằng tất cả loài hữu tình đều cùng làm tà hạnh. Duy chỉ có các Bồ Tát là không làm. Cho nên sát sanh, trộmcướp, dục tà hạnh v.v... như thế làm rồi quyết định sẽ rộng mở quả chẳng đẹp đẽ gì.
Như kinh Nguyệt Đăng Tam Muội có kệ rằng:
Kẻ ngu chìm đắm nơi dục lạc
Gần gũi người nữ nhiễm uế thân
Lại còn hướng dẫn chỗ nhơ uế
Tùy nghiệp đọa vào nơi đường dữ
Phật chẳng tán thán, nói nhiễm dục
Lại chẳng nghe, mà gần nữ nhơn
Sợ hãi lớn, dây kia trói buộc
Muốn gái, sợi dây cột thật ác
Lửa muốn, mạnh quá làm xa lìa
Như con rắn độc, nên phải biết
Người nữ chẳng tin, chẳng thể tựa
Biết ởđường nầy, nên phải hiểu
Nên xem Bồ Đề con đường tốt
Cho nên chỗ Phật, cần thân cận
Quán rồi, Bồ Đề Thánh Đạo tròn
Liền được chư Phật, trí vô thượng.
Như kinh Chánh Pháp NiệmXứ nói rằng: Ở trong các địa ngục đều có tội nhơn thì bị ngục tốt ngày đêm nhiều lần ra lệnh rằng: Ngươi là tội nhơn, tự tạo các ác nghiệp, quyết định chẳng thể tha chỗ tạo ra. Kia có vô số những loại nghiệp bất thiệncũng lại như vậy. Bây giờ thọ vô số loại khổ. Nhơn đã là vậy thì nhận quả không sai khác.Hạt giống đã gieo thì thọ quả lạicũng vậy. Do như thế mà người và các tội nhơnbị đọa vào tại đại địa ngục Diệm Nhiệt. Do tự mình tạo nghiệp bất thiện và nhơnxưa đã đầy đủ và bây giờ phải thọ nghiệp quả bất thiện lạicũng đầy đủ như thế. Như vậy trải qua hằng trăm ngàn nămtạo nên những tội nghiệp. Ở nơi chẳng chết đó chẳng thể muốn một niềm vui. Thì tội nhơn kia thọ tội cho đến quả địa ngục mãn rồi hoặc được phóng thích, liền kêu cầucứu giúp đỡ. Tội nhơn dáo dác nhìn nhưđám mây đen lớn đột nhiên ùn ùn nổi lên, rồi thì các thần Kim Cang cùng với những con chó ác, nghe tiếng rống thật to đến vây quanh. Tội nhơn thấyrồibốn hướng đều bị vây bủa. Tức thời những con chó ấy chạylại, gầm thét, cấu xé tội nhơn để ăn thịt. Da thịt, phèo phổi ruột gan đứt ra từng đoạn. Tay chân xương cốt mỗimỗi phân ly. Cho đếntất cả thân phận đều bịăn nốt. Chẳng còn gì sót lạicả. Như thếăn xong nghiệp lực vẫn còn rồi sanh trở lại, trải qua nhiều năm tháng, lạibịăn nữa. Phàm những nghiệp quả báo như thế đều do sát sanh để ăn thịt, hại những loài hữu tình. Cho nên quả báo là như thế.
Lại như quả báo củasự trộmcắp như tội nhơn kia tuy thấy quả báo của nghiệp làm chơn thật mà lại làm nghiệp ác. Khi bị huyễn hoặc mê muội không thôi, xâm phạm tài sản của kẻ khác. Chỉ thủ lấy cho mình. Do tội nầy mà ngục tốt kia cầm giữ tội nhơn. Nắmrồitức thì dùng dao để cắt tay chân ra từng khúc. Dứt xong rồi hoàn lại. Thấytội nhơn khác lạibỏ chạy. Vì bị ngục tốt bắt giữ rồi, hoặc bị xẻobằng kiếm, hoặc cho uống thuốc, hoặc tra tấn, hoặc thọ hình. Tất cả đều dùng bằng lửa xe kéo, đâm dao đủ loại để trị tội. Tất cả những việc nầy đều do tội trộmcướp, là kết quả của nghiệp bất thiện. Trải qua vô số trăm ngàn nămtạinơi địa ngục. Cho đến nghiệp trộm cướp hoại tan, đến chỗ cuối cùng sau đómới phóng thích.
Lạinữa bây giờ nói đến cái quả của lòng dục làm tà hạnh. Nghĩa là kẻ nhiễmdục thấy ngườinữ kia tại địa ngục Hôi Hà (sông tro) hoặc nổi hoặc chìm kêu la sợ hãi, mà địa ngục kia bị đốt cháy thật cực ác. Lửa giống như dòng nước chảy. Lúc ấy ngườinữa kia khóc lóc bi ai kêu la nói rằng: Tôi tự làm nghiệpnầy, bây giờđọa xuống địa ngục Hôi Hà thật là cực hiểm ác; nơi ấy chẳng cứu được, chẳng có chỗ dựanương. Nguyện vì tôi mà cứu hộ. Lúc ấykẻ nhiễmdục nghe ngườinữ nầy la khóc rồi nghiệp huyễn si mê, tức thời chạy đến nhập vào sông ấy. Người ấylạibị lửa đốt toàn thân thể, cuốn trôi chảy đi. Chẳng còn dấu tích, chỉ như một quả cam. Nghiệp lực ấytức lại hoạt động, lại thấy như trước ngườinữ kia ở sông tro (Hôi Hà) kêu la cầu cứu. Ngườinầy thấyrồilại chạy đến gần trước ngườinữ kia. Lúc ấy người nữ kia ngược lạinắmbắt người ấy trước, tức thời thành lửa trở thành gậy gộc đánh vào tội nhơn. Người ấybị gậy đánh nên máu chảy đầy mình, toàn thân bị tan nhỏ ra. Vô phương cứu chữa như một trái cây. Nghiệp lực của kẻ nhiễmdục nầy kéo dài rồi phục hoạt trở lại. Vì nhiễm ấynặng nên lại chạy đến trước ngườinữ và nằmbắt ngườinữ kia cùng nhau nhào xuống sông tro ấy. Ở nơi địa ngục lớn nầy trải qua vô số kiếp, trăm ngàn năm cho đến nhiễmdục nghiệp quả tan hoại, cho đến không còn gì nữa, sau đólại phóng thích. Lại sanh trở lại như kinh đã rộng nói.
Ở nơi đây biết tài, phú, thọ mệnh chớ có sanh chấp trước. Kẻ sanh chấp giữ làm kẻ tà hạnh.
Như kinh Thắng Quân Vương Sở Thuyết, Phật bảo rằng:
Nầy ĐạiVương! Giống như thế gian nếu có người nam, người nữ trong giấc mộng thấyvườn rừng tốt đẹp hoặc sông núi dễ thương; hoặc thấy người dễ thương ở ngoài cửa chợ. Lại mê muội thấy cho là có.
Nầy ĐạiVương! Lại như các trái cây đơm hoa kết trái trên cành. Đầu tiên là màu xanh rồi biến thành màu đỏ. Sau đó thành búp rồinở hoa. Hoa nở chẳng bao lâu thì có trái. Trái rơirồi sau đó chỉ thấy cành trơ trụi. Như trước đó thì hoa và quả chẳng có. Bây giờ ĐạiVương cũng lại như thế. Ở thế gian vua luôn luôn muốn sung sướng, vua giàu có vui khỏe, vua say nơi ngũ dục. Có nhiều voi, ngựa, xe cộ,của kho, tài vật, lúa thóc, cung khuyết, vườn tược, tiền bạc, trân bảo, đại thần, tể quan, hậu phi, cung điện, đồng nam, đồng nữ. Cho đến tất cả vương tộc thân thuộc. Phàm như thế mà tất cả đều xả bỏ muốn xa lìa. Vì tất cả những thứ nầy đều là vô thường, chẳng có gì kiên cố, chẳng phảicứu cánh, đó là pháp biến đổi, đó chẳng phải chân thật, đó chẳng phải dài lâu, đó là động, là giao, sát na tiêu tán. Cứu cánh là tộilỗi. Những thứ nầymất rồi thì cuối cùng cũng chẳng còn chi cả. Vì sợ vì não nên sinh ra lo âu nhiều. Đây là tổn, đây là đọa, đây là đoạn, đây là phá. Đây là pháp ly tán.
Nầy ĐạiVương! Như thế nên biết! Lại như có 4 núi lớn từ 4 phương đến. Núi nầy chắc thật, chẳng phá, chẳng hoại. Trên đỉnh cao ấy đầy đủ cả hư không, rồimột thờirơi xuống đất. Lúc ấy đại địa các loài hữu tình, cho đến tất cả cây cối thảomộc đầu bị gãy đổ. Những loài hữu tình ởđây và loài thảomộc tất cả đều chẳng thể chạy trốn. Dầu cho có thế lực đinữacũng không thể chạy khỏi. Lại chẳng có phương thuật và cũng chẳng có tác dụng để dừng lại.
Nầy ĐạiVương! Bốn loạisợ hãi ấycứ tiếptục đến lạicũng như vậy. Tất cả các loài hữu tình đều chẳng thể chạy. Dẫu cho có sức mạnh, thế lực cũng không thể tránh khỏi. Lại vô phương thuật và các tác dụng dùng để chế ngự lại.
Thế nào là 4 ? Nầy Đại Vương! Sợ cái già đến nó hoại tướng thiếu niên. Sợ bịnh đến, nó hoạisự an lạc. Sợ chết đến nó hoại giảm tuổi thọ. Tà hạnh nếu sanh thì mất chánh hạnh. Nầy ĐạiVương, con Sư Tử là chúa của loài thú. Nếu bị lạc vào trong bầy thú để bắt một con ăn thịt thì tùy theo sự ham muốn ấy chẳng lấy làm khó. Tuy nhiên vì con sư tử kia có sức mạnh. Nếu vào chỗ hổ báo và những con chim ác thú khác thì khó tự tại, bịăn thịt chẳng còn.
Nầy ĐạiVương! Mũi tên củasự chết, bắn ngườicũng như thế. Trúng mũi tên ấylạibị mê loạn chẳng thể cứu, chẳng thể về. Tay chân rã rời máu me khô cạn, não khô, thấymặt mày cả sợ. Tay chân dư thừa không cựa quậynổi. Nếu uống nước dãi chảy đầy, đại tiểu tiện làm cho dơ nhớpcả thân mình, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thức chẳng hoạt động. Yết hầu đóng chặt, muốn nói chẳng ra lời. Y sư cũng đành bó tay chẳng có thuốc chữa. Những mùi vịăn uống lúc ấy sao có thể được. Ngườinầy lúc ấy tùy theo nghiệp lực ham muốn mà vui say; nhưng từ vô thỉ đến nay, lại sanh rồi già, bịnh chết. Luân hồilưu chuyển qua lại chẳng dừng. Thần thức lại xa lìa rồi lại hoàn lại. Mạng nầy vì nghiệp nên mới có thân nầy. Diệm Ma ngụctốt thật là đáng sợ. Đêm dài tăm tối thường lại dài lâu.
Lúc mớibỏ thức, lại ra vào chỗ hơi thở cạn dần, đơn độc một mình chẳng có bạn lữ chẳng chỗ tin tưởng. Bỏ thế giớinầy đi thế giới kia. Đường dài cô độc phải đi, đến nơibị khủng bố lại sanh sợ hãi, tìm con đường thật an ổn mà đi; nhưng lại vào chỗ tốităm, đạinạn nguy hiểm, chưahết sinh tử nổi trôi trong biển lớn, gió nghiệp lại thổi đến làm cho trôi giạt vô định. Chẳng biết phương hướng, chẳng biết ai nghinh tiếp. Lúc ấy vô cứu, vô quy. Phật bảo: Nầy ĐạiVương! Chỉ trừ những pháp lành là lúc ấymới có nơi quy thuận mà cứu hộđược. Nầy ĐạiVương! Thế gian giàu có vui sướng chẳng nên sanh tâm đắm trước. Tất cả những việc làm ấy đều là tà hạnh. Cho nên Đại Vương nên tu chánh hạnh.
Nói về chánh hạnh thì như Chơn Thật Phẩm nói rằng: Kẻ làm vua làm 8 loại để giúp đời, tương ưng với chánh pháp. Thế nàolà8 ?
Một là thế gian không con, cô độc như người tưởng nhớ vì con.
Hai là giúp đỡ cho bạn ác như tưởng nhớ đến bịnh nhơn.
Ba là thấy có các khổ nạn, tưởng đến khởi tâm cứu giúp.
Bốn là thấy có niềm vui khởi tưởng sự hoan hỷ.
Năm là oán giận mà xem tưởng kia là duyên để lìa sự sai trái.
Sáu là ở nơi bạn lành khởi tưởng tùy theo giúp đỡ.
Bảy là thấy các sự vui, giàu có tưởng là thuốc men.
Tám là ở nơi thân thể thì nên nhớ đến vô thường.
Lạinữa như trong kinh Phá Ác Huệ nói rằng: Kẻ làm vua nên đầy đủ 4 phép thì mới thọ lễ quán đảnh của vua, tức thành pháp bất thoái đọa. Xa hơn nữa thì được Như Lai ứng cúng chánh giác nhớ nghĩ thương mến. Rộng được giàu có đầy đủ. Thế nào là bốn ?
Một là hộ trì giáo pháp Như Lai làm cho được tồn tại lâu dài.
Hailà bỏđi tội bất thiện pháp.
Ba là gìn giữ không, vô tướng, vô nguyện pháp môn.
Bốn là phát khởi tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (vô thượng chánh đẳng chánh giác).
Ở trong đây có nói bỏđitộibất thiện pháp là thế nào? Như trong phẩm Nhựt Tụng nói rằng:
Phật dạy: Nầy ĐạiVương! Trong đờivị lai các vị Sát Đế Lợi, Bà La Môn, Phệ Xá, ThủĐà. Ở trong đó cómột loại tu hành chánh pháp. Người nầyxả bỏ nhà cửa, ruộng vườn, nô tỳ, giường nằm, đồ đạc, bịnh duyên, thuốc men cho đến tay chân. Như thế tất cả đều xâm đoạt. Hoặc tự thọ dụng, hoặc cùng người khác thọ dụng thì những Sát Đế Lợi, Bà La Môn, Phệ Xá, ThủĐànầytức liền hiện sanh 20 loại pháp bất khả ái (chẳng dễ thương). Thế nào là 20?
Một là hiền thánh xa rời.
Hailà gặp đối phương hủy báng lưu bố.
Ba là có yêu, xa lìa.
Bốn là sanh ra nhiều oán giận.
Năm là tài vật đồ riêng đều bị phá hoại.
Sáu là sanh ra nhiều tán loạn.
Bảy là thân thể tàn tật thiếu sót.
Tám là chẳng được ngủ nghỉ.
Chín là thường gặp đói khát.
Mười là trong đồ uống có độc.
Mười một là bạn bè khinh nhờn.
Mười hai là thường cùng kẻ khác tranh tụng.
Mười ba là cha mẹ vợ con, nô tỳ, quyến thuộc chỉ vẽ mà chẳng làm.
Mườibốn là tự sống pháp riêng, cất chứacủa riêng, vì kẻ khác mà hiển bày.
Mười lăm là tự giấu người và giấu việc để nói cho người khác.
Mười sáu là tài vật tiêu phí mất mát 5 phần.
Mười bảylà bịnh khổ nặng nhẹ đến bức hại.
Mười tám là người giúp thuốc men lại cho xa rời.
Mười chín là máu thịt khô khan, thọ các khổ não.
Hai mươi là thân trôi nổi, đại tiểu tiện, dơ nhớp mà mất.
Nầy ĐạiVương! Như thế 20 loại pháp chẳng dễ thương. Chúng hiện sanh quyết định rộng khắp đều do kia tu hành chánh pháp, người có xâm đoạt kia, có thọ dụng đồ riêng, hoặc tự thọ dụng cùng tha nhơn thì do nhân duyên nầy mà khi mạn kia chung rồibị đọa vào A Tỳ Địa Ngục. Cho đến một kiếp đói khát, uống nước đồng, ăn hòn sắt nóng, thân bị lửa đốt cháy áo quần. Như thế nhiều loại thọ đại ác khổ. Hết rồi ở kiếp kia từ địa ngục ấy mà ra, rồi sanh trở lại ở nơi chốn ngạ quỷ. Ở nơi khoáng giả cực ác hiểm nạn, đất đai khô cằn. Bốn bên đều bị lửa đốt, gió thổi nóng nực. Đất ấy cứng như dao kiếm. Trải qua vô số trăm ngàn tuổi thọ khổở chỗ kia. Sau đó thời gian hoặc bị mất rồi ở nơi biển lớn cả thịt làm mồi. Cả trăm do tuần, vì túc nghiệp ấy nên làm cho biển kia chu vi trăm do tuần tất thành nước đồng chảy nóng, như thế trải qua nhiều trăm ngàn năm. Ở nơi biển lớn ấy thọ cái khổ của địa ngục. Từ nơi kia diệt rồi, lại trở lạinơicực ác hiểmnạn đại khoáng giảấy hóa thành từng tốp thịt giống như núi cao, chu vi bốn phương gió thổi. Ở bốn mặt loài chim chóc chạy nhảy, thúvật đến ăn thịt, qua thời gian dài lâu hoặc bị mất nơi kia, rồi sanh trở lạinơi địa ngục nầy. Địa ngục hết rồisố số thọ nhận quả báo khổ ác. Sau đó mãn một kiếp lại được làm thân người.Tuy sanh vào nước có Phật nhưng ngũ trược đầy đủ không, vô trí huệ, mắt bị yếu kém, lại bị câm ngọng.
Nầy ĐạiVương! Phàm như thế đều do kia tu hành, xâm đoạt người tu chánh pháp và thọ dụng riêng tư. Như trong phẩm Nguyệt Tạng nóirằng: Nầy các hiền giả! Ở nơi pháp của ta kẻ xuất gia là khởi đạitội. Cho nên sát sanh, trộmcướp, tà hạnh, vọng ngữ v.v... là những bất thiện nghiệp. Nghĩa là Sát Đế Lợi kia sai trái cho đến châu thành, làng xóm, cung cấm. Còn người xuất gia thì ở nơi quốc thổ, châu thành, trụ xứ, chùa viện, đa phần cấm tuyệt không cho ởđó. Hoặc nói điều phục, nghĩa là nói lời ác hủy báng, hoặc thân điều phục. Nghĩa là thêm trọng trách. Ở tất cả nơi kia như thế trở lạitất cả chẳng giải thoát. Ở nơi cõi trời người thì có chỗ giảm thất, phải đọa và nơiA Tỳđịa ngục.
Lúc đo chư thiên cho đến Yết Thác Bố Đơn Na tùy theo chỗ đến cùng tất cả đại chúng, hoặc ở nơi Tam Bảo phát sanh tối thượng tâm thanh tịnh, cùng các loạitướng, hay sanh tôn trọng. Rồi liền nói lờirằng: Chúng ta từ nầy trởđi thệư tấtcả Thế Tôn, những điều dạydỗ sẽ hộ vệ. Cùng với các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di. Dưới đến kẻ phá giớicủa Phật, dướinữa là những người ở nơi Phật Pháp mà chẳng giữ giớihạnh, lại cạo tóc mặc áo cà-sa mà không nhiếp thọ. Chúng tôi ở nơi ấy khởi tưởng ơn lớn, tất cả đều vì đó mà giúp đỡ. Tất cả đồ đạc đều tưởng dưỡng làm cho nhiếp trì. Hoặc lại tùy theo chỗ nơi, hoặc có quan chức ở nơi kia cạobỏ râu tóc mặc áo cà-sa, vì nhiều nhơn duyên thêm vào trọng trách. Ở những nơi như thế chúng tôi không ủng hộ giữ gìn. Xả bỏ tất cả cảnh giới, tùy theo đất nước mà khởi đủ loại siểm cuồng, chẳng thật đấu tranh, sát hại, tật bịnh, đói khát, cùng binh lính xâm nhập, mưa gió không đúng lúc hoặc sớm hoặc chậm những hạt giống ấy tan hoại. Có những sự nhiễu não như vậy. Ta chẳng vì kia mà làmcho dừng lại. Chúng tôi đang đến ở nước khác, trong ấy có đệ tử Phật sẽ làm sự hộ trì, gìn giữ tôi, lại không có cảnh giớixả ly mà đi.
Như trong kinh ĐịaTạng có nói: Phậtdạyrằng: Nầy ĐịaTạng trong quá khứ có nước tên là Bán Tả La. Vua tên là Tối Thắng Quân. Lúc ấy vua kia có pháp muốn hình phạt người. Vì hộ mệnh mà cạobỏ râu tóc, quấn y cà-sa trên mình. Lúc ấy người giết (đô phủ) mang tội nhơn trói chặt 5 chỗ, đuổi chạy đến đồi Mao Thế Yết Lan Phạt Già, nơirừng sâu rồibỏđó mà về. Tức thời trong đêm ấy ở đồi kia có La Sát nữ tên là Ác Nhãn cùng với
5.000 quyến thuộc lại xâm nhập vào rừng. Thấy được ngườinầybị trói 5 chỗ mà đầu cạo nhẵn và mặc áo cà-sa. Thấy vậytức thời đi quanh phía hữu đảnh lễ, rồi ra, khỏirừng. Sau đó có La Sát nữ tên là Khư Di La Cấm Đế cùng với 1.000 quyến thuộc. Sau đó có La Sát nữ tên là Tránh Mãnh Phát. Sau đó có La Sát nữ tên là Kiếm Khẩu tiếp theo mà đến, rồi vào rừng, mỗi mỗi đều thấyvị nầy đầucạo nhẵn và mặc áo cà-sa, thấyrồi tuy chúng đói khát nhưng chẳng xâm phạm ăn thịt, đảnh lễ rồi lui.
Lạinữa trong quá khứ có một vị vua tên là Tối Thắng Phước. Vua kia có trí thần mà pháp nầy là hình phạt là con voi say. Ngườinầylạimặc áo cà-sa và giấu kín trong thân người kia và cho con voi say đến ngửi, rồi bó tội nhân để đó, cho đến dùng sứcmạnh quăng lên đất. Lúc đó con voi thấy tội nhơn thân lại có áo cà-sa, thấyrồi liền sanh tâm thanh tịnh và dựng cho tội nhơn kia ngồidậy, rồi quỳ xuống trước mà khóc lóc hốitạ. Lại dùng vòi xịt vào hai chân. Phật bảo: Nầy ĐịaTạng! Thấy con voi kia tuy thọ thân là loài thú nhưng khi thấy áo cà-sa còn bỏ mà đi,chẳng tạotội nghiệp, huống nữa ởđời vị lai có Chiên Đà La Sa Nặc cùng với quan thuộc, Sa Môn, Bà La Môn, Trưởng Giả và trong đó có người Chiên Đà La. Thật ra thì ngu si khởi, thông minh kiêu mạn cho nên nói lời ngọt dịu để cảm hóa thế gian. Nghĩa là ta đãcầu vô thượng Đại Thừa thì những kẻ ngu si Chiên Đà La kia, chẳng sợ, chẳng xem quả báo ở đời sau mà ở nơi pháp của ta xuất gia làm người. Nếu là pháp khí, hoặc chẳng phải pháp khí do nhiều duyên khác nhau tự cầu ra khỏi. Nghĩa là lời nói ác tức khắc làm hại thân nầy. Dừng lại riêng tư những đồ thọ dụng. Hoặc lại ở những phong tục khác nhau do sự nghiệp chế ra, hoặc dòm ngó trì trệ, hoặc do thừa hành cầu ra khỏi chỗ nầy mà điều chế lại. Như thế cho đến muốn hạimạng nầy. Những người kia ở nơi3 đờitất cả chư Phật Thế Tôn khi sanh ra không gặp. Lúc ấy đang ở A Tỳ Đại Địa Ngục. Làm mất căn lành, thiêu cháy liên tục. Tất cả người trí thường nên xa rời vậy.
Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Luận Hết quyển 4

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 10 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.66.178 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập