Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Kinh [摩訶般若波羅蜜經] »» Bản Việt dịch quyển số 25 »»

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Kinh [摩訶般若波羅蜜經] »» Bản Việt dịch quyển số 25


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.67 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.8 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Bát Nhã Ba La Mật

Kinh này có 27 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 |
Việt dịch: Thích Trí Tịnh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

PHẨM THẬT TẾ
THỨ TÁM MƯƠI

Ngài Tu Bồ Ðề bạch đức Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Nếu chúng sanh rốt ráo bất khả đắc thì Bồ Tát vì ai mà thật hành Bát nhã ba la mật?”.
Ðức Phật bảo Ngài Tu Bồ Ðề: “Bồ Tát vì thật tế mà hành Bát nhã ba la mật.
Này Tu Bồ Ðề! Nếu thật tế cùng chúng sanh tế dị biệt thì Bồ Tát chẳng hành Bát nhã ba la mật. Nhưng do vì thật tế, chúng sanh tế chẳng dị biệt nên Ðại Bồ Tát vì lợi ích chúng sanh mà hành Bát nhã ba la mật.
Lại nữa, này Tu Bồ Ðề! Lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát vì chẳng phá hoại thật tế mà kiến lập chúng sanh trong thật tế.
- Bạch đức Thế Tôn! Nếu thật tế tức là chúng sanh tế thì Bồ Tát kiến lập thật tế ở nơi thật tế.
Bạch đức Thế Tôn! Nếu kiến lập thật tế ở nơi thật tế thì là kiến lập tự tánh ở nơi tự tánh.
Bạch đức Thế Tôn! Chẳng được kiến lập tự tánh ở nơi tự tánh.
Bạch đức Thế Tôn! Tại sao lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát kiến lập chúng sanh ở nơi thật tế?
- Này Tu Bồ Ðề! Thật tế chẳng thể kiến lập ở thật tế, tự tánh chẳng thể kiến lập ở tự tánh.
Nay Ðại Bồ Tát lúc hành Bát nhã ba la mật vì sức phương tiện nên kiến lập chúng sanh ở thật tế.
Thật tế chẳng khác chúng sanh tế. Thật tế cùng chúng sanh tế không hai, không khác.
- Bạch đức Thế Tôn! Những gì là sức phương tiện của Ðại Bồ Tát? Dùng sức phương tiện ấy, Ðại Bồ Tát lúc hành Bát nhã ba la mật kiến lập chúng sanh ở thật tế, cũng chẳng phá hoại tướng thật tế.
- Này Tu Bồ Ðề! Lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát vì sức phương tiện nên kiến lập chúng sanh ở nơi bố thí. Kiến lập xong, Bồ Tát nói bố thí rốt ráo rỗng không: Bố thí như vậy trước, sau, chặng giữa đều rỗng không, người thí rỗng không, quả báo bố thí rỗng không, kẻ thọ nhận cũng rỗng không. Này các người! Trong thật tế, tất cả pháp ấy đều bất khả đắc. Các người chớ quan niệm bố thí khác, người thí khác, quả bố thí khác, kẻ thọ nhận khác. Nếu các người chẳng quan niệm dị biệt thì bố thí có thể đưa đến mùi cam lồ, được quả mùi vị cam lồ. Vì bố thí như thế nên các người chớ chấp trước sắc, chớ chấp trước thọ, tưởng, hành, thức. Tại sao? Bố thí ấy, tướng bố thí rỗng không. Người thí, người thí rỗng không. Quả báo thí, quả báo thí rỗng không. Kẻ thọ nhận, kẻ thọ nhận rỗng không. Trong rỗng không mà bố thí thì bố thí bất khả đắc, người thí bất khả đắc, quả báo thí bất khả đắc, kẻ thọ nhận bất khả đắc. Tại sao? Vì các pháp ấy rốt ráo tự tánh rỗng không vậy.
Lại nữa, này Tu Bồ Ðề! Lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát vì sức phương tiện nên dạy chúng sanh trì giới, bảo họ rằng các người trừ bỏ sát sanh nhẫn đến trừ bỏ tà kiến. Tại sao? Vì pháp mà các người phân biệt không có tánh như vậy. Các người nên suy nghĩ kỹ: những gì là chúng sanh mà muốn giết chết? Dùng những vật gì để giết chết? Nhẫn đến tà kiến cũng suy nghĩ kỹ như vậy.
Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát dùng sức phương tiện như vậy thành tựu chúng sanh.
Ðại Bồ Tát này liền vì chúng sanh mà nói quả báo bố thí, trì giới. Quả báo bố thí, trì giới ấy tự tánh rỗng không.
Biết quả báo bố thí, trì giới tự tánh rỗng không rồi, trong ấy chẳng chấp trước. Vì chẳng chấp trước nên tâm chẳng tán loạn hay sanh trí huệ. Dùng trí huệ ấy dứt diệt tất cả kiết sử phiền não, nhập vô dư Niết Bàn.
Trên đây là pháp thế tục, chẳng phải đệ nhứt thiệt nghĩa. Tại sao? Vì trong rỗng không, không có diệt, cũng không có kẻ diệt. Các pháp rốt ráo không chính đó là Niết Bàn.
Lại nữa, này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát thấy chúng sanh tâm phiền não giận hờn bèn dạy rằng: Người lại đây! Người nên tu hạnh nhẫn nhục, làm người nhẫn nhục, người nên thích nhẫn nhục. Sân hận của người, tự tánh nó rỗng không.
Người nên suy nghĩ kỹ như vầy: Tôi ở trong pháp nào mà giận? Ai là người giận? Người bị giận là ai? Pháp ấy đều không. Pháp tánh không ấy không có lúc nào là chẳng rỗng không. Rỗng không ấy chẳng phải do Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Bích Chi Phật làm ra, cũng chẳng phải do chư Thiên hay quỷ thần làm ra.
Người nên suy nghĩ kỹ như vầy: Giận ai? Ai là người giận? Những gì là sự giận? Tất cả pháp ấy tự tánh rỗng không. Pháp rỗng không không có chỗ giận.
Như vậy, này Tu Bồ Ðề! Lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát dùng pháp nhơn duyên ấy kiến lập chúng sanh nơi tánh không, thứ lớp lần lần chỉ dạy cho họ được lợi ích vui mừng, cho họ được Vô Thượng Bồ Ðề. Ðây là pháp thế tục, chẳng phải đệ nhứt thiệt nghĩa. Tại sao? Vì trong tánh không ấy không có người được, không có pháp được, không có chỗ được.
Này Tu Bồ Ðề! Ðó gọi là pháp thật tế tánh không.
Ðại Bồ Tát vì chúng sanh mà hành pháp ấy.
Chúng sanh ấy cũng bất khả đắc. Tại sao? Vì tất cả pháp rời lìa tướng chúng sanh vậy.
Lại nữa, này Tu Bồ Ðề! Lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát vì sức phương tiện nên thấy chúng sanh giải đãi dạy cho họ thân tinh tiến, tâm tinh tiến, bảo họ rằng: Này các người! Trong tánh không của các pháp không có giải đãi, không có người giải đãi, tánh của tất cả pháp này đều không, không gì vượt qua tánh không. Các người sanh thân tinh tiến, tâm tinh tiến. Vì sanh pháp lành nên chớ có giải đãi. Ðây là pháp lành: hoặc bố thí, hoặc trì giới, hoặc nhẫn nhục, hoặc tinh tiến, hoặc thiền định, hoặc trí huệ, hoặc các thiền định giải thoát tam muội, hoặc tứ niệm xứ đến bát thánh đạo, hoặc không vô tướng, vô tác giải thoát môn đến mười tám pháp bất cộng. Chớ có giải đãi.
Này các người! Trong tánh không của tất cả pháp ấy phải biết không có tướng đối ngại. Trong pháp không đối ngại ấy, không có người giải đãi, không có pháp giải đãi.
Như vậy, này Tu Bồ Ðề! Lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát dạy chúng sanh cho họ an trụ tánh không, chẳng rơi vào pháp có hai. Tại sao? Vì trong tánh không ấy không có hai, không có dị biệt vậy. Pháp không hai ấy không có chỗ chấp trước được.
Lại nữa, này Tu Bồ Ðề! Lúc hành tánh không Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát dạy chúng sanh cho họ tinh tiến, bảo họ rằng: Này các người! Phải siêng năng tinh tiến hoặc bố thí, hoặc trì giới, hoặc nhẫn nhục, hoặc tinh tiến, hoặc thiền định, hoặc trí huệ, hoặc thiền định giải thoát tam muội, hoặc tứ niệm xứ đến bát thánh đạo phần, hoặc không, vô tướng, vô tác giải thoát môn, hoặc Phật thập lực, hoặc tứ vô úy, hoặc tứ vô ngại trí, hoặc mười tám pháp bất cộng, hoặc đại từ, đại bi. Với các pháp ấy các người chớ quan niệm là tướng hai, cũng chớ quan niệm là tướng chẳng hai.
Tại sao? Vì tánh các pháp ấy đều không. Pháp tánh không này, chẳng nên dùng tướng hai để quan niệm, cũng chẳng nên dùng tướng chẳng hai để quan niệm.
Như vậy, này Tu Bồ Ðề! Lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát vì sức phương tiện nên thành tựu chúng sanh. Thành tựu chúng sanh xong, thứ đệ dạy cho họ được quả Tu Ðà Hoàn, quả Tư Ðà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, đạo Bích Chi Phật, nhập Bồ Tát vị, được Vô Thượng Bồ Ðề.
Lại nữa, Này Tu Bồ Ðề! Lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát thấy chúng sanh loạn tâm bèn dùng sức phương tiện vì lợi ích chúng sanh nên bảo họ rằng: Này các người! Phải tu thiền định, các người chớ sanh loạn tưởng, phải sanh nhứt tâm. Tại sao? Tánh của các pháp ấy đều là tánh không. Trong tánh rỗng không ấy không có pháp để được, hoặc là loạn hoặc là nhứt tâm. Các người an trụ trong tam muội ấy, chỗ có những tác nghiệp hoặc là thân, là khẩu, là ý, hoặc bố thí, trì giới, nhẫn nhục, hoặc siêng tinh tiến, hành thiền định, tu trí huệ, hoặc hành tứ niệm xứ đến bát thánh đạo phần, hoặc hành các giải thoát, các định thứ đệ, hoặc hành Phật thập lực đến đại từ đại bi, hoặc hành ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hình hảo, hoặc Thanh Văn đạo, Bích Chi Phật đạo, Phật đạo, hoặc quả Tu Ðà Hoàn, quả Tư Ðà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, hoặc đạo Bích Chi Phật, hoặc nhứt thiết chủng trí, hoặc thành tựu chúng sanh, hoặc tịnh Phật quốc độ. Các người phải tùy theo sở nguyện của mình mà thật hành để được an trụ tánh không.
Như vậy, Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật dùng sức phương tiện vì làm lợi ích chúng sanh nên từ khi sơ phát tâm trọn chẳng lười bỏ, thường cầu pháp lành để lợi ích chúng sanh, từ một cõi Phật đến một cõi Phật, theo chư Phật nghe pháp, bỏ thân thọ thân nhẫn đến Vô Thượng Bồ Ðề trọn chẳng quên mất.
Chư Bồ Tát ấy thường được các đà là ni, các căn đầy đủ, đó là thân căn, ngữ căn và ý căn.
Tại sao? Vì Ðại Bồ Tát này thường tu nhứt thiết chủng trí. Vì tu nhứt thiết chủng trí nên tất cả đạo hạnh đều tu, hoặc là đạo Thanh Văn, đạo Bích Chi Phật, hoặc là đạo Bồ Tát thần thông. Lúc hành đạo thần thông, Bồ Tát thường lợi ích chúng sanh, vào trong năm loài sanh tử mà trọn chẳng hao mất.
Như vậy, Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật an trụ tánh không dùng thiền định lợi ích chúng sanh.
Lại nữa, Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật an trụ tánh không, vì sức phương tiện nên lợi ích chúng sanh, bảo họ rằng: Này các người! Phải quán tất cả pháp tánh không. Các người nên làm các nghiệp: hoặc thân nghiệp, hoặc khẩu nghiệp, hoặc ý nghiệp hướng đến mùi vị cam lồ. Trong tánh không không có pháp thối lui, cũng không có người thối. Bởi tánh không chẳng phải là pháp. Ở trong pháp vô sở hữu sao lại có thối!
Này Tu Bồ Ðề! Lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát dạy bảo chúng sanh như vậy, thường chẳng lười bỏ.
Bồ Tát này tự thật hành thập thiện, cũng dạy người khác làm thập thiện. Với năm giới, bát giới trai cũng như vậy.
Bồ Tát này tự hành tứ thiền, cũng dạy người khác hành tứ thiền. Thường tự hành từ, bi, hỉ, xả, tự hành bốn định vô sắc, tự hành tứ niệm xứ đến tám phần thánh đạo, tự hành Phật thập lực đến mười tám pháp bất cộng, đến tám mươi tùy hình hảo, cũng dạy người khác hành từ tâm nhẫn đến hành tám mươi tùy hình hảo như vậy.
Bồ Tát này ở trong quả Tu Ðà Hoàn sanh trí huệ nhưng chẳng an trụ trong quả ấy, cũng dạy người khác được quả Tu Ðà hoàn, nhẫn đến A La Hán cũng vậy.
Bồ Tát này tự ở trong đạo Bích Chi Phật sanh trí huệ nhưng chẳng an trụ trong đó, cũng dạy người khác được đạo Bích Chi Phật.
Bồ Tát này tự mình đến đạo Vô Thượng Bồ Ðề, cũng dạy người khác được đạo Vô Thượng Bồ Ðề.
Như vậy, Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật vì sức phương tiện nên trọn chẳng lười bỏ”.
Ngài Tu Bồ Ðề bạch đức Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Nếu tánh các pháp thường không. Trong tánh thường rỗng không ấy, chúng sanh bất khả đắc, pháp và phi pháp cũng bất khả đắc thì đại Bồ Tát thế nào cầu nhứt thiết chủng trí?”.
Ðức Phật bảo Ngài Tu Bồ Ðề: “Ðúng như vậy. Ðúng như lời ông nói, tánh các pháp đều không. Trong tánh không ấy, chúng sanh bất khả đắc, pháp và phi pháp cũng bất khả đắc.
Này Tu Bồ Ðề! Nếu tất cả pháp tánh chẳng không thì Ðại Bồ Tát chẳng Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý cứ tánh không thành Vô Thượng Bồ Ðề và vì chúng sanh nói pháp tánh không.
Này Tu Bồ Ðề! Sắc tánh rỗng không, thọ, tưởng, hành, thức tánh rỗng không. Lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát nói pháp ngũ ấm tánh không, pháp thập nhị nhập tánh không, pháp thập bát giới tánh không, pháp tứ thiền, tứ tâm, tứ vô sắc định tánh không, pháp tứ niệm xứ đến bát thánh đạo phần tánh không, pháp ba môn giải thoát, tám bội xả, chín định thứ đệ, mười trí lực, bốn vô úy, bốn trí vô ngại, mười tám pháp bất cộng, đại từ đại bi, ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hình hảo đều tánh không.
Ðại Bồ Tát cũng nói những pháp Tu Ðà Hoàn quả, Tư Ðà Hàm quả, A Na Hàm quả, A La Hán quả, Bích Chi Phật đạo, nhứt thiết chủng trí dứt tập chủng phiền não đều tánh không.
Này Tu Bồ Ðề! Nếu nội không nhẫn đến vô pháp hữu pháp không mà tánh chẳng không thì phá hoại tánh không.
Này Tu Bồ Ðề! Tánh không ấy chẳng thường, chẳng đoạn. Tại sao? Vì tánh không ấy không chỗ trụ, cũng không chỗ từ đâu lại, cũng không chỗ từ đâu đi. Ðây gọi là tướng pháp trụ. Trong đây không có pháp, không có trụ, không có tán, không có tăng, không có giảm, không có sanh, không có diệt, không có cấu, không có tịnh. Ðây là các pháp tướng.
Ðại Bồ Tát an trụ trong các pháp tướng ấy phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề chẳng thấy pháp có chỗ phát, không có phát, không có trụ. Ðây gọi là tướng pháp trụ.
Lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát ấy thấy tất cả pháp tánh không, chẳng thối chuyển Vô Thượng Bồ Ðề. Tại sao? Vì Bồ Tát ấy chẳng thấy có pháp hay chướng ngại thì ở chỗ nào mà sanh nghi. Ðây gọi là Vô Thượng Bồ Ðề.
Tánh không ấy chẳng có chúng sanh, chẳng có ngã, chẳng có nhơn, chẳng có thọ, chẳng có mạng, nhẫn đến chẳng có tri giả, kiến giả.
Trong tánh không ấy, sắc bất khả đắc, thọ, tưởng, hành, thức bất khả đắc, nhẫn đến tám mươi tùy hình hảo bất khả đắc.
Này Tu Bồ Ðề! Ví như đức Phật hóa làm tứ chúng: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu bà Di, rồi thường vì tứ chúng này mà thuyết pháp ngàn vạn ức kiếp chẳng dứt. Ý của ông nghĩ sao, hóa chúng ấy sẽ được quả Tu Ðà Hoàn, nhẫn đến sẽ được Vô Thượng Bồ Ðề chăng?”.
- Bạch đức Thế Tôn! Không. Tại sao? Vì các hóa chúng ấy không có căn bổn thiệt sự. Tất cả pháp tánh không, cũng không có căn bổn thiệt sự, thì có những chúng sanh nào được quả Tu Ðà Hoàn nhẫn đến được thọ ký Vô Thượng Bồ Ðề?
- Này Tu Bồ Ðề! Cũng như vậy, Ðại Bồ Tát vì chúng sanh nói pháp tánh không. Chúng sanh ấy thiệt bất khả đắc. Vì chúng sanh rơi vào trong điên đảo nên cứu vớt chúng sanh, khiến họ an trụ nơi chẳng điên đảo.
Ðiên đảo tức là không điên đảo.
Ðiên đảo và không điên đảo đều là một tướng mà có nhiều điên đảo, có ít chẳng điên đảo.
Trong chỗ không điên đảo thì không có ngã, không có chúng sanh, nhẫn đến không có tri giả, kiến giả.
Trong chỗ không điên đảo cũng không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức, không có mười hai nhập, nhẫn đến không có Vô Thượng Bồ Ðề.
Ðây gọi là các pháp tánh không.
Lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát an trụ trong đây, ở nơi trong tướng chúng sanh điên đảo mà cứu vớt chúng sanh.
Ðó là trong tướng không chúng sanh, có chúng sanh mà cứu vớt ra. Nhẫn đến trong tướng tri giả, kiến giả mà cứu vớt ra. Ở trong tướng không sắc, thọ, tưởng, hành, thức, có sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà cứu vớt chúng sanh. Mười hai nhập, mười tám giới nhẫn đến tất cả pháp hữu lậu cũng như vậy.
Này Tu Bồ Ðề! Cũng có các pháp vô lậu. Ðó là tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác phần, bát thánh đạo phần. Các páp ấy đều là pháp vô lậu, cũng chẳng bằng tướng đệ nhứt nghĩa.
Tướng đệ nhứt nghĩa ấy vô tác, vô vi, vô sanh, vô tướng, vô thuyết. Ðây gọi là đệ nhứt nghĩa, cũng gọi là tánh không, cũng gọi là Phật đạo. Trong ấy chúng sanh bất khả đắc, nhẫn đến tri giả, kiến giả bất khả đắc, sắc, thọ, tưởng, hành, thức bất khả đắc nhẫn đến tám mươi tùy hình hảo bất khả đắc.
Tại sao vậy?
Vì Ðại Bồ Tát chẳng phải vì đạo pháp mà cầu Vô Thượng Bồ Ðề. Ðại Bồ Tát vì chư pháp thiệt tướng tánh không mà cầu Vô Thượng Bồ Ðề.
Tánh không ấy, tiền tế, hậu tế và trung tế đều tánh không! Thường là tánh không, chẳng có lúc nào là chẳng tánh rỗng không.
Ðại Bồ Tát hành tánh không Bát nhã ba la mật ấy, vì những chúng sanh chấp trước tướng chúng sanh, muốn cứu vớt họ mà cầu đạo chủng trí.
Lúc cầu đạo chủng trí, Ðại Bồ Tát thật hành khắp tất cả đạo như là Thanh Văn đạo, Bích Chi Phật đạo. Ðại Bồ Tát ấy đầy đủ tất cả đạo, cứu vớt chúng sanh ra khỏi là tưởng, chấp trước. Thanh tịnh cõi Phật xong, tùy theo thọ mạng được Vô Thượng Bồ Ðề.
Này Tu Bồ Ðề! Thuở quá khứ, đạo của chư Phật mười phương là tánh không. Thuở vị lai, thuở hiện tại, đạo của chư Phật mười phương là tánh không. Rời tánh không, thế gian không có đạo, không có quả. Cần phải gần gũi chư Phật nghe dạy các pháp tánh không này. Hành pháp này chẳng mất nhứt thiết chủng trí.
- Bạch đức Thế Tôn! Rất là hi hữu. Chư Ðại Bồ Tát có hành pháp tánh không ấy mà cũng chẳng phá hoại tướng tánh không. Ðó là sắc khác với tánh không, thọ, tưởng, hành, thức khác với tánh không, nhẫn đến Vô Thượng Bồ Ðề khác với tánh không.
- Này Tu Bồ Ðề! Sắc tức là tánh không, tánh không tức là sắc. Nhẫn đến Vô Thượng Bồ Ðề tức là tánh không, tánh không tức là Vô Thượng Bồ Ðề.
Này Tu Bồ Ðề! Nếu sắc khác với tánh không, nhẫn đến Vô Thượng Bồ Ðề khác với tánh không thì Ðại Bồ Tát chẳng thể được nhứt thiết chủng trí.
Nay sắc chẳng khác tánh không, nhẫn đến Vô Thượng Bồ Ðề chẳng khác tánh không. Vì thế nên Ðại Bồ Tát biết tất cả pháp tánh không, phát tâm cầu Vô Thượng Bồ Ðề.
Tại sao? Vì trong ấy không có pháp nào hoặc là thiệt hoặc là thường, chỉ vì hành phàm phu chấp trước sắc, thọ, tưởng, hành, thức, có tâm chấp ngã trước nội pháp ngoại pháp, nên thọ lấy thân ngũ ấm sắc, thọ, tưởng, hành, thức kế sau. Vì lẽ ấy mà chẳng thoát được sanh, già, bệnh, chất, sầu bi khổ não, qua lại năm loài.
Vì cớ sự ấy nên Ðại Bồ Tát hành tánh không Bát nhã ba la mật, chẳng phá hoại các pháp tướng sắc, thọ v.v… hoặc không hoặc bất không.
Tại sao? Vì tướng sắc tánh không chẳng phá hoại sắc, đó là sắc, là không, là thọ, tưởng, hành, thức, nhẫn đến Vô Thượng Bồ Ðề cũng như vậy.
Ví như hư không chẳng phá hoại hư không. Nội hư không chẳng phá hoại ngoại hư không, ngoại hư không chẳng phá hoại nội hư không.
Như vậy, Này Tu Bồ Ðề! Sắc chẳng phá hoại sắc tướng không. Tướng sắc không chẳng phá hoại sắc. Tại sao? Vì hai pháp ấy không có tánh có thể có bị phá hoại, đó là không, là chẳng phải không.
Nhẫn đến Vô Thượng Bồ Ðề cũng như vậy.
- Bạch đức Thế Tôn! Nếu tất cả pháp rỗng không vô phân biệt, tại sao Ðại Bồ Tát từ lúc mới phát tâm đến nay phát nguyện rằng tôi sẽ được Vô Thượng Bồ Ðề?
Bạch đức Thế Tôn! Nếu tất cả pháp vô phân biệt, tại sao Bồ Tát phát tâm rằng tôi sẽ được Vô Thượng Bồ Ðề?
Bạch đức Thế Tôn! Nếu phân biệt các pháp chẳng thể được Vô Thượng Bồ Ðề.
- Ðúng như vậy. Này Tu Bồ Ðề! Nếu Ðại Bồ Tát hành hai tướng thì không có Vô Thượng Bồ Ðề. Nếu phân biệt làm hai phần thì không có Vô Thượng Bồ Ðề. Nếu chẳng hai, chẳng phân biệt các pháp thì là Vô Thượng Bồ Ðề.
Bồ Ðề là tướng bất nhị, là tướng bất hoại.
Này Tu Bồ Ðề! Bồ Ðề ấy chẳng hành trong sắc, chẳng hành trong thọ, tưởng, hành, thức. Nhẫn đến Bồ Ðề chẳng hành trong Bồ Ðề.
Tại sao? Vì sắc tức là Bồ Ðề, Bồ Ðề tức là sắc, chẳng hai, chẳng phân biệt. Nhẫn đến mười tám pháp bất cộng cũng như vậy.
Bồ Ðề ấy chẳng thấy vì lấy mà hành, chẳng phải vì bỏ mà hành.
- Bạch đức Thế Tôn! Nếu Ðại Bồ Tát, Bồ Ðề chẳng phải vì lấy mà hành, chẳng phải vì bỏ mà hành, vậy Ðại Bồ Tát, Bồ Ðề chỗ nào mà hành?
- Này Tu Bồ Ðề! Như ý ông nghĩ sao? Như hóa nhơn của đức Phật biến hóa ra hành tại chỗ nào, là hành trong lấy, là hành trong bỏ?
- Bạch đức Thế Tôn! Chẳng phải hành trong lấy, chẳng phải hành trong bỏ.
- Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát, Bồ Ðề cũng như vậy, chẳng phải hành trong lấy, chẳng phải hành trong bỏ.
Này Tu Bồ Ðề! Như ý ông nghĩ sao? A La Hán trong chiêm bao, Bồ Ðề hành chỗ nào? Là hành trong lấy, là hành trong bỏ?
- Bạch đức Thế Tôn! Không. Chẳng phải hành trong lấy, chẳng phải hành trong bỏ. Tại sao? Vì A La Hán rốt ráo không ngủ thì thế nào trong chiêm bao, Bồ Ðề là hành trong lấy, là hành trong bỏ.
- Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát, Vô Thượng Bồ Ðề cũng như vậy. Chẳng phải hành trong lấy, chẳng phải hành trong bỏ, chỗ gọi là hành trong sắc, nhẫn đến hành trong nhứt thiết chủng trí.
- Bạch đức Thế Tôn! Phải chăng Ðại Bồ Tát chẳng hành thập địa, chẳng hành sáu ba la mật, chẳng hành ba mươi bảy pháp trợ đạo, chẳng hành mười tám không, chẳng hành các thiền giải thoát tam muội, chẳng hành mười trí lực, nhẫn đến chẳng hànht ám mươi tùy hình hảo, trụ năm thần thông, tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh, được Vô Thượng Bồ Ðề?
- Ðúng như vậy. Này Tu Bồ Ðề! Ðúng như lời ông nói. Nay Bồ Tát dầu Bồ Ðề không chỗ hành, nếu chẳng đầy đủ thập địa, sáu ba la mật, bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, bốn niệm xứ, nhẫn đến tám mươi tù hình hảo, hạnh thường xả, pháp chẳng hư Luống, pháp chẳng sai lầm, nếu chẳng đầy đủ những pháp ấy thì trọn chẳng được Vô Thượng Bồ Ðề.
Ðại Bồ Tát ấy trụ trong tướng sắc, trụ trong tướng thọ, tưởng, hành, thức, nhẫn đến trụ trong tướng Vô Thượng Bồ Ðề, có thể đầy đủ thập địa, nhẫn đến được Vô Thượng Bồ Ðề.
Tướng ấy thường tịch diệt, không có pháp hay tăng, hay giảm, hay sanh, hay diệt, hay cấu, hay tịnh, có thể đắc đạo, có thể đắc quả.
Vì pháp thế tục đế mà Bồ Tát được Vô Thượng Bồ Ðề chớ chẳng phải đệ nhứt thiệt nghĩa. Tại sao? Vì trong đệ nhứt nghĩa không có sắc, nhẫn đến không có Vô Thượng Bồ Ðề, cũng không có người hành Vô Thượng Bồ Ðề. Tất cả pháp ấy đều vì thế tục mà nói, chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát từ lúc mới phát tâm đến nay hành Vô Thượng Bồ Ðề, Bồ Ðề cũng chẳng tăng thêm, chúng sanh cũng chẳng giảm bớt, Bồ Tát cũng không tăng giảm.
Này Tu Bồ Ðề! Như ý ông nghĩ sao? Nếu người lúc ban sơ đắc đạo trụ vô gián tam muội, được căn vô lậu thành tựu, hoặc quả Tu Ðà Hoàn, hoặc quả Tư Ðà Hàm, hoặc quả A Na Hàm, hoặc quả A La Hán. Lúc bấy giờ ông có sở đắc, hoặc là mộng, hoặc là tâm, hoặc là đạo, hoặc đạo quả chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Không có chỗ được.
- Này Tu Bồ Ðề! Làm thế nào biết người được đạo A La Hán?
- Bạch đức Thế Tôn! Vì thế tục đế nên phân biệt gọi là đạo A La Hán.
- Ðúng như vậy. Này Tu Bồ Ðề! Vì thế tục đế nên gọi là Bồ Tát, nên gọi là sắc, thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến nhứt thiết chủng trí.
Trong Bồ Ðề ấy không có pháp để được hoặc tăng, hoặc giảm. Bởi vì các pháp tánh không vậy.
Các pháp tánh không còn là bất khả đắc, huống là có được tâm sơ địa nhẫn đến tam thập địa, huống là có sáu ba la mật, ba mươi bảy pháp trợ đạo nhẫn đến tất cả Phật pháp!
Như vậy, này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát hành Vô Thượng Bồ Ðề được pháp Vô Thượng Bồ Ðề lợi ích chúng sanh như vậy”.
PHẨM CỤ TÚC
THỨ TÁM MƯƠI MỐT

Ngài Tu Bồ Ðề bạch đức Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Nếu Ðại Bồ Tát hành sáu ba la mật, mười tám không, ba mươi bảy pháp trợ đạo, mười trí lực, bốn vô úy, bốn trí vô ngại, mười tám pháp bất cộng mà chẳng đầy đủ Bồ Tát đạo, chẳng có thể được Vô Thượng Bồ Ðề, vậy Ðại Bồ Tát phải thế nào để được Vô Thượng Bồ Ðề?”.
Ðức Phật bảo ngài Tu Bồ Ðề: “Lúc hành Bát nhã ba la mật, nếu Ðại Bồ Tát vì sức phương tiện nên hành Ðàn na ba la mật: chẳng thấy có bố thí, chẳng thấy có người thí, chẳng thấy có người thọ, cũng chẳng xa rời các pháp ấy mà hành Ðàn na ba la mật. Ðây là soi sáng Bồ Tát đạo.
Này Tu Bồ Ðề! Bồ Tát vì sức phương tiện nên đầy đủ Bồ Tát đạo như vậy. Ðầy đủ xong thì có thể được Vô Thượng Bồ Ðề.
Trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí huệ nhẫn đến mười tám pháp bất cộng cũng như vậy”.
Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Ðại Bồ Tát tu tập Bát nhã ba la mật thế nào?”
Ðức Phật bảo Ngài Xá Lợi Phất: “Nếu Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật, vì sức phương tiện nên chẳng phá hoại sắc, chẳng tùy theo sắc. Tại sao? Vì sắc tánh không, nên chẳng hoại chẳng tùy. Nhẫn đến thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.
Này Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật, vì sức phương tiện nên hành Ðàn na ba la mật chẳng hoại, chẳng tùy. Tại sao? Vì Ðàn na ba la mật tánh không, nên chẳng hoại, chẳng tùy. Nhẫn đến mười tám pháp bất cộng cũng như vậy”.
- Bạch đức Thế Tôn! Nếu các pháp không có tự tánh có thể hoại được, có thể tùy được, thì thế nào Ðại Bồ Tát có thể tu tập Bát nhã ba la mật và các học xứ của chư Ðại Bồ Tát. Tại sao? Vì Ðại Bồ Tát nếu chẳng học Bát nhã ba la mật thì chẳng có thể được Vô Thượng Bồ Ðề?
- Này Xá Lợi Phất! Như lời ông nói, Bồ Tát chẳng học Bát nhã ba la mật thì chẳng có thể được Vô Thượng Bồ Ðề. Vì chẳng rời sức phương tiện nên có thể được.
Này Xá Lợi Phất! Nếu Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật mà có một pháp tánh khả đắc thì mới nên lấy, còn nếu là bất khả đắc thì sẽ lấy chỗ nào? Những Bát nhã ba la mật, Thiền na ba la mật, Tinh tiến ba la mật, Nhẫn nhục ba la mật, Thi la ba la mật, Ðàn na ba la mật, sắc, thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến Vô Thượng Bồ Ðề.
Này Xá Lợi Phất! Bát nhã ba la mật ấy chẳng nắm lấy tướng được. Nhẫn đến tất cả Phật pháp chẳng nắm lấy tướng được.
Này Xá Lợi Phất! Ðó gọi là bất thủ Bát nhã ba la mật nhẫn đến Phật pháp, là chỗ phải nên học của Ðại Bồ Tát.
Lúc Ðại Bồ Tát học trong ấy, tướng học còn là bất khả đắc huống là Bát nhã ba la mật, Phật pháp, Bồ Tát pháp, Bích Chi Phật pháp, Thanh Văn pháp, phàm phu pháp.
Tại sao? Này Xá Lợi Phất! Các pháp không một pháp nào có tánh.
Các pháp không có tánh như vậy thì những gì là phàm phu, là Tu Ðà Hoàn, Tư Ðà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật, Bồ Tát, Phật!
Nếu không có các Hiền Thánh ấy thì sao lại có pháp, vì biết pháp ấy nên phân biệt nói là phàm phu, là Tu Ðà Hoàn nhẫn đến Phật.
- Bạch đức Thế Tôn! Nếu các pháp không có tánh không thiệt, không căn bổn thì sao lại biết là phàm phu nhẫn đến là Phật?
- Này Xá Lợi Phất! Chỗ nắm lấy phàm phu như sắc v.v… có tánh có thiệt chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Không chỉ là do tâm điên đảo thôi.
- Này Xá Lợi Phất! Lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát vì sức phương tiện, vì thấy các pháp không có tánh không có căn bổn nên có thể phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề.
- Bạch đức Thế Tôn! Thế nào lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát vì sức phương tiện, vì thấy các pháp không có tánh không có căn bổn nên phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề?
- Này Xá Lợi Phất! Lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát chẳng thấy các pháp căn bổn ở trong đó thối mất, sanh lòng giải đãi.
Này Xá Lợi Phất! Nay các pháp căn bổn thiệt không ngã, không có tánh sở hữu, thường rỗng không. Chỉ vì điên đảo ngu si nên chúng sanh nắm lấy ấm, nhập giới.
Ðại Bồ Tát này lúc thấy các pháp không có tánh sở hữu, thường rỗng không, tự tướng không, thật hành Bát nhã ba la mật, tự lập mình như nhà ảo thuật mà vì chúng sanh thuyết pháp.
Với người xan tham, Bồ Tát vì họ nói pháp bố thí. Với người phá giới, nói pháp trì giới. Với người sân hận, nói pháp nhẫn nhục. Với người giải đãi, nói pháp tinh tiến. Với người tán loạn, nói pháp Thiền định. Với người ngu si, nói pháp trí huệ.
Bồ Tát thuyết pháp làm cho chúng sanh an trụ nơi bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí huệ. Rồi sau đó vì họ mà nói thánh pháp có thể ra khỏi khổ. Dùng pháp ấy có thể được quả Tu Ðà hoàn nhẫn đến Vô Thượng Bồ Ðề.
- Bạch đức Thế Tôn! Ðại Bồ Tát khả đắc chúng sanh vô sở hữu ấy, dạy họ bố thí nhẫn đến trí huệ rồi sau nói thánh pháp có thể ra khỏi khổ. Vì dùng pháp ấy nên được quả Tu Ðà hoàn nhẫn đến Vô Thượng Bồ Ðề.
- Này Xá Lợi Phất! Lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát không có lỗi hữu sở đắc.
Tại sao? Này Xá Lợi Phất! Lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát chẳng có được chúng sanh. Chỉ vì pháp rỗng không tương tục mà gọi là chúng sanh.
Này Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát an trụ trong hai đế mà vì chúng sanh thuyết pháp, đó là thế đế nà đệ nhứt nghĩa đế.
Này Xá Lợi Phất! Trong hai đế, dầu chúng sanh bất khả đắc, Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật vì sức phương tiện nên thuyết pháp cho chúng sanh.
Chúng sanh nghe pháp ấy, đời nay ngô ngã còn là bất khả đắc, huống là người sẽ được Vô Thượng Bồ Ðề và pháp dùng để tu.
Này Xá Lợi Phất! Lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát vì sức phương tiện nên thuyết pháp cho chúng sanh như vậy.
- Bạch đức Thế Tôn! Ðại Bồ Tát ấy tâm quảng đại, không có pháp khả đắc, hoặc là nhứt tướng, hoặc là dị tướng, hoặc là biệt tướng mà có thể đại trang nghiêm như vậy.
Vì dùng sự trang nghiêm ấy nên chẳng sanh cõi Dục, chẳng sanh cõi Sắc, chẳng sanh cõi vô sắc.
Bồ Tát ấy chẳng thấy tánh hữu vi, tánh vô vi mà ở trong ba cõ độ thoát chúng sanh, cũng chẳng có được chúng sanh.
Tại sao? Vì chúng sanh chẳng phược, chẳng giải được. Vì chúng sanh chẳng phược, chẳng giải nên không cấu, không tịnh. Vì không cấu, không tịnh nên không phân biệt năm loài. Vì không phân biệt năm loài nên không nghiệp, không phiền não. Vì không nghiệp, không phiền não thì chẳng nên có quả báo. Vì do quả báo ấy mà sanh trong ba cõi.
- Ðúng như vậy. Này Xá Lợi Phất! Như lời ông nói, nếu chúng sanh là trước có sau không thì chư Phật, Bồ Tát có tội lỗi. Các pháp, năm loài sanh tử cũng như vậy, nếu trước có sau không thì chư Phật, chư Bồ Tát có tội lỗi.
Này Xá Lợi Phất! Nay đây không luận có Phật hay không Phật, các pháp tướng vẫn trụ không dị biệt.
Trong pháp tướng ấy còn không có ngã, không có chúng sanh, thọ giả nhẫn đến không có tri giả, kiến giả, huống là có sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
Nếu không có những pháp ấy thì thế nào có năm loài qua lại, và chỗ cứu vớt chúng sanh ra.
Này Xá Lợi Phất! Các pháp ấy, tánh của nó thường không.
Vì thế nên chư Ðại Bồ Tát từ nơi chư Phật quá khứ nghe pháp tướng ấy mà phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề. Trong ấy không có pháp gì để sẽ được, cũng không có chỗ nào chúng sanh quyết định nắm lấy.
Pháp chẳng thể ra được. Chỉ vì chúng sanh điện đảo nên nắm lấy. Bởi thế mà Ðại Bồ Tát phát đại trang nghiêm thường chẳng thối chuyển Vô Thượng Bồ Ðề.
Bồ Tát này chẳng nghi ngờ rằng tôi sẽ chẳng được Vô Thượng Bồ Ðề. Chắc chắn tôi sẽ được Vô Thượng Bồ Ðề. Sau khi được Vô Thượng Bồ Ðề rồi, dùng thiệt pháp lợi ích chúng sanh cho họ ra khỏi điên đảo.

Này Xá Lợi Phất! Ví như nhà ảo thuật, thuật làm trăm ngàn muôn ức người, những thứ uống ăn cho no đủ. Những người này vui mừng hô rằng tôi được phước lớn, tôi được phước lớn.
Ý của ông nghĩ sao, trong đây có người nào ăn uống no đủ chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Không.
- Này Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát từ khi mới phát tâm trở lại, thật hành sáu ba la mật, tứ thiền, tứ tâm, tứ định, tứ niệm xứ nhẫn đến mười tám pháp bất cộng, đầy đủ Bồ Tát đạo, thành tựu chúng sanh, tịnh Phật quốc độ. Nhưng không có pháp chúng sanh có thể được độ”.
Ngài Tu Bồ Ðề bạch Phật : “Bạch đức Thế Tôn! Những gì là Bồ Tát đạo ấy có thể thành tựu chúng sanh, tịnh Phật quốc độ.
- Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát từ lúc mới phát tâm trở lại, hành Bố thí ba la mật, Trì giới ba la mật, Nhẫn nhục ba la mật, Tinh tiến ba la mật, Thiền định ba la mật, Bát nhã ba la mật nhẫn đến hành mười tám pháp bất cộng, thành tựu chúng sanh, tịnh Phật quốc độ.
- Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là Ðại Bồ Tát hành Bố thí ba la mật thành tựu chúng sanh?
- Này Tu Bồ Ðề! Có Ðại Bồ Tát lúc hành Bố Thí ba la mật, tự mình bố thí, cũng dạy người khác bố thí, bảo họ rằng các người chớ nắm lấy bố thí, nếu nắm lấy bố thí thì sẽ lại phải thọ thân nữa. Vì phải thọ thân nữa nên phải nhận nhiều sự khổ. Này các người! Trong các pháp tướng không có bị bố thí, không có người bố thí, không có kẻ nhận lãnh. Ba thứ ấy đếu tánh rỗng không ấy chẳng thể lấy được. Tướng không thể lấy được là tánh rỗng không.
Này Tu Bồ Ðề! Lúc hành Bố thí ba la mật, Ðại Bồ Tát bố thí chúng sanh, trong ấy chẳng có được bố thí, chẳng có được người thí, chẳng có được kẻ nhận. Tại sao? Vì vô sở đắc ba la mật gọi là Bố thí ba la mật.
Vì Bồ Tát ấy chẳng có được ba pháp ấy nên c1o thể dạy chúng sanh cho họ được quả Tu Ðà Hoàn nhẫn đến Vô Thượng Bồ Ðề.
Như vậy, Này Tu Bồ Ðề! Lúc hành Bố thí ba la mật, Ðại Bồ Tát thành tựu chúng sanh. Bồ Tát ấy tự mình hành bố thí, cũng dạy người bố thí, khen ngợi pháp bố thí, vui mừng khen ngợi người bố thí.
Bố thí như vậy xong, Bồ Tát ấy sanh nhà dòng Sát Ðế Lợi, Bà La Môn, Cư Sĩ, hoặc làm Tiểu Vương, hoặc làm Chuyển Luân Thánh Vương. Bấy giờ dùng bốn việc nhiếp lấy chúng sanh. Ðó là bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự.
Dùng bốn việc ấy nhiếp lấy chúng sanh rồi, chúng sanh lần lần an trụ nơi giới, tứ thiền, tứ tâm, tứ định, tứ niệm xứ nhẫn đến bát thánh đạo phần, ba giải thoát môn, được vào trong chánh vị, được quả Tu Ðà Hoàn nhẫn đến quả A La Hán, hoặc được đạo Bích Chi Phật. Hoặc dạy cho họ được Vô Thượng Bồ Ðề ấy rất dễ được. Tại sao? Không có pháp nhứt định làm chỗ chúng sanh nắm lấy được, chỉ vì điên đảo nên chúng sanh nắm lấy thôi. Vì thế mà các người nên tự mình rời lìa sanh tử, cũng phải dạy người khác rời lìa sanh tử. Các người phát tâm hay lợi ích cho mình, cũng sẽ lợi ích người khác.
Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát phải hành Bố thí ba la mật như vậy.
Do hành bố thí ba la mật mà từ khi mới phát tâm trở lại, Bồ Tát trọn chẳng đọa ác đạo, thường làm Chuyển Luân Thánh Vương. Tại sao? Vì tùy theo chỗ gieo giống mà được quả báo lớn vậy.
Lúc Bồ Tát ấy làm Chuyển Luân Thánh Vương thấy có người đến xin nghĩ rằng tôi chẳng vì việc nàm khác mà thọ ngôi Chuyển Luân Thánh Vương, mà chỉ vì lợi ích tất cả chúng sanh. Suy nghĩ xong bảo người đến xin rằng đây là vật của nhà người, nhà ngươi tự lấy đi chớ e dè, ta không tiếc đâu. Ta vì chúng sanh mà thọ lấy sanh tử, vì thương xót các người mà ta đầy đủ lòng đại bi.
Bồ Tát thật hành đại bi ấy làm lợi ích cho chúng sanh, cũng chẳng được tướng chúng sanh quyết định thiệt, chỉ giả danh mà có thể gọi là chúng sanh. Danh tự ấy rỗng không. Như tiếng vang, thiệt chẳng thể nói tướng quyết định được.
Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát phải hành Bố thí ba la mật như vậy, ở trong chúng sanh không tiếc gì cả, nhẫn đến chẳng tiếc da thịt của chính thân mình, huống là vật ngoài thân. Do pháp này mà có thể cứu vớt chúng sanh ra khỏi sanh tử. Pháp này là những gì? Ðó là Bố thí ba la mật, Trì giới ba la mật, Nhẫn nhục ba la mật, Tinh tiến ba la mật, Bát nhã ba la mật nhẫn đến mười tám pháp bất cộng, dùng những pháp ấy làm cho chúng sanh từ trong sanh tử được ra khỏi.
Lại Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát an trụ trong Bố thí ba Bố thí ba la mật, Trì giới ba la mật, Nhẫn nhục ba la mật, Tinh tiến ba la mật, Bát nhã ba la mật nhẫn đến mười tám pháp bất cộng mật, bố thí xong bảo rằng: Này các người! Các người đến đây giữ giới, tôi sẽ cung cấp các người không để thiếu hụt. Những đồ uống ăn, Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý phục, đồ năm, nhẫn đến tất cả đồ cần để sống tôi sẽ cung cấp đầy đủ đồ dùng cho các người không thiếu hụt, hoặc là món ăn, thức uống nhẫn đến bảy báu.
Các người an trụ trong giới luật nghi này, lần lần sẽ được hết khổ, nương nơi ba thừa mà được giải thoát, hoặc Thanh Văn thừa, hoặc Bích Chi Phật thừa, hoặc Phật thừa.
Lại Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát an trụ trong Bố thí ba la mật, nếu thấy chúng sanh sân hận thì bảo họ rằng: Này các người! Duyên cớ gì mà các người giận hờn? Tôi sẽ cấp đồ cần dùng cho các người. Các người muốn vật gì cứ lấy ở nơi tôi, tôi sẽ cung cấp đầy đủ để các người khỏi thiếu hụt.
Bồ Tát này an trụ trong Bố thí ba la mật dạy chúng sanh nhẫn nhục, bảo họ rằng: Trong tất cả pháp, không có pháp nào thiệt chắc, chỗ giận của các người là nhơn duyên rỗng không, chẳng thiệt chắc, đều từ nhớ tưởng, hư vọng mà sanh. Các người bị cái sân hận không căn bổn phá hoại nơi tâm mà ác khẩu mắng nhiếc, dao gậy hại nhau, nhẫn đến giết chết. Các người chớ vì pháp hư vọng ấy mà sanh sân hận không căn bổn phá hoại nơi tâm mà ác khẩu mắng nhiếc, dao gậy hại nhau, nhẫn đến giết chết. Các người chớ vì pháp hư vọng ấy mà sanh sân hận để rồi phải đọa trong Ðịa ngục, Súc sanh, Ngạ quỷ, chịu vô lượng khổ. Các người chớ vì những pháp hư vọng không thiệt mà gậy tội nghiệp. Vì tội nghiệp ấy thì còn chẳng được thân người, huống là được sanh đời có Phật. Này các người! Ðời có Phật khó gặp, thân người khó được. Các người chớ để mất dịp tốt. Nếu mất dịp tốt thì chẳng cứu được.
Ðại Bồ Tát ấy giáo hóa chúng sanh như vậy. Tự mình hành nhẫn nhục, cũng dạy người khác hành nhẫn nhục, khen ngợi pháp nhẫn nhục, vui mừng khen ngợi người hành nhẫn nhục.
Bồ Tát ấy làm cho chúng sanh an trụ trong nhẫn nhục, lần lần do tam thừa mà được hết khổ.
Như vậy, Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát an trụ Bố thí ba la mật làm cho chúng sanh an trụ nhẫn nhục.
Này Tu Bồ Ðề! Thế nào là Ðại Bồ Tát an trụ bố thí ba la mật làm cho chúng sanh tinh tiến?
Này Tu Bồ Ðề! Bồ Tát thấy chúng sanh giải đãi, bảo họ rằng: Các người sao lại giải đãi? Chúng sanh thưa vì nhơn duyên ít. Bồ Tát ấy bảo mọi người rằng tôi sẽ làm cho các người đầy đủ nhơn duyên: hoặc bố thí, hoặc trì giới, hoặc nhẫn nhục, những nhơn duyên như vậy làm cho các người đều đầy đủ.
Những chúng sanh ấy được Bồ Tát lợi ích nhơn duyên nên họ được thân tinh tiến, khẩu tinh tiến, tâm tinh tiến. Vì ba nghiệp tinh tiến nên đầy đủ tất cả pháp lành, tu pháp thánh vô lậu. Vì tu pháp thánh vô lậu nên được quả Tu Ðà Hoàn nhẫn đến Vô Thượng Bồ Ðề.
Như vậy, Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát lúc hành Bố thí ba la mật, an trụ Tinh tiến ba la mật để nhiếp lấy chúng sanh.
Này Tu Bồ Ðề! Thế nào là Ðại Bồ Tát lúc hành Bố thí ba la mật, giáo hóa chúng sanh khiến họ tu Thiền ba la mật?
Này Tu Bồ Ðề! Bồ Tát thấy chúng sanh loạn tâm, bảo họ rằng các người nên tu thiền định. Chúng sanh thưa chúng tôi chẳng đầy đủ nhơn duyên. Bồ Tát bảo ta sẽ làm cho các người đầy đủ nhơn duyên, để các người tâm chẳng theo giác quán, tâm chẳng chạy tan. Do đủ nhơn duyên ấy, chúng sanh dứt giác quán, nhập sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, hành từ, bi, hỉ, xả. Do thiền và tâm vô lượng ấy mà chúng sanh có thể tu tứ niệm xứ nhẫn đến bát thánh đạo phần. lúc tu ba mươi bảy pháp trợ đạo ấy, chúng sanh lần nhập tam thừa mà được Niết Bàn, trọn chẳng mất đạo.
Này Tu Bồ Ðề! Như vậy, lúc hành Bố thí ba la mật, Ðại Bồ Tát dùng Thiền ba la mật nhiếp lấy chúng sanh, khiến họ hành Thiền ba la mật.
Này Tu Bồ Ðề! Thế nào là Ðại Bồ Tát hành Bố thí ba la mật, dùng Bát nhã ba la mật nhiếp lấy chúng sanh?
Này Tu Bồ Ðề! Bồ Tát thấy chúng sanh ngu si, không trí huệ, bảo họ rằng: Các người sao không tu trí huệ? Chúng sanh thưa vì không đầy đủ nhơn duyên. Bồ Tát ấy bảo những nhơn duyên mà các người cần để được đầy đủ trí huệ có thể lấy ở ta, đó là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định. Khi những nhơn duyên ấy đã đầy đủ, các ngươi tư duy như vầy: Lúc tư duy Bát nhã ba la mật, có pháp gì có thể được chăng? Những là ngã, chúng sanh, thọ mạng, nhẫn đến tri giả, kiến giả có thể được chăng? Những là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, sáu ba la mật, ba mươi bảy pháp trợ đạo, quả Tu Ðà Hoàn, quả Tư Ðà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, đạo Bích Chi Phật, Vô Thượng Bồ Ðề có thể được chăng?
Lúc tư duy như vậy, ở trong Bát nhã ba la mật, chúng sanh ấy không có pháp nào có thể được, có thể nắm lấy.
Nếu chẳng nắm lấy các pháp, nấy giờ chúng sanh ấy chẳng thấy pháp có sanh, có diệt, có cấu, có tịnh, chẳng phân biệt là Ðịa ngục, là Súc sanh, là Ngạ quỷ, là A tu la, là Nhơn, là Thiên, là Trì giới, là phá giới, là Tu Ðà Hoàn, là Tư Ðà Hàm, là A Na Hàm, là A La Hán, là Bích Chi Phật, là Phật.
Như vậy, Này Tu Bồ Ðề! Lúc hành Bố thí ba la mật, Ðại Bồ Tát dùng Bát nhã ba la mật nhiếp lấy chúng sanh.
Này Tu Bồ Ðề! Thế nào là Ðại Bồ Tát an trụ trong Bố thí ba la mật, Giới ba la mật, Nhẫn ba la mật, Tiến ba la mật, Thiền ba la mật, Bát nhã ba la mật nhẫn đến ba mươi bảy pháp trợ đạo nhiếp lấy chúng sanh?
Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát an trụ trong Bố thí ba la mật, đem đồ cấp dưỡng làm lợi ích cho chúng sanh. Do nhơn duyên làm lợi ích này, chúng sanh có thể tu tứ niệm xứ nhẫn đến bát thánh đạo phần. Chúng sanh hành ba mươi bảy phẩm trợ đạo ấy được ra khỏi sanh tử.
Như vậy, Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát dùng thánh pháp vô lậu nhiếp lấy chúng sanh.
Lại Này Tu Bồ Ðề! Lúc Ðại Bồ Tát giáo hóa chúng sanh bảo họ rằng: Này các người! Các người đến nơi ta mà lấy những vật cần dùng, những là đồ uống ăn, Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý phục, đồ nằm, hương hoa, nhẫn đến bảy báu. Từ nay các người mãi mãi được lợi ích an vui. Các người chớ nghĩ rằng những vật này chẳng phải sở hữu của chúng tôi. Từ lâu luôn luôn ta vì chúng sanh mà tập hợp những vật ấy, các người nên lấy những vật ấy như vật của mình không khác.
Bồ Tát giáo hóa chúng sanh khiến họ hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí huệ, nhẫn đến khiến họ được ba mươi bảy pháp trợ đạo, mười trí lực nhẫn đến mười tám pháp bất cộng, cũng khiến họ được các pháp vô lậu, những là quả Tu Ðà Hoàn, quả Tư Ðà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, đạo Bích Chi Phật, Vô Thượng Bồ Ðề.
Này Tu Bồ Ðề! Như vậy, lúc hành Bố thí ba la mật, Ðại Bồ Tát giáo hóa chúng sanh cho họ được rời lìa ba ác đạo và tất cả sự khổ sanh tử qua lại.
Lại nữa, Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát an trụ trì giới ba la mật giáo hóa chúng sanh, bảo họ rằng: Các người thiếu nhơn duyên gì mà phá giới? Ta sẽ cấp cho các người để đầy đủ nhơn duyên, những là bố thí, nhẫn đến trí huệ và các thứ vật dùng để sống.
Ðại Bồ Tát này an trụ Trì giới ba la mật làm lợi ích chúng sanh, khiến họ hành mười điều lành, xa rời mười điều bất thiện.
Những chúng sanh ấy trì các giới, chẳng phá giới, chẳng tạp giới, chẳng nắm lấy giới, lần lần do ba thừa mà được hết khổ.
Thi ba la mật làm đầu như Bố thí ba la mật.
Bốn ba la mật kia cũng như vậy”.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 27 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Có và Không


Học đạo trong đời


Cảm tạ xứ Đức


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.139.50 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập