Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Kinh [摩訶般若波羅蜜經] »» Bản Việt dịch quyển số 11 »»

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Kinh [摩訶般若波羅蜜經] »» Bản Việt dịch quyển số 11


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.57 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 1.13 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Bát Nhã Ba La Mật

Kinh này có 27 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 |
Việt dịch: Thích Trí Tịnh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

PHẨM TÙY HỈ
THỨ BA MƯƠI CHÍN

Ngài Di Lặc đại Bồ Tát nói với Ngài Tu Bồ Đề: “Hoặc Thanh văn, hoặc Bích Chi Phật, hoặc tất cả chúng sanh, hoặc bố thí, trì giới, hoặc tu thiền định tùy hỷ phước đức.
Có đại Bồ Tát tùy hỉ phước đức cùng với tất cả chúng sanh chung hưởng, hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Phước đức nầy bực nhứt trên hết, rất diệu Vô thượng, không gì bằng.
Tại sao vậy?
Vì cúng Thanh văn, Bích Chi Phật và tất chúng sanh bố thí, trì giới, tu thiền định tùy hỉ phước đức, là để tự điều phục, tự thanh tịnh, tự độ, mà tu hành những tứ niệm xứ đến bát thánh đạo và không, vô tướng, vô tác.
Bồ Tát tùy hỉ phước đức hồi hướng Vô thượng Bồ đề, đem công đức nầy để điều phục tất cả chúng sanh, để thanh tịnh tất cả chúng sanh, để độ tất cả chúng sanh, vì vô sở đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Chư đại Bồ Tát tưởng niệm vô lượng vô biên vô số chư Phật diệt độ trong vô lượng vô biên vô số quốc độ mười phương, từ sơ phát tâm đến được Vô thượng Bồ đề, nhập vô dư y Niết Bàn đến chánh pháp diệt tận có tất cả thiện căn đúng với sáu ba la mật. Cùng với thiện căn của hành Thanh văn, như phước đức bố thí, phước đức trì giới, phước đức tu tập thiền định. Cùng với thiện căn vô lậu của hành hữu học, vô học. Cùng với tụ, định tụ, huệ tu, giải thoát tụ, giải thoát tri kiến tụ, nhứt thiết trí, đại từ đại bi của chư Phật. Cùng với vô lượng vô số những Phật pháp khác và pháp của chư Phật diễn thuyết. Trong những pháp nầy học được quả Tu Đà Hoàn đến quả A La Hán và đạo Bích Chi Phật, nhập ngôi đại Bồ Tát. Cùng với những chúng sanh khác gieo trồng thiện căn.
Tất cả những thiện căn ấy hòa hợp phước đức hồi hướng Vô thượng Bồ đề, thời là phước đức đệ nhứt trên hết, rất diệu vô thượng, không gì bằng.
Tùy hỉ như vậy rồi, đem phước tùy hỉ nầy hồi hướng Vô thượng Bồ đề.
Nếu có thiện nam, thiện nữ tu hành Bồ Tát thừa, nghĩ rằng lòng tôi hướng về Vô thượng Bồ đề.
Đây là sanh tâm duyên nơi sự.
Nếu thiện nam, thiện nữ nắm lấy tướng Vô thượng Bồ đề, có thể được như chỗ đã nghĩ tưởng chăng?”
Di Lặc Bồ Tát nói: “Nếu thiện nam, thiện nữ nắm lấy tướng, thời chẳng được như chỗ đã tưởng nghĩ”.
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Nếu những duyên, những sự vô sở hữu, thiện nam, thiện nữ nầy thật hành Bồ Tát thừa, nắm lấy tướng, đối với thtiện căn từ sơ phát tâm đến chánh pháp diệt tận của chư Phật mười phương, cùng với thiện căn của hành hữu học vô học Thanh văn, đều hòa hiệp tất cả tùy hỉ công đức hồi hướng Vô thượng Bồ đề, vì vô tướng vậy.
Như thế thời Bồ Tát nầy há chẳng phải vô thường cho là thường, khổ cho là lạc, vô ngã cho là ngã, bất tịnh cho là tịnh, mà thành tưởng điên đảo, kiến điên đảo.
Hoặc như duyên và như sự hồi hướng Vô thượng Bồ đề cũng như vậy.
Tâm hồi hướng cũng như vậy.
Đàn na ba la mật đến mười tám pháp bất cộng cũng như vậy.
Nếu như vậy, thời những gì là duyên, những gì là sự, những gì là Vô thượng Bồ đề, những gì là thiện căn, những gì là tâm tùy hỉ hồi hướng Vô thượng Bồ đề?”
Ngài Di Lặc Bồ Tát nói: “Nếu chư đại Bồ Tát đã từ lâu thật hành sáu ba la mật, nhiều cúng dường chư Phật, gieo trồng thiện căn, luôn gần thiện trí thức, khéo tu học pháp tự tướng không. Chư đại Bồ Tát nầy dùng duyên như vậy và sự như vậy, nơi thiện căn của chư Phật, tùy hỉ phước đức, chẳng nắm lấy tướng Vô thượng Bồ đề. Bởi chẳng hai pháp chẳng phải chẳng hai pháp, chẳng phải tướng chẳng phải không tướng, chẳng phải pháp có thể được chẳng phải pháp chẳng thể được, chẳng phải pháp cấu chẳng phải pháp tịnh, chẳng phải phải pháp sanh chẳng phải pháp diệt, nên đây gọi là hồi hướng Vô thượng Bồ đề.
Nếu chư Bồ Tát tu hành sáu ba la mật chẳng được lâu, cúng dường chư Phật chẳng được nhiều, chẳng gieo trồng căn lành, chẳng gần thiện tri thức, chẳng khéo tu học pháp tự tướng không. Bồ Tát nầy dùng duyên như vậy sự như vậy mà tùy hỉ phước đức của chư Phật, tâm lấy tướng hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Đây thời chẳng gọi là chơn thiệt hồi hướng Vô thượng Bồ đề.
Nầy Ngài Tu Bồ Đề! Nghĩa Bát nhã ba la mật như vậy, nhẫn đến nghĩa nhứt thiết chủng trí, như là nội không đến vô pháp hữu pháp không, chẳng nên giải nói với hành tân học Bồ Tát. Vì sẽ làm mất lòng kính tin thanh tịnh mà Bồ Tát nầy đã được chút ít.
Nên đem nói với bực đại Bồ Tát bất thối chuyển.
Hoặc với người được sự hộ trì của thiện tri thức, hoặc với người từ lâu cúng dường chư Phật, gieo trồng thiện căn. Cũng nên giải thuyết Bát nhã ba la mật nầy nhẫn đến nghĩa nhứt thiết chủng trí, như là nội không đến vô pháp hữu pháp không.
Những người nầy nghe pháp như vậy không mất, không kinh, không sợ.
Nầy Ngài Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát tùy hỉ phước đức phải hồi hướng Vô thượng Bồ đề như vậy.
Nghĩa là Bồ Tát dùng tâm tùy hỉ phước đức hồi hướng Vô thượng Bồ đề, tâm nầy tận diệt biến ly. Duyên ấy, sự ấy, những thiện căn ấy cũng tận diệt biến ly.
Trong đây, những gì là tâm tùy hỉ, những gì là duyên, những gì là sự, những gì là thiện căn tùy hỉ hồi hướng Vô thượng Bồ đề?
Nếu đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, biết rõ Bát nhã ba la mật nầy không có pháp như vậy, nhẫn đến Đàn na ba la mật không có pháp, sắc, thọ, tưởng hành thức đến Vô thượng Bồ đề không có pháp như vậy.
Đại Bồ Tát phải tùy hỉ công đức như vậy mà hồi hướng Vô thượng Bồ đề.
Nếu có thể hồi hướng như vậy, thời gọi là tùy hỉ công hồi hướng Vô thượng Bồ đề”.
Thiên Đế hỏi Ngài Tu Bồ Đề: “Bồ Tát mới phát tâm nghe việc nầy há không kinh sợ ư?
Thế nào là Bồ Tát mới phát tâm tu các thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề?
Lại thế nào là tùy hỉ phước đức hồi hướng Vô thượng Bồ đề?”
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Nếu Bồ Tát mới phát tâm thật hành Bát nhã ba la mật, chẳng thọ Bát nhã ba la mật nầy, vì vô sở đắc vậy, vì vô tướng vậy. Nhẫn đến Đàn na ba la mật cũng như vậy. Lại nhiều tin hiểu nội không đến vô pháp hữu pháp không. Nhiều tin hiểu tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng, thường theo thiện tri thức.
Thiện tri thức nầy giảng nói nghĩa sáu ba la mật và khai thị, phân biệt cho. Dạy dỗ như vậy làm cho thường chẳng rời Bát nhã ba la mật, nhẫn đến được vào bực Bồ Tát chẳng rời Bát nhã ba la mật, nhẫn đến chẳng rời Đàn na ba la mật. Chẳng rời tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng. Cũng dạy nói về ma sự. Nghe những ma sự rồi vẫn chẳng tăng, chẳng giảm.
Tại sao vậy? Vì Bồ Tát nầy chẳng thọ tất cả pháp vậy.
Bồ Tát nầy cũng thường chẳng rời chư Phật. Nhẫn đến lúc nào bực Bồ Tát luôn gieo trồng thiện căn. Do thiện căn nầy mà vào nhà Bồ Tát. Nhẫn đến lúc thành Vô thượng Bồ đề trọn chẳng rời thiện căn nầy.
Lại đại Bồ Tát mới phát tâm nầy đối với quá khứ chư Phật vô lượng vô biên vô số quốc độ mười phương, dứt đường sanh tử, dứt đường hí luận, bỏ hẳn gánh nặng, diệt gai tụ lạc, dứt những hữu lậu, được chánh trí giải thoát, cùng hàng đệ tử tu hành công đức. Hoặc hàng đại trưởng giả cư sĩ, chư Thiên từ Trời Tứ Thiên Vương đến Sắc Cứu Cánh gieo trồng thiện căn, tất cả công đức đều hòa hiệp. Dùng tâm tùy hỉ đệ nhứt trên hết, hơn hết, không gì bằng mà tùy hỉ. Tùy hỉ rồi hồi hướng Vô thượng Bồ đề”.
Ngài Di Lặc Bồ Tát nói với Ngài Tu Bồ Đề: “Nếu Bồ Tát mới phát tâm tưởng niệm thiện căn của chư Phật và hành đệ tử, dùng tâm tùy hỉ đệ nhất vi diệu hơn hết không gì bằng mà tùy hỉ công đức. Tùy hỉ rồi hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Bồ Tát nầy thế nào chẳng sa nơi tưởng điên đảo, tâm điên đảo và kiến đảo?”
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Nếu đại Bồ Tát niệm Phật và Tăng. Trong đây, chẳng móng khởi tưởng là Phật, tưởng là Tăng, cũng chẳng móng khởi tưởng là thiện căn. Dùng tâm nầy hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Trong tâm nầy cũng chẳng móng khởi tưởng là tâm. Bồ Tát hồi hướng như vậy thời tưởng chẳng điên đảo, tâm chẳng điên đảo, kiến chẳng điên đảo.
Nếu đại Bồ Tát niệm thiện căn của Phật và Tăng, năm lấy tướng rồi hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Bồ Tát hồi hướng như vậy, thời gọi là tưởng điên đảo, tâm điên đảo và kiến điên đảo.
Nếu đại Bồ Tát dùng tâm nầy niệm thiện căn của chư Phật và chúng Tăng. Lúc tâm niệm như vậy liền biết diệt tận. Nếu diệt tận thời pháp ấy bất khả đắc. Tâm dùng để hồi hướng cũng là tướng tận diệt. Chỗ hồi hướng và pháp cũng là tướng tận diệt.
Nếu hồi hướng như đây thời gọi là chánh hồi hướng mà chẳng phải tà hồi hướng.
Đại Bồ Tát phải hồi hướng Vô thượng Bồ đề như vậy.
Và lại nếu đối với thiện căn của chư Phật quá khứ và hàng đệ tử, thiện căn của phàm phu nghe pháp, thiện căn Thiên, Long, Bát bộ nhẫn đến của trời Sắc Cứu Cánh nghe pháp phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Tất cả phước đức nầy đều hòa hiệp. Bồ Tát dùng tâm đệ nhứt vi diệu hơn hết, không gì bằng mà tùy hỉ công đức rồi hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Bấy giờ nếu đại Bồ Tát biết những pháp ấy tận diệt, chỗ hồi hướng và pháp cũng tự tánh không. Có htể hồi hướng như vậy thời gọi là chơn thiệt hồi hướng Vô thượng Bồ đề.
Lại đại Bồ Tát biết không có pháp nào hồi hướng được pháp nào. Vì tất cả pháp tự tướng không. Hồi hướng như đây thời gọi là chánh hồi hướng Vô thượng Bồ đề.
Đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật đến Đàn na ba la mật như vậy, thời chẳng sa vào tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Bởi Bồ Tát nầy chẳng nắm lấy hồi hướng ấy, cũng chẳng đem những thiện căn hồi hướng đến chỗ tam Bồ đề. Đây gọi là đại Bồ Tát Vô thượng hồi hướng.
Lại nếu đại Bồ Tát biết phước đức đã gieo trồng, rời hẳn ngũ ấm, thập nhị xứ, thập bát giới. Cũng biết Bát nhã ba la mật là ly tướng, biết nội không đến vô pháp hữu pháp không là ly tướng, biết tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng là ly tướng. Đại Bồ Tát khởi tâm tùy hỉ phước đức như vậy, thời gọi là hồi hướng Vô thượng Bồ đề.
Nếu đại Bồ Tát tùy hỉ phước đức, biết tùy hỉ phước đức tự tánh ly, cũng biết chư Phật ly, Phật tánh các thiện căn cũng ly, thiện căn tánh cũng ly, hồi hướng và hồi hướng tánh cũng ly, Bồ Tát và Bồ Tát tánh cũng ly, Bát nhã ba la mật đến Đàn na ba la mật cũng ly, nội không đến vô pháp hữu pháp không cũng ly, nội không tánh đến vô pháp hữu pháp không tánh cũng ly, tứ niệm xứ đến pháp bất cộng cũng ly, tứ niệm xứ tánh đến bất cộng pháp tánh cũng ly.
Đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật ly tướng như vậy.
Đây gọi là đại Bồ Tát trong Bát nhã ba la mật phát sanh tùy hỉ phước đức.
Lại đại Bồ Tát đối với thiện căn của chư Phật quá khứ diệt độ, nếu muốn hồi hướng thời phải hồi hướng như vầy:
Phải quan niệm rằng như tướng chư Phật diệt độ, tướng các thiện căn cũng vậy, tướng pháp diệt độ cũng như vậy. Tôi dùng tâm hồi hướng, tướng của tâm nầy cũng như vậy.
Nếu hồi hướng được như vậy thời gọi là hồi hướng Vô thượng Bồ đề.
Hồi hướng như vậy thời chẳng sa vào tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.
Nếu đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật nắm lấy tướng thiện căn của chư để hồi hướng Vô thượng Bồ đề, thời chẳng gọi là hồi hướng.
Tại sao vậy?
Vì chư Phật quá khứ và thiện căn chẳng phải tướng duyên, chẳng phải không tướng duyên.
Nếu đại Bồ Tát nắm lấy tướng như vậy thời chẳng gọi là thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề.
Bồ Tát nầy sa vào tưởng điên đảo, tâm diên đảo, kiến điên đảo.
Nếu Bồ Tát chẳng nắm lấy tướng chư Phật, các thiện căn, cũng chẳng lấy tướng hồi hướng, thời gọi là đem các thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề.
Bồ Tát nầy chẳng sa vào tưởng điên đảo, tâm diên đảo, kiến điên đảo”.
Ngài Di Lặc hỏi Ngài Tu Bồ Đề: “Đại Bồ Tát thế nào đối với các thiện căn chẳng nắm lấy tướng mà có thể hồi hướng Vô thượng Bồ đề?”
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Do sự nầy nên phải biết trong đại Bồ Tát Bát nhã ba la mật cần có phương tiện lực Bát nhã ba la mật.
Nếu là phước đức rời Bát nhã ba la mật, thời chẳng được hồi hướng Vô thượng Bồ đề.
Tại sao vậy?
Vì trong Bát nhã ba la mật, chư Phật bất khả đắc, các thiện căn bất khả đắc, tâm hồi hướng Vô thượng Bồ đề cũng bất khả đắc.
Ở trong đây, lúc đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật, nên quan niệm rằng thân của chư Phật quá khứ và đệ tử đều tận diệt, các thiện cũng tận diệt. Nay nếu ta nắm lấy tướng phân biệt chư Phật, thiện căn và tâm hồi hướng Vô thượng Bồ đề, thời chư Phật chẳng hứa khả.
Tại sao vậy?
Vì nắm lấy tướng thời là hữu sở đắc vậy.
Nghĩa là ở nơi chư Phật quá khứ nắm lấy tướng phân biệt vậy.
Thế nên đại Bồ Tát muốn dùng các thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề, thời chẳng nên lấy để hồi hướng.
Nếu có được và nắm lấy để hồi hướng, thời chư Phật chẳng nói có lợi ích lớn.
Tại sao vậy? Vì hồi hướng như vậy là tạp độc.
Ví như đồ ăn ngon lộn tạp độc, dầu có màu đẹp hương thơm được người ham mà trong đó có chất độc. Kẻ ngu dại thích ăn vì tham màu đẹp hương thơm vị ngon vừa miệng. Lúc ăn nầy tiêu hóa, kẻ ngu ấy bèn thọ những khổ đau đớn chết chóc.
Nếu thiện nam, thiện nữ chẳng thọ trì, đọc tụng rành rẽ, chẳng hiểu nghĩa trong đây mà giảng dạy người khác rằng:
Quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật mười phương, từ sơ phát tâm đến Vô thượng Bồ đề, nhập vô dư y Niết Bàn đến chánh pháp tận diệt. Trong thời gian đó, lúc thật hành sáu ba la mật gieo trồng căn lành, lúc tu tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng, gieo trồng căn lành, lúc thanh tịnh Phật độ, thành tựu chúng sanh, gieo trồng căn lành, cùng với những giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, nhứt thiết chủng trí, pháp không sai lầm thường xả hành của chư Phật và hàng đệ tử gieo trồng căn lành, cùng những người được chư Phật thọ ký sẽ thành Bích Chi Phật, hàng Thiên, Long, Bát bộ gieo trồng căn lành, tất cả phước đức hòa hiệp tùy hỉ hồi hướng Vô thượng Bồ đề.
Sự hồi hướng nầy vì nắm lấy tướng và có pháp được nên như là món ăn lộn chất độc.
Người có pháp được thời trọn không có chánh hồi hướng.
Tại sao vậy? Vì có pháp được đây thời gọi là lộn độc, có tướng, có động, có hí luận.
Nếu hồi hướng như vậy thời là hủy báng Phật, là chẳng theo lời Phật dạy, là chẳng theo chánh pháp đã nói.
Thiện nam, thiện nữ nầy cầu Phật đạo phải học như thế nầy:
Thiện căn của tam thế chư Phật từ sơ phát tâm đến thành Phật nhập vô dư y Niết Bàn chánh pháp tận diệt cùng hành đệ tử lúc tu hành Bát nhã ba la mật đã gieo trồng, nhẫn đến lúc nhứt thiết chủng trí, tất cả phước đức hồi hướng như vầy: Như trí huệ vô thượng mà chư Phật đã biết, những thiện căn tướng ấy, những thiện căn tánh ấy, tôi cũng tùy hỉ như vậy. Như chư Phật đã biết, tôi cũng hồi hướng Vô thượng Bồ đề như vậy.
Nếu thiện nam, thiện nữ hồi hướng như vậy, thời là chẳng hủy báng Phật, đúng như lời Phật dạy, đúng với Phật pháp đã nói. Hồi hướng như vậy là không xen lộn chất độc.
Lại thiện nam, thiện nữ cầu Phật đạo, lúc thật hành Bát nhã ba la mật phải hồi hướng thiện căn như vầy:
Như sắc chẳng thuộc Dục giới, chẳng thuộc Sắc giới, chẳng thuộc Vô sắc giới, chẳng thuộc pháp, chẳng gọi quá khứ, vị lai, hiện tại. Nội không đến vô pháp hữu pháp không cũng như vậy.
Như pháp tánh, pháp tướng, pháp trụ, thiệt tế, bất tư nghì tánh, giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, nhứt thiết chủng trí chẳng thuộc Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, chẳng thuộc pháp, chẳng thuộc quá khứ, vị lai và hiện tại.
Hồi hướng nầy, chỗ hồi hướng nầy và hành giả chẳng hệ thuộccũng như vậy. Chư Phật và những thiện căn đây cũng chẳng hệ thuộc. Thiện căn của Thanh văn, Bích Chi Phật đây cũng chẳng hệ thuộc, chẳng thuộc pháp, chẳng thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại.
Nếu đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật biết sắc v,v,,, đều chẳng hệ thuộc, chẳng thể đem pháp năm lấy tướng hữu sở đắc để hồi hướng Vô thượng Bồ đề.
Tại sao vậy?
Sắc v.v… đây là vô sanh. Nếu pháp đã vô sanh thời là vô pháp, trong vô pháp không thể hồi hướng.
Hồi hướng như trên đây thời không xen lộn chất độc.
Nếu thiện nam, thiện nữ cầu Phật đạo nắm lấy tướng hữu sở đắc đem thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề, thời gọi là tà hồi hướng.
Nếu là tà hồi hướng thời chư Phật chẳng khen ngợi.
Dùng tà hồi hướng nầy thời chẳng đầy đủ Đàn na ba la mật nhẫn đến Bát nhã ba la mật. Chẳng đầy đủ tứ niệm xứ đến thập lực. Chẳng thể thanh tịnh Phật độ, thành tựu chúng sanh.
Nếu chẳng thể thanh tịnh Phật độ, thành tựu chúng sanh, thời chẳng thể Vô thượng Bồ đề.
Tại sao vậy? Vì hồi hướng nầy xen lộn chất độc.
Lại lúc Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật, phải quan niệm rằng như những thiện căn hồi hướng mà chư Phật đã biết, đó là chơn thiệt hồi hướng, tôi cũng dùng pháp tướng hồi hướng ấy. Đây gọi là chánh hồi hướng”.
Đức Phật khen Ngài Tu Bồ Đề: “Lành thay, lành thay! Vì làm Phật sự, vì đại Bồ Tát mà ông nói pháp hồi hướng chân chánh phải thật hành. Bởi không tướng, không được, không xuất, không cấu, không tịnh, không pháp tánh, tự tướng rỗn không, thường tự tánh rỗng không, như pháp tánh, như thiệt tế vậy.
Nầy Tu Bồ Đề! Nếu chúng sanh trong Đại Thiên quốc độ đểu thật hành thập thiện đạo, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, ngũ thần thông, ông nghĩ sao, chúng sanh ấy được nhiều phước chăng?”
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Được phước rất nhiều”.
Đức Phật nói: “Chẳng bằng thiện nam, thiện nữ đối với những thiện căn, tâm chẳng nắm lấy mà hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Phước đức nầy đệ nhứt hơn hết, rất vi diệu vô thượng, không gì bằng.
Nầy Tu Bồ Đề! Nếu chúng sanh trong Đại Thiên quốc độ đều được Tu Đà Hoàn đến Bích Chi Phật.
Có thiện nam, thiện nữ đem tứ sự cúng dường trọn đời và cung kính, tôn trọng, tán thán, cung cấp đủ đồ cần dùng. Nhơn duyên nầy được phước nhiều chăng?”
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Người nầy được phước rất nhiều”.
Đức Phật nói: “Vẫn chẳng bằng thiện nam, thiện nữ đối với những thiện căn, tâm chẳng nắm lấy mà hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Phước đức nầy đệ nhứt hơn hết, rất là vi diệu vô thượng, không gì bằng.
Lại nầy Tu Bồ Đề! Nếu chúng sanh trong Đại Thiên trong quốc độ đều phát tâm Bồ đề. Mỗi mỗi chúng sanh trang hằng sa thế giới, đều cung kính, cúng dường Bồ Tát nầy trong hằng sa kiếp. Nhơn duyên nầy được rất nhiều chăng?”
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Được phước rất nhiều vô lượng vô biên không gì thí dụ được. Nếu phước đức nầy có hình dạng thời hằng sa quốc độ cũng không dung thọ được”.
Đức Phật nói: “Lành thay, lành thay! Đúng như lời ông nói. Dầu vậy, nhưng chẳng bằng thiện nam, thiện nữ đối với những thiện căn, tâm chẳng nắm lấy mà hồi hướng Vô thượng Bồ đề.
Công đức hồi hướng không nắm lấy nầy, sánh với công đức trên thời hơn cả trăm ngàn muôn ức lần, nhẫn đến toán số thí dụ cũng không sánh được.
Tại sao vậy?
Vì người trên kia nắm lấy tướng có pháp được mà thật hành thập thiện đạo, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, ngũ thần thông, và nắm lấy tướng có pháp được mà cúng dường, cung kính Tu Đà Hoàn đến cung kính, cúng dường Bồ Tát vậy.
Tứ Thiên Vương và hai vạn Thiên Tử chấp tay lễ Phật mà thưa rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát hồi hướng rất là rộng lớn. Vì là phương tiện lực vậy. Vì là vô sở đắc vậy. Vì là vô tướng vậy. Vì là vô giác vậy. Đem những thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề như vậy, thời chẳng sa vào hai pháp”.
Thiên Đế Thích Đề Hoàn Nhơn cũng cùng vô số chư Thiên cõi đao Lợi và chư Thiên Tử khác đồng đem thiên hoa, thiên hương, anh lạc, thiên tràng phan, thiên cổ, thiên nhạc cúng dường lên đức Phật, thưa rằng: “Bạch đức Thế Tôn! đại Bồ Tát hồi hướng rất là rộng lớn. Vì là phương tiện lực vậy. Vì là vô sở đắc vậy. Vì là vô giác vậy. đem những thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề như vậy, thời chẳng sa vào hai pháp”.
Chư Phạm Thiên cùng vô số chư Thiên đến lễ chân Phật thưa rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Vị tằng hữu Bồ Tát được sự hộ trợ của Bát nhã ba la mật, do phương tiện lực nên hơn người nắm lấy tướng có pháp được trên kia”.
Quang Âm Thiên đến Sắc Cứu Cánh Thiên cũng lễ Phật, thưa như vậy.
Đức Phật bảo Tứ Thiên Vương nhẫn đến chư Thiên Sắc Cứu Cánh: “Chư Thiên Tử! Nếu tất cả chúng sanh trong Đại thiên thế giới đều phát tâm Vô thượng Bồ đề. Tất cả Bồ Tát nầy niệm thiện căn của quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật và của chư Thanh văn, Bích Chi Phật, từ lúc mới phát tâm đến trụ, cùng với thiện căn của tất cả chúng sanh như là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ, giới, định, huệ, giải thoát, tri kiến giải thoát và vô lượng Phật pháp khác đều hòa hiệp tùy hỉ tất cả. Tùy hỉ xong, đều hồi hướng Vô thượng Bồ đề, vì là nắm lấy tướng hữu sở đắc vậy.
Lại có thiện nam, thiện nữ phát tâm Vô thượng Bồ đề cũng là niệm thiện căn của tam thế chư Phật và chư Thanh văn, Bích Chi Phật, cùng thiện căn của tất cả chúng sanh và những Phật pháp khác đều hòa hiệp tùy hỉ, nhưng vì vô sở đắc, vì không hai pháp, vì không có tướng, vì chẳng nắm lấy pháp, vì không thấy có, đây là sự tùy hỉ đệ nhứt hơn hết, vi diệu vô thượng, không gì bằng. Tùy hỉ xong, hồi hướng Vô thượng Bồ đề.
Côn đức của thiện nam, thiện nữ nầy hơn công đức trên cả trăm ngàn muôn ức lần, nhẫn đến không thể ví dụ được”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Đức Phật nói thiện nam, thiện nữ hòa hiệp tùy hỉ đệ nhứt hơn hết, vi diệu vô thượng, không gì bằng.
Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là tùy hỉ đệ nhứt đến không gì bằng?”
Đức Phật nói: “Nầy Tu Bồ Đề! Nếu thiện nam, thiện nữ đối với các pháp quá khứ, vị lai, hiện tại mà chẳng thủ, chẳng xả, chẳng nhớ chẳng phải chẳng nhớ, chẳng được chẳng phải chẳng được. Trong các pháp đó cũng chẳng có pháp sanh diệt, cấu tịnh, tăng giảm, lai khứ, hiệp tán, nhập xuất.
Như các pháp tướng, như như tướng, pháp tánh, pháp trụ, pháp vị, quá khứ, vị lai, hiện tại, tôi cũng tùy hỉ như vậy. Tùy hỉ xong, hồi hướng Vô thượng Bồ đề.
Đây là hồi hướng đệ nhứt hơn hết, vi diệu vô thượng, không gì bằng.
Nầy Tu Bồ Đề! Pháp tùy hỉ nầy sánh với những pháp tùy hỉ khác trăm ngàn muôn ức lần hơn, nhẫn đến thí dụ cũng không kịp được.
Lại nầy Tu Bồ Đề! Thiện nam, thiện nữ cầu Phật đạo, đối với tam thế thiện căn từ sơ phát tâm đến pháp trụ của chư Phật và chư Thanh văn, Bích Chi Phật, nhẫn đến vô lượng Phật pháp khác, cùng thiện căn của những chúng sanh khác, nếu muốn tùy hỉ thời phải tùy hỉ như thế nầy:
Phải quan niệm rằng bố đồng đẳng với giải thoát, năm độ kia cũng đồng đẳng với giài thoát, sắc, thọ, tưởng, hành, thức đồng đẳng với giải thoát, nội không đến vô pháp hữu pháp không đồng đẳng với giải thoát, tứ niệm xứ đến bát thánh đạo phần đồng đẳng với giải thoát, thập lực đến nhứt thiết chủng trí đồng đẳng với giải thoát, giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến đồng đẳng với giải thoát, tùy hỉ đồng đẳng với giải thoát, các pháp quá khứ, vị lai, hiện tại đồng đẳng với giải thoát, chư Phật mười phương cùng giải thoát đồng đẳng, chư Phật hồi hướng cùng giải thoát đồng đẳng, chư Phật cùng giải thoát đồng đẳng, chư Phật diệt độ cùng giải thoát đồng đẳng, Thanh văn, Bích Chi Phật cùng giải thoát đồng đẳng, Thanh văn, Bích Chi Phật diệt độ cùng giải thoát đồng đẳng, pháp tướng của chư Phật cùng giải thoát đồng đẳng, pháp tướng của Thanh văn, Bích Chi Phật cùng giải thoát đồng đẳng. Tất cả các pháp tướng cũng cùng giải thoát đồng đẳng, tôi đem tướng những thiện căn nầy tùy hỉ công đức hồi hướng Vô thượng Bồ đề cũng đồng đẳng với giải thoát, vì bất sanh bất diệt vậy.
Nầy Tu Bồ Đề! Đây gọi là đại Bồ Tát tùy hỉ công đức đệ nhứt hơn hết, vi diệu vô thượng, không gì bằng.
Nầy Tu Bồ Đề! Bồ Tát thành tựu công đức nầy thời mau được Vô thượng Bồ đề.
Lại nầy Tu Bồ Đề! Hiện tại nếu có thiện nam, thiện nữ vì cầu Phật đạo nên trọn đời cúng dường hiện tại hằng sa chư Phật và Thanh văn, Bích Chi Phật mười phương, cung phụng tất cả đồ cần dùng và cung kính, tôn trọng, tán thán, vì nắm lấy tướng hữu sở đắc vậy. Thật hành trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ, vì nắm lấy tướng hữu sở đắc.
Lại có thiện nam, thiện nữ phát tâm cầu vô thượng, thật hành lục ba la mật, đem những thiện căn chẳng nắm lấy tướng vô sở đắc, phương tiện lực hồi hướng Vô thượng Bồ đề.
Phước đức nầy đệ nhứt hơn hết, vi diệu vô thượng, không gì bằng, hơn phước đức trên trăm ngàn muôn ức lần, nhẫn đến ví dụ cũng không kịp được.
Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát lúc thật hành lục ba la mật như vậy, vì phương tiện nên phải đem thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề, vì chẳng nắm lấy tướng vô sở đắc vậy”.
PHẨM CHIẾU MINH
THỨ BỐN MƯƠI

Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Đây chính là Bát nhã ba la mật?”
Đức Phật nói: “Chính là Bát nhã ba la mật!”
Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật hay chiếu sáng tất cả pháp, vì rốt ráo thanh tịnh vậy.
Bạch đức Thế Tôn! Nên kính lễ Bát nhã ba la mật.
Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật chẳng dính mắc ba cõi.
Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật trừ các sự tối tăm, vì tất cả phiền não kiến chấp đều dứt trừ vậy.
Bạch đức Thế Tôn! Trong tất cả pháp trợ đạo, thời Bát nhã ba la mật là tối thượng.
Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật là an ổn, vì hay dứt trừ tất cả bố úy khổ não vậy.
Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật hay đem lại quang minh, vì trang nghiêm với ngũ nhãn vậy.
Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật hay chỉ dẫn những chúng sanh đã sa vào tà kiến, vì rời hẳn hai bên vậy.
Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật là nhứt thiết chủng trí, vì tất cả phiền não và tập khí dứt diệt vậy.
Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật là mẹ của chư đại Bồ Tát, vì hay xuất sanh các Phật pháp vậy.
Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật bất sanh bất diệt, vì tự tướng rỗng không vậy.
Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật xa rời sanh tử, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt vậy.
Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật là chỗ hộ vệ của người không ai cứu giúp, vì ban bố tất cả trân bửu vậy.
Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật đầy đủ năng lực, vì không gì phá hoại được vậy.
Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật hay chuyển ba lần chuyển mười hai hành pháp luân, vì tất cả các pháp chẳng chuyển, chẳng hườn vậy.
Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật hay hiển thị các pháp tánh, vì vô pháp hữu pháp không vậy.
Bạch đức Thế Tôn! Phải cúng dường Bát nhã ba la mật thế nào?”
Đức Phật nói: “Phải như cúng dường Phật mà cúng dường Bát nhã ba la mật. Phải như lễ Phật mà lễ Bát nhã ba la mật.
Tại sao vậy?
Vì Phật chẳng khác Bát nhã ba la mật và Bát nhã ba la mật tức là Phật. Phật tức là Bát nhã ba la mật và Bát nhã ba la mật tức là Phật.
Trong Bát nhã ba la mật nầy xuất sanh chư Phật, chư Bồ Tát, Bích Chi Phật, A La Hán, A Na Hàm, Tư Đà Hàm, Tu Đà Hoàn.
Trong Bát nhã ba la mật nầy xuất sanh mười thiện đạo, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, năm thần thông, nội không đến vô pháp hữu pháp không, tứ niệm xứ đến bát thánh đạo.
Trong Bát nhã ba la mật nầy xuất sanh thập lực, mười tám pháp bất cộng, đại từ đại bi, nhứt thiết chủng trí”.
Bấy giờ Thiên Đế Thích Đề Hoàn Nhơn nghĩ rằng do cớ gì mà Ngài Xá Lợi Phất hỏi đức Phật những sự như vậy.
Thiên Đế bèn đem ý nghĩ đó hỏi Ngài Xá Lợi Phất.
Ngài Xá Lợi Phất nói: “Nầy Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát được Bát nhã ba la mật thủ hộ, do phương tiện lực, đối với thiện căn của tam thế chư Phật từ sơ phát tâm đến pháp trụ, đều hòa hiệp tùy hỉ, tất cả hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Vì cớ ấy nên tôi bạch hỏi việc như vậy.
Nầy Kiều Thi Ca! Bát nhã ba la mật của đại Bồ Tát hơn Đàn na ba la mật, Thi la ba la mật, Sằn đề ba la mật, Tỳ lê gia ba la mật và Thiền na ba la mật.
Ví như những người sanh manh, hoặc số trăm, số ngàn, hoặc cả trăm ngàn người, mà không ai dẫn đường, thời học không đi vào thành được.
Cũng vậy, năm ba la mật mà rời Bát nhã ba la mật thời như kẻ mù không người dẫn đường, không thể tiến đạo, không thể được nhứt thiết chủng trí.
Nếu được Bát nhã ba la mật dắt dẫn, thời năm ba la mật gọi là có con mắt và được danh tự Ba la mật”.
Thiên Đế hỏi Ngài Xá Lợi Phất: “Như lời Ngài nói là Bát nhã ba la mật tương tợ thời năm ba la mật chẳng dược danh tự Ba la mật. Nếu không Thi la ba la mật, hoặc nếu không Sằn đề ba la mật, hoặc không Tỳ lê gia ba la mật hay Thiền na ba la mật tương tợ thời năm ba la mật chẳng được danh tự Ba la mật.
Nếu đã như thế, tại sao chỉ riêng ca ngợi Bát nhã ba la mật?”
Ngài Xá Lợi Phất nói: “Đúng như lời Kiếu Thi Ca nói. Nếu không Đàn na ba la mật v.v… thời năm ba la mật chẳng được danh tự Ba la mật.
Nhưng vì đại Bồ Tát an trụ trong Bát nhã ba la mật thời hay đầy đủ Đàn na ba la mật đến Thiền na ba la mật.
Vì thế nên đối với với năm ba la mật, thời Bát nhã ba la mật là đệ nhứt trên hết, là tối diệu vô lượng, không gì bằng”.
Ngài Xá Lợi Phất thưa đức Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Phải phát sanh Bát nhã ba la mật thế nào?”
Đức Phật nói: “Vì sắc chẳng sanh nên Bát nhã ba la mật sanh. Vì thọ, tưởng, hành, thức chẳng sanh nên Bát nhã ba la mật sanh. Vì Đàn na ba la mật đến Thiền na ba la mật chẳng sanh nên Bát nhã ba la mật sanh. Vì nội không đến pháp hữu pháp không chẳng sanh, vì tứ niệm xứ đến nhứt thiết chủng trí chẳng sanh nên Bát nhã ba la mật sanh.
Vì tất cả các pháp chẳng sanh như vậy nên Bát nhã ba la mật phải sanh”.
Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là vì sắc chẳng sanh nên Bát nhã ba la mật sanh. Nhẫn đến thế nào là vì tất cả pháp chẳng sanh nên Bát nhã ba la mật phải sanh?”
Đức Phật nói: “Sắc chẳng khởi, chẳng sanh vì là chẳng được, chẳng mất vậy. Nhẫn đến tất cả các pháp chẳng khởi, chẳng sanh vì là chẳng được, chẳng mất vậy, Do đó, mà Bát nhã ba la mật sanh”.
Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Sanh Bát nhã ba la mật như vậy hiệp với những pháp nào?”
Đức Phật nói: “Không có cùng hiệp. Thế nên được gọi là Bát nhã ba la mật”.
Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Chẳng cùng hiệp với những pháp nào?”
Đức Phật nói: “Chẳng cùng hiệp với pháp bất thiện, chẳng cùng hiệp với pháp thiện, chẳng cùng hiệp với pháp thế gian, chẳng cùng hiệp với pháp xuất thế gian, chẳng cùng hiệp với pháp xuất thế gian, chẳng cùng hiệp với pháp hữu lậu, chẳng cùng hiệp với pháp vô lậu, chẳng cùng hiệp với pháp tội, chẳng cùng hiệp với pháp vô tội, chẳng cùng hiệp với pháp hữu vi, chẳng cùng hiệp với pháp vô vi.
Tại sao vậy?
Vì Bát nhã ba la mật chẳng vì được các pháp mà sanh. Thế nên đối với các pháp không chỗ cùng hiệp”.
Thiên Đế thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật nầy cũng chẳng hiệp với nhứt thiết trí chăng?”
Đức Phật nói: “Đúng như vậy. Nầy Kiều Thi Ca! Bát nhã ba la mật cũng chẳng hiệp và nhứt thiết trí cũng chẳng được.
Tại sao vậy?
Bát nhã ba la mật chẳng như danh tự, chẳng như tướng, chẳng như pháp khởi tác hiệp”.
Thiên Đế thưa: “Nay hiệp thế nào?”
Đức Phật nói: “Nếu đại Bồ Tát như chẳng lấy, chẳng thô, chẳng ở, chẳng mắc, chẳng dứt, hiệp như vậy cũng không chỗ hiệp, cũng vậy, Bát nhã ba la mật tất cả pháp hiệp cũng không chỗ hiệp”.
Thiên Đế thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Thật là chưa từng có. Bát nhã ba la mật nầy vì tất cả pháp chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng được, chẳng mất nên sanh”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Nếu đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật mà quan niệm rằng Bát nhã ba la mật hoặc hiệp với tất cả pháp, hoặc chẳng hiệp, thời vị Bồ Tát nầy đã bỏ Bát nhã ba la mật, đã lìa Bát nhã ba la mật”.
Đức Phật nói: “Nầy Tu Bồ Đề! Lại có nhơn duyên mà đại Bồ Tát bỏ và xa lìa Bát nhã ba la mật.
Nếu đại Bồ Tát quan niệm rằng Bát nhã ba la mật nầy không chỗ có, trống rỗng, chẳng cứng chắc.
Đại Bồ Tát nầy thời là bỏ và lìa xa Bát nhã ba la mật”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Tin Bát nhã ba la mật là chẳng tin pháp nào?”
Đức Phật nói: “Tin Bát nhã ba la mật thời chẳng tin sắc, chẳng tin thọ, tưởng, hành, thức, chẳng tin nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, chẳng tin sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, chẳng tin nhã giới đến ý thức giới, chẳng tin Đàn na ba la mật đến Thiền na ba la mật, chẳng tin nội không đến vô pháp hữu pháp không, chẳng tin tứ niệm xứ đến bát thánh đạo phần, chẳng tin thập lực đến mười tám pháp bất cộng, chẳng tin quả Tu Đà Hoàn đến đạo Bích Chi Phật, chẳng tin đạo Bồ Tát, chẳng tin Vô thượng Bồ đề nhẫn đến nhứt thiết chủng trí.
Tại sao vậy?
Vì sắc bất khả đắc nên tin Bát nhã ba la mật thời chẳng tin sắc. Nhẫn đến vì nhứt thiết chủng trí bất khả đắc nên Bát nhã ba la mật thời chẳng tin nhứt thiết chủng trí.
Thế nên, nầy Tu Bồ Đề! Lúc tin Bát nhã ba la mật thời chẳng tin sắc nhẫn đến nhứt thiết chủng trí”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật nầy gọi là Đại ba la mật.
Tại sao vậy?
Vì Bát nhã ba la mật nầy chẳng làm sắc lớn, chẳng làm sắc nhỏ, nhẫn đến Vô thượng Bồ đề chẳng làm lớn, chẳng làm nhỏ, chư Phật chẳng làm lớn, chẳng làm nhỏ.
Vì Bát nhã ba la mật nầy chẳng làm sắc hiệp, chẳng làm sắc tan, nhẫn đến chư Phật chẳng làm hiệp, chẳng làm tan.
Vì Bát nhã ba la mật nầy chẳng làm sắc vô lượng, chẳng làm sắc chẳng phải vô lượng, nhẫn đến chư Phật chẳng làm vô lượng, chẳng làm chẳng phải vô lượng.
Vì Bát nhã ba la mật nầy chẳng làm sắc rộng, chẳng làm sắc hẹp, nẫn đến chư Phật chẳng làm rộng, chẳng làm hẹp.
Vì Bát nhã ba la mật nầy chẳng làm hữu lực, chẳng làm sắc vô lực, nhẫn đến chư Phật chẳng làm hữu lực, chẳng làm vô lực.
Do nhơn duyên trên đây nên Bát nhã ba la mật gọi là đại ba la mật.
Bạch đức Thế Tôn! Nếu Bồ Tát mới phát tâm chẳng xa lìa Bát nhã ba la mật, chẳng xa lìa Thiền na ba la mật đến Đàn na ba la mật, quan niệm rằng Bát nhã ba la mật nầy chẳng làm sắc lớn, chẳng làm sắc nhỏ, chẳng làm sắc hiệp, chẳng làm sắc tan, chẳng làm sắc vô lượng, chẳng làm sắc chẳng phải vô lượng, chẳng làm sắc hữu lực, chẳng làm sắc vô lực. Nhẫn đến chư Phật cũng như vậy.
Bồ Tát biết như vậy thời chẳng hiện hành Bát nhã ba la mật. Tại sao vậy? Vì chẳng phải tướng Bát nhã ba la mật. Nghĩa là làm sắc lớn, nhỏ đến hữu lực, vô lực, nhẫn đến chư Phật làm lớn, nhỏ, hữu lực, vô lực.
Bạch đức Thế Tôn! Vì dụnh hữu sở đắc, Bồ Tát nầy bèn có lỗi lầm lớn. Nghĩa là lúc thật hành Bát nhã ba la mật làm sắc lớn, nhỏ đến hữu lực, vô lực, nhẫn đến chư Phật làm lớn nhỏ, nhỏ, hữu lực, vô lực.
Bạch đức Thế Tôn! Vì dụng hữu sở đắc, Bồ Tát nầy bèn có lỗi lầm lớn. Nghĩa là lúc thật hành Bát nhã ba la mật làm sắc lớn, nhỏ, nhẫn đến chư Phật làm hữu lực, vô lực.
Tại sao vậy?
Vì người hữu sở đắc thời không Vô thượng Bồ đề.
Tại sao vậy?
Vì chúng sanh chẳng sanh nên Bát nhã ba la mật chẳng sanh, nhẫn đến vì Phật chẳng sanh nên Bát nhã ba la mật chẳng sanh.
Vì chúng sanh tánh không nên Bát nhã ba la mật tánh không. Vì sắc tánh không nên Bát nhã ba la mật tánh không. Nhẫn đến vì Phật tánh không nên Bát nhã ba la mật tánh không.
Vì chúng sanh chẳng phải pháp nên Bát nhã ba la mật chẳng phải pháp. Vì sắc chẳng phải pháp nên Bát nhã ba la mật chẳng phải pháp. Nhẫn đến vì Phật chẳng phải pháp nên Bát nhã ba la mật chẳng phải pháp.
Vì chúng sanh sắc đến Phật rỗng không nên Bát nhã ba la mật rỗng không.
Vì chúng sanh sắc đến Phật ly nên Bát nhã ba la mật ly.
Vì chúng sanh sắc đến Phật không có nên Bát nhã ba la mật không có.
Vì chúng sanh sắc đến Phật bất khả tư nghì nên Bát nhã ba la mật bất khả tư nghì.
Vì chúng sanh sắc đến Phật chẳng diệt nên Bát nhã ba la mật chẳng diệt.
Vì chúng sanh sắc đến Phật bất khả tri nên Bát nhã ba la mật bất khả tri.
Vì chúng sanh đến Phật lực chẳng thành tựu nên Bát nhã ba la mật lục chẳng thành tựu.
Thế nên, bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật của đại Bồ Tát gọi là Đại ba la mật vậy”.
PHẨM TÍN HỦY
THỨ BỐN MƯƠI MỐT

Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Có đại Bồ Tát tin hiểu Bát nhã ba la mật nầy. đại Bồ Tát ấy từ đâu sanh nơi đây? Phát tâm Bồ đề đã được bao lâu? Đã cúng dường bao nhiêu đức Phật? Thật hành sáu ba la mật được bao lâu mà nay có thể tùy thuận và hiểu thâm nghĩa Bát nhã ba la mật?’
Đức Phật nói: “Đại Bồ Tát nầy cúng dường chư Phật mười phương đến sanh nơi đây. Đại Bồ Tát nầy đã phát tâm Vô thượng Bồ đề từ vô lượng vô biên a tăng kỳ trăm ngàn muôn ức kiếp. Từ lúc mới phát tâm Bồ đề, đại Bồ Tát nầy thường thật hành sáu ba la mật.
Nầy Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát nầy hoặc thấy hay nghe Bát nhã ba la mật liền nghĩ rằng tôi thấy Phật, nghe Phật thuyết pháp.
Nầy Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát nầy hay tùy thuận hiểu thâm nghĩa Bát nhã ba la mật. Vì vô tướng, vô nhị và vô sở đắc vậy”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật nầy có thể nghe, có thể thấy chăng?”
Đức Phật nói: “Bát nhã ba la mật nầy không có ai nghe, cũng không có ai thấy.
Bát nhã ba la mật không nghe không thấy, vì các pháp độn vậy.
Thiền na ba la mật, Tỳ lê gia ba la mật, Sằn đề ba la mật, Thi la ba la mật và Đàn na ba la mật không nghe không thấy, vì các pháp độn vậy.
Tứ niệm xứ đến bát thánh đạo không nghe không thấy, vì các pháp độn vậy.
Thập lực đến bất cộng pháp không nghe thấy, vì các pháp độn vậy.
Phật và Phật đạo không nghe không thấy, vì các pháp độn vậy”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Thật hành đạo bao lâu mà Bồ Tát nầy có thể thật hành thâm Bát nhã ba la mật nầy?”
Đức Phật nói: “Nầy Tu Bồ Đề! Trong đây phải phân biệt để nói.
Có đại Bồ Tát sơ phát tâm tập thật hành thâm sáu ba la mật, do sứ phương tiện nên đối với các pháp không chỗ phá hoại, chẳng thấy các pháp có pháp nào là không lợi ích, cũng trọn chẳng xa rời thật hành sáu ba la mật, cũng chẳng xa lìa chư Phật. Từ một thế giới đến một thế giới, nếu muốn dùng sức thiện căn để cúng dường chư Phật, thời tùy ý liền được. Vĩnh viễn chẳng còn thác sanh trong bụng bà mẹ nhơn loại. Trọn chẳng rời những thần thông, trọn chẳng sanh những phiền não và tâm niệm Thanh văn, Bích Chi Phật. Từ một quốc độ đến một quốc độ để thành tựu chúng sanh thanh tịnh Phật độ.
Nầy Tu Bồ Đề! Chư đại Bồ Tát có thể tập thật hành Bát nhã ba la mật như vậy.
Lại nầy Tu Bồ Đề! Có đại Bồ Tát thấy chư Phật nhiều. Hoặc từ vô lượng trăm ngàn ức kiếp theo chư Phật thật hành sáu ba la mật, vì không sức phương tiện, đều vì có sở đắc, nên lúc nghe giảng thuyết thâm Bát nhã ba la mật, liền từ trong chúng hội bỏ đi, chẳng cung kính thâm Bát nhã ba la mật và chư Phật. Chư đại Bồ Tát ấy hiện nầy ngồi trong đại chúng nầy, nghe thâm Bát nhã ba la mật, vì không thích nên bèn bỏ đi.
Tại sao vậy?
Vì những người nầy đời trước lúc nghe nói thâm Bát nhã ba la mật bèn bỏ đi nên đời nay nghe nói thâm Bát nhã ba la mật nên cũng bỏ đi, thân tâm không hòa.
Những người nầy gieo trồng giống nghiệp duyên ngu si.
Do nghiệp duyên ngu si nên khi nghe giảng thâm Bát nhã ba la mật bèn khinh chê. Vì khinh chê Bát nhã ba la mật nên tức là khinh chê nhứt thiết trí và nhứt thiết chủng trí của tam thế chư Phật.
Vì người nầy khinh che nhứt thiết trí của tam thế chư Phật nên phát khởi nghiệp phá pháp. Do tội phá pháp kết hợp nhơn duyên nên đọa trong đại địa ngục vô lượng trăm ngàn muôn ức năm.
Những người phá pháp nầy, từ một đại địa ngục đến một đại địa ngục. Nơi đó, lúc hỏa kiếp pháp khởi, người nầy lại dời đến một đại địa ngục ở cõi khác mà thác sanh, từ một đại địa ngục đến một đại địa ngục. Nếu lúc cõi đó hỏa tai phát khởi, thờingười nầy lại thác sanh vào đại địa ngục ở cõi khác. Lần lượt thác sanh như vậy khắp thế giới mười phương. Vì tội phá pháp chưa hết, nên sanh trở lại cõi nầy, từ một đại địa ngục đến một đại địa ngục thọ vô lượng khổ. Cõi nầy phát khởi hỏa kiếp lại thác sanh vào đại địa ngục cõi khác.
Người nầy lúc thác sanh vào súc sanh chịu khổ vì tội phá pháp cũng vậy.
Lúc tội nặng lần mỏng nhẹ, người nầy hoặc được thân nhơn loại, sanh vào nhà người sanh manh, hoặc sanh vào nhà chiên Đà La, sanh vào những nhà hạ tiện như hốt phân hay khiêng thây người chết v.v… Hoặc không có con mắt, hoặc một mắt, hoặc mắt mù, không lưỡi, không tai, không chân tay. Nơi người thác sanh không có Phật, không có chánh pháp, không Phật đệ tử. Tại sao vậy? Vì tội phá pháp chứa nhóm quá sâu nặng nên thọ lấy quả báo như vậy”.
Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Tội ngũ nghịch cùng tội phá pháp có tương tợ nhau không?”
Đức Phật nói: “Chẳng nên bảo là tương tợ. Tại sao vậy?”
Nếu có người nghe nói thâm Bát nhã ba la mật mà chẳng tin nổi rồi hủy báng rằng chẳng nên học pháp ấy. Đó là phi pháp, chẳng phải pháp lành, chẳng phải lời Phật dạy, chẳng phải Phật giáo.
Người nầy tự mình hủy báng, cũng bảo người khác hủy báng Bát nhã ba la mật.
Người nầy tự phá hoại thân mình, cũng phá hoại thân người khác.
Người nầy tự uống thuốc độc dược giết thân mình, cũng đầu độc người khác.
Người nầy tự làm mất thân mình, cũng làm mất thân người khác.
Người nầy tự chẳng tin, chẳng biết thâm Bát nhã ba la mật, cũng làm người khác chẳng tin, chẳng biết.
Nầy Xá Lợi Phất! Ta còn chẳng cho nghe danh tự của người ấy, huống là mắt thấy và cùng ở.
Tại sao vậy?
Phải biết người nầy gọi là kẻ làm nhơ chánh pháp, bị sa vào tánh đen trược suy hoại.
Những ai nghe và tin dùng lời người nầy thời cũng thọ khổ như vậy.
Nầy Xá Lợi Phất! Nếu người nàophá hủy Bát nhã ba la mật thời gọi là kẻ hoại pháp”.
Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Đức Thế Tôn nói người hoại pháp phải mang lấy trọng tội mà chẳng nói thân thể lớn nhỏ của người nầy phải thọ”.
Đức Phật nói: “Chẳng cần nói người nầy thọ thân lớn nhỏ.
Tại sao vậy?
Người phá pháp nầy nếu nghe thân thể lớn nhỏ mà mình phải thọ thời sẽ thổ máu nóng, hoặc chết hoặc sắp chết.
Người phá pháp nầy nghe thân thể như vậy, có trọng tội như vậy, sẽ rất buồn lo như mũi tên đâm vào tim, sẽ lần khô héo mà nghĩ rằng vì tội phá pháp nên mắc lấy thân đại quỷ thọ vô lượng khổ như vậy”.
Vì thế nên Phật chẳng cho Xá Lợi Phất hỏi thân lớn nhỏ mà người phá pháp nầy phải thọ.
Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Xin đức Thế Tôn nói để làm điều răn sáng suốt cho người đời sau, khiến biết rằng tội nghiệp phá pháp mắc phải thân lớn xấu thọ khổ như vậy”.
Đức Phật nói: “Người đời sau nếu nghe tội phá pháp nghiệp nhơn dầy nặng đầy đủ phải chịu vô lượng khổ rất lâu trong đại địa ngục, cũng đủ làm điều răn sáng suốt rồi”.
Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Nếu thiện nam, thiện nữ tánh thiện thanh tịnh được nghe pháp nầy cũng đủ làm chỗ y chỉ, thà mất thân mạng chớ hủy phá chánh pháp. Họ tự nghĩ rằng nếu ta hủy phá chánh pháp thời sẽ phải thọ lấy sự khổ như vậy”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Những thiện nam, thiện nữ phải khéo nhiếp thân khẩu ý ba nghiệp, chớ để thọ lấy sự khổ như vậy, hoặc chẳng được thấy Phật, hoặc chẳng được nghe pháp, hoặc chẳng được thân cận chư tăng, hoặc sanh ở quốc độ không Phật, hoặc sanh ở nhà bần cùng, hoặc mọi người chẳng tín thọ lời nói.
Bạch đức Thế Tôn! Do nơi thân khẩu nghiệp nhơn duyên, có tội nặng phá pháp như vậy chăng?”
Đức Phật nói: “Do nơi khẩu nghiệp nhơn duyên có tội nặng phá pháp như vậy.
Nầy Tu Bồ Đề! Người ngu si ấy ở trong Phật pháp xuất gia thọ giới rồi phá thâm Bát nhã ba la mật, chê bai chẳng tín thọ.
Nầy Tu Bồ Đề! Nếu phá Bát nhã ba la mật, chê bai Bát nhã ba la mật, thời là phá nhứt thiết trí của chư Phật mười phương. Phá nhứt thiết trí là phá Phật Bảo. Phá Phật Bảo thời là phá Pháp Bảo. Phá Pháp Bảo thời là phá Tăng Bảo. Phá Tam Bảo thời là phá chánh kiến của thế gian. Phá chánh kiến thế gian thời là phá tứ niệm xứ đến nhứt thiết chủng trí. Phá nhứt thiết chủng trí thời mắc vô lượng vô biên a tăng kỳ tội, thời phải thọ lấy vô lượng vô biên a tăng kỳ sự ưu khổ”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Có mấy nhơn duyên mà người ngu si nầy chê bai phá hoại thâm Bát nhã ba la mật?”
Đức Phật nói: “Có bốn nhơn duyên. Một là bị ma sai sử. Hai là chẳng tin thâm pháp, chẳng tin, chẳng hiểu, tâm không thanh tịnh. Ba là gần gủi thầy bạn ác, tâm mê tối giải đãi, chấp chặt thân ngũ ấm. Bốn là nhiều sân giận, tự cao, khinh người.
Nầy Tu Bồ Đề! Do bốn nhơn duyên trên đây mà người ngu si muốn phá hoại thâm Bát nhã ba la mật”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Người tương đắc với bạn ác, gieo trồng điều bất thiện, chẳng siêng năng tinh tấn tu pháp lành thời khó tin, khó hiểu thâm Bát nhã ba la mật nầy”.
Đức Phật nói: “Đúng như vậy, Người ấy khó tin, khó hiểu thâm Bát nhã ba la mật nầy”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Thế nào Bát nhã ba la mật nầy rất sâu khó tin, khó hiểu?”
Đức Phật nói: “Nầy Tu Bồ Đề! Sắc chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì tánh vô sở hữu là sắc.
Thọ, tưởng, hành, thức chẳng trói chẳng mở. Tại sao vậy? Vì tánh vô sở hữu là thọ, tưởng, hành, thức.
Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì tánh vô sở hữu là sáu ba la mật.
Nội không đến vô pháp hữu pháp không chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì tánh vô sở hữu là nội không đến vô pháp hữu pháp không.
Tứ niệm xứ đến nhứt thiết trí và nhứt thiết chủng trí chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì tánh vô sở hữu là tứ niệm xứ đến nhứt thiết trí và nhứt thiết chủng trí chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì tánh vô sở hữu là tứ niệm xứ đến nhứt thiết trí và nhứt thiết chủng trí.
Nầy Tu Bồ Đề! Sắc bổn tế chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì bổn tế tánh vô sở hữu là sắc.
Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí bổn tế chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì bổn tế tánh vô sở hữu là nhứt thiết chủng trí.
Nầy Tu Bồ Đề! Sắc hậu tế nhẫn đến nhứt thiết chủng trí hậu tế chẳng chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì hậu tế vô sở hữu là sắc, nhẫn đến là nhứt thiết chủng trí.
Nầy Tu Bồ Đề! Sắc hiện tại nhẫn đến nhứt thiết chủng trí hiện tại chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì hiện tại tánh vô sở hữu là sắc nhẫn đến là nhứt thiết chủng trí”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Những người chẳng chuyên cần tinh tấn, chẳng gieo trồng căn lành, gần gũi bạn ác, giải đãi, ưa quên, không trí huệ thiện xảo phương tiện, thiệt khó tin, khó hiểu Bát nhã ba la mật”.
Đức Phật nói: “Nầy Tu Bồ Đề! Đúng như vậy. Những người ấy thiệt khó tin khó hiểu Bát nhã ba la mật nầy. Tại sao vậy? Vì sắc thanh tịnh thời quả cũng thanh tịnh. Thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh thời quả cũng thanh tịnh. Nhẫn đến Vô thượng Bồ đề thanh tịnh thời quả cũng thanh tịnh.
Lại vì sắc thanh tịnh tức là Bát nhã ba la mật thanh tịnh. Bát nhã ba la mật thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh.
Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí thanh tịnh tức là Bát nhã ba la mật thanh tịnh. Bát nhã ba la mật thanh tịnh tức là nhứt thiết chủng trí thanh tịnh.
Sắc thanh tịnh và Bát nhã ba la mật thanh tịnh không hai, không khác, không đoạn, không hoại. Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí thanh tịnh và Bát nhã ba la mật thanh tịnh không hai, không khác, không đoạn, không hoại.
Lại nầy Tu Bồ Đề! Vì chẳng hai thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Vì chẳng hai thanh tịnh nên nhứt thiết chủng trí thanh tịnh.
Tại sao vậy? Vì chẳng hai thanh tịnh nầy cùng sắc thanh tịnh đến nhứt thiết chủng trí thanh tịnh không hai, không khác.
Vì ngã thanh tịnh, chúng sanh đến tri giả, kiến giả thanh tịnh nên sắc nhẫn đến nhứt thiết chủng trí thanh tịnh.
Vì sắc nhẫn đến nhứt thiết chủng trí thanh tịnh nên ngã chúng sanh nhẫn đến tri giả, kiến giả thanh tịnh.
Tại sao vậy? Vì ngã đến kiến giả thanh tịnh nầy cùng với sắc đến nhứt thiết chủng trí thanh tịnh chẳng hai, chẳng khác, không đoạn, không hoại.
Nầy Tu Bồ Đề! Vì tham, sân, si thanh tịnh nên sắc đến nhứt thiết chủng trí thanh tịnh.
Tại sao vậy? Vì tham, sân, si thanh tịnh cùng với sắc đến nhứt thiết chủng trí thanh tịnh chẳng hai, chẳng khác.
Nầy Tu Bồ Đề! Vì vô minh thanh tịnh nên hành thanh tịnh. Vì hành thanh tịnh nên thức thanh tịnh. Vì thức thanh tịnh nên danh sắc thanh tịnh. Vì danh sắc thanh tịnh nên lục nhập thanh tịnh. Vì lục nhập thanh tịnh nên xúc thanh tịnh. Vì xúc thanh tịnh nên thọ thanh tịnh. Vì thọ thanh tịnh nên ái thanh tịnh. Vì ái thanh tịnh nên thủ thanh tịnh. Vì thủ thanh tịnh nên hữu thanh tịnh. Vì hữu thanh tịnh nên sanh thanh tịnh. Vì sanh thanh tịnh nên lão tử thanh tịnh. Vì lão tử thanh tịnh nên Bát nhã ba la mật thanh tịnh. Vì Bát nhã ba la mật thanh tịnh nên Thiền na thanh tịnh. Nhẫn đến vì Đàn na thanh tịnh nên nội không thanh tịnh. Vì nội không thanh tịnh nên nhẫn đến vô pháp hữu pháp không thanh tịnh. Vì vô pháp hữu pháp không thanh tịnh nên tứ niệm xứ nhẫn đến nhứt thiết trí thanh tịnh. Vì nhứt thiết trí thanh tịnh nên nhứt thiết chủng trí thanh tịnh.
Tại sao vậy? Vì nhứt thiết trí nầy cùng với nhứt thiết chủng trí không hai, không khác, không đoạn, không hoại.
Lại nầy Tu Bồ Đề! Vì Bát nhã ba la mật thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Nhẫn đến vì Bát nhã ba la mật thanh tịnh nên nhứt thiết trí thanh tịnh.
Tại sao vậy? Vì Bát nhã ba la mật nầy cùng với nhứt thiết trí không hai, không khác.
Nầy Tu Bồ Đề! Vì Thiền na ba la mật thanh tịnh nên nhẫn đến nhứt thiết trí thanh tịnh. Nhẫn đến vì Đàn na ba la mật thanh tịnh nên nhẫn đến nhứt thiết trí thanh tịnh. Vì nội không thanh tịnh nên nhẫn đến nhứt thiết trí thanh tịnh. Vì tứ niệm xứ thanh tịnh nên nhẫn đến nhứt thiết trí thanh tịnh.
Nầy Tu Bồ Đề! Vì nhứt thiết trí thanh tịnh nên nhẫn đến Bát nhã ba la mật thanh tịnh.
Nầy Tu Bồ Đề! Vì hữu vi thanh tịnh nên vô ci thanh tịnh.
Tại sao vậy? Vì hữu vi thanh tịnh nên vô vi thanh tịnh.
Tại sao vậy? Vì hữu vi thanh tịnh cùng với vô thanh tịnh không hai, không khác, không đoạn, không hoại.
Nầy Tu Bồ Đề! Vì quá khứ thanh tịnh nên vị lai và hiện tại thanh tịnh nên vị lai và hiện tại thanh tịnh. Vì vị lai thanh tịnh nên quá khứ và hiện tại thanh tịnh. Vì hiện tại thanh tịnh nên quá khứ và vị lai thanh tịnh.
Tại sao vậy? Vì hiện tại thanh tịnh cùng với quá khứ và vị lai thanh tịnh không hai, không khác, không đoạn, không hoại vậy”.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 27 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.60.29 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập