Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận [念佛三昧寶王論] »» Bản Việt dịch quyển số 3 »»

Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận [念佛三昧寶王論] »» Bản Việt dịch quyển số 3


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Việt dịch (2) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Bảo Vương Tam Muội

Kinh này có 3 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | Quyển cuối
Việt dịch: Thích Hồng Nhơn

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Quyển hạ gồm có bảy môn nói về niệm thỉ giác là niệm ông Phật quá khứ, nhơn và quả đồng nhau.
14. Niệm quá khứ Phật nhân và quả đồng nhau.
Hỏi : Ông Phật sở niệm là bậc cùng huyền cực thánh, tôn hiệu là bậc Như Lai mà người năng niệm còn ở địa vị phàm phu đâu được sánh đồng với bậc chánh giác ?
Đáp : Kinh Tam Muội Hải nói : ' Ông Phật sở niệm như vua sư tử đã ra khỏi thai dụ cho Phật quả. Người năng niệm Phật như vua sư tử ở trong thai, dụ cho Phật tử. Nhân quả tuy khác nhưng oai thần kế tiếp Phật đâu có khác gì!' Kinh Pháp cổ nói : Ngài Tiêu Độc Dược Vương có làm cái trống thuốc, chỉ cần đánh lên là làm cho tên độc tự nhổ ra, bình phục như cũ. Nếu nghe tên Thích Ca Mâu Ni hoặc nghe tên Phương Quảng Tỳ Kheo khởi lòng tin, có thể làm cho tên Ba độc trong thân tức khắc được nhổ ra. Phật Thích Ca là Phật quá khứ thuộc về quả. Tỳ Kheo Phương Quảng là nhân. Diệt tội đồng nhau nghĩa đó chỉ là một.
Trong Pháp Hoa Tam Muội, quyển năm có nói : ' Thời nhà Tùy ở núi Nam Nhạc, Hành Tư Đại Thiền Sư có người đệ tử làm huyện lệnh pháp danh Đại Thiện. Khi ấy Hoành Dương có nội xứ tên Trịnh Tăng Kiểu, không tin Phật ăn chay. Ông ta thường tập hợp săn thú. Một hôm ông vây được mười con nai mới gọi huyện lệnh lại bảo : 'Ông thường xưng là Đại Thiện Thiền Sư, có sức Đại Từ Bi nhưng làm sao cứu dược bầy nai này ?' Lúc ấy Huyện lệnh và một số người bên cạnh đồng thinh niệm một câu : Nam mô Đại Thiện Thiền Sư. Bất thần, bầy nai từ trong lưới, bay lên hư không mà ra khỏi. Cùng với thần lực của Đức Quán Thế Âm nào có khác gì ? Nếu không tin lời nói của thánh nhân, niệm Phật muốn tiêu ma, dứt tai họa, cũng như vàng còn ở trong khoáng không khác.
15. Vô tâm niệm Phật sự và lý đồng tu
Hỏi : Chuyên niệm một phương là niệm đủ chư Phật ba đời, đã nghe nghĩa nhiệm mầu ấy rồi. Nhưng có niệm là có sanh diệt, đâu bằng trong kinh Thắng Thiên Vương nói : Người niệm Phật cần dùng tâm vô niệm mới có kết quả tốt. Ý chỉ tu niệm Phật tam muội này có đồng với tâm vô niệm trên chăng?
Đáp : Lý của vô niệm sâu xa mầu nhiệm, nhiều người bị lạc đường, nếu không nghiên cứu tinh tường, e khó khỏi lầm lạc. Ở đây lấy lý và sự để giải thích rõ. Nói về lý là nói đến chỗ chân thật của không niệm. Nói đến có và không tức niệm nầy gốc là vô niệm. Vì sao ? Vì Phật từ niệm sanh mà tâm tức là Phật, như dao không thể cắt tự nó, ngón tay không thể sờ lấy nó. Phật không tự Phật, tâm chẳng tự tâm, thì đâu có thể ngoài Phật lập tâm, ngoài tâm lập Phật. Phật đã không thì tâm cũng không. Việc vô tâm niệm Phật nghĩa ấy đã rõ ràng. Ở đời người ta thường nói niệm Phật là có niệm, theo tôi thì niệm Phật là vô niệm không thể nào lầm được. Lại nữa niệm chính là không đâu được gọi là có niệm; chẳng phải niệm diệt cái không đâu được gọi là vô niệm; vì tánh niệm tự nó là không đâu có được sinh diệt. Lại tâm không có sở niệm được gọi là không có chỗ trụ. Người tu niệm Phật minh được tâm vô sở trụ. Tâm không chỗ niệm là từ gốc vô trụ mà ra. Người tu niệm Phật lập tất cả pháp mà tâm không có sở niệm thì niệm tức là không. Như vậy người tu niệm Phật không chính là Niệm, không trái với ý chỉ Tam muội này vì hiển minh lý Trung Đạo. Song tịch gọi là chỉ, song chiếu gọi là quán. Định Huệ, nếu không quân bình thì chẳng phải là chánh thọ, làm sao gọi là Tam Muội cho được. Ở đây nói chiếu mà thường tịch chính là tâm vô niệm, tịch mà thường chiếu là địa vị cấu kết của Tam Muội niệm Phật này. Nên Tam Muội này có thể sinh Định Thủ Lăng Nghiêm Sư Tử Hống vậy. Kinh Bồ Tát niệm Phật Tam Muội có bài kệ phá tướng :
Chơn kim sắc niệm Phật
An trụ tâm không chấp
Quán tên Phật là gì ?
Nhiếp tâm hằng tiếp nối,
Sắc vàng không Như Lai
Bốn ấm cũng như vậy
Lìa sắc không Như Lai
Tưởng sắc nên phải biết,
Đây là Phật Thế Tôn,
Chỗ tối thắng tịch tịnh.
Khéo diệt hết tất cả
Ngoại đạo, các tà kiến
Như vua rồng làm mưa,
Thấm ướt hết tất cả.
Bài kệ trên nói rõ Lục độ vạn hạnh chưa có một pháp nào không phải là niệm Phật Tam Muội.
Hỏi : Lý môn đã giải thích, nguyện chỉ bày sự môn, làm cho người học đời sau được chân thật vô niệm, thực hành bát nhã ba la mật, mở cửa thiền định thậm thâm của vô tướng Đại thừa, đâu chẳng lợi ích ư ?
Đáp : Lý và sự lợi ích như nhau. Trước đã nói lý của sự rồi giờ đây nói sự của lý. Kinh Đại Phẩm nói : 'Phật vì những người căn độn nên nói các pháp vốn không tịch, do đó họ sinh ra kiến chấp. Vì người căn lợi nói chư Phật tướng hảo như sen không dính bùn. Ông Tu Bồ Đề là hàng Tiểu Thừa hiểu Không thứ nhất ở Hội Pháp Hoa được thọ ký hiệu Danh Tướng Như Lai; vì Ngài Tu Bồ Đề hiểu không mà còn hiểu bất không. Nếu ngũ trần là không thì đâu có hiệu là Danh Tướng và được Phật thọ ký. Phàm Phật sinh từ tâm nên Pháp Ban Chu từ vô niệm mà đến, cảnh Phật hiện tiền, Hạnh Bất Khinh trong Pháp Hoa do thấy tứ chúng mà khởi tưởng là Phật nên mau thành tựu Pháp thân. Tâm vô niệm là dứt các loạn tưởng, nếu người niệm Phật chỉ khéo tưởng một vị Phật cũng được gọi là vô niệm vì dứt các loạn tưởng. Kinh Văn Thù Bát Nhã nói : 'Như người học bắn, tập lâu thì giỏi, sau đó dù vô tâm tên bắn ra đều trúng mục tiêu. Nếu người tu Nhất Hạnh Tam Muội, tùy theo phương nào Phật ở, nhất tâm hướng về, chuyên xưng danh hiệu, mỗi niệm tương tục, liền ở trong lúc niệm thấy chư Phật trong ba đời. Vì thế, Kinh Phương Đẳng nói : 'Cố gắng niệm Phật, đừng cho thôi dứt, Phật sẽ hiện ra.' Kinh Tọa Thiền Tam Muội nói : 'Bồ tát tọa thiền không niệm tất cả, chỉ niệm một Phật, trước niệm sắc thân vàng ánh, kế niệm Phật thân cao lớn, cho đến các công đức pháp thân đều cũng niệm như vậy'. Nên biết không dùng chẳng niệm làm vô niệm, vì niệm tức là vô niệm. Kinh Lăng Già nói : 'Dùng độc công độc, nay thời dùng niệm để dứt hết các niệm, khi niệm đã thuần thục, không cần toan tính mà vẫn thành tựu, không cần dùng sức. Như kiếm khách, khéo dùng kiếm, quăng cao trên không rồi dùng bao đeo ở sau lưng hứng lấy chính xác không hề sai sót. Đầu bếp thiện nghệ cắt thịt trên thớt có lót vải mỏng, không bao giờ đứt vải, người giỏi múa có thể gót chân trổi thành âm nhạc. Tất cả đều nhờ thuần thục mà nên. Khởi Tín Luận nói : Nên biết rằng tuy có nói mà không có năng nói có thể đặng, tuy niệm cũng không có năng niệm có thể đặng, gọi là tùy thuận chơn như. Nếu lìa được niệm thì gọi là được vào chơn như. Người muốn vào được vị vô niệm chỉ có Phật, vì đây là địa vị cứu kính của Diệu Giác, vì rõ được cái tính của Tâm sơ sanh. Sơ tướng này hiệu là vô niệm., chẳng phải Bồ Tát Thập địa có thể biết được. Hiện tại, mọi người đều ở địa vị thập tín, nếu không y theo Bồ tát Mã Minh từ chỗ năng thuyết mà vào vô thuyết, từ niệm mà vào vô niệm. Như người muốn xây lầu trăm từng mà không xây móng cho chắc, thì việc đổ ngả là việc dĩ nhiên ! Trong Kinh Lăng Nghiêm nói rõ niệm Phật Tam Muội : 'Nếu tâm chúng sanh thường nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền hay tương lai chắc được thấy Phật, cách Phật chẳng xa, không mượn phương tiện mà tự mình được tâm mở tỏ.' Giả sử chúng sanh tâm có niệm thì cách Phật rất xa vì sao kinh nói chẳng xa, vì sao lại nói không cần mượn phương tiện mà tâm được mở tỏ. Cần phải suy nghĩ kỷ đó !
16. Liễu được cảnh giới của tâm thì vọng tưởng không sanh
Hỏi : Không liễu (hiểu rõ) tâm và duyên liền có hai thứ vọng tưởng, nay còn có ông Phật sở (bị) niệm và tâm năng niệm đâu chẳng phải là hai vọng tưởng ư ?
Đáp :Kinh Lăng Già nói : 'Liễu tâm và cảnh giới, vọng tưởng liền chẳng sanh.' Tâm chẳng sanh nầy là tâm xa lìa các thứ năng tướng và sở tướng. Nay người niệm Phật niệm ngàn vòng chữ vạn ở ngực Phật, và quán mắt xanh và bạch hào của Phật đều từ trong tự tâm của ta, không có Phật có thể được, duyên đã không có, tâm làm sao có được. Cái năng tướng của niệm và cái sở tướng của Phật vốn tự nó đã xa lìa, thì hai vọng tưởng trụ ở chỗ nào ? Các bậc tiên thánh trao thọ cho nhau vì biết vọng tưởng không có tánh (thực thể). Quán thật tướng Phật, quán thân Phật cũng vậy, gặp cảnh đều chơn, không tâm không Phật, lý Trung đạo bao trùm tất cả, đâu còn có ông Phật sở duyên ư? Như trên mặt có chấm mực, người xem gương ghét chấm mực, cố chùi chấm mực trên gương làm sao chùi được. Chuyện tốt xấu phải quấy ở trong tâm như vết mực soi gương, không liễu tự tâm cứ cố chùi trên gương làm sao chùi được. Phải rửa vết mực trên mặt, thì mặt gương không còn chấm mực. Như vậy hiểu được từ tâm thì muôn cảnh đều chơn. Người không biết chấp đá cho là châu báu, hiểu được tự tâm chúng sanh tức là Phật.
Tề Hướng cư sĩ viết thư đến Huệ Khả Thiền sư nói : Bóng là do hình khởi, vang theo tiếng đến, giởn bóng nhọc hình chẳng biết hình là gốc của bóng; to tiếng mà ngăn vang không biết tiếng là nguồn cội của vang. Người bỏ phiền não mà tìm Niết bàn là người lánh hình mà tìm bóng. Người lìa chúng sanh mà cầu quả Phật là người cố im tiếng mà tìm vang. Nên biết rằng mê và ngộ một đường, ngu và trí không khác. Không có danh mà làm ra cho có danh, do cái danh đó mà phải quấy sinh ra. Không có lý mà làm ra lý, do lý ấy mà có tranh luận. Nên biết huyển hóa chẳng phải chơn thì ai phải ai quấy, hư dối không thật thì cái nào có cái nào không. Nên biết được không chỗ được, mất không chỗ mất, ý ấy có đúng không ?
Huệ Khả Thiền sư dùng kệ đáp :
Nói chơn pháp nầy đúng sự thật,
Hợp lý mầu nhiệm có khác chi,
Người mê xem Ma ni là ngói gạch,
Giác rồi thấy nó chính chân châu,
Vô minh trí tuệ đều không khác,
Biết rằng muôn pháp thảy đều như,
Ông đã phá rồi hai kiến chấp,
Viết ra ý chỉ ở thư này,
Quán mình và Phật không sai khác,
Cần gì tìm kiếm nó làm chi.
Hai Thượng sĩ này, y theo Đại sư Đạt Ma đúng pháp mà dụng tâm đều là niệm Pháp thân Phật trung đạo đệ nhất nghĩa, chắc chắn không thể lìa niệm mà có vô niệm, lìa sanh mà có vô sanh, nếu lìa mà biệt lập thì rõ ràng không hiểu phiền não tức Niết Bàn, chúng sanh tức chư Phật. Đâu thể gặp ngói gạch mà coi như chân châu. Nếu lìa một không thể được thì niệm Phật là thật vô niệm, vãng sanh mà thật vô sanh nghĩa ấy rõ ràng. Nếu trời thu trong vắt, mặt nguyệt ra khỏi mây, đâu thể đồng với người ngu cố xem đầu ngón tay mà không nhìn mặt nguyệt.Thật đáng tiếc !
17. Muốn cầu Phật đạo nên cầu tâm mìmh
Hỏi : Kinh Duy Ma nói : 'Chúng sanh muốn cầu Phật đạo nên cầu tự tâm mình'. Vì sao không cầu tự tâm lại đi cầu ông Phật ở ngoài, như thế không phải trái với ý chỉ của kinh sao ?
Đáp : Tôi thường bảo : Chẳng phải ngoài tâm có pháp, chẳng phải ngoài pháp có tâm. Thế giới Cực Lạc và Thế Tôn A Di Đà chính tự tâm ông; chẳng lìa tất cả tâm tưởng của chúng sinh, chính là ý chỉ của kinh Duy Ma vậy. Lại Tâm chúng sanh thường ở ba cảnh :
1. Ở cảnh thiện tu niệm Phật Tam Muội là điều chí thiện trong các điều thiện.
2. Ở cảnh bất thiện gọi là ba độc và các điều ác.
3. Ở cảnh vô ký thì tâm chẳng an trụ, không duyên thiện ác.
Lý tuy có ba nhưng nói cho thuận lý chỉ ở chỗ chí thiện.
Kinh nói : 'Chấp ta là nhơ, không chấp ta là sạch', vì không hiểu thể của Pháp tánh vốn không có xan tham, nếu ngược với Pháp tánh mà không làm việc bố thí, dù có làm việc bố thí đương nhiên chấp trụ ở chỗ thí, không thể bố thí đâu chẳng phải là nhơ sao ? Nếu người có thể hiểu rõ tùy thuận theo pháp tánh, làm việc bố thí mà không có tướng bố thí, khéo thuận ở nơi lý chẳng phải tịnh sao? Bất thiện và vô ký trái với pháp tánh không thể so sánh với việc chí thiện được. Phật bảo Thắng Thiên Vương: 'Các bậc Đại Bồ tát học pháp Bát nhã Ba La Mật, tu thiền Ba La mật, nên quán tâm mình, làm ở cảnh nào? Nếu là cảnh thiện thời khuyên gắng tu tập, thí như hoa sen không chút bụi nhơ, nếu là pháp bất thiện thì không được tạm trụ. Như thế, lý thuận là phải hành thiện tâm, ở với cảnh thiện, rõ ràng niệm Phật là giải thoát ở trong tâm. Nếu không tu theo pháp giải thoát nầy thì gọi là mê, phải trầm luân vô số kiếp. Người ngộ thì chứng đạo dễ như trở bàn tay, phương pháp tập thiền cũng như gương sáng, người thực hành hợp lý sẽ được viên mãn. Vì thế, Như Lai xét các Tam Muội chỉ có niệm Phật Tam Muội là vua trong các pháp Thiền. Ngoài ra thiền có đối đải đều thuộc về phàm phu định. Nhưng Tam Muội Bảo Vương không trụ ở tướng tôn ti, tà chánh, sinh tử Niết bàn, phiền não bồ đề, tịnh loạn, cho đến việc thành chánh giác, độ chúng sanh, tọa đạo tràng đều không chỗ được. Các tướng như thế đều không thể trụ. Trung đạo còn bỏ huống hồ ở hai bên. Kinh Chư Pháp Vô Hành kệ nói :
Ví như người, ở trong mộng
Được Đạo Phật, độ chúng sanh
Đây không Đạo, không chúng sanh
Tánh Phật Pháp, cũng như vậy
Tọa đạo tràng, không chỗ được
Nếu không được, thì không có
Minh vô minh, đồng một tướng.
Biết như vậy , là Thế Tôn
Tánh chúng sanh, là Bồ Đề.
Tánh Bồ đề, là chúng sanh.
Chúng Bồ Tát, cũng không hai
Biết như thế, là Thế Tôn.
18. Dùng ba nghiệp cúng dường là tiêu biểu kính trọng.
Hỏi : Quán môn Tam Muội đã nghe được chỗ thâm diệu, còn dùng ba nghệp cúng dường, khi Phật đã viên tịch có nhiều phước bằng lúc Phật còn tại thế không ?
Đáp : Cúng dường bể pháp giới là trong muôn hạnh, người tịnh ba nghiệp đều gọi là cúng dường, nếu đứng về sự mà luận phước cũng rất nhiều, huống là dùng lý cúng dường thì phước nhiều vô lượng. Nói về lý, hành giả quán tất cả pháp hoặc thường, hoặc vô thường đều không chỗ được. Đối trước Phật tượng rộng trang nghiêm cúng dường, phước đức cũng đồng như lúc Phật còn tại thế, dùng hoa hương đầy khắp các cõi cúng dường phước nhiều vô lượng. Nên trong hội Pháp Hoa, Đức Dược Vương đốt tay cúng dường, hiến Bảo Tháp của Đức Phật Tịnh Minh, thân vàng tỏa sáng chiếu khắp 10 phương đó chính là Bồ Tát Hỉ Kiến. Người đời nay chỉ suy theo tự tâm là do tập khí xan tham, giải đãi, hoặc ở xa chỗ hoa, cây chẳng kính, trái với các nghi lễ phụng hiến là do lòng ngã mạn sâu dày mà ra. Đức Phật tuy hiện bày tướng diệt nhưng thật chẳng diệt. Như ông Đinh Lan ngày xưa, khi mẹ mất, ông lấy gỗ khắc tượng mẹ, quạt nồng ấp lạnh coi như còn sống, hiện còn ghi trong sử xanh, cho đến bây giờ người đời vẫn còn khen ngợi không dứt.
Ngày Đức Như Lai còn tại thế, thân tướng trang nghiêm vi diệu, bất cứ ai khi gặp Ngài đều phát khởi ý đạo. Đức Như Lai ẩn dấu như mặt nguyệt sau lớp mây mờ, người đời không còn thấy chơn dung, chỉ còn kinh điển để lại. Vì vậy, người đối trước hình tượng, phát khởi ý vô thượng chí thành dâng lên một cành hoa cũng là ít người, nhớ Phật vẫn thường trụ trong đời, thường phát khởi tâm thường cúng dường cũng rất khó có.
Kinh Niết Bàn nói : 'Cho đến người chí thành dâng cúng Phật một cành hoa, chắc được sanh về Tịnh Độ Bất Động'. Như thế, cúng một nén hương, một cành hoa, một ngọn đèn, một khúc nhạc, cho đến những vật ăn uống, hết lòng dâng cúng chư Phật trong ba đời là diệu nhân sanh về Tịnh độ, là các bậc Thánh nguyên thỉ, đâu được khinh thường việc ấy. Có người cuồng ngu chấp tâm không cho rằng : hiến hoa ở trong tâm, hiến cúng đèn ở trong tâm, đốt hương ở trong tâm, lễ Phật ở trong tâm nào khác các con vượn múa mai gạt người, nói dối có cây me có nhiều trái ở đằng kia để người đi nắng đở khát. Có người còn cho rằng cứ mặc y trong tâm, ăn cơm trong tâm, làm sao no lòng ấm thân, chắc chắn sẽ bị khốn khổ triền miên. Vì vậy, cần phải dùng lục độ muôn hạnh đập tan cái tâm chấp không đó. Lời nói chỉ tâm chấp không nhiều lỗi lầm như thế, không thể không cẩn thận. Du già quán Hạnh chuyên quán cũng thường dùng sự, lấy tướng làm tiêu biểu, không chấp chỉ có tâm, thường dâng hoa hương cúng dường sáu thời không thiếu.
19. Giao báo của sự tin và bỏ của dâng hoa không tướng
Hỏi : Hoa là sự, lý ở chỗ nào ? Người tin và không tin bị quả báo thế nào ?
Đáp : Hoa là lý. Thuở xưa có vị Vương tử tên là Vô Sở Úy đem một cành hoa sen cúng dường Phật Bảo Tạng. Phật bảo : 'Ông lấy hoa sen ấn vào hư không, nay ta tặng cho ông tên là Hư Không Ấn, tương lai sẽ thành Phật, thế giới tên Hoa, Phật hiệu là Liên Hoa Tôn. Hoa có thể ấn vào hư không thì Hoa chẳng phải là Hoa. Hoa chẳng phải là Hoa nên Hoa là Thế giới, hoa là Phật. Trong kinh Đại Phương Quảng Tổng Trì nói : ' Có vị Tỳ Kheo tên Tịnh Mạng, trụ trong chánh kiến đem cành hoa cúng dường Phật. Tỳ kheo Pháp Hạnh trụ trong tà kiến, đã được tứ thiền, thường cho Bát Nhã Không Tôn là thù thắng, chê Pháp sư Tịnh Mạng đem hoa cúng dường Phật. Chỉ một lời chê ấy, bị quả báo sáu muôn đời không lưỡi. Đến khi thành Phật vẫn còn bị quả báo ở trong cõi đời ngũ trược. Tỳ Kheo Pháp Hạnh kia đâu phải người nào lạ, đó chính là Đức Thích Ca mâu Ni. Phật dạy : Người ít hiểu biết ở trong pháp ta chấp vào hai kiến chấp, trọng lý không, khinh sự thật, khi mạng chung bị đọa vào địa ngục, trải qua trăm nghìn kiếp. Người muốn tu Bát Nhã Ba La Mật được Đại Bồ Đề, cần học Vua Ca Thi Ca, thực hành hạnh Bồ Tát đã bỏ thân yêu quý, bố thí đầu, mắt, tủy, não. Ngài đâu có phải là ngu si không có trí huệ mà muốn tu đầy đủ sáu pháp Ba La Mật vậy. Nếu chấp lý Không cho là phải, các việc khác cho là sai, đó là nghiệp ma. Đâu thể vọng dùng ngoan không cho là chơn không. Quả báo không lưỡi tự mình chuốc lấy. Đức Như Lai tự dẫn cái sai lầm ở tiền kiếp là muốn chúng sanh thấy xe trước ngã, xe sau phải tránh đi.
Một cành hoa như thế, tất cả hình tượng, gổ đất, lụa tre các kinh, cạo tóc Tăng Ni, trụ trì Tam Bảo, học Giới Định Huệ, chẳng luận phước điền hay không phước điền, tất cả đều phải kính trọng, đều vào trong bể pháp giới dùng ba nghiệp để cúng dường. Kinh Pháp Hoa có bài kệ :
Hoặc người trong tháp miếu,
Tượng cốt và tượng vẽ,
Dùng hoa hương màn lọng,
Kính trọng mà cúng dường,
Cho đến một tiếng nhỏ
Đều đã thành Phật Đạo.
20. Muôn thiện đồng về đều thành Tam muội
Hỏi : Người cúng dường đèn trường minh được sanh về cung trời Nhật Nguyệt, người cúng hoa, hương, màn, lọng cùng đèn không khác, quả thật được phước sanh về cõi trời, vì sao lại nói tất cả đều thành Phật ?
Đáp : Đế vương đi tuần đem theo ngàn quan, muôn xe, kẻ hạ người hầu đều mang chữ Ngự và mang Thiên Trượng. Nếu người phạm đến thiên trượng, đều có thể bị giết. Khi xe giá trở về cung, mỗi người về vị trí của mình, nếu xưng chữ Ngự cũng bị hành hình. Các quan và kẻ hầu hạ thì đồng mà mỗi thời gian trách nhiệm và tư cách khác nhau. Hoa lọng hương đèn không theo ý chỉ của Kinh Pháp Hoa thì đó là phước báu ở cung trời. Nay gặp Tam Muội Bảo Vương như người có Thiên Trượng của Vua, dù hiến một hoa đều đã thành Phật Đạo. Đây là duyên khởi từ hạt giống Phật, dĩ nhiên kết quả Phật đều đâu đó rõ ràng, như chim về núi Tu Di đều đồng một sắc, muôn sông chảy về biển cả, không kể chung các tên. Nên Kinh Đại Bảo Tích nói : 'Ngài Văn Thù ở hội Phổ Môn, họp hết Trời rồng, tám bộ, địa ngục, súc sanh, sắc thanh hương v..v.. Tất cả pháp đều thành Tam Muội, cũng như sợi lông chứa bể cả, hột cải chứa hết núi Tu Di. Đâu phải do thần lực của lông và hạt cải mà do tánh lực của chánh nhân. Nên biết, thấy bằng mắt, đi bằng chân, thấy ngay thì đi ngay, thấy vạy thì đi vạy, chỗ sâu cạn của ma và Phật đều căn cứ vào chỗ thấy biết. Một hạnh đã như vậy, muôn hạnh cũng thế.
Pháp Hoa Tam Muội tức Niệm Phật Tam Muội, Đức Như Lai gọi là Thắng Định, vì Tam muội Bảo Vương là quang minh tạng, là châu trừ tội, là đèn soi tà kiến, là người dẫn đường cho kẻ mê, là ấn vàng của Vương Tử, là kho báu của người nghèo, là Không Tam Muội, là Thánh Tam Muội, là Đà La Ni, là chân tư duy, là quán tối thắng, là quán pháp Tam Muội tiêu ác nghiệp .... Nên biết giáo, lý, hành, quả và tám muôn bốn ngàn Pháp Ba La Mật, đều là tên khác của Niệm Phật Tam Muội này.
Nếu người hiểu được Tam Muội này thì hiến cúng một cành hoa là hiến cúng khắp cõi nước của Ba đời chư Phật. Niệm một vị Phật là thể thông suốt đến Phật ở vị lai, như lấy đại địa làm mục tiêu, đâu có mũi tên nào không trúng. Không được như vậy thì trái với ý chỉ của kinh Tư Ích chê trách sợ không, bỏ không, làm không, lấy không sao !
Phần lưu thông
Khách thưa : Bậc lương y đi rồi còn lưu sách quí, nhà buôn đi xa nhưng còn gởi lại vàng ròng, chỗ mầu nhiệm của các bậc Tiên Hiền bất cứ người nào cũng có phần thừa hưởng. Đệ tử dở đạo dốt học, nhưng muốn biết Tam Muội, hy vọng được nghe chỗ cao siêu thật tế. Những áo chỉ đã trình bày qua là bảo ấn của chánh pháp, động và tịch cùng chiếu, lý và sự viên dung, mỗi tâm đều chơn, chạm vật đều tăng trưởng. Một lần xưng Nam Mô, đều thành Phật Đạo, móng tay vừa khảy tốc chứng Bồ Đề, chẳng cần nhọc sức mà đạt ý chỉ Pháp Hoa, mắt lòa bị kim vàng gở sạch, ý nghĩa của 20 chương đệ tử chưa từng được nghe, rất vui mừng thấy chúng sanh nhờ đây mà rửa sạch tội cấu, được dạo chơi trên cõi bữu trang nghiêm, đâu có gì may mắn bằng. Đệ tử nguyện trong đời này, được thọ ký quả vị đề hồ, biết chư Phật trong tương lai là chúng sanh hiện tại. Đệ tử cúi đầu đảnh lễ Tháp Đa Bảo, đối với Tăng Liên Hoa, con cũng khắp quán 10 phương, niệm đủ 3 đời, hồ quỳ chắp tay nói kệ rằng :
Một lòng nhớ niệm Phật quá khứ
Cùng nhớ Thế Tôn đời vị lai
Hiện tại tất cả Điều Ngự Sư
Học hết quý Ngài lời thuyết pháp
Không có một Phật ở quá khứ
Cũng không đời nầy và đời sau
Chỉ có Thiền lớn thanh tịnh này
Phật không nói chứng hoặc hay nói.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 3 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.147.124 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập